Luận án Quản lí nhà nước về xây dựng đô thị ở Việt Nam hiện nay

Việt Nam đang trong tiến trình đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

nước và hội nhập quốc tế một cách sâu rộng, hoạt động xây dựng các công trình

nói chung, nhất là xây dựng đô thị (còn gọi là đô thị hóa) nói riêng phát triển

với tốc độ khá nhanh. Ở thời điểm cuối năm 2020, tỉ lệ đô thị hóa ước đạt

khoảng 40%, toàn quốc có 862 đô thị (năm 2015 là 787 đô thị). Khu vực đô thị

đã thực sự trở thành động lực, đầu tàu phát triển kinh tế xã hội của các vùng và

cả nước, đóng góp khoảng 70% GDP cả nước, chiếm tỉ trọng chi phối trong thu

ngân sách, xuất khẩu, sản xuất công nghiệp.(1) Theo định hướng chiến lược phát

triển đô thị Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 thì năm 2025 sẽ

có khoảng 50% dân số sống ở khu vực đô thị.(2) Thời gian gần đây, hệ thống đô

thị đã có nhiều chuyển biến tích cực về lượng và chất. Tỉ lệ đô thị hoá tăng

nhanh ở khu vực các đô thị lớn và phân bố đồng đều hơn trên phạm vi cả nước.

Nhiều đô thị được cải tạo, nâng cấp, phát triển mở rộng, đầu tư xây dựng hạ

tầng kĩ thuật và hạ tầng xã hội. Khu vực đô thị hàng năm chiếm khoảng 70%

GDP của đất nước, đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất nhập

khẩu và tiến bộ khoa học công nghệ, có tác động lan toả và khẳng định vai trò

là động lực tăng trưởng kinh tế và phát triển của các vùng và trên cả nước.(3)

Theo đánh giá của WB, Việt Nam đang đô thị hoá nhanh chóng, dẫn tới không

gian và dân số tại các đô thị tăng nhanh.

pdf 190 trang kiennguyen 21/08/2022 8760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Quản lí nhà nước về xây dựng đô thị ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Quản lí nhà nước về xây dựng đô thị ở Việt Nam hiện nay

Luận án Quản lí nhà nước về xây dựng đô thị ở Việt Nam hiện nay
BÔ ̣GIÁO DUC̣ VÀ ĐÀO TAỌ BÔ ̣TƯ PHÁP 
TRƯỜNG ĐAỊ HOC̣ LUÂṬ HÀ NÔỊ 
------------------- 
TRẦN THỊ THANH MAI 
QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG 
ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC 
HÀ NỘI – 2020 
BÔ ̣GIÁO DUC̣ VÀ ĐÀO TAỌ BÔ ̣TƯ PHÁP 
TRƯỜNG ĐAỊ HOC̣ LUÂṬ HÀ NÔỊ 
------------------- 
TRẦN THỊ THANH MAI 
QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG 
ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luâṭ Hành chính 
Mã số: 9380102 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC 
 Hướng dẫn khoa học: 
 PGS.TS. BÙI THỊ ĐÀO 
 TS. NGUYỄN THỊ THUỶ 
HÀ NỘI - 2020 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi dưới sự 
hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Bùi Thị Đào và TS. Nguyễn Thị Thủy. 
Các kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất kì 
công trình nào của tác giả khác. Các số liệu trong luận án là trung thực, có 
nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định. 
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận án này. 
Tác giả luận án 
Trần Thị Thanh Mai 
DANH MỤC VIẾT TẮT 
HĐND : Hội đồng nhân dân 
UBND : Ủy ban nhân dân 
UBTV : Ủy ban thường vụ 
XHCN : Xã hội chủ nghĩa 
 MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU 
 Trang 
1. Tính cấp thiết của đề tài 1 
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 4 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 5 
4. Các phương pháp nghiên cứu - 
5. Những đóng góp mới của luận án 6 
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án 7 
7. Cơ cấu của luận án - 
Chương 1 
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 8 
1.2. Nhận xét tình hình nghiên cứu và vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 20 
Chương 2 
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC 
VỀ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ 
2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lí nhà nước về xây dựng đô thị 25 
2.2. Nội dung quản lí nhà nước về xây dựng đô thị 35 
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí nhà nước về xây dựng đô thị 42 
2.4. Quản lí nhà nước về xây dựng đô thị ở một số quốc gia và bài học 
kinh nghiệm cho Việt Nam 
45 
Chương 3 
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ 
3.1. Thực trạng quản lí nhà nước về quy hoạch, kiến trúc xây dựng đô thị 65 
3.2. Thực trạng quản lí nhà nước về dự án đầu tư xây dựng đô thị 77 
 3.3. Thực trạng quản lí nhà nước về chất lượng xây dựng công trình đô thị 89 
3.4. Thực trạng quản lí nhà nước về an toàn, bảo vệ môi trường, ứng phó 
với biến đổi khí hậu trong xây dựng đô thị 
98 
3.5. Nguyên nhân của thực trạng quản lí nhà nước về xây dựng đô thị 112 
Chương 4 
QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC 
VỀ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ 
4.1. Quan điểm bảo đảm quản lí nhà nước về xây dựng đô thị 125 
4.2. Giải pháp bảo đảm quản lí nhà nước về xây dựng đô thị 130 
 KẾT LUẬN 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
171 
 1 
MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Việt Nam đang trong tiến trình đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất 
nước và hội nhập quốc tế một cách sâu rộng, hoạt động xây dựng các công trình 
nói chung, nhất là xây dựng đô thị (còn gọi là đô thị hóa) nói riêng phát triển 
với tốc độ khá nhanh. Ở thời điểm cuối năm 2020, tỉ lệ đô thị hóa ước đạt 
khoảng 40%, toàn quốc có 862 đô thị (năm 2015 là 787 đô thị). Khu vực đô thị 
đã thực sự trở thành động lực, đầu tàu phát triển kinh tế xã hội của các vùng và 
cả nước, đóng góp khoảng 70% GDP cả nước, chiếm tỉ trọng chi phối trong thu 
ngân sách, xuất khẩu, sản xuất công nghiệp.(1) Theo định hướng chiến lược phát 
triển đô thị Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 thì năm 2025 sẽ 
có khoảng 50% dân số sống ở khu vực đô thị.(2) Thời gian gần đây, hệ thống đô 
thị đã có nhiều chuyển biến tích cực về lượng và chất. Tỉ lệ đô thị hoá tăng 
nhanh ở khu vực các đô thị lớn và phân bố đồng đều hơn trên phạm vi cả nước. 
Nhiều đô thị được cải tạo, nâng cấp, phát triển mở rộng, đầu tư xây dựng hạ 
tầng kĩ thuật và hạ tầng xã hội. Khu vực đô thị hàng năm chiếm khoảng 70% 
GDP của đất nước, đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất nhập 
khẩu và tiến bộ khoa học công nghệ, có tác động lan toả và khẳng định vai trò 
là động lực tăng trưởng kinh tế và phát triển của các vùng và trên cả nước.(3) 
Theo đánh giá của WB, Việt Nam đang đô thị hoá nhanh chóng, dẫn tới không 
gian và dân số tại các đô thị tăng nhanh.(4) Hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. 
(1). Báo Chính phủ điện tử, https://baochinhphu.vn, truy cập 28/3/2021. 
(2). Hà Hạnh, “Ô nhiễm không khí từ các tòa nhà cao tầng”, Báo Sài Gòn giải phóng điện tử, 
 truy cập 27/3/2021. 
(3). Tạp chí Quy hoạch xây dựng (2018, số 91+92), Hệ thống đô thị Việt Nam với sự phát triển đất nước. 
(4). Điều này cũng phù hợp với xu hướng có tính toàn cầu: “Dân số đô thị hiện đã đạt 50% tổng dân số thế 
giới, viễn cảnh một thế giới toàn đô thị đang ngày càng trở nên rõ ràng. Đô thị hoá đang diễn ra với tốc độ 
rất nhanh, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Điều đó đem lại cơ hội nhưng đồng thời cũng tạo ra thách 
thức cho chúng ta.” Xem: Chương trình định cư con người Liên hợp quốc (UN-Habitat, 2015), Hướng dẫn 
quốc tế về quy hoạch đô thị và vùng lãnh thổ, Nairobi, https://unhabitat.org/wp-
 2 
Hồ Chí Minh đang phát triển nhanh hơn nhiều so với tất cả các thành phố khác, 
chi phối sự phát triển đô thị của cả quốc gia.(5) Trong điều kiện đó, quản lí nhà 
nước về xây dựng đô thị là tất yếu khách quan, thể hiện vai trò, trách nhiệm của 
Nhà nước đối với hoạt động xây dựng, phát triển đô thị. Tuy đạt được những 
thành tựu quan trọng trong hơn 30 năm đổi mới đất nước nhưng quản lí nhà 
nước về xây dựng đô thị ở Việt Nam hiện nay cũng còn nhiều hạn chế và đang 
đặt ra không ít những vấn đề bức thiết như quản lí quy hoạch, kiến trúc xây 
dựng, phát triển đô thị, quản lí chất lượng xây dựng công trình, vốn nhà nước 
đầu tư xây dựng công trình đô thị, bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, ứng 
phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực 
hiện pháp luật về xây dựng, phát triển đô thị. Quản lí nhà nước về xây dựng đô 
thị là vấn đề có tầm quan trọng và ý nghĩa hết sức to lớn nhưng thực tế ngày 
càng cho thấy đây cũng là lĩnh vực quản lí rất phức tạp, khó khăn, liên quan 
mật thiết với yêu cầu bảo đảm, bảo vệ các quyền con người, quyền cơ bản của 
công dân, những điều kiện sống, môi trường vật chất, văn hoá và phát triển của 
cộng đồng dân cư trong bối cảnh hội nhập quốc tế, xây dựng nhà nước pháp 
quyền XHCN. Yêu cầu phát triển đất nước đặt ra vấn đề có tính nguyên tắc: đô 
thị là một khối thống nhất, năng động nhưng cũng đòi hỏi phải mang tính chất 
bền vững. Để phát triển hệ thống đô thị một cách toàn diện, bền vững và bao 
trùm, không bỏ lại bất kì ai ở phía sau, hướng đến người dân như cam kết của 
content/uploads/2015/12/%5BVN%5D%20International%20Guidelines%20on%20Urban%20and%20Territo
rial%20Planning_v3.pdf, truy cập 24/4/2021. 
(5). Ngân hàng thế giới (2011), Đánh giá đô thị hoá ở Việt Nam (Báo cáo kĩ thuật), Hà Nội, 
https://documents1.worldbank.org/curated/en/710151468322138349/pdf/669160ESW0WHIT00hoa0o0Viet0
Nam00TV0.pdf, truy cập 23/4/2021. 
Bộ Xây dựng (2013), Báo cáo tình hình triển khai thực hiện Chương trình Phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 
2012-2020 (Tài liệu phục vụ Hội nghị Triển khai Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020, 
Hà Nội, 26/12/2013). Dẫn theo: Hoàng Bá Thịnh, Đoàn Thị Thanh Huyền (2015), Đô thị hoá ở Việt Nam hiện 
nay, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 5 (90), tr.55. 
Trung tâm Quan trắc môi trường (2016), Tổng quan phát triển đô thị Việt Nam (Báo cáo hiện trạng môi trường 
quốc gia năm 2016), pdf. 
cem.gov.vn/Portals/0/quynh/2017/BC_SOE_2016/2.%20Chuong%201.pdf?, truy cập 24/4/2021. 
 3 
Việt Nam trong việc tham gia Chương trình nghị sự của Liên hợp quốc đến năm 
2030 và tại Hội nghị APEC năm 2017 tại Đà Nẵng,(6) quản lí nhà nước về phát 
triển đô thị không chỉ chú trọng một mặt nào đó mà phải được quan tâm một 
cách tương xứng đối với tất cả các lĩnh vực phát triển. 
Trên thực tế thời gian qua, bên cạnh những ưu điểm đáng được ghi nhận, 
quản lí nhà nước về xây dựng đô thị ở phạm vi cả nước cũng như ở mỗi địa 
phương còn không ít hạn chế, thậm chí có những vụ việc nghiêm trọng, gây bức 
xúc cho xã hội. Đặc biệt, không hẳn là chúng ta thiếu chính sách hay quy định 
của pháp luật mà tình trạng nhờn pháp luật, vi phạm pháp luật hoặc thiếu trách 
nhiệm, buông lỏng quản lí, xâm phạm lợi ích của người dân, doanh nghiệp, lợi 
ích của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững của đô thị đã 
và đang diễn ra khá phổ biến. Hệ thống pháp luật, thủ tục hành chính về xây 
dựng đô thị nói chung và quản lí nhà nước về xây dựng đô thị hiện còn những 
hạn chế nhất định. Năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì một Hội nghị trực 
tuyến quan trọng bàn về việc tháo gỡ những điểm nghẽn, những khó khăn, vướng 
mắc nhằm tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư xây dựng, trong đó có xây dựng 
đô thị phát triển đúng hướng, lành mạnh. Về mặt pháp lí, quản lí nhà nước về 
đầu tư xây dựng nói chung hiện được thể hiện trong rất nhiều văn bản quy phạm 
pháp luật, với tình trạng còn tản mạn, thiếu tính thống nhất chặt chẽ, nhiều điểm 
không còn phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Theo thống kê hiện có hàng chục 
luật, rất nhiều nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 
thông tư của các bộ, cơ quan ngang bộ, đặc biệt là hơn 20.000 tiêu chuẩn, quy 
chuẩn, định mức kinh tế-kĩ thuật tham gia điều chỉnh lĩnh vực này. Từ thực trạng 
hoạt động xây dựng đô thị, quản lí nhà nước về xây dựng đô thị như hiện nay 
cũng có thể nói một cách khái quát rằng nguyên tắc pháp quyền trong quản lí 
(6). Báo Chính phủ điện tử, Tuyên bố chung Hội nghị liên bộ trưởng ngoại giao-kinh tế APEC 2017 tại Đà 
Nẵng, 
APEC-2017/321710.vgp, truy cập 27/4/2021. 
 4 
nhà nước về xây dựng đô thị chưa thật sự được tôn trọng, đề cao. Quản lí nhà 
nước về xây dựng đô thị chưa được nhận thức và thực hiện một cách toàn diện, 
thống nhất trên tinh thần kiến tạo phát triển trong tổng thể yêu cầu quản lí nhà 
nước về phát triển đô thị nói riêng và phát triển bền vững đất nước nói chung 
theo nguyên tắc pháp quyền và trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 
Những phân tích trên cho thấy quản lí nhà nước về xây dựng đô thị ở Việt 
Nam hiện nay đang là vấn đề hết sức cấp bách, cần tiếp tục được đầu tư nghiên 
cứu một cách sâu sắc, có hệ thống cả về lí luận và thực tiễn, từ các góc độ và cấp 
độ khác nhau nhằm cung cấp những luận cứ khoa học cho việc xây dựng, ban 
hành và tổ chức thực hiện pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực này, đáp ứng 
yêu cầu phát triển bền vững hệ thống đô thị của Việt Nam trong bối cảnh đẩy 
mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Việc nghiên 
cứu cơ sở lí luận, đánh giá thực trạng quản lí nhà nước về xây dựng đô thị, chỉ 
ra nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế và đưa ra các quan điểm, giải pháp bảo 
đảm quản lí nhà nước về xây dựng đô thị đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững 
và bao trùm đ ... háp luật có liên quan 
71. Bộ Xây dựng (2020), Báo cáo tóm tắt đánh giá quá trình đô thị hoá ở 
Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng mục tiêu, nhiệm vụ 
phát triển đô thị giai đoạn 2021 – 2030, kế hoạch 5 năm 2021 – 2025 
(Dự thảo 1), pdf, tr.21, https://drive.google.com 
72. An Chi (2018), Kiến trúc đô thị của Việt Nam 'hỗn loạn, pha tạp và 
biến dạng, https://kientrucvietnam.org.vn 
73. Nguyễn Huy Chí (2016), Quản lí nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản 
bằng ngân sách nhà nước ở Việt Nam – Luận án tiến sĩ, Học viện Hành 
chính Quốc gia, Hà Nội 
74. Chương trình định cư con người Liên hợp quốc (UN-Habitat, 2015), 
Hướng dẫn quốc tế về quy hoạch đô thị và vùng lãnh thổ, Nairobi, 
https://unhabitat.org. 
75. Cổng Thông tin điện tử Bộ Xây dựng (2007), Quy hoạch không gian tại 
Đức – một mô hình cho Việt Nam tham khảo,  
76. Cổng Thông tin điện tử Bộ Xây dựng (2019), Cần đổi mới phương 
pháp quy hoạch ở nước ta, https://moc.gov.vn 
77. Cơ quan thường trực Diễn đàn đô thị Việt Nam (2013), Diễn đàn đô thị 
Việt Nam – Chặng đường 10 năm xây dựng và phát triển, 
78. Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Kiểm 
định kĩ thuật an toàn lao động,  
79. Cục Giám định Bộ Xây dựng, Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn về 
an toàn trong thi công xây dựng,  
80. Phạm Phú Cường (2015), Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô 
thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện 
hữu Thành phố Hồ Chí Minh – Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kiến 
trúc TP. Hồ Chí Minh 
81. Vân Du (2018) , Vì sao các công trình xây dựng chưa bảo đảm chất 
lượng xây dựng, https://diendandoanhnghiep.vn 
82. Hoàng Duân (2018), An toàn lao động trong ngành xây dựng: Cần sự nỗ 
lực của nhiều bên, Báo Công thương điện tử, https://congthuong.vn 
83. Phương Dung (2019), 110 tòa nhà chung cư chưa nghiệm thu phòng 
cháy, chữa cháy đã đưa vào sử dụng, https://dantri.com.vn 
84. H. Duy, T. Hà (2018), Ô nhiễm môi trường từ công trình xây dựng, 
85. Phạm Thị Anh Đào (2017), Tổ chức và hoạt động thanh tra xây dựng 
hiện nay - Luận án tiến sĩ, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội 
86. Phạm Kim Giao (2006), Giải pháp cơ bản để thiết lập trật tự, kỉ cương 
trong quản lí nhà nước đối với các đô thị - sách chuyên khảo, Nxb. Tư 
pháp, Hà Nội 
87. Trần Đình Hà (2013), Quản lí chất lượng công trình xây dựng từ kinh 
nghiệm Nhật Bản, https://ashui.com 
88. Ngô Trung Hải, Cấu trúc không gian đô thị thích ứng trong quá trình 
chuyển hoá không gian đô thị Việt Nam (lấy Hà Nội làm ví dụ nghiên 
cứu) (2017) – Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội 
89. Hà Hạnh, Ô nhiễm không khí từ các tòa nhà cao tầng, Báo Sài Gòn giải 
phóng điện tử,  
90. Trần Thọ Hiển (2017), Quản lí không gian, kiến trúc, cảnh quan các 
tuyến phố chính khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội (lấy địa bàn 
quận Ba Đình làm ví dụ nghiên cứu) - Luận án tiến sĩ, Trường Đại học 
Kiến trúc Hà Nội 
91. Đặng Xuân Hoan (chủ biên, 2019), Quản lí nhà nước trong nền kinh tế 
thị trường, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội. 
92. Học viện Cán bộ quản lí xây dựng và đô thị (2015), Hội nghị đánh giá 5 
năm thực hiện Đề án 1961,  
93. Học viện Cán bộ quản lí xây dựng và đô thị (2020), Điều tra, khảo sát, 
đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tham gia công 
tác xử lí vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn cả nước - Dự án sự nghiệp 
kinh tế năm 2019, Hà Nội, 2020, tr.53. 
94. Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam (2016), Thiết kế đô thị tại 
châu Âu - Quá khứ, hiện tại và tương lai, https://moc.gov.vn 
95. Nguyễn Tố Lăng (2017), Quản lí đô thị ở các nước đang phát triển, 
Nxb. Xây dựng, Hà Nội 
96. Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Công văn 46/KT ngày 12 tháng 6 năm 2017 
về đánh giá thực trạng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật ngành 
xây dựng, https://www.tapchikientruc.com.vn 
97. Trần Ngọc Hùng (2008), Sự cố công trình xây dựng: nguyên nhân và 
giải pháp phòng ngừa,  
98. Phạm Khiêm Ích (2020), Edgar Morin và triết học giáo dục, 
99. Trần Kháng (2019), Bộ xây dựng nhận trách nhiệm về “khu đô thị nhiều 
không”, https://danviet.vn 
100. Tạ Văn Khoái (2009), Quản lí nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng 
từ ngân sách nhà nước ở Việt Nam – Luận án tiến sĩ, Học viện Chính 
trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 
101. Nguyễn Tố Lăng (2021), Nhận diện vấn đề đô thị và quản lí phát triển 
đô thị khi đất nước dần trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện 
đại, Tạp chí Cộng sản điện tử, https://www.tapchicongsan.org.vn 
102. Liên hiệp các hội khoa học và kĩ thuật Việt Nam, Bảo vệ môi trường - 
30 năm tiến bộ của Hoa Kỳ (2010),  
103. Anh Linh (2013), Mô hình phát triển nhà cao tầng của Nhật Bản (Báo 
Xây dựng điện tử, 3/12),  
104. Hà Linh (2015), Khung quản lí lập quy hoạch đô thị ở Trung Quốc, 
105. Phương Anh Linh (2019), Cải tạo chung cư cũ ở TP. Hồ Chí Minh: Bế 
tắc khi cân đong lợi ích, https://baomoi.com 
106. Phan Thị Luyện (2018), Toàn cảnh 108 điểm nóng tranh chấp chung 
cư năm 2018, https://vietnamnet.vn 
107. Trần Thị Thanh Mai (2020), “Một số vấn đề đặt ra đối với nội dung 
quản lí nhà nước về xây dựng đô thị hiện nay”, Tạp chí Quản lí nhà 
nước, số tháng 8 
108. Trần Thị Thanh Mai (2020), “Bảo đảm trật tự xây dựng trong quản lí 
nhà nước về xây dựng ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Từ điển học và 
Bách khoa thư, số 5 (67) 
109. Nguyễn Văn Minh (2017), Quản lí quy hoạch xây dựng công trình hạ 
tầng kĩ thuật ngầm tại các đô thị vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - 
Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. 
110. Nhất Nam (2017), Chất lượng chung cư Việt Nam qua góc nhìn chuyên 
gia Nhật Bản, Báo đầu tư bất động sản, https://geomaps.vn 
111. Ngân hàng thế giới (2011), Đánh giá đô thị hoá ở Việt Nam (Báo cáo kĩ 
thuật), Hà Nội, https://https://documents1.worldbank.org 
112. Doãn Hồng Nhung (chủ biên, 2010), Hoàn thiện pháp luật về quy 
hoạch đô thị ở Việt Nam - sách chuyên khảo, Nxb. Xây dựng, Hà Nội 
113. Doãn Hồng Nhung (chủ biên, 2012), Pháp luật về quy hoạch không 
gian xây dựng đô thị - sách chuyên khảo, Nxb. Xây dựng, Hà Nội 
114. Nguyễn Bá Phùng (2015), Xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực 
quản lí trật tự xây dựng đô thị: thực trạng và giải pháp – Luận án tiến 
sĩ, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội 
115. Nguyễn Minh Phương, Bùi Văn Minh (2018), Các yếu tố tác động đến 
hiệu quả quản lí nhà nước ở nước ta hiện nay,  
116. Nguyễn Thị Lan Phương (2018), Những vấn đề đặt ra đối với quản lí 
vốn đầu tư xây dựng cơ bản hiện nay, Tạp chí Tài chính điện tử, 
117. Khánh Phương (2017), Kinh nghiệm quý báu trong quy hoạch, phát 
triển đô thị của Nhật Bản,  
118. Nguyễn Lâm Quang, Một số kinh nghiệm thế giới về quản lí môi trường 
đô thị áp dụng tại Việt Nam,  
119. Nguyễn Đăng Sơn (2017), Vai trò của quy hoạch xây dựng trong hệ 
thống quy hoạch quốc gia, Tạp chí Quy hoạch xây dựng số 87 
120. Tạp chí Quy hoạch xây dựng (2018, số 91+92), “Hệ thống đô thị Việt 
Nam với sự phát triển đất nước” 
121. Tạp chí Quy hoạch xây dựng (2019, số 97+98), Báo cáo quốc gia phát 
triển đô thị Việt Nam tham gia Hội nghị Liên hợp quốc về phát triển nhà 
ở và đô thị bền vững lần thứ III (Habitat III), tổ chức tại Ecuador tháng 
10 năm 2016,  
122. Duy Tạo (2015), Phân tích, đánh giá tình hình công tác an toàn lao động 
trong xây dựng năm 2015,  
123. Nguyễn Thị Thanh (2016), Hoàn thiện phân cấp quản lí đầu tư xây dựng 
cơ bản sử dụng nguồn vốn ngân sách của thành phố Hà Nội đến năm 
2020 – Luận án tiến sĩ của, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 
124. Doãn Thành (2019), Tỉ lệ đô thị hoá năm 2019..., Báo Kinh tế và đô thị 
điện tử,  
125. Hoàng Bá Thịnh, Đoàn Thị Thanh Huyền (2015), Đô thị hoá ở Việt Nam 
hiện nay, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 5 (90), tr.55. 
126. Xuân Thuỷ, Tùng Quang (2018), Thiếu quyết liệt trong quản lí trật tự 
xây dựng, Báo Nhân dân điện tử, https://www.nhandan.com.vn 
127. Trung tâm Quan trắc môi trường (2016), Tổng quan phát triển đô thị Việt 
Nam (Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2016), pdf, 
cem.gov.vn 
128. Lê Đàm Ngọc Tú (2012), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị - Tập 
bài giảng, Khoa Kiến trúc trường Đại học xây dựng miền Trung 
129. Nguyễn Mạnh Tuấn (2012), Một số kinh nghiệm về công tác quy 
hoạch, quản lí đô thị ở Trung Quốc, Tạp chí Kiến trúc điện tử, 
https://www.tapchikientruc.com.vn 
130. Viện Kinh tế xây dựng Bộ Xây dựng (2005), Vai trò quản lí nhà nước 
đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng trong tiến trình hội nhập khu vực và 
thế giới - Đề tài khoa học cấp cơ sở, Hà Nội 
131. Viện Kinh tế xây dựng Bộ Xây dựng (2012), Nghiên cứu hoàn thiện đề 
án cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng - Đề tài khoa 
học cấp cơ sở, Hà Nội 
132. Viện Nghiên cứu quản lí kinh tế Trung ương (2011), Báo cáo khảo sát 
liên kết giữa các địa phương trong phát triển vùng tại CHLB Đức, Hà 
Nội,  
133. Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng - Trung 
tâm Từ điển học 
134. Đặng Hùng Võ (2019), Lợi ích ở Thủ Thiêm, https://vnexpress.net 
135. Nguyễn Vũ (2020), Cưỡng chế thi hành xử lí vi phạm hành chính: Băn 
khoăn về quy định ngừng cấp điện nước, Báo Kinh tế và đô thị điện tử, 
TÀI LIỆU TIẾNG ANH 
136. Chitkara, K. K. (1998), Construction Project Management, New Delhi: 
Tata McGraw-Hill Education, tr. 4, ISBN 9780074620625, 
https://speedinconcu1986.files.wordpress.com 
137. “Construction”, Merriam-Webster.com (Merriam-Webster), 
https://dictionary.cambridge.org 
138. DUBOIS-MAURY, Jocelyne et CHALINE, Claude (2002), Les risques 
urbains, Paris, Armand Colin (Coll. « U Géographie »), ISBN 2-200 
26237-X 
139. James, Jorome O"Brien, Nostrand, Reinhold (1989), Contruction 
Infection handbook - Springer; 3rd ed. 1989. Softcover reprint of the 
original 3rd ed. 1989 edition, September 6, 2012 
140. Jill Well, Corruption and collusion in construction: a view from the 
industry,  
141. J. B. Cullingworth (2001), Town and country planning in, et al.. Thirteenth 
edition, Routledge: London, https://www.jcerni.rs. pdf 
142. Keneth J. Davey, 1993, UMP (1998), Elements of Urban Management, 
UNDP, https://hvtc.edu.vn.pdf 
143. The Charterer Institute of Building (CIOB), Corruption in the UK 
Contruction Indutry, a report exploring, September 2013, 
https://policy.ciob.org 
144. Law Wai shing Nigel, An Evaluation of the Mandatory Building 
Inspection Scheme in HongKong (2008) - Management Science 
Doctoral Thesis, The University of Hongkong 
145. Halpin, Daniel W.; Senior, Bolivar A. (2010), Construction 
Managemement, Hoboken, NJ: John Wiley & Sons, 
tr. 9, ISBN 9780470447239 
146. Social Town Planning (2001), Edited by Clara H. Greed, First 
published 1999 by Routledge 11 New Fetter Lane, London EC4P 4EE 
Simultaneously published in the USA and Canada by Routledge 29 
West 35th Street, New York, NY 10001 This edition published in the 
Taylor & Francis e-Library, https://tcpbckup1.yolasite.com.pdf 
147. Oxford Advanced Learner’s Dictionary, Oxford University Press, 8th 
edition, 2010, www.oup.com 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_quan_li_nha_nuoc_ve_xay_dung_do_thi_o_viet_nam_hien.pdf
  • pdf1. Summary Eng.pdf
  • pdf2. Tom tat LA.pdf
  • pdf3. New Research Eng.pdf
  • pdf4. Diem moi.pdf
  • pdfQD thanh lap HD.pdf