Luận án Thực hiện chủ trương bố trí trưởng công an cấp huyện không là người địa phương ở đồng bằng sông Hồng hiện nay

Công tác cán bộ là vấn đề có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, là khâu then

chốt của vấn đề then chốt trong công tác xây dựng Đảng ở từng giai đoạn cách

mạng. Bố trí cán bộ chủ chốt không là người địa phương (KLNĐP) là một giải

pháp trọng tâm, có tính đột phá , đang được tổ chức triển khai quyết liệt nhằm

ngăn chặn, đẩy lùi những vấn nạn tiêu cực, nhức nhối trong công tác cán bộ của

Đảng hiện nay.

Chủ trương bố trí cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện KLNĐP đã được

đặt ra từ Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25/1/2002 của Bộ Chính trị (khóa

IX): “Luân chuyển cán bộ giữa các đơn vị ở Trung ương, giữa các tỉnh, thành

phố và giữa các quận, huyện trong một tỉnh, thành phố. Thực hiện chủ trương

bố trí một số chức danh cán bộ lãnh đạo và quản lý cấp tỉnh, huyện không

phải là người ở địa phương” [13]. Chủ trương tiếp tục được xác định, cụ thể

hóa và đặt ra các yêu cầu cao hơn tại Kết luận số 37-KL/TW ngày 2/2/2009

của Hội nghị lần thứ chín BCH Trung ương khóa X về tiếp tục đẩy mạnh thực

hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo: “Mở

rộng việc bố trí bí thư cấp uỷ, chủ tịch UBND, chánh án toà án nhân dân, viện

trưởng viện kiểm sát nhân dân, chánh thanh tra cấp tỉnh, cấp huyện và cán bộ

lãnh đạo cấp trưởng các ngành công an, tài chính, thuế, hải quan. KLNĐP”

[4]. Nghị quyết số 12-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương Đảng

(khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã đưa ra 4

nhóm giải pháp, trong đó nêu rõ: “ tiếp tục thực hiện chủ trương bố trí một

số chức danh cán bộ chủ chốt ở cấp tỉnh, cấp huyện không phải là người địa

phương” là một giải pháp quan trọng [5]. Kết luận số 24-KL/TW ngày

5/6/2012 của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển

cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo” đề ra chủ

trương mở rộng bố trí cán bộ KLNĐP đến cấp cơ sở: “Đẩy mạnh công tác2

luân chuyển để đào tạo cán bộ và thực hiện bố trí một số chức danh lãnh đạo,

quản lý không là người địa phương ở cấp tỉnh, cấp huyện và từng bước nghiên

cứu thực hiện ở cấp xã, phường, thị trấn”. Kết luận nhấn mạnh mục tiêu:

“phấn đấu đến năm 2015 trên 25% tỉnh, thành phố và trên 50% quận, huyện

thực hiện chủ trương này” [15].

Quán triệt chủ trương bố trí cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện

KLNĐP của Trung ương, ngày 07/8/2012, ĐUCATW, Bộ Công an đã ban

hành Đề án số 05/ĐA-BCA-X11 (Đề án 05) [29] về bố trí giám đốc công an

tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và trưởng công an cấp huyện KLNĐP

và Kế hoạch số 76/KH-BCA-X11 ngày 03/4/2013 của Bộ Công an về luân

chuyển cán bộ lãnh đạo, chỉ huy kết hợp bố trí giám đốc công an tỉnh, thành

phố, trưởng công an cấp huyện KLNĐP (Kế hoạch 76) [30]. Ngay sau khi Đề

án 05 được ban hành, Công an các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng

(ĐBSH) đã tổ chức quán triệt nghiêm túc, đề ra kế hoạch, chương trình hành

động để tổ chức thực hiện, cụ thể hóa chủ trương và bước đầu đã đạt những

kết quả tốt. Việc thực hiện chủ trương đã góp phần hạn chế sự tác động của

mối quan hệ gia đình, họ hàng, dòng tộc, đổi mới công tác cán bộ, hạn chế

tình trạng bè phái, cục bộ địa phương và phòng ngừa tiêu cực, đảm bảo khách

quan hơn trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ của lực lượng công an cấp

huyện, từng bước nâng cao chất lượng công tác đảm bảo an ninh, trật tự và

góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương [36].

pdf 172 trang kiennguyen 8540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Thực hiện chủ trương bố trí trưởng công an cấp huyện không là người địa phương ở đồng bằng sông Hồng hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Thực hiện chủ trương bố trí trưởng công an cấp huyện không là người địa phương ở đồng bằng sông Hồng hiện nay

Luận án Thực hiện chủ trương bố trí trưởng công an cấp huyện không là người địa phương ở đồng bằng sông Hồng hiện nay
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA 
HỒ CHÍ MINH 
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN 
THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG BỐ TRÍ TRƯỞNG CÔNG AN 
CẤP HUYỆN KHÔNG LÀ NGƯỜI ĐỊA PHƯƠNG 
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC 
HÀ NỘI - 2021 
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA 
HỒ CHÍ MINH 
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN 
THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG BỐ TRÍ TRƯỞNG CÔNG AN 
CẤP HUYỆN KHÔNG LÀ NGƯỜI ĐỊA PHƯƠNG 
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY 
Chuyên ngành: Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước 
Mã số: 9310202 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC 
HÀ NỘI - 2021 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình 
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả 
nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ 
ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. 
Tác giả luận án 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
ANTT An ninh trật tự 
BCH Ban Chấp hành 
BTV Ban Thường vụ 
CAND Công an nhân dân 
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng 
ĐUCATW Đảng ủy Công an Trung ương 
KLNĐP Không là người địa phương 
MỤC LỤC Trang 
MỞ ĐẦU 1 
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 7 
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài 7 
1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài 12 
1.3. Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan và những vấn 
đề luận án tiếp tục nghiên cứu 27 
Chương 2: THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG BỐ TRÍ TRƯỞNG CÔNG AN CẤP 
HUYỆN KHÔNG LÀ NGƯỜI ĐỊA PHƯƠNG Ở ĐỒNG BẰNG 
SÔNG HỒNG - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 30 
2.1. Cấp huyện, công an cấp huyện và trưởng công an cấp huyện ở đồng bằng 
sông Hồng 30 
2.2. Thực hiện chủ trương bố trí trưởng công an cấp huyện không là người địa 
phương - khái niệm, nội dung, vai trò 47 
Chương 3: THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG BỐ TRÍ TRƯỞNG CÔNG AN CẤP 
HUYỆN KHÔNG LÀ NGƯỜI ĐỊA PHƯƠNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG 
HỒNG - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM 64 
3.1. Thực trạng thực hiện chủ trương bố trí trưởng công an cấp huyện không là 
người địa phương ở đồng bằng sông Hồng 64 
3.2. Nguyên nhân, kinh nghiệm thực hiện chủ trương bố trí trưởng công an cấp 
huyện không là người địa phương ở đồng bằng sông Hồng 84 
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG, NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN THỰC HIỆN 
CHỦ TRƯƠNG BỐ TRÍ TRƯỞNG CÔNG AN CẤP HUYỆN 
KHÔNG LÀ NGƯỜI ĐỊA PHƯƠNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 
TRONG THỜI GIAN TỚI 107 
4.1. Dự báo những yếu tố thuận lợi, khó khăn, phương hướng thực hiện chủ 
trương bố trí trưởng công an cấp huyện không là người địa phương ở đồng bằng 
sông Hồng trong thời gian tới 107 
4.2. Những giải pháp cơ bản thực hiện chủ trương bố trí trưởng công an cấp 
huyện không là người địa phương ở đồng bằng sông Hồng trong thời gian tới 120 
KẾT LUẬN 154 
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 157 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158 
PHỤ LỤC 167 
MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Công tác cán bộ là vấn đề có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, là khâu then 
chốt của vấn đề then chốt trong công tác xây dựng Đảng ở từng giai đoạn cách 
mạng. Bố trí cán bộ chủ chốt không là người địa phương (KLNĐP) là một giải 
pháp trọng tâm, có tính đột phá , đang được tổ chức triển khai quyết liệt nhằm 
ngăn chặn, đẩy lùi những vấn nạn tiêu cực, nhức nhối trong công tác cán bộ của 
Đảng hiện nay. 
Chủ trương bố trí cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện KLNĐP đã được 
đặt ra từ Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25/1/2002 của Bộ Chính trị (khóa 
IX): “Luân chuyển cán bộ giữa các đơn vị ở Trung ương, giữa các tỉnh, thành 
phố và giữa các quận, huyện trong một tỉnh, thành phố. Thực hiện chủ trương 
bố trí một số chức danh cán bộ lãnh đạo và quản lý cấp tỉnh, huyện không 
phải là người ở địa phương” [13]. Chủ trương tiếp tục được xác định, cụ thể 
hóa và đặt ra các yêu cầu cao hơn tại Kết luận số 37-KL/TW ngày 2/2/2009 
của Hội nghị lần thứ chín BCH Trung ương khóa X về tiếp tục đẩy mạnh thực 
hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo: “Mở 
rộng việc bố trí bí thư cấp uỷ, chủ tịch UBND, chánh án toà án nhân dân, viện 
trưởng viện kiểm sát nhân dân, chánh thanh tra cấp tỉnh, cấp huyện và cán bộ 
lãnh đạo cấp trưởng các ngành công an, tài chính, thuế, hải quan... KLNĐP” 
[4]. Nghị quyết số 12-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương Đảng 
(khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã đưa ra 4 
nhóm giải pháp, trong đó nêu rõ: “tiếp tục thực hiện chủ trương bố trí một 
số chức danh cán bộ chủ chốt ở cấp tỉnh, cấp huyện không phải là người địa 
phương” là một giải pháp quan trọng [5]. Kết luận số 24-KL/TW ngày 
5/6/2012 của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển 
cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo” đề ra chủ 
trương mở rộng bố trí cán bộ KLNĐP đến cấp cơ sở: “Đẩy mạnh công tác 
2 
luân chuyển để đào tạo cán bộ và thực hiện bố trí một số chức danh lãnh đạo, 
quản lý không là người địa phương ở cấp tỉnh, cấp huyện và từng bước nghiên 
cứu thực hiện ở cấp xã, phường, thị trấn”. Kết luận nhấn mạnh mục tiêu: 
“phấn đấu đến năm 2015 trên 25% tỉnh, thành phố và trên 50% quận, huyện 
thực hiện chủ trương này” [15]. 
Quán triệt chủ trương bố trí cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện 
KLNĐP của Trung ương, ngày 07/8/2012, ĐUCATW, Bộ Công an đã ban 
hành Đề án số 05/ĐA-BCA-X11 (Đề án 05) [29] về bố trí giám đốc công an 
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và trưởng công an cấp huyện KLNĐP 
và Kế hoạch số 76/KH-BCA-X11 ngày 03/4/2013 của Bộ Công an về luân 
chuyển cán bộ lãnh đạo, chỉ huy kết hợp bố trí giám đốc công an tỉnh, thành 
phố, trưởng công an cấp huyện KLNĐP (Kế hoạch 76) [30]. Ngay sau khi Đề 
án 05 được ban hành, Công an các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng 
(ĐBSH) đã tổ chức quán triệt nghiêm túc, đề ra kế hoạch, chương trình hành 
động để tổ chức thực hiện, cụ thể hóa chủ trương và bước đầu đã đạt những 
kết quả tốt. Việc thực hiện chủ trương đã góp phần hạn chế sự tác động của 
mối quan hệ gia đình, họ hàng, dòng tộc, đổi mới công tác cán bộ, hạn chế 
tình trạng bè phái, cục bộ địa phương và phòng ngừa tiêu cực, đảm bảo khách 
quan hơn trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ của lực lượng công an cấp 
huyện, từng bước nâng cao chất lượng công tác đảm bảo an ninh, trật tự và 
góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương [36]. 
Tuy nhiên, thực hiện chủ trương bố trí trưởng công an cấp huyện KLNĐP ở 
ĐBSH cũng còn có nhiều hạn chế, bất cập như: Nhận thức giữa cấp ủy các cấp còn 
chưa thống nhất, chưa có sự đồng thuận cao giữa cấp trên với cấp dưới, giữa nơi đi 
với nơi đến của cán bộ; còn thiếu một số quy định, hướng dẫn để đảm bảo thực hiện 
công tác cán bộ được thống nhất; các bước và quy trình bố trí từ khâu tạo nguồn cán 
bộ, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán 
bộ vẫn còn một số vấn đề cần phải điều chỉnh, một số cán bộ chưa thực sự tiêu biểu 
3 
về phẩm chất, năng lực, còn thiếu kinh nghiệm, hiểu biết về địa phương nơi được 
bố trí đến, cá biệt còn có người ngại khó, ngại khổ không muốn đi địa phương khác; 
có địa phương còn biểu hiện cục bộ làm cho cán bộ được bố trí đến gặp nhiều khó 
khăn trong công tác; chưa có chế độ, chính sách thỏa đáng đối với trưởng công an 
cấp huyện KLNĐP và những cán bộ bị ảnh hưởng do thực hiện chủ trương...[36] 
Những hạn chế, vướng mắc này cần được nghiên cứu, giải quyết thấu đáo, đề ra 
giải pháp để tiếp tục thực hiện tốt chủ trương trong thời gian tới. 
Đồng bằng sồng Hồng là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của cả 
nước, có nhiều đặc thù, yêu cầu cao về đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an 
toàn xã hội. Trước tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, mặt trái 
của cơ chế thị trường, âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình”, hoạt động 
chống phá ngày càng tinh vi, xảo quyệt của các thế lực thù địch, sự xuất hiện 
của nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống, nhiều loại tội phạm phi truyền 
thống; một số vấn đề mâu thuẫn, “nhức nhối” trong xã hội có thể diễn biến 
phức tạp hơn nếu không được phòng ngừa, phát hiện, xử lý “từ sớm-từ xa-từ 
cơ sở”; biểu hiện tham nhũng, lãng phí, quan liêu, lạm dụng quyền lực, suy 
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” 
của một bộ phận cán bộ chưa hoàn toàn được ngăn chặn, đầy lùi. Những khó 
khăn, thách thức mới về nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an 
toàn xã hội và bảo vệ chính trị nội bộ hiện nay, đòi hỏi công an các tỉnh, thành 
phố ĐBSH phải quyết liệt hơn nữa, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong 
đó đổi mới, kiện toàn, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, hoàn thiện việc bố trí, sắp 
xếp lại đội ngũ cán bộ theo bốn cấp công an, tập trung xây dựng “công an cấp 
huyện toàn diện”, đột phá là thực hiện bố trí trưởng công an cấp huyện 
KLNĐP là nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp thiết, vừa chiến lược. 
Từ những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề: “Thực hiện 
chủ trương bố trí trưởng công an cấp huyện không phải là người địa 
phương ở đồng bằng sông Hồng hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên 
4 
ngành xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước là vấn đề có ý nghĩa lý luận 
và thực tiễn sâu sắc. 
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận án 
2.1. Mục tiêu 
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề về lý luận, đánh giá đúng thực trạng 
việc thực hiện chủ trương bố trí trưởng công an cấp huyện KLNĐP ở ĐBSH, 
luận án đề xuất những phương hướng, giải pháp thực hiện tốt chủ trương bố 
trí trưởng công an cấp huyện KLNĐP ở ĐBSH trong thời gian tới. 
2.2. Nhiệm vụ 
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, chỉ rõ kết 
quả và xác định những nội dung luận án kế thừa và tiếp tục nghiên cứu. 
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc thực hiện chủ trương 
bố trí trưởng công an cấp huyện KLNĐP ở ĐBSH. 
Đánh giá đúng thực trạng thực hiện chủ trương bố trí trưởng công an 
cấp huyện KLNĐP ở ĐBSH, làm rõ nguyên nhân, rút ra một số kinh nghiệm. 
Phân tích các yếu tố tác động, xác định phương hướng và đề xuất giải 
pháp thực hiện tốt chủ trương bố trí trưởng công an cấp huyện KLNĐP ở 
ĐBSH trong thời gian tới. 
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 
3.1. Đối tượng nghiên cứu 
Thực hiện chủ trương bố trí trưởng công an cấp huyện KLNĐP ở 
ĐBSH hiện nay. 
3.2. Phạm vi nghiên cứu 
 Về thời gian: Luận án tập trung khảo sát thực hiện chủ trương bố trí 
trưởng công an cấp huyện KLNĐP ở ĐBSH từ năm 2012 đến 06/2021 (từ khi 
ban hành Đề án số 05/ĐA-BCA-X11 về bố trí giám đốc công an tỉnh, thành 
phố trực thuộc Trung ương và trưởng công an cấp huyện KLNĐP). 
5 
Về không gian: Luận án tập trung khảo sát, đánh giá, phân tích thực trạng 
thực hiện chủ trương bố trí trưởng công an cấp huyện KLNĐP ở các tỉnh, thành 
phố ĐBSH, gồm 129 đơn vị: 19 quận, 88 huyện, 15 thành phố trực thuộc tỉnh, 07 
thị xã ở thành phố Hà Nội, Hải Phòng và 09 tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải 
Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình. 
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 
4.1. Cơ sở lý luận 
Luận án đ ... ớng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an về xây dựng quy 
hoạch lãnh đạo, chỉ huy trong Công an nhân dân giai đoạn 2016-2021. 
34. Bộ Công an (2015), Quyết định quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn 
và tổ chức bộ máy của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 
35. Bộ Công an (2016), Báo cáo sơ kết thực hiện Đề án 05 về bố trí giám đốc 
công an tỉnh, thành phố, trưởng công an cấp huyện KPLNĐP và Kế hoạch 
luân chuyển cán bộ, lãnh đạo chỉ huy trong CAND. 
36. Bộ Công an (2021), Báo cáo về tổng kết thực hiện Đề án 05 về bố trí giám 
đốc công an tỉnh, thành phố, trưởng công an cấp huyện KPLNĐP và Kế 
hoạch luân chuyển cán bộ, lãnh đạo chỉ huy trong CAND. 
37. Bộ Công an (2018), Thông tư quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và 
tổ chức bộ máy của công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 
38. Bộ Công an (2019), Thông tư quy định về điều lệnh nội vụ Công an nhân 
dân. 
39. Bộ Công an (2019), Xây dựng công an cấp huyện vững mạnh toàn diện đáp 
ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới, Kỷ yếu 
hội thảo khoa học cấp Bộ, Hà Nội. 
40. Bộ Công an (2020), Thông tư quy định tiêu chuẩn chức vụ cán bộ lãnh đạo, 
chỉ huy trong CAND. 
41. Bộ Công an (2020), Công văn về định hướng nhân sự công an tham gia cấp 
ủy địa phương nhiệm kỳ 2020-2025. 
42. Bun Xợt Tham Ma Vông (2004), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở 
các tỉnh phía Nam nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện 
nay, Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 
43. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb CTQG, H.1993, t.7 
162 
44. Phạm Minh Chính (2018), “20 năm thực hiện chiến lược cán bộ và những 
bài học quý giá cho chúng ta”, Tạp chí Cộng sản, số 907, tr.7-15. 
45. Phạm Minh Chính (2018), “Quán triệt sâu sắc các quan điểm chỉ đạo của 
Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ và đổi mới công tác cán bộ đáp ứng yêu 
cầu phát triển thời kỳ mới của Hội nghị Trung ương 7, khóa XII”, Tạp chí 
Cộng sản, số 908, tr.11-18. 
46. Chorkaew Jaturanonda, Suebsak Nanthavanij & Pornpimol Chongphaisal (2006), 
Nghiên cứu khảo sát về trọng số của các tiêu chí quyết định đối với việc luân 
chuyển nhân viên ở Thái Lan: so sánh giữa khu vực công và khu vực tư, Tạp 
chí Quốc tế về Quản lý Nguồn nhân lực, Vương Quốc Anh, tr.1834-1851. 
47. Nguyễn Văn Côi (2012), Luân chuyển cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy 
quản lý ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong giai đoạn hiện nay, Tiến sĩ Khoa 
học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị - Hành 
chính Quốc gia Hồ Chí Minh. 
48. Công an Thành phố Hà Nội (2020), Báo cáo kết quả thực hiện Đề án 05 của 
Bộ Công an. 
49. Công an Thành phố Hải Phòng (2020), Báo cáo kết quả thực hiện Đề án 05 
của Bộ Công an. 
50. Công an Tỉnh Bắc Ninh (2020), Báo cáo kết quả thực hiện Đề án 05 của Bộ 
Công an. 
51. Công an Tỉnh Hà Nam (2020), Báo cáo kết quả thực hiện Đề án 05 của Bộ 
Công an. 
52. Công an Tỉnh Hải Dương (2020), Báo cáo kết quả thực hiện Đề án 05 của 
Bộ Công an. 
53. Công an Tỉnh Hưng Yên (2020), Báo cáo kết quả thực hiện Đề án 05 của Bộ 
Công an. 
54. Công an Tỉnh Nam Định (2020), Báo cáo kết quả thực hiện Đề án 05 của Bộ 
Công an. 
163 
55. Công an Tỉnh Ninh Bình (2020), Báo cáo kết quả thực hiện Đề án 05 của Bộ 
Công an. 
56. Công an Tỉnh Quảng Ninh (2020), Báo cáo kết quả thực hiện Đề án 05 của 
Bộ Công an. 
57. Công an Tỉnh Vĩnh Phúc (2020), Báo cáo kết quả thực hiện Đề án 05 của Bộ 
Công an. 
58. Công an Tỉnh Thái Bình (2020), Báo cáo kết quả thực hiện Đề án 05 của Bộ 
Công an. 
59. Chính phủ (2018), Nghị định số 01/NĐ-CP, ngày 06/8/2018 quy định chức 
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an. 
60. Chính phủ (2019), Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 quy định 
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng chống tham nhũng. 
61. Lê Hoàng Dũng (2014), Công tác luân chuyển cán bộ diện ban thường vụ 
huyện ủy quản lý ở Thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay, Tiến sĩ 
Khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị - 
Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. 
62. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần 
thứ XIII, Tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
63. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần 
thứ XIII, Tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
64. Đảng ủy Công an Trung ương (2009), Thông tri số 468-TT/ĐUCA(X16) 
ngày 19/11/2009 về đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ Công an 
Trung ương lần thứ V, nhiệm kỳ 2010-2015. 
65. Đảng uỷ Công an Trung ương (2019), Quy định số 02 Qđi/ĐUCA ngày 
22/8/2019 của Đảng ủy Công an Trung ương về khung tiêu chuẩn, tiêu chí 
bố trí cán bộ ở bốn cấp công an. 
66. Đảng ủy Công an Trung ương (2020), Văn hiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ 
Công an Trung ương lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020-2025 
164 
67. Fišar, Miloš; Krčál, Ondřej; Staněk, Rostislav; Špalek, Jiří (2019): Ảnh 
hưởng của việc luân chuyển nhân viên trong cơ quan hành chính công đối 
với quyết định hối lộ hoặc được hối lộ, Tạp chí MUNI ECON, số 2019-01, 
ISSN 2571-130X, Đại học Masaryk, Brno, Đức. 
68. Đinh Ngọc Giang, Lê Thị Minh Hà (2016), Về thực hiện chủ trương bố trí cán 
bộ không phải là người địa phương, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 3-2016. 
69. Nguyễn Văn Giang, Nguyễn Ngọc Ánh (2020), Thực hiện chủ trương bố trí cán 
bộ chủ chốt cấp huyện không phải là người địa phương hiện nay, Nhà xuất 
bản Lý luận Chính trị, Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 
70. Harwan Ony Prasetyanto, Windijarto, Falih Suaedi (2014), Phát triển mô 
hình luân chuyển công việc để cải thiện hiệu quả hoạt động của nhân viên 
Văn phòng Tổng cục Hải quan Khu vực Đông Java I, Tạp chí phát triển, 
Đại học Airlangga, Indonesia. 
71. Vũ Văn Hiền (2005), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp 
ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đề tài 
khoa học cấp Nhà nước, thuộc Chương trình khoa học xã hội cấp nhà nước 
KX03 “Xây dựng Đảng trong điều kiện mới”, 2005. 
72. Trần Đình Hoan (2002), Luân chuyển cán bộ - Khâu đột phá nhằm xây dựng 
đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ngang tầm thời kỳ phát triển mới, Tạp chí 
Cộng sản. Số 7-2002. 
73. Lê Quang Hoan (2012), Bố trí cán bộ chủ chốt cấp tỉnh không phải là người 
địa phương - Thực trạng và giải pháp, Đề tài cấp Bộ, mã số: KHBĐ (2012)-
28, Tạp chí Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 
74. Trần Quốc Hoàn (2004), Một số vấn đề về xây dựng lực lượng CAND, NXB 
Công an nhân dân, Hà Nội. 
75. Đoàn Minh Huấn (2019), ““Hai trọng tâm” và “Năm đột phá” trong xây 
dựng đội ngũ cán bộ và đổi mới công tác cán bộ của Nghị quyết Hội nghị 
Trung ương 7 khóa XII”; Tạp chí Cộng sản, số 913, tr.5-11. 
165 
76. Hồ Chí Minh: Toàn tập, H.2011, tập 11. 
77. Hồ Chí Minh: Toàn tập, H.2011, tập 5. 
78. Kwame Badu Antwi-Boasiako (2010), Quản trị công: Chính quyền địa 
phương và sự phân quyền ở Ghana, , Tạp chí Học thuật , Đại học Stephen F 
Austin State, Khoa Quản lý nhà nước, Nacogdoches, Texas 75962, Mỹ. 
79. Nguyễn Văn Khuông (2013), Kinh nghiệm trong công tác lựa chọn, đào tạo, 
bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, chỉ huy của Công an tỉnh Hà Nam, Tạp chí 
CAND, số 12/2013. 
80. Lance L.P. Gore, Zheng Yongnian (2019), Đảng Cộng sản Trung Quốc hành 
động: Nguyên tắc hợp nhất của Đảng, NXB Routledge, Vương Quốc Anh. 
81. Tô Lâm (2016), Tư tưởng Hồ Chí Minh về CAND - Giá trị lý luận và thực 
tiễn, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
82. Tô Lâm (2017), CAND Việt Nam với tác phẩm Tư cách người Công an cách 
mệnh Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
83. Tô Lâm (2018), Xây dựng tổ chức, bộ máy CAND tinh gọn, hoạt động hiệu 
lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới, 
Tạp chí Công an nhân dân. Số 5 - kỳ 1. 
84. V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M.1978, tập 44. 
85. V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M.1977, tập 40. 
86. V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M.1975, tập 5. 
87. Phạm Văn Loan (2013), Một số vấn đề về quy hoạch, luân chuyển trưởng 
công an cấp huyện, cấp phòng của Công an Tỉnh Hải Dương, Tạp chí 
CAND, số 12/2013. 
88. Nabaho Lazarus (2013), Tái tập trung hóa việc bổ nhiệm lãnh đạo đứng đầu 
địa phương tại Uganda: Bài học cho việc phân cấp trách nhiệm xuống địa 
phương, Viện Quản lý Uganda, Kampala, Uganda, Tạp chí Commonwealth 
về quản trị tại địa phương, số 13-14, 11.2013. 
166 
89. Neang Phát (2016), Xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội Hoàng gia 
Campuchia hiện nay, Luận án tiến sĩ Khoa học Chính trị, Học viện Chính 
trị (Bộ Quốc phòng), Hà Nội. 
90. Nhà xuất bản Công an nhân dân (2015), Công an nhân dân học tập, thực hiện 
6 điều Bác Hồ dạy, Hà Nội. 
91. Trần Văn Nhuận (2013), Một số nguyên tắc cần quán triệt trong công tác quy 
hoạch, luân chuyển cán bộ, Tạp chí CAND, số 12/2013 
92. Piyawadee Rohitarachoon (2012), Việc quy hoạch và tuyển dụng theo 
phương thức phân cấp ở Thái Lan: Bạn hay kẻ thù của việc quản trị công ở 
địa phương, Tạp chí các vấn đề và thách thức của quản trị nhân lực trong 
hành chính công hiện nay, Viện Phát triển Chính sách và Quản lý, Đại học 
Manchester, Vương Quốc Anh. Số 35. 
93. Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Yêm (2015), Khoa học Công an Việt Nam: 
Lý luận về xây dựng lực lượng CAND, NXB Công an nhân dân. 
94. Quốc Hội (2015), Luật tổ chức chính quyền địa phương, NXB Chính trị 
Quốc gia Sự thật, Hà Nội. 
95. Đặng Văn Sinh (2013), Công tác quy hoạch, bổ nhiệm, tăng cường cán bộ 
cho đơn vị cơ sở của Công an Tỉnh Nam Định, Tạp chí CAND, số 12/2013. 
96. Nguyễn Thế Thân (2011), Xây dựng lực lượng Công an huyện - Thực trạng 
và giải pháp, Đề tài khoa học cấp BộBộ Công an. 
97. Lê Minh Thảo (2011), Hoàn thiện tổ chức bộ máy của Bộ Công an từ Nghị 
định 250/CP đến Nghị định 77/NĐ-CP của Chính phủ, Tạp chí Công an 
nhân dân, Số 4. 
98. Trần Bá Thiều (2016), Xây dựng và phát triển lý luận xây dựng lực lượng 
CAND trong tình hình mới, Đề tài khoa học cấp Bộ trọng điểm, Tổng cục 
Chính trị CAND. 
167 
99. Trần Bá Thiều (2013), Thực trạng và một số vấn đề rút ra trong công tác quy 
hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, chỉ huy của lực lượng CAND, Tạp chí 
CAND, số 12/2013. 
100. Thoong Băn Seng A Phon (2011), Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh 
đạo giữ vững an ninh quốc gia trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ 
chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Hà Nội. 
101. Vũ Chí Thực (2013), Kinh nghiệm trong công tác quy hoạch, luân chuyển cán 
bộ lãnh đạo, chỉ huy của Công tỉnh Quảng Ninh, Tạp chí CAND, số 12/2013. 
102. Tổng cục Thống kê (2018), Tư liệu kinh tế - xã hội 63 tỉnh, thành phố trực 
thuộc Trung ương, NXB Thống kê, Hà Nội. 
103. Tổng cục Thống kê (2019), Việt Nam - số liệu thống kê chủ yếu năm 2019, 
NXB Thống kê, Hà Nội. 
104. Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND (2008), Nâng cao năng lực đội ngũ 
cán bộ công an cấp cơ sở đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, 
Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Bộ, Hà Nội. 
105. Trần Quang Trọng (2005), Xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong 
tình hình mới, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_thuc_hien_chu_truong_bo_tri_truong_cong_an_cap_huyen.pdf
  • pdf1. Tom tat luan an - TV-1.pdf
  • pdf2. Tom tat luan an - TA-1.pdf
  • pdf3. Ket luan moi - TV-1.pdf
  • pdf4. Ket luan moi - TA-1.pdf