Luận án Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách cơ bản, quan trọng nhất trong hệ

thống An sinh xã hội (ASXH) của m i quốc gia. Chính sách BHXH với 2 loại hình

cơ bản: BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện đã góp phần bảo đảm ASXH cho mọi

người dân, quyền bình đẳng trong tham gia, th hưởng an sinh của người lao động

mọi thành phần kinh tế, trong khu vực chính thức và phi chính thức.

Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm tới việc phát triển hệ thống an

sinh xã hội của quốc gia, trong đó có hệ thống chính sách BHXH phù hợp với điều

kiện kinh tế - xã hội đất nước trong từng giai đoạn. Đại hội Đảng lần thứ IX (2001),

lần đầu tiên, c m từ “an sinh xã hội đã được chính thức ghi vào trong các văn kiện

Đại hội IX, xác định m c tiêu: “Tăng tỷ lệ người lao động tham gia các hình thức

bảo hiểm . Các Đại hội X, XI, XII và nhiều văn bản quan trọng khác của Đảng đều

nhấn mạnh việc khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tiếp cận

và tham gia các loại hình bảo hiểm xã hội. Gần đây, Đại hội Đảng lần thứ XII nhấn

mạnh: “Tiếp t c hoàn thiện chính sách an sinh xã hội phù hợp với quá trình phát

triển kinh tế - xã hội. Mở rộng đối tượng và nâng cao hiệu quả của hệ thống an sinh

xã hội đến mọi người dân; tạo điều kiện để trợ giúp có hiệu quả cho tầng lớp yếu

thế, dễ tổn thương hoặc những người gặp rủi ro trong cuộc sống. Phát triển và thực

hiện tốt các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao

động . (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016:102)

pdf 179 trang kiennguyen 9800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội

Luận án Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội
 VIỆN HÀN LÂM 
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI 
-------------- 
LÂM VĂN ĐOAN 
SỰ THAM GIA 
BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 
TRONG DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC Ở HÀ NỘI 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC 
Hà Nội, 2021
 VIỆN HÀN LÂM 
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI 
-------------- 
LÂM VĂN ĐOAN 
SỰ THAM GIA 
BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 
TRONG DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC Ở HÀ NỘI 
Ngành: Xã hội học 
Mã số: 9 31 03 01 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC 
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS. TSKH Bùi Quang Dũng 
 2. TS Bùi Sỹ Lợi 
Hà Nội, 2021
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các số liệu, 
kết quả nghiên cứu, điều tra nêu trong luận án là trung thực. Kết luận khoa học của 
luận án chưa từng được ai công bố trong các công trình khác. 
 Tác giả luận án 
 Lâm Văn Đoan 
MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................... 13 
1.1. Nghiên cứu về lĩnh vực an sinh xã hội .................................................. 13 
1.1.1. Nghiên cứu về lý thuyết an sinh xã hội ...................................... 13 
1.1.2. Nghiên cứu về các mô hình an sinh xã hội ................................. 15 
1.1.3. Nghiên cứu các vấn đề thực tiễn an sinh xã hội ......................... 17 
1.2. Nghiên cứu về Bảo hiểm xã hội ............................................................. 18 
1.2.1. Nghiên cứu về lý thuyết bảo hiểm xã hội ................................... 18 
1.2.2. Nghiên cứu thực tiễn bảo hiểm xã hội ........................................ 19 
1.3. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia bảo hiểm xã hội ..... 25 
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 39 
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............... 41 
2.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................ 41 
2.1.1. Khái niệm ASXH ........................................................................ 41 
2.1.2. Khái niệm BHXH, BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện ............. 44 
2.1.3. Khái niệm doanh nghiệp, doanh nghiệp ngoài nhà nước ........... 46 
2.1.4. Khái niệm người lao động, người lao động tham gia BHXH 
bắt buộc ................................................................................................. 46 
2.2. Các cách tiếp cận lý thuyết của đề tài .................................................. 48 
2.2.1. Lý thuyết vai trò .......................................................................... 48 
2.2.2. Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý ...................................................... 49 
2.2.3. Lý thuyết vòng đời ...................................................................... 52 
2.3. Hệ thống ASXH, BHXH trên thế giới và Việt Nam ............................ 53 
2.3.1. Hệ thống ASXH, BHXH trên thế giới ........................................ 53 
2.3.2. Hệ thống ASXH, BHXH của Việt Nam ..................................... 59 
2.4. Các quan điểm, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của 
Nhà nƣớc về ASXH, BHXH ......................................................................... 60 
2.4.1. Các quan điểm, chủ trương của Đảng về ASXH, BHXH........... 60 
2.4.2. Chính sách BHXH ở Việt Nam qua các thời kỳ ......................... 63 
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA 
NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ 
NƢỚC Ở HÀ NỘI ......................................................................................... 71 
3.1. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội . 71 
3.1.1. Điều kiện địa lý – tự nhiên .......................................................... 71 
3.1.2. Về điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................... 71 
3.2. Sự phát triển của các doanh nghiệp và thực hiện chính sách 
BHXH trên địa bàn thành phố Hà Nội ....................................................... 74 
3.2.1. Sự phát triển của các doanh nghiệp ............................................ 74 
3.2.2. Tình hình thực hiện chính sách BHXH ...................................... 75 
3.3. Thực trạng sự tham gia bảo hiểm xã hội của ngƣời lao động trong 
các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc ............................................................... 77 
3.3.1. Thực trạng các doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia 
BHXH ................................................................................................... 77 
3.3.2. Số lượng người lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà 
nước tham gia BHXH ........................................................................... 80 
3.3.3. Nhận diện đặc điểm người lao động ở doanh nghiệp ngoài 
nhà nước tham gia BHXH..................................................................... 81 
3.3.4. Tỷ lệ nợ đọng bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp ngoài 
nhà nước ................................................................................................ 90 
3.3.5. Những thuận lợi và khó khăn khi tham gia bảo hiểm xã hội 
của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ...................... 91 
Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 99 
Chƣơng 4: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC 
ĐẨY SỰ THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA NGƢỜI LAO 
ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƢỚC Ở HÀ NỘI . 101 
4.1. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến sự tham gia bảo hiểm xã hội của 
ngƣời lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc ........................ 101 
4.1.1. Chủ trương, chính sách và pháp luật về bảo hiểm xã hội ......... 101 
4.1.2. Công tác triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm 
xã hội ................................................................................................... 104 
4.1.3. Những yếu tố thuộc về người lao động trong doanh nghiệp 
ngoài nhà nước .................................................................................... 113 
4.1.4. Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp ............................................ 120 
4.1.5. Doanh nghiệp ngoài nhà nước đối xử không công bằng với 
người lao động .................................................................................... 125 
4.1.6. Tổ chức công đoàn .................................................................... 127 
4.1.7. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với việc tham gia 
bảo hiểm xã hội của người lao động ................................................... 130 
4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sự tham gia bảo hiểm xã hội của 
ngƣời lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc ........................ 131 
4.2.1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến BHXH ........... 131 
4.2.2. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về BHXH ............. 132 
4.2.3. Công tác mở rộng phát triển đối tượng tham gia BHXH tại 
các doanh nghiệp ngoài nhà nước ....................................................... 133 
4.2.4. Các giải pháp quản lý thu BHXH ............................................. 133 
4.2.5. Về cải cách thủ t c hành chính trong thực hiện BHXH ........... 134 
4.2.6. Sự phối hợp giữa các Sở, ngành với cơ quan BHXH ............... 134 
4.2.7. Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức và hành chính về quản 
lý thu đối với doanh nghiệp ................................................................ 135 
4.2.8. Giải pháp h trợ doanh nghiệp và NLĐ phát triển ................... 136 
4.2.9. Giải pháp thành lập các tổ chức cơ sở đảng, công đoàn trong DN .. 137 
Tiểu kết chƣơng 4 ........................................................................................ 137 
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 140 
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU .......................................... 147 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 148 
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 153 
DANH MỤC CÁC BẢNG 
Bảng 3.1. Cơ cấu các doanh nghiệp tham gia BHXH trên địa bàn thành 
phố Hà Nội năm 2018 ........................................................................... 77 
Bảng 3.2a. Số lao động đang làm việc, lao động tham gia bảo hiểm xã 
hội trong các loại hình doanh nghiệp ở Hà Nội .................................... 78 
Bảng 3.2. Số người lao động, doanh nghiệp tham gia BHXH bắt buộc 
chia theo loại hình doanh nghiệp trong cả nước năm 2017, 2018 ........ 80 
Bảng 3.3. Giới tính người tham gia BHXH trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ... 84 
Bảng 3.4. Thời gian tham gia BHXH của người lao động trong doanh 
nghiệp ngoài nhà nước .......................................................................... 84 
Bảng 3.5. Thời gian tham gia BHXH của người lao động trong doanh 
nghiệp ngoài nhà nước .......................................................................... 85 
Bảng 3.6. Số lượng lao động tham gia BHXH bắt buộc trong doanh 
nghiệp ngoài nhà nước chia theo yếu tố nơi sinh, hộ khẩu thường 
trú và nơi cư trú ở Hà Nội ..................................................................... 86 
Bảng 3.7. Thời gian tham gia BHXH của người lao động trong doanh 
nghiệp tại thành phố Hà Nội năm 2018 ................................................ 87 
Bảng 3.8. Thời gian tham gia BHXH của người lao động trong doanh 
nghiệp tại thành phố Hà Nội năm 2018 ................................................ 88 
Bảng 4.1. Mô hình hồi quy logistic các yếu tố thuộc đặc điểm cá nhân 
người lao động ảnh hưởng tới sự tham gia bảo hiểm xã hội của 
người lao động .................................................................................... 116 
Bảng 4.2. Mô hình hồi quy logistic các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham 
gia bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp ngoài nhà nước ............... 123 
Bảng 4.3: Ý kiến của công nhân đánh giá hoạt động công đoàn phân 
theo độ tuổi. ......................................................................................... 130 
DANH MỤC CÁC HÌNH 
Hình 3.1. Vai trò của kinh tế Hà Nội .............................................................. 72 
Hình 3.2. Tổng sản phẩm trên địa bàn Hà Nội ............................................... 73 
Hình 3.3: Thu nhập bình quân tháng làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc 
chia theo khu vực năm 2017 ................................................................. 82 
Hình 4.1: Các kênh tiếp cận thông tin về BHXH của DN (%) ..................... 113 
Hình 4.2. Ý kiến công nhân đánh giá hoạt động của công đoàn cơ sở ......... 129 
 1 
MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách cơ bản, quan trọng nhất trong hệ 
thống An sinh xã hội (ASXH) của m i quốc gia. Chính sách BHXH với 2 loại hình 
cơ bản: BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện đã góp phần bảo đảm ASXH cho mọi 
người dân, quyền b ...  ra sao? 
C3. Ông (bà) nhận định như thế nào về tình hình vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội 
hiện nay tại doanh nghiệp? Những loại doanh nghiệp? người sử d ng lao động nào 
thường vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội? 
C4. Những khó khăn, thuận lợi và thách thức, hạn chế trong công tác quản lý nhà 
nước về bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp? 
1.4. Giải pháp trợ giúp việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của người 
lao động 
C1, Ông (bà) có giải pháp gì để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo hiểm xã 
hội trong doanh nghiệp không? 
C2. Làm thế nào để cải thiện tình hình thực thi pháp luật về bảo hiểm xã hội tại 
doanh nghiệp tốt hơn? 
2. Các yếu tố tác động đến việc tham gia hoặc không tham gia bảo hiểm 
xã hội của ngƣời lao động trong doanh nghiệp 
2.1. Các yếu tố chủ quan 
C1. Theo ông (bà) yếu tố nhận thức (trình độ học vấn, sự hiểu biết ) của người 
lao động ảnh hưởng như thế nào đến việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao 
động? Lý do tại sao? 
 166 
C2. Theo ông (bà) việc hiểu biết các thông tin về quy định và quyền lợi tham gia 
bảo hiểm xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến việc tham gia bảo hiểm xã hội của 
người lao động? Lý do tại sao? 
C3. Theo ông (bà) lương và thu nhập hiện tại của người lao động có ảnh hưởng như 
thế nào đến việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động? 
C4. Ý kiến của ông (bà) về đời sống người công nhân trong doanh nghiệp hiện nay? 
Những thuận lợi, khó khăn và thách thức? 
2.2. Các yếu tố khách quan 
C1. Các yếu tố loại hình doanh nghiệp ảnh hưởng như thế nào đến việc tham gia 
bảo hiểm xã hội của người lao động? Lý do tại sao? 
C2. Các yếu tố loại hình ngành nghề ảnh hưởng như thế nào đến việc tham gia bảo 
hiểm xã hội của người lao động? Lý do tại sao? 
C3. Các yếu tố quy mô doanh nghiệp, vốn, tài sản, lợi nhuận thu được hằng năm 
của doanh nghiệp ảnh hưởng như thế nào đến việc tham gia bảo hiểm xã hội của 
người lao động? Lý do tại sao? 
C4. Các yếu tố chính sách và pháp luật ảnh hưởng như thế nào đến việc tham gia 
bảo hiểm xã hội của người lao động? Lý do tại sao? 
C5. Các yếu tố tổ chức thực hiện thu BHXH có ảnh hưởng tới sự tham gia BHXH 
của người lao động như thế nào? Lý do tại sao? 
3. Các đặc trƣng của quan hệ lao động ảnh hƣởng tới sự tham gia 
BHXH của ngƣời lao động trong doanh nghiệp 
C1. Theo ông (bà) mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động ảnh 
hưởng tới sự tham gia BHXH của người lao động trong doanh nghiệp hiện nay? 
C2. Theo ông (bà), khi có tranh chấp lao động, tranh chấp bảo hiểm xã hội giữa 
người lao động và người sử d ng lao động thì ai là người đứng ra bảo vệ cho người 
lao động? (tự mình, nhóm bạn bè, đồng nghiệp; công đoàn.). Lý do tại sao? 
C3. Vai trò của các tổ chức công đoàn (bảo vệ người lao động) đã ảnh hưởng tới sự 
tham gia BHXH của người lao động trong doanh nghiệp hiện nay như thế nào? 
*** 
 167 
HƢỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU 
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI 
CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở HÀ NỘI 
 HIỆN NAY 
(dành cho người chủ doanh nghiệp/ người quản l doanh nghiệp) 
Để nghiên cứu về chính sách bảo hiểm xã hội trong doanh nghiệp, góp phần đảm 
bảo an sinh xã hội cho người lao động, chúng tôi xin phép được trao đổi với ông 
(bà). Chúng tôi không chia sẻ tên của ông (bà) với bất cứ ai? Xin ông (bà) cứ trao 
đổi lại nếu chưa r thông tin, câu hỏi đưa ra. Chúng tôi mong muốn các thông tin 
thu nhận được sẽ góp thêm một phần cho cuộc sống của người lao động, hiệu quả 
hoạt động của doanh nghiệp được cải thiện ngày một tốt hơn. 
PHẦN I. CÁC THÔNG TIN CHUNG 
Tập trung tìm hiểu các thông tin sau: 
- Tuổi: 
- Giới tính: 
- Doanh nghiệp đang thuộc loại hình gì (FDI, Tư Nhân/ngoài nhà nước): 
- Quy mô doanh nghiệp (số lao động): 
- Công việc hay vị trí quản lý trong doanh nghiệp ? 
- Kinh nghiệm (thời gian) tham gia quản lý doanh nghiệp: 
- Có tham gia tổ chức Đảng, Đoàn thể chính trị - xã hội trong doanh nghiệp 
hay đại biểu dân cử địa phương không (hoặc trước đây đã từng tham gia) ? 
 168 
PHẦN II. NỘI DUNG 
1. Thực trạng tham gia BHXH bắt buộc của ngƣời lao động trong doanh 
nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc 
1.1. Nhận thức của người quản l doanh nghiệp về việc tham gia bảo hiểm 
xã hội bắt buộc của người lao động 
C1. Ông (bà) đánh giá như thế nào về sự cần thiết tham gia bảo hiểm xã hội bắt 
buộc tại doanh nghiệp của người lao động? Và tại sao Ông (bà) lại cho rằng cần 
thiết? 
C2. Ông (bà) đánh giá như thế nào về các chủ trương, chính sách và pháp luật của 
Đảng và nhà nước về việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động tại các 
doanh nghiệp hiện nay? Đầy đủ? hay không đầy đủ? Đâu là những hạn chế cần phải 
khắc ph c, sửa chữa? 
C3. Ông (bà) có nhìn nhận như thế nào về vai trò, vị thế của công đoàn cơ sở trong 
doanh nghiệp? Họ có khả năng chăm lo, bảo vệ, đại diện cho người lao động trong 
quan hệ với chủ sử d ng lao động hay doanh nghiệp không? Khi có vi phạm pháp 
luật bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp, công đoàn có bảo vệ được quyền lợi cho 
người lao động không? 
C4. Ông (bà) nhìn nhận như thế nào về vai trò, vị thế của người công nhân trong 
doanh nghiệp? Họ có biết và có khả năng bảo vệ quyền lợi bảo hiểm xã hội khi 
doanh nghiệp vi phạm không? 
C5. Ông (bà) đánh giá về những mặt được (thuận lợi) và những mặt chưa được (hạn 
chế, khó khăn) trong thực thi chính sách BHXH hiện nay tại doanh nghiệp nói 
chung? Nguyên nhân? 
C6. Ông (bà) cho rằng có những nguyên nhân nào ảnh hưởng đến việc chấp hành 
pháp luật bảo hiểm xã hội cho người lao động tại doanh nghiệp: 
- Về phía chủ doanh nghiệp 
- Về người lao động 
- Về công đoàn 
- Về phía cơ quan quản lý nhà nước 
- Về cơ quan bảo hiểm xã hội (tổ chức thực hiện chính sách) 
Và tại sao Ông (bà) lại cho là như vậy? 
 169 
1.2. Thái độ của doanh nghiệp về việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc 
cho người lao động 
C1. Ông (bà) đồng tình hay không đồng tình với trách nhiệm bảo đảm an sinh xã 
hội của doanh nghiệp cho người lao động? Lý do tại sao? 
1.3. Hành động của người quản l doanh nghiệp về việc tham gia bảo 
hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động 
C1. Ông (bà) đánh giá như thế nào về việc thực thi chính sách, pháp luật của Nhà 
nước về tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động tại các doanh nghiệp hiện 
nay? Những khó khăn, thuận lợi và thách thức, hạn chế trong việc tham gia bảo 
hiểm xã hội của doanh nghiệp hiện nay? Nguyên nhân? 
C2. Ông (bà) nhận định như thế nào về tình hình vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội 
hiện nay tại doanh nghiệp? Những loại doanh nghiệp? người sử d ng lao động nào 
thường vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội? 
C3. Trên thực tế, hằng năm, nhiều doanh nghiệp trốn đóng, nợ đọng bảo hiểm xã 
hội cho người lao động? Ý kiến của ông bà về hiện tượng này? 
C4. Việc thanh tra ngành bảo hiểm xã hội, thanh tra lao động thanh kiểm tra việc 
chấp hành pháp luật bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp có ảnh hưởng nhiều tới hoạt 
động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp không? Có Kiến nghị, đề xuất gì 
không? 
C5. Có ý kiến cho rằng, doanh nghiệp còn có khó khăn trong thực hiện các thủ t c 
tham gia BHXH cho người lao động (thủ t c tham gia phức tạp; thái độ nhân viên 
chưa thân thiện?...) ? Kiến nghị, đề xuất các giải pháp để tăng hiệu quả chính sách, 
tạo thuận lợi cho doanh nghiệp? 
1.4. Giải pháp trợ giúp việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của người 
lao động 
C1. Ông (bà) có mong muốn, đề xuất giải pháp gì để nâng cao hiệu quả thực thi 
pháp luật bảo hiểm xã hội trong doanh nghiệp không? 
+ Với Chính phủ? 
+ Với chính quyền địa phương 
+ Các cơ quan tổ chức khác? 
 170 
2. Các yếu tố tác động đến việc tham gia hoặc không tham gia bảo hiểm 
xã hội của ngƣời lao động trong doanh nghiệp 
2.1. Các yếu tố chủ quan 
C1. Việc nắm thông tin, hiểu biết chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội là rất quản 
trọng để doanh nghiệp thực hiện đúng chính sách. Theo ông (bà) thông tin về các 
quy định của chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội trong doanh nghiệp thường 
được tìm hiểu, biết từ nguồn nào (tivi, báo chí, cơ quan quản lý doanh nghiệp; tự 
bản thân doanh nghiệp nghiên cứu, tìm hiểu)? Bộ phận (đơn vị) nào trong doanh 
nghiệp sẽ nắm thông tin về chính sách, pháp luật BHXH và tham mưu cho người 
chủ doanh nghiệp thực hiện? Có khó khăn, hạn chế gì không? Lý do? 
C2. Doanh nghiệp có được tham gia góp ý kiến vào quá trình xây dựng, thực hiện 
chính sách BHXH không? Nếu có vướng mắc về thực hiện chính sách bảo hiểm xã 
hội trong doanh nghiệp thì sẽ liên hệ với ai (cơ quan lao động, cơ quan bảo hiểm xã 
hội)? Mức độ hài lòng hay hiệu quả xử lý như thế nào ? Lý do? 
C4. Theo ông (bà) yếu tố nhận thức (trình độ học vấn, sự hiểu biết ) của người 
lao động ảnh hưởng như thế nào đến việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao 
động? Lý do tại sao? 
C5. Theo ông (bà) việc hiểu biết các thông tin về quy định và quyền lợi tham gia 
bảo hiểm xã hội của người lao động có ảnh hưởng như thế nào đến việc tham gia 
bảo hiểm xã hội trong doanh nghiệp không ? Lý do tại sao? 
C6. Theo ông (bà) lương và thu nhập hiện tại của người lao động có ảnh hưởng như 
thế nào đến việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động? 
C7. Ý kiến của ông (bà) về đời sống người công nhân trong doanh nghiệp hiện nay? 
Những thuận lợi, khó khăn và thách thức? 
2.2. Các yếu tố khách quan 
C1. Các yếu tố loại hình doanh nghiệp (FDI, tư nhân) có ảnh hưởng như thế nào 
đến việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động? Lý do tại sao? 
C2. Các yếu tố loại hình ngành nghề ảnh hưởng như thế nào đến việc tham gia bảo 
hiểm xã hội của người lao động? Lý do tại sao? 
 171 
C3. Các yếu tố quy mô doanh nghiệp, vốn, tài sản, lợi nhuận thu được hằng năm 
doanh nghiệp có ảnh hưởng như thế nào đến việc tham gia bảo hiểm xã hội của 
người lao động? Lý do tại sao? 
C4. Các yếu tố chính sách và pháp luật ảnh hưởng như thế nào đến việc tham gia 
bảo hiểm xã hội của người lao động? Lý do tại sao? 
3. Các đặc trƣng của quan hệ lao động ảnh hƣởng tới sự tham gia 
BHXH của ngƣời lao động trong doanh nghiệp 
C1. Theo ông (bà) mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động ảnh 
hưởng tới sự tham gia BHXH của người lao động trong doanh nghiệp hiện nay? 
C2. Theo ông (bà) nhận thức, thái độ, hành vi và cả trách nhiệm xã hội của người 
quản lý doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với việc thực hiện chính sách, 
pháp luật bảo hiểm xã hội cho người lao động tại doanh nghiệp? 
C3. Theo ông (bà), khi có tranh chấp lao động, tranh chấp bảo hiểm xã hội giữa 
người lao động và người sử d ng lao động thì người quản lý doanh nghiệp phải xử 
lý như thế nào để giải quyết tranh chấp này. Lý do tại sao? (Nếu kinh nghiệm thực tế 
xử l tranh chấp về bảo hiểm xã hội nếu có) 
C4. Vai trò của các tổ chức công đoàn (bảo vệ người lao động) đã ảnh hưởng tới sự 
tham gia BHXH của người lao động trong doanh nghiệp hiện nay như thế nào? 
C5. Ông (bà) có hài lòng về chất lượng/hiệu quả việc thực hiện chính sách BHXH 
cho các doanh nghiệp của cơ quan BHXH không? Tại sao? 
*** 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_su_tham_gia_bao_hiem_xa_hoi_cua_nguoi_lao_dong_trong.pdf
  • jpgkl_doan1.jpg
  • jpgkl_doan2.jpg
  • pdfTT Eng LamVanDoan.pdf
  • pdfTT LamVanDoan.pdf
  • pdfTrichyeu_LamVanDoan.pdf