Luận án Phòng, chống tham nhũng đất đai ở Việt Nam hiện nay qua khảo sát thực tiễn Thành phố Hải Phòng

Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng

sản Việt Nam, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, chúng ta

cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ và thách thức. Tham nhũng chính là một trong

bốn nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, sự tồn vong của Đảng, của chế

độ, đe dọa sự ổn định xã hội, cản trở quá trình phát triển và tăng trưởng kinh tế cũng

như làm suy giảm lòng tin của người dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành

của cơ quan nhà nước.

Nhận thức được tác hại nguy hiểm của tham nhũng, Đảng và Nhà nước ta luôn

quan tâm đến công tác PCTN và coi đó là nhiệm vụ quan trọng. Xuyên suốt từ Đại hội

đại biểu toàn quốc lần thứ VI - thời điểm bắt đầu cho công cuộc đổi mới đất nước đến

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, trong các Văn kiện của Đảng luôn đánh giá

thực trạng tham nhũng ở nước ta và khẳng định quyết tâm PCTN; đề ra nhiều giải pháp

nhằm kiên quyết thực hiện nhiệm vụ này. Do đó, công tác PCTN cũng đạt được những

kết quả nhất định. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 2, nhận định:

“Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí có bước tiến mạnh, đạt được nhiều kết

quả tích cực, rõ rệt, tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, được nhân dân

đồng tình, đánh giá cao, các tổ chức quốc tế ghi nhận” [48].

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác PCTN vẫn còn một số

hạn chế, tồn tại cần khắc phục. Theo đánh giá của Tổ chức Minh bạch Quốc tế

(Transparency International - TI), chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam năm

2016, 2017, 2018, 2019 lần lượt là 33/100, 35/100, 33/100, 37/100; đứng thứ 113/176,

107/180, 117/180, 96/180. Năm 2020, Việt Nam đạt 36/100 điểm, giảm 1 điểm so với

năm 2019, xếp hạng 104/180 trên bảng xếp hạng toàn cầu. Điểm CPI của Việt Nam

năm 2020 thấp hơn điểm trung bình của khu vực ASEAN (42/100) và cao hơn một số

quốc gia trong khu vực (Phi-líp-pin, Lào, My-an-ma và Cam-pu-chia). Như vậy, Việt

Nam vẫn nằm trong số hai phần ba các quốc gia trên thế giới có điểm dưới 50. Điều

này cho thấy tình trạng tham nhũng trong khu vực công ở Việt Nam vẫn được cho là

rất nghiêm trọng.

Như vậy, mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh thực hiện

PCTN nhưng “tham nhũng, lãng phí chưa bị đẩy lùi” [46, tr.15]. Từ chỗ đánh giá

“Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt yêu cầu đề ra; tham nhũng,

lãng phí vẫn còn nghiêm trọng” [46, tr.174], Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XII

khẳng định: “Đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tham nhũng. trong các cơ quan nhà2

nước và trong đội ngũ cán bộ, công chức” [46, tr.181], “Kiên quyết phòng, chống

tham nhũng, lãng phí với yêu cầu chủ động phòng, ngừa, không để xảy ra tham

nhũng, lãng phí; xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, lãng phí, bao che, dung túng,

tiếp tay cho các hành vi tham nhũng, lãng phí, can thiệp, ngăn cản việc chống tham

nhũng, lãng phí” [46, tr.211]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1

tiếp tục nhận định:

. công tác phòng, chống tham nhũng. ở một số địa phương, bộ, ngành

chưa có sự chuyển biến rõ rệt; công tác phòng ngừa tham nhũng ở một số

nơi còn hình thức. Việc phát hiện, xử lý tham nhũng,. vẫn còn hạn chế,

nhất là việc tự kiểm tra, tự phát hiện và xử lý tham nhũng,. trong nội bộ cơ

quan, đơn vị còn yếu. Tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa

sự tồn vong của Đảng và chế độ ta [47, tr.92-93].

Do vậy, trong thời gian tới Việt Nam “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn

chặn, đẩy lùi tham nhũng. với quyết tâm chính trị cao, hành động mạnh mẽ, triệt để

hơn, hiệu quả hơn” [47, tr.193] là một trong các nội dung quan trọng của công tác xây

dựng Đảng, chỉnh đốn Đảng nhiệm kỳ Đại hội XIII.

“Tham nhũng. trên một số lĩnh vực, địa bàn vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp,

với những biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội” [47, tr.93], trong đó,

tham nhũng đất đai khá phổ biến và phức tạp. Tham nhũng đất đai gây ra hậu quả rất

nặng nề cho xã hội, gây nhiều bức xúc trong nhân dân với số lượng tài sản bị mất là vô

cùng lớn. Trong thời gian qua, nhiều vụ tham nhũng đất đai đã bị phát hiện và đưa ra

xét xử, như vụ án thâu tóm đất công sản tại thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí

Minh với tổng diện tích 6.700 m2 nhà và 26.700 m2 đất [13].

Hải Phòng là thành phố trực thuộc Trung ương - đô thị loại I cấp quốc gia

thuộc vùng Đông bắc đất nước, là địa phương hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát

triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong thời gian gần đây, trên địa bàn Hải Phòng đã xảy ra nhiều vụ tham nhũng đất

đai, trong đó phải kể đến một số vụ án trọng điểm như là vụ tham nhũng đất đai tại Đồ

Sơn, Quán Nam, Tú Sơn Kiến Thụy. Trên thực tế, các vụ án tham nhũng đất đai này

đều do những cán bộ lãnh đạo chủ chốt của chính quyền cơ sở và một số sở, ngành của

thành phố Hải Phòng gây ra. Điều này, một mặt phản ánh kết quả PCTN đất đai trên

địa bàn, nhưng mặt khác cũng cho thấy, kết quả chưa tương thích và phản ánh đúng

tham nhũng đất đai trên thực tế. Công tác PCTN đất đai ở thành phố Hải Phòng vẫn3

đang còn một số hạn chế như: các quy định về đất đai và PCTN đất đai còn nhiều điểm

chưa hợp lý; việc tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát để phát hiện tham

nhũng đất đai chưa được tiến hành thường xuyên, phát hiện còn chậm; việc xử lý tham

nhũng đất đai có nơi, có lúc còn chưa nghiêm. Vấn đề này một phần được phản ánh

thông qua chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh tại Việt Nam (PAPI)

của thành phố Hải Phòng. Mặc dù chỉ số PAPI trong mấy năm qua vừa qua của thành

phố tiến triển khá khả quan, tuy nhiên chỉ số kiểm soát tham nhũng của thành phố còn

khá khiêm tốn, cụ thể: năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020 lần lượt là 4,8; 4,36; 5,52;

5,54; 6,26. Rõ ràng, so với các tỉnh/thành phố khác, chỉ số kiểm soát tham nhũng trong

khu vực công của Hải Phòng trong những năm gần đây bị thua sút, chẳng hạn, lấy chỉ

số năm 2020 so với Cần Thơ (7,17 điểm); Long An (7,63 điểm); Bến Tre (7,83); Đồng

Tháp (8,12 điểm). Vậy cần phải làm gì để tiếp tục và nâng cao hiệu quả PCTN đất đai

nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ

Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến

năm 2045, trong đó có nhiệm vụ: “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác. phòng,

chống tham nhũng.” [10] nói riêng, và mục tiêu của cuộc chiến PCTN này trên phạm

vi cả nước nói chung.

pdf 201 trang kiennguyen 20/08/2022 9540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Phòng, chống tham nhũng đất đai ở Việt Nam hiện nay qua khảo sát thực tiễn Thành phố Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Phòng, chống tham nhũng đất đai ở Việt Nam hiện nay qua khảo sát thực tiễn Thành phố Hải Phòng

Luận án Phòng, chống tham nhũng đất đai ở Việt Nam hiện nay qua khảo sát thực tiễn Thành phố Hải Phòng
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH 
PHẠM THỊ KIM ANH 
PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG ĐẤT ĐAI 
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY QUA KHẢO SÁT THỰC TIỄN 
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC 
HÀ NỘI - 2021 
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH 
PHẠM THỊ KIM ANH 
PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG ĐẤT ĐAI 
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY QUA KHẢO SÁT THỰC TIỄN 
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC 
Mã số: 9 31 02 01 
Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. TRỊNH THỊ XUYẾN 
HÀ NỘI - 2021 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số 
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích 
dẫn đầy đủ theo quy định. 
Tác giả luận án 
Phạm Thị Kim Anh 
MỤC LỤC 
Trang 
MỞ ĐẦU 1 
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN 
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8 
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu 8 
1.2. Đánh giá chung về các công trình đã tổng quan và hướng nghiên cứu của 
đề tài 27 
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÒNG, CHỐNG 
THAM NHŨNG ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM 30 
2.1. Tham nhũng đất đai 30 
2.2. Phòng, chống tham nhũng đất đai 48 
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG ĐẤT ĐAI Ở 
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 70 
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng và tác động 
của chúng đến tham nhũng đất đai và phòng, chống tham nhũng đất đai ở 
thành phố Hải Phòng 70 
3.2. Khái quát về tình hình tham nhũng đất đai và hệ thống tổ chức, nhân sự 
phòng, chống tham nhũng đất đai ở thành phố Hải Phòng 74 
3.3. Thực trạng phòng, chống tham nhũng đất đai ở thành phố Hải Phòng 
giai đoạn từ năm 2006 đến nay 80 
3.4. Đánh giá chung về phòng, chống tham nhũng đất đai ở thành phố 
Hải Phòng từ năm 2006 đến nay 106 
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ 
PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM TỪ THỰC 
TIỄN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 124 
4.1. Quan điểm về phòng, chống tham nhũng đất đai ở Việt Nam hiện nay 124 
4.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng đất đai ở 
Việt Nam hiện nay 127 
KẾT LUẬN 161 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ 
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 163 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 164 
PHỤ LỤC 181 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
HĐND : Hội đồng nhân dân 
PCTN : Phòng, chống tham nhũng 
TAND : Tòa án nhân dân 
UBND : Ủy ban nhân dân 
VKSND : Viện kiểm sát nhân dân 
DANH MỤC CÁC BẢNG 
Trang 
Bảng 3.1: Số liệu về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, 
chống tham nhũng ở thành phố Hải Phòng từ năm 2006 đến nay 84 
Bảng 3.2: Số liệu về công khai minh bạch tài sản và thu nhập ở thành phố 
Hải Phòng từ năm 2006 đến nay 90 
Bảng 3.3: Số liệu về số vụ việc tham nhũng được phát hiện thông qua hoạt 
động thanh tra ở thành phố Hải Phòng từ năm 2006 đến nay 92 
Bảng 3.4: Số liệu vụ việc tham nhũng bị xử lý hành chính thông qua hoạt 
động thanh tra ở thành phố Hải Phòng từ năm 2006 đến nay 95 
Bảng 3.5: Số liệu thu hồi tài sản trong quản lý đất đai trên ở thành phố Hải 
Phòng thông qua hoạt động thanh tra từ năm 2006 đến nay 96 
Bảng 3.6: Số liệu kiểm tra việc thực hiện các kết luận thanh tra ở thành phố 
Hải Phòng từ năm 2006 đến nay 99 
Bảng 3.7: Tổng hợp số vụ việc khiếu nại về đất đai tồn đọng, phức tạp, đông 
người, kéo dài ở thành phố Hải Phòng từ năm 2006 đến nay 114 
Bảng 3.8: Kết quả lấy ý kiến của người dân về lý do không tố cáo tham nhũng 120 
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 
Trang 
Biểu đồ 3.1: Kênh phát hiện các vụ án tham nhũng đất đai đã được xét xử 
ở thành phố Hải Phòng từ năm 2006 đến nay 76 
Biểu đồ 3.2: Số liệu về kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử cán bộ, 
công chức ở thành phố Hải Phòng từ năm 2006 đến nay 87 
Biểu đồ 3.3: Số liệu chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên 
chức ở thành phố Hải Phòng từ năm 2006 đến nay 88 
Biểu đồ 3.4: Các loại tội phạm tham nhũng đất đai ở thành phố Hải Phòng 
từ năm 2006 đến nay 100 
 1
MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng 
sản Việt Nam, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, chúng ta 
cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ và thách thức. Tham nhũng chính là một trong 
bốn nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, sự tồn vong của Đảng, của chế 
độ, đe dọa sự ổn định xã hội, cản trở quá trình phát triển và tăng trưởng kinh tế cũng 
như làm suy giảm lòng tin của người dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành 
của cơ quan nhà nước. 
Nhận thức được tác hại nguy hiểm của tham nhũng, Đảng và Nhà nước ta luôn 
quan tâm đến công tác PCTN và coi đó là nhiệm vụ quan trọng. Xuyên suốt từ Đại hội 
đại biểu toàn quốc lần thứ VI - thời điểm bắt đầu cho công cuộc đổi mới đất nước đến 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, trong các Văn kiện của Đảng luôn đánh giá 
thực trạng tham nhũng ở nước ta và khẳng định quyết tâm PCTN; đề ra nhiều giải pháp 
nhằm kiên quyết thực hiện nhiệm vụ này. Do đó, công tác PCTN cũng đạt được những 
kết quả nhất định. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 2, nhận định: 
“Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí có bước tiến mạnh, đạt được nhiều kết 
quả tích cực, rõ rệt, tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, được nhân dân 
đồng tình, đánh giá cao, các tổ chức quốc tế ghi nhận” [48]. 
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác PCTN vẫn còn một số 
hạn chế, tồn tại cần khắc phục. Theo đánh giá của Tổ chức Minh bạch Quốc tế 
(Transparency International - TI), chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam năm 
2016, 2017, 2018, 2019 lần lượt là 33/100, 35/100, 33/100, 37/100; đứng thứ 113/176, 
107/180, 117/180, 96/180. Năm 2020, Việt Nam đạt 36/100 điểm, giảm 1 điểm so với 
năm 2019, xếp hạng 104/180 trên bảng xếp hạng toàn cầu. Điểm CPI của Việt Nam 
năm 2020 thấp hơn điểm trung bình của khu vực ASEAN (42/100) và cao hơn một số 
quốc gia trong khu vực (Phi-líp-pin, Lào, My-an-ma và Cam-pu-chia). Như vậy, Việt 
Nam vẫn nằm trong số hai phần ba các quốc gia trên thế giới có điểm dưới 50. Điều 
này cho thấy tình trạng tham nhũng trong khu vực công ở Việt Nam vẫn được cho là 
rất nghiêm trọng. 
Như vậy, mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh thực hiện 
PCTN nhưng “tham nhũng, lãng phí chưa bị đẩy lùi” [46, tr.15]. Từ chỗ đánh giá 
“Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt yêu cầu đề ra; tham nhũng, 
lãng phí vẫn còn nghiêm trọng” [46, tr.174], Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XII 
khẳng định: “Đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tham nhũng... trong các cơ quan nhà 
 2
nước và trong đội ngũ cán bộ, công chức” [46, tr.181], “Kiên quyết phòng, chống 
tham nhũng, lãng phí với yêu cầu chủ động phòng, ngừa, không để xảy ra tham 
nhũng, lãng phí; xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, lãng phí, bao che, dung túng, 
tiếp tay cho các hành vi tham nhũng, lãng phí, can thiệp, ngăn cản việc chống tham 
nhũng, lãng phí” [46, tr.211]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1 
tiếp tục nhận định: 
... công tác phòng, chống tham nhũng... ở một số địa phương, bộ, ngành 
chưa có sự chuyển biến rõ rệt; công tác phòng ngừa tham nhũng ở một số 
nơi còn hình thức. Việc phát hiện, xử lý tham nhũng,... vẫn còn hạn chế, 
nhất là việc tự kiểm tra, tự phát hiện và xử lý tham nhũng,... trong nội bộ cơ 
quan, đơn vị còn yếu... Tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa 
sự tồn vong của Đảng và chế độ ta [47, tr.92-93]. 
Do vậy, trong thời gian tới Việt Nam “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn 
chặn, đẩy lùi tham nhũng... với quyết tâm chính trị cao, hành động mạnh mẽ, triệt để 
hơn, hiệu quả hơn” [47, tr.193] là một trong các nội dung quan trọng của công tác xây 
dựng Đảng, chỉnh đốn Đảng nhiệm kỳ Đại hội XIII. 
“Tham nhũng... trên một số lĩnh vực, địa bàn vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp, 
với những biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội” [47, tr.93], trong đó, 
tham nhũng đất đai khá phổ biến và phức tạp. Tham nhũng đất đai gây ra hậu quả rất 
nặng nề cho xã hội, gây nhiều bức xúc trong nhân dân với số lượng tài sản bị mất là vô 
cùng lớn. Trong thời gian qua, nhiều vụ tham nhũng đất đai đã bị phát hiện và đưa ra 
xét xử, như vụ án thâu tóm đất công sản tại thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí 
Minh với tổng diện tích 6.700 m2 nhà và 26.700 m2 đất [13]. 
Hải Phòng là thành phố trực thuộc Trung ương - đô thị loại I cấp quốc gia 
thuộc vùng Đông bắc đất nước, là địa phương hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát 
triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 
Trong thời gian gần đây, trên địa bàn Hải Phòng đã xảy ra nhiều vụ tham nhũng đất 
đai, trong đó phải kể đến một số vụ án trọng điểm như là vụ tham nhũng đất đai tại Đồ 
Sơn, Quán Nam, Tú Sơn Kiến Thụy. Trên thực tế, các vụ án tham nhũng đất đai này 
đều do những cán bộ lãnh đạo chủ chốt của chính quyền cơ sở và một số sở, ngành của 
thành phố Hải Phòng gây ra. Điều này, một mặt phản ánh kết quả PCTN đất đai trên 
địa bàn, nhưng mặt khác cũng cho thấy, kết quả chưa tương thích và phản ánh đúng 
tham nhũng đất đai trên thực tế. Công tác PCTN đất đai ở thành phố Hải Phòng vẫn 
 3
đang còn một số hạn chế như: các quy định về đất đai và PCTN đất đai còn nhiều điểm 
chưa hợp lý; việc tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát để phát hiện tham 
nhũng đất đai chưa được tiến hành thường xuyên, phát hiện còn chậm; việc xử lý tham 
nhũng đất đai có nơi, có lúc còn chưa nghiêm. Vấn đề này một phần được phản ánh 
thông qua chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh tại Việt Nam (PAPI) 
của thành phố Hải Phòng. Mặc dù chỉ số PAPI trong mấy năm qua vừa qua của thành 
phố tiến triển khá khả quan, tuy nhiên chỉ số kiểm soát tham nhũng của thành phố còn 
khá khiêm tốn, cụ thể: năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020 lần lượt là 4,8; 4,36; 5,52; 
5,54; 6,26. Rõ ràng, so với các tỉnh/thành phố khác, chỉ số kiểm soát tham nhũng trong 
khu vực công của Hải Phòng trong những năm gần đây bị thua sút, chẳng hạn, lấy chỉ 
số năm 2020 so với Cần Thơ (7,17 điểm); Long An (7,63 điểm); Bến Tre (7,83); Đồng 
Tháp (8,12 điểm). Vậy cần phải làm gì để tiếp tục và nâng cao hiệu quả PCTN đất đai 
nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ 
Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến 
năm 2045, trong đó có nhiệm vụ: “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác... phòng, 
chống tham nhũng...” [10] nói riêng, và mục tiêu của cuộc chiến PCTN này trên phạm 
vi cả nước nói chung. Đó chính là những lý do cốt yếu để nghiên cứu sinh chọn vấn đề 
"Phòng, chống tham nhũng đất đai ở Việt Nam hiện nay qua khảo sát thực tiễn 
thành phố Hải Phòng" làm đề tài luận án tiến sĩ ngành Chính trị học. 
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 
2.1. Mục tiêu nghiên cứu 
Luận án nhằm chỉ ra các nan giải đặc thù của PCTN đất đai và đề xuất quan 
điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả PCTN đất đai ở Việt Nam. 
2.2. Nhiệm vụ của luận án 
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận án xác định thực hiện các nhiệm 
vụ sau: 
Thứ nhất ... g tin cá nhân của 
quý ông (bà) trong trường hợp quý ông (bà) không muốn tiết lộ danh tính. Với 
nghiên cứu này sẽ không có câu trả lời nào là đúng hay sai, mọi ý kiến của ông/bà 
đều hữu ích cho việc phân tích và đánh giá vấn đề của luận án. 
Câu 1: Xin ông (bà) đánh giá thực trạng công tác quản lý đất đai ở thành phố 
Hải Phòng trong thời gian qua? 
Câu 2: Xin ông (bà) cho biết các sai phạm chủ yếu trong lĩnh vực quản lý đất 
đai ở thành phố Hải Phòng trong thời gian qua? 
Câu 3: Xin ông (bà) cho biết mối quan hệ giữa công tác quản lý đất đai với 
tham nhũng đất đai? 
Câu 4: Với tư cách là công chức cơ quan quản lý nhà nước đất đai, theo ông 
(bà), nguyên nhân nào là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tham nhũng đất đai? 
Câu 5: Theo ông (bà), cần phải làm gì để giảm thiểu tham nhũng đất đai trên 
địa bàn thành phố Hải Phòng? 
Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của ông (bà)! 
 190
Phụ lục 3b 
Phỏng vấn đối với cán bộ, công chức công tác 
 tại các cơ quan chống tham nhũng 
Kính chào: Quý Ông/Bà 
Để phục vụ mục đích nghiên cứu đề tài luận án tiến sĩ: “Phòng, chống tham 
nhũng đất đai ở Việt Nam hiện nay qua khảo sát tại thành phố Hải Phòng”, tôi 
mong muốn nhận được từ quý ông/bà những ý kiến chia sẻ của mình thông qua các 
câu hỏi phỏng vấn sau đây. Ý kiến của ông/bà sẽ chỉ được dùng vào mục đích 
nghiên cứu khoa học. Chúng tôi cam kết sẽ giữ bí mật hoàn toàn các thông tin cá 
nhân của quý ông/bà trong trường hợp quý ông (bà) không muốn tiết lộ danh tính. 
Với nghiên cứu này sẽ không có câu trả lời nào là đúng hay sai, mọi ý kiến của 
ông/bà đều hữu ích cho việc phân tích và đánh giá vấn đề của luận án. 
Câu 1: Ông (bà) đánh giá như nào về tính chất và quy mô các vụ án tham 
nhũng đất đai trên địa bàn thành phố? 
Câu 2: Xin ông (bà) biết trong các phương thức phòng, chống tham nhũng đất 
đai thì phương thức nào là phương thức phòng, chống có hiệu quả nhất? Tại sao? 
Câu 3: Xin ông bà cho biết công tác khắc phục hậu quả của các vụ việc, vụ 
án tham nhũng đất đai trên địa bàn thành phố như thế nào? 
Câu 4: Theo ông (bà), nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phòng, chống tham 
nhũng đất đai ở Hải Phòng chưa hiệu quả? 
Câu 5: Theo ông bà, cần làm gì để nâng cao hiệu quả phòng, chống tham 
nhũng đất đai trong giai đoạn hiện nay? 
Xin chân thành cảm ơn sự công tác của ông (bà)! 
 191
Phụ lục 3c 
Phỏng vấn đối với người dân quan tâm đến công tác 
phòng, chống tham nhũng đất đai 
Kính thưa ông (bà) 
Để phục vụ mục đích nghiên cứu đề tài luận án tiến sĩ: “Phòng, chống tham 
nhũng đất đai ở Việt Nam hiện nay qua khảo sát tại thành phố Hải Phòng”, tôi 
mong muốn nhận được từ ông/bà những ý kiến chia sẻ của mình thông qua các câu 
hỏi phỏng vấn sau đây. Ý kiến của ông/bà sẽ chỉ được dùng vào mục đích nghiên 
cứu khoa học. Chúng tôi cam kết sẽ giữ bí mật hoàn toàn các thông tin cá nhân của 
quý ông/bà trong trường hợp ông (bà) không muốn tiết lộ danh tính. Với nghiên cứu 
này sẽ không có câu trả lời nào là đúng hay sai, mọi ý kiến của ông/bà đều hữu ích 
cho việc phân tích và đánh giá vấn đề của luận án. 
Câu 1: Xin ông (bà) cho biết, ông (bà) đánh giá như thế nào về tình trạng 
tham nhũng đất đai trên địa bàn thành phố Hải Phòng? 
Câu 2: Xin ông (bà) cho biết cảm nhận như thế nào về các nỗ lực phòng, 
chống tham nhũng đất đai trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời gian qua? 
Câu 3: Với tư cách là người dân, ông (bà) đánh giá như thế nào về vai trò 
của người dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng đất đai? Bằng cách nào, 
người dân có thể tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng đất đai? 
Câu 4: Xin ông (bà) cho biết Nhà nước cần phải làm gì để người dân tích 
cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng đất đai? 
Câu 5: Xin ông (bà) cho biết những mong muốn của ông (bà) đối với 
Đảng, Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đất đai trong 
thời gian tới? 
Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của ông (bà)! 
 192
Phụ lục 4 
TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHỎNG VẤN SÂU 
Phụ lục 4a 
Phỏng vấn đối với cán bộ, công chức công tác trong các 
 cơ quan quản lý nhà nước về đất đai 
1. Số lượng người được phỏng vấn: 3 người: 
- Lãnh đạo Chi cục Quản lý đất đai, Sở Tài nguyên Môi trường; 
- Lãnh đạo Phòng Đo đạc - Bản đồ, Sở Tài nguyên Môi trường; 
- Lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường quận; 
2. Kết quả phỏng vấn 
Stt Câu hỏi Kết quả 
1 
Đánh giá thực trạng công 
tác quản lý đất đai ở thành 
phố Hải Phòng trong thời 
gian qua? 
3/3 ý kiến trả lời: công tác quản lý đất đai trên địa bàn 
thành phố vẫn còn bị buông lỏng kéo dài nhiều năm 
nhưng chưa được khắc phục 
2 
Các sai phạm chủ yếu 
trong lĩnh vực quản lý đất 
đai ở thành phố Hải Phòng 
trong thời gian qua? 
2/3 ý kiến trả lời: sai phạm chủ yếu trong lĩnh vực quản 
lý đất đai trên địa bàn là để một phần đất lãng phí chưa 
đưa vào sử dụng, sử dụng đất kém hiệu quả, sử dụng 
đất sai mục đích, để đất bị lấn chiếm hoặc có hành vi 
lấn, chiếm đất công,..; xây dựng công trình không đúng 
quy hoạch, không có giấy phép; thực hiện nghĩa vụ tài 
chính về đất không đầy đủ hoặc chậm nộp, nợ đọng tiền 
thuê đất, tiền sử dụng đất... 
3 
Mối quan hệ giữa công tác 
quản lý đất đai với tham 
nhũng đất đai? 
3/3 ý kiến trả lời: giữa công tác quản lý đất đai và tham 
nhũng đất đai có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu 
làm tốt công tác quản lý đất đai sẽ góp phần hạn chế 
tham nhũng đất đa và ngược lại. 
4 
Nguyên nhân nào là 
nguyên nhân chủ yếu dẫn 
đến tham nhũng đất đai? 
3/3 ý kiến trả lời: do tình trạng buông lỏng trong quản lý 
đất đai kéo dài nhiều năm nhưng chưa được khắc phục; 
một số cán bộ công chức quản lý đất đai cố tình cấu kết với 
tổ chức, cá nhân để trục lợi. Các tổ chức, cá nhân lấn 
chiếm, tự sử dụng, tự chuyển mục đích sử dụng đất từ đất 
công cộng, từ đất nông nghiệp sang đất sản xuất kinh 
doanh, đất ở, tự xây dựng các công trình trên đất không 
được phép xây dựng trong một thời gian dài, nhưng không 
bị xử lý kịp thời hoặc có xử lý nhưng không dứt điểm dẫn 
tới việc vi phạm trên thực tế khá lớn, thời gian vi phạm lâu, 
khó khắc phục hậu quả. 
5 
Giải pháp để giảm thiểu 
tham nhũng đất đai trên 
địa bàn thành phố Hải 
Phòng? 
3/3 ý kiến trả lời: cần áp dụng giải pháp tăng cường 
tuyên truyền Luật Đất đai năm 2013; sửa đổi Luật Đất 
đai năm 2013; tăng cường công khai minh bạch, nâng 
cao trách nhiệm giải trình; quy trách nhiệm cho người 
đứng đầu; nâng cao trình độ đội ngũ công chức quản lý 
đất đai và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám 
sát việc chấp hành pháp luật đất đai. 
Ngoài ra, 1/3 ý kiến trả lời ngoài các giải pháp trên cần 
phải tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong 
quản lý đất đai 
 193
Phụ lục 4b 
Phỏng vấn đối với cán bộ, công chức công tác 
tại các cơ quan chống tham nhũng 
1. Số lượng người được phỏng vấn: 4 người: 
- Lãnh đạo Ban Nội chính Thành ủy; 
- Thanh tra viên công tác tại Thanh tra Thành phố; 
- Lãnh đạo Phòng Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét 
xử sơ thẩm án hình sự về kinh tế - chức vụ; 
- Thẩm phán Tòa án nhân dân Thành phố. 
2. Kết quả phỏng vấn 
Stt Câu hỏi Kết quả 
1 Đánh giá như thế nào về tính chất và 
quy mô các vụ án tham nhũng đất đai 
trên địa bàn thành phố? 
4/4 ý kiến trả lời: Tính chất tham nhũng đất đai 
tại Hải Phòng phức tạp và quy mô của các vụ 
tham nhũng rất đa dạng 
2 Trong các phương thức phòng, chống 
tham nhũng đất đai thì phương thức 
nào là phương thức phòng, chống 
nào có hiệu quả nhất? Tại sao? 
4/4 ý kiến trả lời: công khai minh bạch thông 
tin đất đai; trách nhiệm giải trình đối với các 
chủ thể quản lý đất đai; thanh tra, kiểm tra, 
giám sát. 
3 Công tác khắc phục hậu quả của các 
vụ việc, vụ án tham nhũng đất đai 
trên địa bàn thành phố như thế nào? 
4/4 ý kiến trả lời: việc khắc phục hậu quả của 
các vụ việc, vụ án tham nhũng đất đai là rất 
khó khăn, đặc biệt liên quan đến thiệt hại là 
đất đai. 
4 
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến 
phòng, chống tham nhũng đất đai ở 
Hải Phòng chưa hiệu quả? 
4/4 ý kiến trả lời: do hệ thống pháp luật PCTN 
còn bất cập, hệ thống thanh tra chưa độc lập với 
cơ quan hành pháp, trình độ công chức chống 
tham nhũng còn hạn chế. 2/4 ý kiến bổ sung do 
việc nhận tin báo và xử lý đơn thư tố giác tham 
nhũng đất đai chưa tuân theo quy trình chặt chẽ, 
mặc dù có sổ theo dõi tin tố giác nhưng không 
phải mọi tin tố giác đều được ghi vào sổ. 
5 
Cần làm gì để nâng cao hiệu quả 
phòng, chống tham nhũng đất đai 
trong giai đoạn hiện nay? 
4/4/ ý kiến trả lời: hoàn thiện hệ thống pháp 
luật PCTN đất đai, thiết kế tổ chức bộ máy 
thanh tra độc lập cơ quan hành pháp và trao 
thêm thẩm quyền cho họ trong điều tra bước 
đầu về hành vi tham nhũng đất đai; tăng 
cường xử lý nghiêm, dứt điểm các vụ tham 
nhũng đất đai. 
2/4 ý kiến trả lời: bổ sung thêm giải pháp 
nâng cao chất lượng điều tra, truy tố, xét xử 
các vụ án tham nhũng đất đai. 
 194
Phụ lục 4c 
Phỏng vấn đối với người dân quan tâm đến công tác 
phòng, chống tham nhũng đất đai 
1. Số lượng người được phỏng vấn: 5 người 
2. Kết quả phỏng vấn 
Stt Câu hỏi Kết quả 
1 Đánh giá về tình trạng tham 
nhũng đất đai trên địa bàn thành 
phố Hải Phòng? 
5/5 ý kiến trả lời: Tình trạng tham nhũng đất đai 
trên địa bàn đang diễn ra rất phổ biến ở tất cả các 
cấp quản lý, các vị trí liên quan đến quản lý nhà 
nước về đất đai. Có những vụ việc tham nhũng 
đất đai tại Hải Phòng rất nghiêm trọng và trở 
thành điển hình trên phạm vi cả nước; đồng thời 
nạn tham nhũng vặt, hối lộ để hoàn thành các thủ 
tục hành chính một cách nhanh gọn cũng xảy ra 
rất phổ biến. 
2 Cảm nhận về các nỗ lực phòng, 
chống tham nhũng đất đai trên 
địa bàn thành phố Hải Phòng 
trong thời gian qua? 
4/5 ý kiến trả lời: trong thời gian qua, thành phố đã 
rất nỗ lực trong PCTN đất đai; 1/5 ý kiến cho rằng 
khó có thể chống tham nhũng đất đai. 
3 Đánh giá về vai trò của người 
dân trong đấu tranh phòng, 
chống tham nhũng đất đai? Bằng 
cách nào, người dân có thể tham 
gia đấu tranh phòng, chống tham 
nhũng đất đai? 
4/5 ý kiến trả lời: vai trò của người dân rất lớn 
trong đấu tranh PCTN đất đai; 1/5 ý kiến cho rằng 
họ không có vai trò gì. 
4/5 ý kiến trả lời: họ có thể tham gia PCTN đất đai 
qua giám sát, phản ánh và hoạt động tố cáo. 1/5 ý 
kiến họ không quan tâm đến vấn đề này. 
4 Nhà nước cần phải làm gì để 
người dân tích cực đấu tranh 
phòng, chống tham nhũng đất 
đai? 
4/5 ý kiến trả lời: Nhà nước bảo đảm cho người 
dân tiếp cận thông tin đất đai, tạo ra nhiều phương 
thức để người dân có thể phản ánh, tố cáo; đặc biệt 
Nhà nước phải có cơ chế bảo vệ người tố giác tội 
phạm tham nhũng đất đai để người dân thực sự yên 
tâm trong việc tham gia tích cực vào PCTN đất đai. 
5 Những mong muốn của người 
dân đối với Đảng, Nhà nước 
trong công tác đấu tranh phòng, 
chống tham nhũng đất đai trong 
thời gian tới? 
4/5 ý kiến trả lời: Đảng và Nhà nước kiên trì 
phương châm “không có vùng cấm, không có 
ngoại lệ” trong đấu tranh PCTN nói chung, trong 
đó có PCTN đất đai như chúng ta đã và đang làm. 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_phong_chong_tham_nhung_dat_dai_o_viet_nam_hien_nay_q.pdf
  • pdf6. TT (T.Viet)_ Pham Thi Kim Anh _nop ra QD cap HV.pdf
  • pdfPhạm THị Kim Anh.pdf
  • pdfPhạm THị Kim Anh-đã nén.pdf