Luận án Quản lý hoạt động nghệ thuật chèo tại Thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay
Chèo là loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian cổ truyền, mang đậm
bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Được sinh ra trên vùng đất châu thổ Bắc
Bộ, chèo mang bản sắc riêng biệt của vùng văn hóa Bắc Bộ - một trong 6
vùng văn hóa Việt Nam (theo cách phân vùng văn hóa được coi là khách
quan và hợp lý của GS. Trần Quốc Vượng, Việt Nam có 06 vùng văn hóa,
bao gồm: Tây Bắc, Việt Bắc, Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ).
Trải qua hàng trăm năm gắn bó với đời sống của người nông dân Việt Nam
- chủ thể nền văn hóa nông nghiệp - nghệ thuật chèo của vùng văn hóa Bắc
Bộ gắn liền với người nông dân trong không gian văn hóa nông nghiệp của
nghề trồng lúa, đó là không gian văn hóa làng Việt truyền thống. Trong thời
gian hai nhịp nghỉ nông nhàn của hai vụ lúa: vụ lúa Xuân khi cây mạ đã lên
xanh và vụ lúa Thu khi thóc đã nằm ngoan trong bồ, “xuân thu nhị kì, đến
hẹn lại lên” phường chèo được nhóm họp, được chỉ đạo, tập dượt và tổ chức
biểu diễn. Phường chèo gồm khoảng 15 nông dân, ngoài ông Trùm và bác
Thơ, là những người giỏi hát múa, đảm nhiệm các vai chính: Đào – Kép –
Lão - Mụ - Hề, và một số người chuyên vai phụ, học việc, điếu đóm tập
dượt, biểu diễn yểm trợ Phường chèo gồng gánh đạo cụ đi diễn ở đình làng
rồi du diễn từ làng này qua làng khác, theo phương thức phường gánh đặc
thù, và trở thành nét sinh hoạt văn hóa quen thuộc ở mỗi làng quê Bắc bộ,
khi mùa xuân đến:
.Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ
Mẹ bảo thôn Đoài hát tối nay.
(Bài thơ Mưa xuân - Nguyễn Bính)
Phương thức “phường gánh” của phường chèo truyền thống ngày xưa
ấy, đã tác thành một nét văn hóa tiêu biểu cho cách thức tổ chức biểu diễn2
và thưởng thức nghệ thuật chèo dân gian đặc biệt của cư dân trồng lúa ở
vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ. Và nó được bảo tồn đến ngày nay, trong sự,
biến thiên của hoàn cảnh lịch sử Việt Nam, từ cổ đại đến trung đại và hiện
đại. Chèo trở thành món ăn tinh thần, chèo đi vào thơ ca và sống trong tâm
trí của nhiều thế hệ người Việt. Không chỉ với người Việt và quốc gia Việt
Nam, chèo còn chinh phục bạn bè và công chúng quốc tế. Những tích chèo
thấm đẫm tình người với những giá trị nghệ thuật vượt thời gian đã khiến
chèo trở thành một hiện tượng văn hóa nghệ thuật. Trải qua bao thăng trầm,
chèo vẫn được người Việt bảo tồn, gìn giữ, phát huy, phát triển, song hành
với công chúng hiện đại Việt Nam cho đến thế kỉ 21 hôm nay. Và nếu biết
cách bảo tồn, phát huy và phát triển, nghệ thuật chèo có thể song hành cho
cả mai sau.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Quản lý hoạt động nghệ thuật chèo tại Thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM ---------------------------------------------------------------------- Trần Thị Hoàng Mai QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT CHÈO TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HOÁ Hà Nội – 2022 VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM ---------------------------------------------------------------------- Trần Thị Hoàng Mai QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT CHÈO TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Ngành: Quản lý văn hoá Mã số: 9229042 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HOÁ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái Hà Nội - 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận án Trần Thị Hoàng Mai ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iv DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... v MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT CHÈO TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ...... 12 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................. 12 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về nghệ thuật chèo .................................. 13 1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động nghệ thuật ........ 24 1.1.3. Đánh giá chung về các tài liệu đã tổng quan ..................................... 25 1.1.4. Những vấn đề cần giải quyết trong đề tài luận án ............................. 28 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động nghệ thuật chèo ............................... 28 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................... 29 1.2.2. Cơ sở lý thuyết và quan điểm về quản lý hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo ............................................................................. 39 1.2.3. Nội dung quản lý hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo tại Hải Phòng ............................................................................................... 48 1.3. Khái quát về nghệ thuật chèo ở thành phố Hải Phòng ............................. 49 1.3.1. Lịch sử nghệ thuật chèo Hải Phòng ................................................... 49 1.3.2. Các tác giả, tác phẩm nổi bật của sân khấu chèo Hải Phòng ............ 54 1.3.3. Giá trị nghệ thuật chèo Hải Phòng..................................................... 57 Tiểu kết ............................................................................................................ 61 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT CHÈO TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ................................................................... 64 2.1. Chủ thể thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động nghệ thuật chèo . 64 2.1.1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ...................................................... 64 2.1.2. Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hải Phòng.................................. 65 2.1.3. Cơ chế phối hợp quản lý nghệ thuật chèo ở thành phố Hải Phòng ............. 67 2.2. Chính sách về quản lý hoạt động nghệ thuật chèo ................................... 72 2.2.1. Chính sách của Trung ương ............................................................... 72 iii 2.2.2. Chính sách của thành phố Hải Phòng ................................................ 79 2.3. Hoạt động nghệ thuật chèo ở thành phố Hải Phòng ................................ 90 2.3.1. Khái quát hoạt động bảo tồn nghệ thuật chèo ................................... 90 2.3.2. Hoạt động nghệ thuật chèo tại thành phố Hải Phòng ........................... 93 2.3.3. Đánh giá chung về công tác quản lý hoạt động nghệ thuật chèo tại thành phố Hải Phòng ........................................................................................... 103 Tiểu kết .......................................................................................................... 107 Chương 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT CHÈO TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ......................................................................... 110 3.1. Bối cảnh kinh tế xã hội tác động đến quản lý hoạt động nghệ thuật chèo tại thành phố Hải Phòng ..................................................................................... 110 3.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên và xã hội thành phố Hải Phòng ......... 110 3.1.2. Hải Phòng – vùng đất giàu truyền thống văn hóa ........................... 117 3.2. Kinh nghiệm quản lý hoạt động nghệ thuật chèo tại một số địa phương và một số đoàn chèo chuyên nghiệp trên cả nước ............................................. 119 3.2.1. Hoạt động nghệ thuật chèo tại địa phương ...................................... 119 3.2.2. Hoạt động nghệ thuật chèo tại một số đơn vị chèo chuyên nghiệp ..... 124 3.3. Giải pháp quản lý hoạt động nghệ thuật chèo tại thành phố Hải Phòng 136 3.3.1. Bàn luận để đi đến giải pháp ........................................................... 136 3.3.2. Giải pháp quản lý hoạt động nghệ thuật chèo ở thành phố Hải Phòng .................................................................................................................... 140 Tiểu kết .......................................................................................................... 149 KẾT LUẬN ................................................................................................... 151 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................... 155 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 156 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 164 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ ĐẦY ĐỦ CP Chính phủ CHXHCN Cộng hoà xã hội chủ nghĩa DSVH Di sản văn hóa NCS Nghiên cứu sinh Nxb Nhà xuất bản PTTH Phát thanh Truyền hình QLVH Quản lý văn hóa tr trang TTLT Thông tư liên tịch TTg Thủ tướng Chính phủ TU Thành uỷ TW Trung ương UBND Uỷ ban Nhân dân VH Văn hóa VHTTDL Văn hoá, Thể thao và Du lịch v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.3.2: Danh sách kịch mục của Đoàn Chèo Hải Phòng năm 2019-2021 98 Bảng 3.2.2.a: Danh sách các nhà hát chèo và đoàn chèo độc lập chuyên nghiệp trên cả nước ................................................................................... 125 Bảng 3.2.2.b: Danh sách các đơn vị nghệ thuật có đội chèo trên cả nước 125 Bảng 3.2.2.c: Bảng tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát về đội ngũ cán bộ, nghệ sĩ; hoạt động biểu diễn; số buổi biểu diễn ở thành thị, nông thôn; số tiết mục chèo cổ còn thường xuyên biểu diễn ................................................. 129 Bảng 3.2.2.d: Tổng hợp đội ngũ nghệ sĩ sáng tác của một số đơn vị chèo chuyên nghiệp ........................................................................................... 130 Bảng 3.2.2.đ: Danh sách vở diễn, trích đoạn chèo truyền thống thường xuyên biểu diễn .................................................................................................... 130 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chèo là loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian cổ truyền, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Được sinh ra trên vùng đất châu thổ Bắc Bộ, chèo mang bản sắc riêng biệt của vùng văn hóa Bắc Bộ - một trong 6 vùng văn hóa Việt Nam (theo cách phân vùng văn hóa được coi là khách quan và hợp lý của GS. Trần Quốc Vượng, Việt Nam có 06 vùng văn hóa, bao gồm: Tây Bắc, Việt Bắc, Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ). Trải qua hàng trăm năm gắn bó với đời sống của người nông dân Việt Nam - chủ thể nền văn hóa nông nghiệp - nghệ thuật chèo của vùng văn hóa Bắc Bộ gắn liền với người nông dân trong không gian văn hóa nông nghiệp của nghề trồng lúa, đó là không gian văn hóa làng Việt truyền thống. Trong thời gian hai nhịp nghỉ nông nhàn của hai vụ lúa: vụ lúa Xuân khi cây mạ đã lên xanh và vụ lúa Thu khi thóc đã nằm ngoan trong bồ, “xuân thu nhị kì, đến hẹn lại lên” phường chèo được nhóm họp, được chỉ đạo, tập dượt và tổ chức biểu diễn. Phường chèo gồm khoảng 15 nông dân, ngoài ông Trùm và bác Thơ, là những người giỏi hát múa, đảm nhiệm các vai chính: Đào – Kép – Lão - Mụ - Hề, và một số người chuyên vai phụ, học việc, điếu đóm tập dượt, biểu diễn yểm trợ Phường chèo gồng gánh đạo cụ đi diễn ở đình làng rồi du diễn từ làng này qua làng khác, theo phương thức phường gánh đặc thù, và trở thành nét sinh hoạt văn hóa quen thuộc ở mỗi làng quê Bắc bộ, khi mùa xuân đến: ...Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ Mẹ bảo thôn Đoài hát tối nay... (Bài thơ Mưa xuân - Nguyễn Bính) Phương thức “phường gánh” của phường chèo truyền thống ngày xưa ấy, đã tác thành một nét văn hóa tiêu biểu cho cách thức tổ chức biểu diễn 2 và thưởng thức nghệ thuật chèo dân gian đặc biệt của cư dân trồng lúa ở vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ. Và nó được bảo tồn đến ngày nay, trong sự, biến thiên của hoàn cảnh lịch sử Việt Nam, từ cổ đại đến trung đại và hiện đại. Chèo trở thành món ăn tinh thần, chèo đi vào thơ ca và sống trong tâm trí của nhiều thế hệ người Việt. Không chỉ với người Việt và quốc gia Việt Nam, chèo còn chinh phục bạn bè và công chúng quốc tế. Những tích chèo thấm đẫm tình người với những giá trị nghệ thuật vượt thời gian đã khiến chèo trở thành một hiện tượng văn hóa nghệ thuật. Trải qua bao thăng trầm, chèo vẫn được người Việt bảo tồn, gìn giữ, phát huy, phát triển, song hành với công chúng hiện đại Việt Nam cho đến thế kỉ 21 hôm nay. Và nếu biết cách bảo tồn, phát huy và phát triển, nghệ thuật chèo có thể song hành cho cả mai sau. Vào cuối thế kỷ XIX (năm 1858), thực dân Pháp xâm lược Đông Dương, dẫn đến sự biến đổi của xã hội Việt Nam về mọi phương diện. Bên cạnh những ảnh hưởng mới của đời sống xã hội trong môi trường thuộc địa thời thuộc Pháp, văn nghệ nói chung và sân khấu chèo nói riêng đã thay diện mạo mới. Thực chất, chính cuộc giao lưu văn hóa Đông – Tây này đã tạo tiền đề cho quá trình hiện đại hóa văn nghệ Việt Nam ngay từ đầu thế kỷ XX. Đặc biệt là sự in dấu trong văn học Việt Nam hiện đại với 3 dòng văn học tiêu biểu ngay trong lòng xã hội Việt Nam thời thuộc ... BVHTTDL-NTBD ngày 29 tháng 10 năm 2007, QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển nghệ thuật biểu diễn Việt Nam đến năm 2010 với các nội dung chủ yếu sau: I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO 1. Phát triển nghệ thuật biểu diễn nhằm góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 2. Bảo tồn và phát huy giá trị các loại hình nghệ thuật truyền thống, đồng thời xây dựng và phát triển các loại hình nghệ thuật hiện đại. 3. Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động biểu diễn nghệ thuật, phát huy hơn nữa hiệu quả quản lý nhà nước. Huy động tối đa các nguồn lực trong, ngoài nước và sự tham gia đóng góp của toàn xã hội trong việc xây dựng và phát triển nghệ thuật biểu diễn Việt Nam. II. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu tổng quát: a) Phát triển nghệ thuật biểu diễn theo định hướng ưu tiên đầu tư cho việc bảo lưu và phát huy những loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống; xây dựng và phát triển một số loại hình nghệ thuật cổ điển thế giới phù hợp với điều kiện Việt Nam và đào tạo tài năng trẻ cho nghệ thuật biểu diễn. b) Thực hiện xã hội hoá nghệ thuật biểu diễn nhằm huy động mọi tiềm năng trí tuệ và vật chất của toàn xã hội chăm lo đến hoạt động văn hoá ngày càng cao 200 của nhân dân. c) Tăng cường giới thiệu nghệ thuật biểu diễn Việt Nam ra thế giới, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nghệ thuật tiên tiến của nước ngoài. Tăng cường một bước cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động biểu diễn nghệ thuật. 2. Mục tiêu cụ thể: a) Đối với nghệ thuật truyền thống: - Gìn giữ và phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, cải lương, nhã nhạc cung đình Huế. Bảo lưu và phổ biến những tác phẩm tiêu biểu có giá trị đối với từng loại hình; - Sưu tầm, phục hồi, củng cố và phát triển một số loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ thất truyền như: ca trù, chầu văn, hát xẩm, điệu múa, làn điệu dân ca các dân tộc. b) Đối với nghệ thuật hiện đại: - Phát triển các loại hình nghệ thuật: ca - múa - nhạc hiện đại, giao hưởng, hợp xướng, opêra, balê, kịch hát dân ca, kịch nói; - Bảo lưu và phát triển những tác phẩm có chất lượng nghệ thuật trong nước. Đầu tư dàn dựng những tác phẩm có chất lượng nghệ thuật của thế giới. c) Nâng cao chất lượng tác phẩm và hội thi, hội diễn, liên hoan: - Tổ chức sáng tác và dàn dựng 5 đến 8 tác phẩm nghệ thuật biểu diễn chất lượng cao về đề tài kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long và các đề tài đổi mới, truyền thống lịch sử văn hoá theo các loại hình nghệ thuật biểu diễn; - Tiếp tục duy trì các hình thức hội diễn, liên hoan, hội thi quy mô khu vực, quốc gia và quốc tế. d) Nâng cao hưởng thụ nghệ thuật của khán giả trong nước và tăng cường giao lưu quốc tế: - Biểu diễn nghệ thuật trước khán giả: + Nâng cao mức hưởng thụ nghệ thuật của nhân dân, đảm bảo bình quân cả nước lượt người xem biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp đến 2010 là 0,4 lượt/người/năm, tại các vùng sâu, vùng xa là 0,2 lượt/người/năm; + Tăng cường số lượng và mở rộng địa bàn của các đoàn nghệ thuật Việt Nam đi biểu diễn ở các nước. - Trên sóng phát thanh và truyền hình: + Tăng thời lượng chương trình truyền hình giới thiệu nghệ thuật biểu diễn 201 Việt Nam trong chuyên mục dành cho Việt kiều ở xa Tổ quốc và thính giả nước ngoài thông qua các ngôn ngữ phổ biến. đ) Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật. Đầu tư đổi mới trang thiết bị cho hoạt động biểu diễn theo hướng sử dụng trang thiết bị hiện đại. Cải tạo, nâng cấp các rạp hát hiện có, đồng thời xây dựng mới một số nhà hát, trung tâm văn hoá để cải thiện điều kiện phục vụ nhân dân thưởng thức nghệ thuật. III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 1. Tổ chức mạng lưới các đoàn nghệ thuật biểu diễn theo hướng xã hội hoá hoạt động biểu diễn: a) Các đơn vị nghệ thuật trung ương trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch: tiếp tục duy trì các hình thức công lập các đoàn nghệ thuật truyền thống và tiêu biểu như: tuồng, chèo, cải lương, xiếc, ca múa nhạc dân tộc, giao hưởng, múa cổ điển châu Âu (ballet), múa rối, nhạc vũ kịch. b) Các đơn vị nghệ thuật ở địa phương: giảm bớt số đoàn (chuyển đổi thành đoàn nghệ thuật ngoài công lập hoặc sáp nhập), chỉ giữ một đoàn nghệ thuật công lập truyền thống, tiêu biểu của địa phương. c) Các đơn vị nghệ thuật thuộc lực lượng vũ trang: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xây dựng quy hoạch tổ chức đơn vị nghệ thuật theo hướng tinh gọn, hiệu quả trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. d) Đơn vị nghệ thuật ngoài công lập: - Khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài công lập tham gia dưới mọi hình thức để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống, dân gian, dân tộc và các hình thức phục vụ cho biểu diễn nghệ thuật; - Khuyến khích tập thể, tư nhân liên doanh, liên kết xây dựng các rạp hát, trung tâm nghệ thuật, tổ chức hoạt động biểu diễn, kinh doanh trang thiết bị biểu diễn, âm thanh, ánh sáng. 2. Đào tạo nguồn nhân lực: a) Sớm tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ giảng dạy trong các trường văn hoá nghệ thuật. Bồi dưỡng nâng cao trình độ bằng nhiều hình thức: tập huấn, trao đổi nghiệp vụ trong nước và nước ngoài, mời chuyên gia. b) Bổ sung một số môn học, ngành học vào chương trình đào tạo tại các trường nghệ thuật như: hát ả đào, chầu văn, nhã nhạc cung đình Huế, rối nước, 202 đạo diễn chương trình ca nhạc, cán bộ quản lý nghệ thuật, makettinh biểu diễn nghệ thuật. c) Mở rộng hình thức đào tạo: Khuyến khích các hình thức đào tạo bán công, dân lập và liên kết với đối tác để đào tạo với hình thức ngắn hạn, dài hạn ở trong nước và nước ngoài. d) Đưa chương trình, đưa nghệ thuật biểu diễn truyền thống và hát dân ca vào hệ thống giáo dục một cách hợp lý. 3. Cơ sở vật chất: Xây dựng mới một số Nhà hát, Trung tâm văn hóa phù hợp với quá trình phát triển đô thị hóa, phù hợp với tình hình kinh tế - văn hóa của địa phương, quy mô và mật độ dân số. Tăng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ biểu diễn cho các đơn vị nghệ thuật từ 10% đến 15%, tùy theo thực tế từng đơn vị và tiêu chí xếp hạng đơn vị sao cho có hiệu quả xã hội và kinh tế. 4. Cơ chế chính sách: a) Huy động và đa dạng hóa các hình thức đóng góp trong và ngoài nước. Các đối tượng chế độ chính sách, khó khăn được miễn trừ hoặc giảm đóng góp. b) Tài trợ chi phí cho các tổ chức, cá nhân và miễn trừ công lao động nghĩa vụ cho những người đi biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị ở vùng sâu, vùng xa. c) Có cơ chế, chính sách khen thưởng, nuôi dưỡng các văn nghệ sĩ lão thành có nhiều đóng góp cho sự nghiệp biểu diễn nghệ thuật của cả nước. d) Nhà nước công nhận, trao tặng danh hiệu cao quý cho các nghệ sĩ, nghệ nhân đang hoạt động có thành tích theo Luật Thi đua khen thưởng, có chính sách trợ cấp, giúp đỡ các nghệ sĩ, nghệ nhân giữ gìn, trình diễn, trao tặng, lưu truyền di sản biểu diễn nghệ thuật cho các thế hệ sau. 5. Nguồn vốn thực hiện: a) Vốn từ ngân sách trung ương bố trí theo kế hoạch. b) Vốn từ ngân sách địa phương bố trí theo kế hoạch. c) Vốn từ ngân sách quốc phòng bố trí theo kế hoạch. d) Vốn huy động sự đóng góp, đầu tư từ cá nhân, tổ chức xã hội. đ) Vốn huy động từ các nguồn hợp pháp khác. Điều 2. Tổ chức thực hiện 1. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các nhiệm vụ: 203 a) Chỉ đạo tổ chức thực hiện Quy hoạch theo nội dung đã được duyệt. b) Xây dựng, ban hành và trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản theo quy định, tổ chức thực hiện quy hoạch trên phạm vi toàn quốc. c) Phối hợp với Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, các Hội văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh tham gia thực hiện Quy hoạch. d) Tuyên truyền về đường lối, cơ chế, chính sách mới của Quy hoạch đã được phê duyệt. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Bộ có liên quan xây dựng và thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các đơn vị nghệ thuật công lập. 3. Bộ Tài chính có trách nhiệm xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản liên quan đến chính sách tài chính cần bổ sung liên quan đến thực hiện xã hội hóa hoạt động biểu diễn nghệ thuật, hỗ trợ thuế, ưu đãi chế độ chính sách để thực hiện Quy hoạch, đảm bảo kinh phí thực hiện các nội dung trong Quy hoạch đã được phê duyệt. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan hữu quan thực hiện chương trình đưa nghệ thuật biểu diễn truyền thống và hát dân ca vào hệ thống giáo dục, bổ sung ngành học và phương thức đào tạo theo định hướng của Quy hoạch. 5. Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng và ban hành thuộc thẩm quyền các văn bản liên quan đến chính sách hỗ trợ tiền thuê đất, quỹ đất xây dựng các công trình văn hóa. 6. Bộ Quốc phòng và Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện việc sắp xếp các đơn vị nghệ thuật thuộc lực lượng vũ trang, tăng cường sự phối hợp về công tác chuyên môn nghệ thuật để các đơn vị phát triển đúng định hướng chung của Quy hoạch đã đề ra. 7. Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam có trách nhiệm tăng cường nội dung và thời lượng phát sóng chương trình nghệ thuật (ca múa nhạc dân tộc, sân khấu truyền thống) cho đồng bào trong nước, Việt kiều và nhân dân quốc tế, phù hợp với mục tiêu Quy hoạch. 8. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố căn cứ vào điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội chỉ đạo các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng và tổ chức thực hiện Quy hoạch của địa phương, có nội dung phù hợp với Đề án Quy hoạch 204 đã được phê duyệt của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,cơ quan thuộc CP; - Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Toà án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, VX (5b). XH KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG (đã ký) Nguyễn Thiện Nhân 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217
File đính kèm:
- luan_an_quan_ly_hoat_dong_nghe_thuat_cheo_tai_thanh_pho_hai.pdf
- Abstract of the dissertation.pdf
- cong van Tran Thi Hoang Mai.pdf
- Summary of new conclusions of the dissertation.pdf
- Tóm tắt luận án.pdf
- Thông tin tóm tắt kết luận mới tiếng Việt.pdf
- Trích yếu luận án tiếng Việt.pdf