Luận án Sự tiếp nhận mỹ thuật dân gian trong thiết kế trang trí sân khấu chèo của hai họa sĩ Nguyễn Đình Hàm và Nguyễn Dân Quốc

Trong Lời tựa giới thiệu cuốn sách “Mỹ thuật sân khấu kịch nói Việt Nam” của họa sĩ, NSND Phùng Huy Bính, GS. TS. NSND Đình Quang viết: “Tuy sân khấu nước ta đã có lịch sử lâu đời, nhưng trong cảnh lang thang qua các thôn ổ, lưu diễn qua các sân đình bến chợ, với đôi hòm gánh trên vai - và do đó thường được mệnh danh là “gánh” hát - thì làm sao có thể nghĩ tới một thứ mỹ thuật sân khấu hoàn chỉnh được” [9. tr. 5].

Sự thật, khái niệm mỹ thuật của sân khấu Tuồng, Chèo cổ xưa chỉ có phục trang, hóa trang và những đạo cụ cần thiết nhất, chứ chưa hề có trang trí. Không gian trong vở diễn Tuồng, Chèo cổ đều dựa vào nghệ thuật diễn xuất (những tổ hợp động tác vũ đạo) của các diễn viên đóng vai. “Ngay phục trang, hóa trang, đạo cụ cũng rất nghèo nàn” [9. tr. 5]. Có thể xác định rằng, vào những thập niên đầu thế kỷ XX, khi Chèo ra thành phố và biểu diễn trên sân khấu hộp trong rạp cố định, “bắt chước” kịch phương Tây, bấy giờ mới có trang trí. “Theo đòi hỏi của người xem thành phố, Chèo văn minh và Chèo cải lương cũng như tuồng cổ buộc phải có trang trí bối cảnh và những yếu tố tạo hình cho các vở diễn để thêm phần hấp dẫn” [9, tr. 6].

Vấn đề mỹ thuật Chèo mới chỉ được đặt ra và giải quyết một cách toàn diện từ khi Đoàn Chèo Trung ương dựng lại trò diễn Quan Âm Thị Kính vào năm 1956. Nhóm họa sĩ tham gia công trình gồm Sĩ Ngọc, Quang Phòng và Nguyễn Đình Hàm. Cả ba đều tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Đông Dương, nhưng không phải chuyên ngành thiết kế mỹ thuật sân khấu. Với vốn hiểu biết sâu sắc về mỹ thuật cổ Việt Nam và kỳ công nghiên cứu nghệ thuật Chèo cổ, họ đã dấn thân cống hiến cho nền mỹ thuật Chèo truyền thống nước nhà, mà mỹ thuật của vở diễn Chèo cổ Quan Âm Thị Kính là vở diễn Chèo cổ đầu tiên có thiết kế mỹ thuật đồng bộ, bám sát phương pháp thể loại của Chèo: “tự sự - ước lệ nhằm tả ý”. Cái hay của thiết kế mỹ thuật Chèo hiện đại là quá trình học tập, ổn định của nó lại được song song nghiên cứu lý luận và thực hành cùng thiết kế mỹ thuật cho các vở diễn Chèo cổ (sau khi đã sưu tầm được, tiến hành chỉnh lý kịch bản và dàn dựng).

Khi các họa sĩ trang trí sân khấu Chèo bắt đầu thấm nhuần ngôn ngữ nghệ thuật Chèo, khai thách các phương pháp sáng tạo ước lệ, tượng trưng. Mỹ thuật Chèo bỏ được “thói đa dùng” - một thiết kế mỹ thuật lắp ghép cho nhiều vở diễn. Thay vào đó các họa sĩ nhận thức được rằng vở diễn nào thì thiết kế mỹ thuật ấy: Khắc họa những không gian “ nơi diễn trò (sân khấu)”, nơi diễn ra những hoàn cảnh cụ thể (môi trường sống) của nhân vật; Thể hiện rõ đề tài, thể tài, tính chất xung đột của vở diễn. Thông qua đó lịch sử nhân vật được làm sáng tỏ trong sự phối kết hợp với những sáng tạo và thể hiện của nghệ thuật diễn viên, vũ đạo, âm nhạc, ánh sáng, tiếng động. Mỹ thuật sân khấu Chèo đã tiến tới ổn định và tự khẳng định mình “ là một trong những thành phần quan trọng làm nên yếu tố “nhìn”, đóng góp một nửa hiệu quả nghệ thuật cho vở diễn” [83, tr. 9]. Các họa sĩ cần kể đến như: Nguyễn Đình Hàm, Nguyễn Dân Quốc, Bùi Huy Hiếu, Phạm Duy Tùng, Lê Văn Ngoạn, Phùng Huy Bính, Nguyễn Hồng, Đường Tài, J.Muller (CHDC Đức), Văn Cao, Đinh Quý Thêm, Lê Huy Quang, Bùi Vũ Minh, Hoàng Song Hào. Trong các họa sĩ nói trên phải kể đến họa sĩ, NSND Nguyễn Đình Hàm là người đầu tiên phát hiện và khai thác thành công tính ước lệ của mỹ thuật dân gian, đưa chúng vào trang trí các vở Chèo. Người họa sĩ thứ hai sử dụng chất liệu mỹ thuật dân gian cho trang trí sân khấu Chèo đó là họa sĩ, NSND Nguyễn Dân Quốc. Ông là một trong những học trò ưu tú của họa sĩ Nguyễn Đình Hàm, tiếp nối con đường mà họa sĩ Nguyễn Đình Hàm đã gợi mở. Ông là người đưa phương pháp thiết kế trang trí sân khấu Chèo vận dụng mỹ thuật dân gian thành một phong cách sáng tạo mẫu mực, góp phần vào sự phát triển của trang trí sân khấu Chèo, tạo cho Chèo một diện mạo mới, rất riêng, phù hợp với đặc trưng nghệ thuật của Chèo.

 

doc 169 trang kiennguyen 20/08/2022 3760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Sự tiếp nhận mỹ thuật dân gian trong thiết kế trang trí sân khấu chèo của hai họa sĩ Nguyễn Đình Hàm và Nguyễn Dân Quốc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Sự tiếp nhận mỹ thuật dân gian trong thiết kế trang trí sân khấu chèo của hai họa sĩ Nguyễn Đình Hàm và Nguyễn Dân Quốc

Luận án Sự tiếp nhận mỹ thuật dân gian trong thiết kế trang trí sân khấu chèo của hai họa sĩ Nguyễn Đình Hàm và Nguyễn Dân Quốc
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU - ĐIỆN ẢNH HÀ NỘI
VŨ ĐÌNH TOÁN
SỰ TIẾP NHẬN MỸ THUẬT DÂN GIAN
TRONG THIẾT KẾ TRANG TRÍ SÂN KHẤU CHÈO
CỦA HAI HỌA SĨ NGUYỄN ĐÌNH HÀM
VÀ NGUYỄN DÂN QUỐC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT
HÀ NỘI - 2021
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU - ĐIỆN ẢNH HÀ NỘI
VŨ ĐÌNH TOÁN
SỰ TIẾP NHẬN MỸ THUẬT DÂN GIAN
TRONG THIẾT KẾ TRANG TRÍ SÂN KHẤU CHÈO
CỦA HAI HỌA SĨ NGUYỄN ĐÌNH HÀM
VÀ NGUYỄN DÂN QUỐC
Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Sân khấu
Mã số: 9 21 02 21
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT
Người hướng dẫn khoa học:
 PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH THI
HÀ NỘI - 2021
LỜI CAM ĐOAN
Nghiên cứu sinh xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu của riêng nghiên cứu sinh dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn Đình Thi.
Kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Các tư liệu sử dụng, trích dẫn trong luận án đều được ghi rõ nguồn gốc chính xác, rõ ràng.
Nghiên cứu sinh
Vũ Đình Toán
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
GS	: Giáo sư
NCS	: Nghiên cứu sinh
NSND	: Nghệ sĩ Nhân dân
NSƯT	: Nghệ sĩ ưu tú
Nxb	: Nhà xuất bản
PGS	: Phó giáo sư
Tr	: Trang
TS	: Tiến sĩ
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong Lời tựa giới thiệu cuốn sách “Mỹ thuật sân khấu kịch nói Việt Nam” của họa sĩ, NSND Phùng Huy Bính, GS. TS. NSND Đình Quang viết: “Tuy sân khấu nước ta đã có lịch sử lâu đời, nhưng trong cảnh lang thang qua các thôn ổ, lưu diễn qua các sân đình bến chợ, với đôi hòm gánh trên vai - và do đó thường được mệnh danh là “gánh” hát - thì làm sao có thể nghĩ tới một thứ mỹ thuật sân khấu hoàn chỉnh được” [9. tr. 5].
Sự thật, khái niệm mỹ thuật của sân khấu Tuồng, Chèo cổ xưa chỉ có phục trang, hóa trang và những đạo cụ cần thiết nhất, chứ chưa hề có trang trí. Không gian trong vở diễn Tuồng, Chèo cổ đều dựa vào nghệ thuật diễn xuất (những tổ hợp động tác vũ đạo) của các diễn viên đóng vai. “Ngay phục trang, hóa trang, đạo cụ cũng rất nghèo nàn” [9. tr. 5]. Có thể xác định rằng, vào những thập niên đầu thế kỷ XX, khi Chèo ra thành phố và biểu diễn trên sân khấu hộp trong rạp cố định, “bắt chước” kịch phương Tây, bấy giờ mới có trang trí. “Theo đòi hỏi của người xem thành phố, Chèo văn minh và Chèo cải lương cũng như tuồng cổ buộc phải có trang trí bối cảnh và những yếu tố tạo hình cho các vở diễn để thêm phần hấp dẫn” [9, tr. 6].
Vấn đề mỹ thuật Chèo mới chỉ được đặt ra và giải quyết một cách toàn diện từ khi Đoàn Chèo Trung ương dựng lại trò diễn Quan Âm Thị Kính vào năm 1956. Nhóm họa sĩ tham gia công trình gồm Sĩ Ngọc, Quang Phòng và Nguyễn Đình Hàm. Cả ba đều tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Đông Dương, nhưng không phải chuyên ngành thiết kế mỹ thuật sân khấu. Với vốn hiểu biết sâu sắc về mỹ thuật cổ Việt Nam và kỳ công nghiên cứu nghệ thuật Chèo cổ, họ đã dấn thân cống hiến cho nền mỹ thuật Chèo truyền thống nước nhà, mà mỹ thuật của vở diễn Chèo cổ Quan Âm Thị Kính là vở diễn Chèo cổ đầu tiên có thiết kế mỹ thuật đồng bộ, bám sát phương pháp thể loại của Chèo: “tự sự - ước lệ nhằm tả ý”. Cái hay của thiết kế mỹ thuật Chèo hiện đại là quá trình học tập, ổn định của nó lại được song song nghiên cứu lý luận và thực hành cùng thiết kế mỹ thuật cho các vở diễn Chèo cổ (sau khi đã sưu tầm được, tiến hành chỉnh lý kịch bản và dàn dựng).
Khi các họa sĩ trang trí sân khấu Chèo bắt đầu thấm nhuần ngôn ngữ nghệ thuật Chèo, khai thách các phương pháp sáng tạo ước lệ, tượng trưng. Mỹ thuật Chèo bỏ được “thói đa dùng” - một thiết kế mỹ thuật lắp ghép cho nhiều vở diễn. Thay vào đó các họa sĩ nhận thức được rằng vở diễn nào thì thiết kế mỹ thuật ấy: Khắc họa những không gian “nơi diễn trò (sân khấu)”, nơi diễn ra những hoàn cảnh cụ thể (môi trường sống) của nhân vật; Thể hiện rõ đề tài, thể tài, tính chất xung đột của vở diễn. Thông qua đó lịch sử nhân vật được làm sáng tỏ trong sự phối kết hợp với những sáng tạo và thể hiện của nghệ thuật diễn viên, vũ đạo, âm nhạc, ánh sáng, tiếng động... Mỹ thuật sân khấu Chèo đã tiến tới ổn định và tự khẳng định mình “ là một trong những thành phần quan trọng làm nên yếu tố “nhìn”, đóng góp một nửa hiệu quả nghệ thuật cho vở diễn” [83, tr. 9]. Các họa sĩ cần kể đến như: Nguyễn Đình Hàm, Nguyễn Dân Quốc, Bùi Huy Hiếu, Phạm Duy Tùng, Lê Văn Ngoạn, Phùng Huy Bính, Nguyễn Hồng, Đường Tài, J.Muller (CHDC Đức), Văn Cao, Đinh Quý Thêm, Lê Huy Quang, Bùi Vũ Minh, Hoàng Song Hào... Trong các họa sĩ nói trên phải kể đến họa sĩ, NSND Nguyễn Đình Hàm là người đầu tiên phát hiện và khai thác thành công tính ước lệ của mỹ thuật dân gian, đưa chúng vào trang trí các vở Chèo. Người họa sĩ thứ hai sử dụng chất liệu mỹ thuật dân gian cho trang trí sân khấu Chèo đó là họa sĩ, NSND Nguyễn Dân Quốc. Ông là một trong những học trò ưu tú của họa sĩ Nguyễn Đình Hàm, tiếp nối con đường mà họa sĩ Nguyễn Đình Hàm đã gợi mở. Ông là người đưa phương pháp thiết kế trang trí sân khấu Chèo vận dụng mỹ thuật dân gian thành một phong cách sáng tạo mẫu mực, góp phần vào sự phát triển của trang trí sân khấu Chèo, tạo cho Chèo một diện mạo mới, rất riêng, phù hợp với đặc trưng nghệ thuật của Chèo.
Hai họa sĩ, NSND: Nguyễn Đình Hàm và Nguyễn Dân Quốc để lại số lượng thiết kế trang trí sân khấu Chèo lớn (khoảng 170 vở) ghi dấu ấn trong lòng công chúng và đóng góp to lớn trong kho tàng nghệ thuật sân khấu Chèo. Giá trị nghệ thuật có trong các thiết kế trang trí của hai ông chính là ở ngôn ngữ ước lệ trong tạo hình từ chất liệu mỹ thuật dân gian. Đặc biệt, hai họa sĩ đã khai thác chất liệu mỹ thuật dân gian để thiết kế trang trí sân khấu Chèo một cách tinh tế, khoa học, giàu ý nghĩa thực tiễn và đạt tới độ tin cậy cao đối với khán giả và các nhà nghiên cứu Chèo. Vì thế NCS chọn “Sự tiếp nhận mỹ thuật dân gian trong thiết kế trang trí sân khấu Chèo của họa sĩ Nguyễn Đình Hàm và Nguyễn Dân Quốc” làm đề tài nghiên cứu của luận án tiến sĩ nghệ thuật sân khấu của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Phát hiện và lý giải tư duy sáng tạo của hai họa sĩ - NSND: Nguyễn Đình Hàm và Nguyễn Dân Quốc trong thiết kế trang trí sân khấu Chèo. Hiệu quả của việc vận dụng các yếu tố mỹ thuật dân gian Việt Nam trong quá trình thiết kế trang trí sân khấu Chèo của hai họa sĩ này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, phân tích những biến đổi trong từng giai đoạn cụ thể của hai họa sĩ Nguyễn Đình Hàm và Nguyễn Dân Quốc trong thiết kế trang trí sân khấu Chèo.
- Nhận diện phương pháp trang trí sân khấu Chèo của hai họa sĩ khẳng định việc vận dụng mỹ thuật dân gian là một phong cách thiết kế trang trí sân khấu Chèo ngày nay.
- Bài học áp dụng thực tiễn cho các thế hệ họa sĩ tiếp nối trong xây dựng hình tượng nghệ thuật của vở diễn Chèo hiện đại từ phong cách thiết kế trang trí của hai ông.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các thiết kế trang trí Chèo của hai họa sĩ Nguyễn Đình Hàm và Nguyễn Dân Quốc trong quan hệ ảnh hưởng từ mỹ thuật dân gian cả về lý luận và thực tiễn là đối tượng nghiên cứu của đề tài.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu, khảo sát, phân tích sự thành công và hạn chế về phương diện thiết kế trang trí từ chất liệu mỹ thuật dân gian Việt Nam ở một số vở chèo mẫu mực do hai họa sĩ Nguyễn Đình Hàm và Nguyễn Dân Quốc. Trên cơ sở đó đối chiếu, so sánh giữa chúng để tìm ra những đặc trưng cơ bản và khẳng định giá trị của chúng như một phong cách thiết kế trang trí sân khấu Chèo ngày nay.
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
- NSND Nguyễn Đình Hàm và NSND Nguyễn Dân Quốc đã tiếp nhận mỹ thuật dân gian trong sáng tạo của họ như thế nào?
- Hiệu quả của sự tiếp nhận là gì?
- Ảnh hưởng của hai ông đối với các họa sĩ thế hệ sau như thế nào?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Họa sĩ Nguyễn Đình Hàm và Nguyễn Dân Quốc tiếp nhận mỹ thuật dân gian với sự nhận thức sâu sắc về mục đích hướng tới xây dựng hình tượng vở diễn.
- Họa sĩ Nguyễn Dân Quốc tiếp thu mỹ thuật dân gian đồng thời chịu ảnh hưởng của họa sĩ Nguyễn Đình Hàm, như vậy có sự tiếp nối từ họa sĩ Nguyễn Đình Hàm đến họa sĩ Nguyễn Dân Quốc và các thế hệ họa sĩ thiết kế sau này trên phương diện tiếp nhận mỹ thuật dân gian trong thiết kế trang trí sân khấu Chèo. Tuy nhiên, mỗi họa sĩ lại có một phương pháp để tạo dấu ấn riêng.
5. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý thuyết
Đề tài áp dụng các cơ sở lý thuyết: Lý luận sân khấu học, lý thuyết về sân khấu truyền thống và lý thuyết tiếp biến văn hóa. Qua sự soi chiếu cơ sở lý thuyết vào thực tiễn sáng tạo trong một số vở Chèo của hai họa sĩ - NSND Nguyễn Đình Hàm, Nguyễn Dân Quốc, NCS nhận thấy: Mỹ thuật dân gian, sân khấu chèo, nghệ thuật trang trí sân khấu Chèo đều đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam, chính vì vậy việc tiếp thu có chọn lọc yếu tố mỹ thuật dân gian trong thiết kế trang trí các vở diễn Chèo là một phát hiện khoa học. Đồng thời, khẳng định một lần nữa về vai trò của trang trí trên sân khấu Chèo là cần thiết, phù hợp với sự phát triển của sân khấu thế giới ngày nay.
Hai họa sĩ - NSND Nguyễn Đình Hàm, Nguyễn Dân Quốc là những người có tầm ảnh hưởng đối với sân khấu Chèo, đã tạo ra cho Chèo một diện mạo riêng biệt và định hình khi mà thời đại kỹ thuật số tác động vào mọi mặt của đời sống xã hội. Mối tương quan trong dòng chảy văn hóa - lịch sử giữa đời sống và sân khấu đã đặt ra hướng tiếp cận xã hội học cho đề tài. Để đánh giá trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn các thiết kế của hai họa sĩ - NSND này, đề tài nghiên cứu cần những góc nhìn mới có tính chất nghiên cứu liên ngành trong đó có Sử học, Văn hóa học, Khảo cổ học, Dân tộc học/Nhân học, Xã hội học nghệ thuật, Sân khấu học, Mỹ thuật truyền thống. Phương pháp so sánh sân khấu Chèo với mỹ thuật dân gian sẽ phát hiện những nguyên lý chưa từng được chỉ ra trong lịch sử nghiên cứu về thiết kế mỹ thuật (đặc biệt là thiết kế trang trí) của các vở diễn Chèo hiện đại. Như vậy, đề tài sẽ đánh giá định hướng sáng tác mỹ thuật nói chung và thiết kế trang trí sân khấu Chèo nói riêng một cách cụ thể để xây dựng hình tượng nghệ thuật của vở diễn Chèo.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp điền dã
Do hướng nghiên cứu của luận án là mỹ thuật dân gian trong thiết kế trang trí sân khấu Chèo, dựa trên nền tảng mỹ thuật sân khấu Chèo và mỹ thuật dân gian Việt Nam, nên một trong những phương pháp nghiên cứu là điền dã, nhưng trong quá trình điền dã, đề tài không chỉ tìm hiểu các dữ liệu về thiết kế trang trí sân khấu Chèo mà còn tìm hiểu những dữ liệu mỹ thuật dân gian trong kho tàng văn hóa dân tộc, có mối liên hệ gần gũi với giá trị hiện thực và giá trị thẩm mỹ của mỹ thuật dân gian trong thiết kế trang trí sân khấu Chèo. Do vậy, khối lượng dữ liệu thu thập không bị bó hẹp mà có tính đa dạng, phong phú, có mối quan hệ liên ngành sâu rộng.
5.2.2. Phương pháp tiếp cận liên ngành
Đề tài của luận án chú trọng đặt đối tượng nghiên cứu vào tình hình xã hội, lịch sử xã hội, lịch sử nghệ thuậttrong từng giai đoạn. Phương pháp nghiên cứu liên ngành là sự kết hợp giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, giữa các ngành khoa học xã hội với n ... tin Thái Bình xb, Thái Bình.
62. Trần Việt Ngữ (2005), Người chấn hưng nghệ thuật Chèo nửa đầu thế kỷ XX, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 10, Hà Nội.
63. Trần Việt Ngữ (2001), Thực trạng sân khấu Chèo qua hội diễn cuối cùng của thế kỷ XX, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 4, Hà Nội.
64. Trần Việt Ngữ (2015), Về nghệ thuật Chèo, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
65. Nhiều tác giả (1984), Kế thừa và phát triển nghệ thuật Chèo, Viện Sân khấu, Hà Nội.
66. Nhiều tác giả (2001), Những chặng đường nghệ thuật (50 năm Nhà hát Chèo), Nxb Sân khấu, Hà Nội.
67. Nhiều tác giả (2016), Hoa văn Đại Việt, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.
68. Vũ Ngọc Phách, Huỳnh Lý (1958), Chèo và tuồng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
69. Nguyễn Thị Thanh Phương (2004), Âm nhạc sân khấu Chèo nửa cuối thế kỷ XX: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Đại học Sân khấu Điện ảnh, Hà Nội.
70. Nguyễn Thị Thanh Phương (2009), Về âm nhạc trong diễn trình nghệ thuật Chèo trước cách mạng, Nghệ thuật sân khấu điện ảnh (TBKH), số 16, Hà Nội.
71. Trần Minh Phượng (1986), Cái đẹp của một lớp Chèo cổ, Kiến thức sân khấu phổ thông, Hà Nội.
72. Trần Minh Phượng (2009), Nghệ thuật Chèo cách mạng thuở ban đầu, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 303, Hà Nội.
73. Trần Minh Phượng (2005), Nghệ thuật Chèo trong hành trình đổi mới, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, số 2, Hà Nội.
74. Trần Minh Phượng (2016), Hành trình xây dựng những vở Chèo cổ mẫu mục của Nhà hát Chèo Việt Nam, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 388, tháng 10/2016, Hà Nội.
75. Đình Quang (2004), Về đặc trưng và hướng phát triển của Tuồng, Chèo truyền thống, Nxb Sân khấu, Hà Nội.
76. Vũ Đình Quân (2001), Giữ gìn và phát huy nghệ thuật Chèo truyền thống, Hà Nội.
77. Vũ Đình Quân, Hàn Thế Du, Hà Văn Cầu (2001), 50 năm Nhà hát Chèo Việt Nam - một chặng đường nghệ thuật (1951- 2001), Nxb Sân khấu, Nhà hát Chèo Việt Nam, Hà Nội.
 78. Nguyễn Dân Quốc (1996), Mỹ thuật sân khấu Chèo đôi điều trăn trở, Hội thảo 45 năm Nhà hát Chèo, Hà Nội.
79. Nguyễn Dân Quốc (1997), Đoàn Chèo Thái Bình với việc gìn giữ bản sắc Chèo, Sở Văn hóa thông tin Thái Bình, Thái Bình.
80. Nguyễn Dân Quốc (2000), Mỹ thuật sân khấu vở Chèo Liệt nữ trời Nam, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 9, Hà Nội.
81. Nguyễn Dân Quốc (2001), Một chặng đường mỹ thuật (1973-2001) từ góc nhìn mỹ thuật, Nhà hát Chèo, Nxb Sân khấu, Hà Nội.
82. Nguyễn Dân Quốc (2001), Trang trí Chèo truyền thống- Suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, Hội thảo Chèo truyền thống, Hà Nội
83. Nguyễn Dân Quốc (2007), Mỹ thuật Chèo truyền thống, Nxb Sân khấu, Hà Nội. 
84. Nguyễn Dân Quốc (2009), Mỹ thuật Chèo - Hành trình một vở diễn, Tạp chí Sân khấu, Hà Nội.
85. Nguyễn Dân Quốc (2009), Trang trí Chèo 50 năm một chặng đường phát triển (1951-2001), Nxb Sân khấu, Hà Nội.
 86. Nguyễn Dân Quốc (2009), Người giữ vẻ đẹp trong sáng cho Chèo, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 306 (Tháng 12), Hà Nội.
 87. Nguyễn Dân Quốc (2012), Mỹ thuật Chèo, Nxb Sân khấu, Hà Nội.
 88. Nguyễn Minh San (2006), Ba vị Phật Bà từ Phật đài bước vào sân khấu Chèo, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 10, Hà Nội.
89. Sở Văn hóa Thông tin Thái Bình (1990), Mấy vấn đề nghệ thuật Chèo, Sở Văn hóa Thông tin Thái Bình, Thái Bình.
90. Thủy Sơn (2010), Tự hào nghệ thuật Chèo Nam Định, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 318 (Tháng 12), Hà Nội.
91. Nguyễn Văn Thành (2012), Chèo đề tài hiện đại và những vấn đề đặt ra, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 339, Hà Nội.
92. Nguyễn Thị Minh Thái (2006), Mỹ học Phật giáo trong dàn dựng và biểu diễn vở Chèo cổ Quan Âm Thị Kính, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 9, Hà Nội.
93. Đinh Quý Thêm (2001), Những yếu tố mỹ thuật của Chèo cổ và việc ứng dụng những yếu tố đó vào Chèo hiện đại ngày nay, Luận văn Thạc sĩ Văn hóa dân gian, trường Đai học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
94. Đinh Quý Thêm (2004), Phục trang và hóa trang nhân vật trong Chèo cổ, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 1, Hà Nội.
95. Đinh Quý Thêm (2008), Bài trí sân khấu trong Chèo cổ, Tạp chí Nghệ thuật Sân khấu điện ảnh, số 13, Hà Nội.
96. Trần Quốc Thịnh (2007), Chèo cổ truyền làng Thất Gian, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
97. Đoàn Thị Tình (1987), Mỹ thuật sân khấu Chèo hiện đại, Tạp chí Sân khấu, số 82, Hà Nội.
98. Đoàn Thị Tình (1994), Những vấn đề trang phục sân khấu truyền thống (tuồng và Chèo), Luận án Phó tiến sỹ Nghệ thuật học, Hà Nội.
99. Đoàn Thị Tình (2001), Vấn đề mỹ thuật sân khấu trong liên hoan Chèo truyền thống năm 2001, Tham luận Chèo truyền thống 2001, Hà Nội.
100. Trần Trí Trắc (2002), Nghệ thuật Chèo truyền thống phục hồi và phát triển, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 1, Hà Nội.
101. Trần Trí Trắc (2004), Dáng đứng của chiếng Chèo Tổng cục Hậu cần, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, số 9, Hà Nội.
102. Trần Trí Trắc (2006), Bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống của Chèo Hà Nội, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 10, Hà Nội.
103. Trần Trí Trắc (2010), Sân khấu Chèo chuyên nghiệp nhìn từ một hội diễn, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 308, Hà Nội.
104. Trần Trí Trắc (2011), Cơ sở triết học, văn hóa học và mỹ học của Chèo cổ, Nxb Sân khấu, Hà Nội.
105. Trần Trí Trắc (2012), Về tính khuyến giáo dục trong Chèo cổ, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 342(tháng 12), Hà Nội.
106. Trần Trí Trắc (2013), Cảm nhận về Mỹ thuật Chèo của NSND - Hoạ sỹ Nguyễn Dân Quốc, Tạp chí Sân khấu, Tháng 1-2, Hà Nội.
107. Trần Trí Trắc (2013), Bàn về đào tạo tác giả Chèo, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 345 (Tháng 3), Hà Nội.
108. Đinh Quang Trung (2005), Giữ gìn nghệ thuật Chèo từ góc nhìn văn hóa, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 9, Hà Nội.
109. Đinh Quang Trung (2012), Một thức nhận về đề tài trong Chèo hiện đại, Tạp chí Văn hóa học, số 3, Hà Nội.
110. Đinh Quang Trung (2007), Nét bản sắc văn hóa trong Chèo, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 4, Hà Nội.
111. Đinh Quang Trung (2010), Ngôn ngữ tiềm ẩn trong Chèo cổ, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 309 (Tháng 3), Hà Nội.
112. Đôn Truyền (2001), Đến với nhạc Chèo, Viện Sân khấu, Hà Nội.
113. Trường đại học Mỹ thuật Hà Nội, Viện Mỹ thuật (2005), Một vài cảm nghĩ về thiết kế mỹ thuật sân khấu Chèo, Tạp chí Nghiên cứu Mỹ Thuật, số 1, Hà Nội.
114. Viện Sân khấu (1995), Nguyễn Đình Nghị với sự phát triển nghệ thuật Chèo, Nxb Sân khấu, Hà Nội.
Tài liệu tiếng nước ngoài
115. Bablet Denis (1965), Esthétique générale du décor de théâtre de 1870 à 1914 (Cái đẹp tổng quát của trang trí sân khấu từ năm 1870 đến năm 1914), Paris VII.
116. Cordier P., Gras E. (1915), Le théâtre Anamite (Sân khấu Việt Nam), Hà Nội.
117. Gouchier H. (1946), Le Théâtre et L’existence (Sân khấu và sự tồn lưu), Paris.
118. Roymont (1955), Cogniat cinquante les décorteurs de théâtre (Cuộc tranh luận lần thứ 50 của các nhà họa sĩ sân khấu), Paris. Sam,
119. David L.; Berry, John W. (2010). “Acculturation When Individuals and Groups of Different Cultural Backgrounds Meet” (Hội nhập văn hóa trong sự gặp gỡ của các cá nhân và nhóm có nền tảng văn hóa khác nhau). Perspectives on Psychological Science 5 (4): 472. doi:10.1177/1745691610373075.
120. Rudmin, Floyd W. (2003). “Critical history of the acculturation psychology of assimilation, separation, integration, and marginalization” (Lịch sử quan trọng của tâm lý tiếp biến văn hóa của sự đồng hóa, tách biệt, hội nhập và ngoài lề). Review of General Psychology 7 (1): 3. doi:10.1037/1089-2680.7.1.3. 
121. International Journal of intercultural relation (Tạp chí quốc tế về mối quan hệ giữa các nền văn hóa), No 29 (2005).
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
I. MỘT SỐ MA KÉT TRANG TRÍ CHÈO CỦA HỌA SĨ - NSND NGUYỄN ĐÌNH HÀM:
1.1. Ma két trag trí vở Quan Âm Thị Kính (1959) (hình ảnh chụp từ sách “50 năm nhà hát Chèo Việt Nam từ góc nhìn Mỹ thuật” NXB Sân khấu, 2001)
Cảnh 1: Nhà Mãng Ông
Cảnh 2: Nhà Thiện Sĩ
Cảnh 3: Cảnh chùa
Cảnh 5: Cảnh Tam quan (Cổng chùa)
1.2. Ma két trang trí vở Lọ Nước Thần (1961) (hình ảnh chụp từ sách “50 năm nhà hát Chèo Việt Nam từ góc nhìn Mỹ thuật” NXB Sân khấu, 2001)
Cảnh 1: Vườn Tiên
Cảnh 2: Bến chợ
1.3. Ma két trang trí vở Súy Vân (1963) (hình ảnh chụp từ sách “50 năm nhà hát Chèo Việt Nam từ góc nhìn Mỹ thuật” NXB Sân khấu, 2001)
Cảnh 1: Nhà Kim Nham
Cảnh 2: Cửa Phật
Cảnh 3: Nhà Mụ Quán
Cảnh 4: Súy Vân giả dại
1.4. Ma két trang trí vở Lưu Bình Dương Lễ (1962) (hình ảnh chụp từ sách “50 năm nhà hát Chèo Việt Nam từ góc nhìn Mỹ thuật” NXB Sân khấu, 2001)
Cảnh 1: Công đường nhà Dương Lễ
Cảnh 2: Bến đò – Quán Nghinh Hương
Cảnh 3: Ngôi nhà Lưu Bình
Cảnh 4: Trước cổng nhà Dương Lễ
1.5. Ma két trang trí vở Máu chúng ta đã chảy (1962) (hình ảnh chụp từ sách “50 năm nhà hát Chèo Việt Nam từ góc nhìn Mỹ thuật”NXB Sân khấu, 2001)
Cảnh 1: Nhà người nông dân
Cảnh 2: Cánh rừng du kích
II. MỘT SỐ MA KÉT TRANG TRÍ CHÈO CỦA HỌA SĨ - NSND NGUYỄN DÂN QUỐC
2.1.1. Ma két trang trí vở Quan Âm Thị Kính (1985) (hình ảnh chụp từ sách “Mỹ thuật Chèo” tập 1, NXB Sân khấu, 2012)
2.1.2. Ma két trang trí vở Quan Âm Thị Kính (2001) (hình ảnh chụp từ sách “Mỹ thuật Chèo” tập 1, NXB Sân khấu, 2012)
2.2. Ma két trang trí vở Súy Vân (2001) (hình ảnh chụp từ sách “Mỹ thuật Chèo” tập 1, NXB Sân khấu, 2012)
Cảnh 1: Nhà Kim Nham
Cảnh 2: Cửa Phật
Cảnh 3: Nhà Mụ Quán
Cảnh 4: Súy Vân giả dại
2.3. Ma két trang trí vở Lưu Bình Dương Lễ (1987) (hình ảnh chụp từ sách “Mỹ thuật Chèo” tập 1, NXB Sân khấu, 2012)
Cảnh 1: Trước cổng nhà Dương Lễ
Cảnh 2: Quán Nghinh Hương
Cảnh 3: Nhà Lưu Bình
Cảnh 4: Bến sông
2.4. Ma két trang trí vở Lọ nước thần (1992) (hình ảnh chụp từ sách “Mỹ thuật Chèo” tập 1, NXB Sân khấu, 2012)
Cảnh 1: Vườn Tiên
Cảnh 2: Bến chợ
2.5. Ma két trang trí vở Thạch Sanh (1974) (hình ảnh chụp từ sách “Mỹ thuật Chèo” tập 1, NXB Sân khấu, 2012)
Cảnh 2: Trong hang
Cảnh 3: Miếu hoang
2.6. Ma két trang trí vở Trần Anh Tông (1997) (hình ảnh chụp từ sách “Mỹ thuật Chèo” tập 1, NXB Sân khấu, 2012)
Cảnh 1: Cổng thành
Cảnh 2: Bến sông
2.7. Ma két trang trí vở Cây tre trăm đốt (1976) (hình ảnh chụp từ sách “Mỹ thuật Chèo” tập 1, NXB Sân khấu, 2012)
Cảnh 1: Nhà Phú ông
Cảnh 2: Buồng the
Cảnh 3: Trong rừng
Cảnh 4: Đoàn tụ
2.8. Ma két trang trí vở Trọn nghĩa non sông (2019) (hình ảnh do họa sĩ – NSND Nguyễn Dân Quốc cung cấp)
Cảnh 1: Khai từ
Cảnh 2: Chiến tranh
 Cảnh 3: Lam Sơn
Cảnh 4: Hoàng cung
 Cảnh 5: Vườn hoa
Cảnh 6: Cung Thị Lộ
Cảnh 7: Côn Sơn
Cảnh 8: Cung Thị Anh
2.9. Ma két trang trí vở Cô hàng rau (1980) (hình ảnh chụp từ sách “Mỹ thuật Chèo” tập 2, NXB Sân khấu, 2012)
Cảnh 1: Phố thị
Cảnh 2: Nhà Quan huyện
2.10. Ma két trang trí vở Ni cô Đàm Vân (1976) (hình ảnh chụp từ sách “Mỹ thuật Chèo” tập 2, NXB Sân khấu, 2012)
Cảnh 1: Nhà Quang Trọng
Cảnh 2: Trong Chùa
	2.11. Ma két trang trí vở Đôi mắt (1976) (hình ảnh chụp từ sách “Mỹ thuật Chèo” tập 2, NXB Sân khấu, 2012)
Cảnh 1: Trạm Quân y
Cảnh 3: Rừng Trường Sơn
2.12. Ma két trang trí vở Ngôi sao Hạ Long (1976) (hình ảnh chụp từ sách “Mỹ thuật Chèo” tập 2, NXB Sân khấu, 2012)
Cảnh 1: Bến cảng
Cảnh 5: Cảnh kết
2.13. Ma két trang trí vở Sông Trà Khúc (1974) (hình ảnh chụp từ sách “Mỹ thuật Chèo” tập 2, NXB Sân khấu, 2012)
Cảnh 1: Bến sông
Cảnh 3: Trại lính
2.14. Ma két trang trí vở Bão giữa nhà ông (1995) (hình ảnh chụp từ sách “Mỹ thuật Chèo” tập 2, NXB Sân khấu, 2012)
Cảnh 1: Khai từ
Cảnh 4: Cảnh kết

File đính kèm:

  • docluan_an_su_tiep_nhan_my_thuat_dan_gian_trong_thiet_ke_trang.doc
  • docx1. Toan - Thong tin TT ve LA T. Viet.docx
  • docx2. Toan - Thong tin TT ve LA. Eng.docx
  • docx3. Toan - Trich yeu LA T. Viet.docx
  • docx4. Toan - Trich yeu LA. Eng.docx
  • docx5. Toan - Tom tat LA T. Viet.docx
  • docx6. Toan - Tom tat LA. Eng.docx