Luận án Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đa cấp: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

Xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào những năm đầu của thế kỷ XX, phương thức kinh

doanh đa cấp - (hình thức bán lẻ hàng hóa trực tiếp đến tay người tiêu dùng thông qua

mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh), đã phát triển mạnh mẽ và

được thừa nhận rộng rãi tại hơn 170 quốc gia. Năm 1998, phương thức kinh doanh

này du nhập vào thị trường Việt Nam, nhưng phải tới năm 2004 mới được pháp luật

thừa nhận và điều chỉnh tại Luật Cạnh tranh, Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày

24/8/2005, sau đó là Nghị định số 42/2014 ngày 14/5/2014 và hiện nay là Nghị định

40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức

đa cấp.

Quá trình hoạt động tại Việt Nam, hoạt động kinh doanh đa cấp đã có những

bước phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những phương thức bán lẻ phổ biến, tạo

công ăn việc làm cho nhiều người và đóng góp nhất định vào sự tăng trưởng kinh tế của

đất nước. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được, lĩnh vực này đã xảy ra nhiều

hiện tượng biến tướng phức tạp, trong đó hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ

đoạn lợi dụng phương thức kinh doanh đa cấp đã và đang gây ra những hậu quả đặc

biệt nghiêm trọng đối với nền kinh tế và đời sống dân sinh, đồng thời tác động xấu

đến tình hình trật tự an toàn xã hội. Bằng cách đưa ra các thông tin gian dối, khuếch

trương sai sự thật về lợi ích khi tham gia mạng lưới kinh doanh để kích thích lòng

tham, tính hám lợi của con người, người phạm tội tổ chức ra một hệ thống gồm nhiều

tầng, nhiều nhánh dưới danh nghĩa, “vỏ bọc” như kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, tiền

tệ, sản phẩm thông tin số, nhận uỷ thác đầu tư, mua bán cổ phần, nhượng quyền kinh

doanh theo phương thức đa cấp, nhằm huy động tài chính từ người tham gia để

chiếm đoạt

pdf 198 trang kiennguyen 8460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đa cấp: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đa cấp: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

Luận án Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đa cấp: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa
VIỆN HÀN LÂM 
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI 
 ĐÀO TRUNG HIẾU 
TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRONG LĨNH VỰC 
KINH DOANH ĐA CẤP: TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN 
 VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC 
 Hà Nội, năm 2021 
VIỆN HÀN LÂM 
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI 
 ĐÀO TRUNG HIẾU 
TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRONG LĨNH VỰC 
KINH DOANH ĐA CẤP: TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN 
 VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA 
Ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm 
Mã số: 93.80.105 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC 
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Hữu Tráng 
 Người hướng 
 Hà Nội, năm 2021 
 LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu khoa học của riêng 
tôi. Các số liệu, kết quả đề cập trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc 
trích dẫn rõ ràng và chính xác. 
 Tác giả luận án 
Đào Trung Hiếu 
MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................... 8 
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................ 8 
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................................. 12 
1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................... 20 
1.4. Cơ sở lý thuyết và câu hỏi nghiên cứu .......................................................... 24 
1.5. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 25 
Tiểu kết Chương 1 ................................................................................................... 25 
Chương 2: TÌNH HÌNH TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN 
TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH ĐA CẤP TẠI VIỆT NAM ...................... 27 
2.1. Những vấn đề lý luận về tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong 
lĩnh vực kinh doanh đa cấp ................................................................................... 27 
2.2. Thực tiễn tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực kinh 
doanh đa cấp tại Việt Nam, giai đoạn 2011 - 2020 .............................................. 40 
Tiểu kết Chương 2 ................................................................................................... 65 
Chương 3: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI 
LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH 
ĐA CẤP .................................................................................................................... 67 
3.1. Những lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội lừa đảo 
chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực kinh doanh đa cấp ........................................... 67 
3.2. Thực tiễn nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài 
sản trong lĩnh vực kinh doanh đa cấp tại Việt Nam, giai đoạn 2011 - 2020 ............... 71 
Tiểu kết Chương 3 ................................................................................................. 101 
Chương 4: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI LỪA ĐẢO 
CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH ĐA CẤP 
TẠI VIỆT NAM .................................................................................................... 103 
4.1. Những vấn đề lý luận về giải pháp phòng ngừa tình hình tội lừa đảo 
chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực kinh doanh đa cấp ......................................... 103 
4.2. Thực tiễn triển khai phòng ngừa tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 
trong lĩnh vực kinh doanh đa cấp tại Việt Nam ................................................. 111 
 4.3. Dự báo tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực kinh 
doanh đa cấp tại Việt Nam ................................................................................. 119 
4.4. Các giải pháp phòng ngừa tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong 
lĩnh vực kinh doanh đa cấp ................................................................................. 125 
Tiểu kết Chương 4 ................................................................................................. 148 
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 149 
DANH MỤC CÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ................... 151 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 152 
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................ 164 
 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
ANTT 
BHĐC 
BLHS 
CAND 
CĐTS 
CSĐT 
CT&BVNTD 
CP 
KDĐC 
KDTPTĐC 
MLĐC 
NCS 
NXB 
PTKDĐC 
QLNN 
QLTT 
TAND 
THTP 
TNHS 
TNHH 
TP 
VKSND 
An ninh trật tự 
Bán hàng đa cấp 
Bộ luật hình sự 
Công an nhân dân 
Chiếm đoạt tài sản 
Cảnh sát điều tra 
Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng 
Cổ phần 
Kinh doanh đa cấp 
Kinh doanh phương thức đa cấp 
Mạng lưới đa cấp 
Nghiên cứu sinh 
Nhà xuất bản 
Phương thức kinh doanh đa cấp 
Quản lý Nhà nước 
Quản lý thị trường 
Tòa án nhân dân 
Tình hình tội phạm 
Trách nhiệm hình sự 
Trách nhiệm hữu hạn 
Thành phố 
Viện Kiểm sát nhân dân 
 1 
MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào những năm đầu của thế kỷ XX, phương thức kinh 
doanh đa cấp - (hình thức bán lẻ hàng hóa trực tiếp đến tay người tiêu dùng thông qua 
mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh), đã phát triển mạnh mẽ và 
được thừa nhận rộng rãi tại hơn 170 quốc gia. Năm 1998, phương thức kinh doanh 
này du nhập vào thị trường Việt Nam, nhưng phải tới năm 2004 mới được pháp luật 
thừa nhận và điều chỉnh tại Luật Cạnh tranh, Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 
24/8/2005, sau đó là Nghị định số 42/2014 ngày 14/5/2014 và hiện nay là Nghị định 
40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức 
đa cấp. 
Quá trình hoạt động tại Việt Nam, hoạt động kinh doanh đa cấp đã có những 
bước phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những phương thức bán lẻ phổ biến, tạo 
công ăn việc làm cho nhiều người và đóng góp nhất định vào sự tăng trưởng kinh tế của 
đất nước. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được, lĩnh vực này đã xảy ra nhiều 
hiện tượng biến tướng phức tạp, trong đó hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ 
đoạn lợi dụng phương thức kinh doanh đa cấp đã và đang gây ra những hậu quả đặc 
biệt nghiêm trọng đối với nền kinh tế và đời sống dân sinh, đồng thời tác động xấu 
đến tình hình trật tự an toàn xã hội. Bằng cách đưa ra các thông tin gian dối, khuếch 
trương sai sự thật về lợi ích khi tham gia mạng lưới kinh doanh để kích thích lòng 
tham, tính hám lợi của con người, người phạm tội tổ chức ra một hệ thống gồm nhiều 
tầng, nhiều nhánh dưới danh nghĩa, “vỏ bọc” như kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, tiền 
tệ, sản phẩm thông tin số, nhận uỷ thác đầu tư, mua bán cổ phần, nhượng quyền kinh 
doanhtheo phương thức đa cấp, nhằm huy động tài chính từ người tham gia để 
chiếm đoạt. 
Mô hình biến tướng này rất giống với kinh doanh đa cấp hợp pháp ở chỗ cùng 
tổ chức và hoạt động trên cơ sở mạng lưới người tham gia. Sự khác biệt là mô hình 
này thu tiền của người tham gia dưới nhiều danh nghĩa, hình thức khác nhau. Số tiền 
đó người phạm tội chiếm hưởng sau khi trừ đi chi phí duy trì hệ thống và trích % nhất 
định để trả lãi cho các thành viên tuyến trên. Bù lại, người tham gia được quyền tuyển 
dụng người mới vào tuyến dưới của mình, để được hưởng thù lao, hoa hồng phát triển 
 2 
mạng lưới. Như vậy, bản chất của mô hình này là thu tiền của những người tuyến 
dưới để trả cho các cấp trên, lấy tiền của người vào sau trả cho người tham gia trước 
trong mạng lưới, hoàn toàn không hướng đến mục tiêu bán lẻ hàng hóa đến tay người 
tiêu dùng theo đúng nghĩa của kinh doanh đa cấp, không tạo ra bất kỳ giá trị gia tăng 
nào cho nền kinh tế. Chính vì vậy, mạng lưới kinh doanh đa cấp bất chính tất yếu sẽ 
đổ vỡ khi không còn tìm được người tham gia mới (do không có tiền để “nuôi” hệ 
thống và trả lãi cho người tham gia). Khi đó người phạm tội có thể tuyên bố phá sản, 
đóng cửa công ty, đánh sập trang web hoặc bỏ trốn cùng với tiền của các thành viên. 
Hậu quả là số đông những người tham gia ở các cấp thấp sẽ bị mất tiền. 
Trong giai đoạn 2011 - 2020, hệ thống pháp luật điều chỉnh lĩnh vực kinh doanh 
theo phương thức đa cấp còn thiếu chặt chẽ; hoạt động quản lý Nhà nước và công tác 
phòng ngừa, đấu tranh phòng chống sai phạm, tiêu cực trong lĩnh vực này còn nhiều 
hạn chế, bất cập. Bên cạnh đó, nhận thức của cộng đồng xã hội về phương thức kinh 
doanh đa cấp còn khá mơ hồ. Những yếu tố trên đã tạo điều kiện cho sự biến tướng, nhất 
là các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có môi trường thuận lợi để phát triển, gây ra 
những hậu quả, thiệt hại vô cùng nặng nề trong đời sống xã hội. 
Trong 10 năm, cả nước đã phát hiện và xử lý hình sự 21 vụ án lừa đảo chiếm 
đoạt tài sản trong lĩnh vực kinh doanh đa cấp có quy mô đặc biệt lớn, với hàng nghìn 
tỷ đồng của hàng triệu người dân đã bị chiếm đoạt và không có khả năng thu hồi. 
Điển hình như vụ án lừa đảo xảy ra tại Công ty Liên Kết Việt với khoảng 66.880 
người tham gia, bị chiếm đoạt số tiền 1.121.000.000.000 đồng; vụ án tại Công ty 
TNHH nhượng quyền thương mại Thăng Long với khoảng 36.000 người tham gia, bị 
chiếm đoạt hơn 706.000.000.000 đồng... 
Không chỉ gây ra những thiệt hại kinh tế đặc biệt lớn, loại tội này còn là tác 
nhân góp phần làm băng hoại đạo đức xã hội. Nhiều người tham gia mạng lưới đa cấp 
bất chính mặc dù đã nhận ra bản chất gian dối, nhưng vì lợi ích vật chất nên vẫn tiếp 
tục dụ dỗ, lôi kéo người thân, bạn bè của mình tham gia. Kết quả là cả một dây 
chuyền lừa đảo được tổ chức công khai và ngày càng lan rộng theo cấp số nhân. Vấn 
nạn này đã tác động trực tiếp đến tình hình an ninh trật tự, làm gia tăng các loại tội 
phạm và vi phạm pháp luật khác, đồng thời làm suy giảm lòng tin của cộng đồng xã 
hội đối với một phương thức kinh doanh chứa đựng nhiều đặc điểm ưu việt. 
 3 
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, tình hình 
tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực kinh doanh đa cấp tiếp tục diễn biến hết 
sức phức tạp. Lợi dụng những tiến bộ, thành tựu khoa học công nghệ, hành vi phạm 
tội này đã và đang có nhiều “biến thể” mới rất tinh vi, phức tạp, khó lường, như huy 
động vốn góp, nhận ủy thác đầu tư, bán cổ phần nội bộ theo phương thức đa cấp, đầu 
tư tài chính online, kinh doanh dịch vụ, sản phẩm thông tin số, kinh doanh ngoại hối, 
vàng ảo, tiền ảo, bất động sản, nhượng quyền kinh doanh 
 Với sức mạnh kết nối, lan tỏa không biên giới do công nghệ, Internet đem lại, 
hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực này có thể xảy ra ở quy mô quốc gia, 
xuyên quốc gia, với số lượng nạn nhân, thiệt hại vật chấtlà không có giới hạn. Do 
đó, nếu không có những giải pháp chủ động phòng ngừa và đấu tranh ngăn chặn, thì 
hậu quả của loại tội này đối với đời sống xã hội sẽ vô cùng nặng nề. 
Cho đến nay, những ...  20%: c, 21% - 30%: d, 31% - 40%: 
e, 41% - 50%: f, 51% - 60%: g, 61% - 70%: h, 71% - 80%: 
 186 
i, 81% - 90%: k, 91% - 100%: 
Câu 10: Đồng chí đánh giá chất lượng công tác xác minh tin báo, tố giác hành vi 
lừa đảo trong KDĐC tại địa phương nơi đang công tác như thế nào? 
a, Khá: b, Bình thường: c, Yếu kém: 
Câu 11: Việc cung cấp thông tin về hoạt động lừa đảo trong KDĐC tại địa phương 
của Công an cơ sở, của cơ quan, tổ chức và công dân như thế nào? 
a, Kịp thời: 
b, Không kịp thời: 
c, Phục vụ tốt cho điều tra vụ án: 
d, Gây khó khăn cho việc kịp thời phát hiện tội phạm để tổ chức điều tra: 
Câu 12: Đồng chí nhận xét gì về những sơ hở của nạn nhân trong các vụ án lừa đảo 
trong KDĐC ? 
a, Thiếu hiểu biết về phương thức KDĐC và các biến tướng của nó: 
b, Chủ quan, mất cảnh giác, nhẹ dạ, cả tin: 
c, Hám lợi, mong muốn làm giầu nhanh chóng: 
d, Chạy theo trào lưu thời thượng: 
Câu 13: Theo quan điểm của Đồng chí, người tham gia MLĐC bất chính có vai trò 
đồng phạm giúp sức cho các đối tượng chủ mưu, cầm đầu hay không? 
a, Phụ thuộc vào vị trí, chức vụ của họ trong MLĐC: 
b, Những người tham gia đồng thời đứng đầu các nhánh, các cấp có thể là đồng phạm 
với vai trò giúp sức: 
c, Chỉ cần biết rõ bản chất lừa đảo hoạt động của doanh nghiệp, tích cực dụ dỗ người 
khác tham gia vào mạng lưới và đã nhận được thù lao, tiền thưởng, hoa hồng từ việc 
phát triển MLĐC, thì là đồng phạm với vai trò giúp sức: 
Câu 14: Theo Đồng chí cần làm gì để nâng cao hiệu quả công tác điều tra loại tội 
này? 
a, Tăng cường công tác nắm tình hình, quản lý lĩnh vực, địa bàn, đối tượng, xây dựng 
MLBM để kịp thời phát hiện hoạt động có dấu hiệu lừa đảo trong KDĐC: 
b, Tăng cường tuyên truyền pháp luật về KDĐC, phổ biến thủ đoạn phạm tội lừa đảo 
trong KDĐC, hướng dẫn cách thức tố giác, trình báo tội phạm cho người dân: 
c, Quan tâm chỉ đạo công tác nắm tình hình, tổ chức trinh sát xác minh, xác lập chuyên 
án trinh sát khi có thông tin tội phạm: 
 187 
d, Nâng cao chất lượng tiếp nhận và xử lý tin báo về tội phạm: 
e, Chú trọng nâng cao chất lượng thực hiện các biện pháp điều tra theo TTHS: 
g, Chú trọng bồi dưỡng, nâng cao trình độ pháp luật, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ cho 
đội ngũ Điều tra viên, cán bộ điều tra: 
h, Phân công Điều tra viên giàu kinh nghiệm điều tra thụ lý chính vụ án: 
i, Tăng cường phối hợp với các cơ quan QLNN, cơ quan chuyên môn trong việc thẩm 
định tài liệu, đánh giá chứng cứ vụ án để áp dụng pháp luật cho chính xác: 
Câu 15: Theo Đồng chí, địa bàn trọng điểm của loại tội này ở đâu? 
a, Đô thị lớn, thành phố, thị xã: 
b, Nông thôn: 
c, Miền núi, vùng sâu, vùng xa: 
e, Nơi khác: 
Câu 16: Tại địa phương nơi Đồng chí công tác, chất lượng hoạt động phòng ngừa 
tình hình loại tội này như thế nào? 
a, Triển khai thường xuyên, theo diện rộng hoạt động phòng ngừa tình hình tội này: 
b, Thỉnh thoảng triển khai hoạt động phòng ngừa tình hình tội này: 
c, Không triển khai hoạt động phòng ngừa tình hình tội này: 
Câu 17: Hoạt động phòng ngừa tình hình loại tội này tại địa phương nơi Đồng chí 
công tác gặp những khó khăn nào? 
a, Chưa có sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo: 
b, Lực lượng trinh sát vừa thiếu, vừa hạn chế về trình độ pháp luật, nghiệp vụ: 
c, Sự phối hợp giữa các ban, ngành chức năng thiếu chặt chẽ: 
 Câu 18: Hoạt động phòng ngừa tình hình tội lừa đảo CĐTS trong lĩnh vực KDĐC 
của ngành Công an nên tập trung vào các nội dung nào? 
a, Thực hiện tốt chức năng tham mưu xây dựng kế hoạch phòng ngừa tình hình tội này: 
b, Lồng ghép với các kế hoạch khác ở địa phương: 
c, Vận động quần chúng: 
c, Tuyên truyền, phổ biến thủ đoạn hoạt động phạm tội: 
d, Tăng cường các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ: 
e, Tăng cường quan hệ phối hợp với các ngành chức năng: 
g, Tất cả các lựa chọn trên: 
 188 
Câu 19: Theo Đồng chí, cần làm gì để tăng cường phòng ngừa tình hình tội này? 
a, Khắc phục những hạn chế, tiêu cực trong môi trường kinh tế - xã hội: 
b, Giải quyết tốt vấn đề việc làm, tăng thu nhập cho người lao động: 
c, Khắc phục những hạn chế, bất cập, tiêu cực trong môi trường văn hóa: 
c, Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ: 
d, Tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực KDĐC: 
e, Hoàn thiện pháp luật về quản lý lĩnh vực KDĐC và xử lý tội phạm: 
f, Tăng cường truyền thông phòng ngừa tội phạm từ khía cạnh nạn nhân: 
g, Tăng cường năng lực phòng ngừa và điều tra xử lý tội phạm lừa đảo trong KDĐC 
của cơ quan chức năng: 
h, Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm lừa đảo trong KDĐC: 
i, Tất cả các lựa chọn trên: 
Câu 20: Theo Đồng chí, ngành Công an cần làm gì để tăng cường hiệu quả công tác 
phòng ngừa tình hình tội lừa đảo CĐTS trong lĩnh vực KDĐC? 
a, Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu, nâng cao năng lực, trình độ của Điều tra 
viên, cán bộ điều tra, trinh sát viên: 
b, Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động phòng ngừa tình hình tội này: 
c, Bổ sung đủ lực lượng, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật, hậu cần: 
d, Tăng cường các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ (điều tra cơ bản, quản lý địa bàn, 
lĩnh vực, đối tượng; sưu tra; xác minh hiềm nghi; đấu tranh chuyên án; xây dựng, sử 
dụng MLBM): 
e, Xây dựng kế hoạch tổng thể phòng ngừa tình hình tội này: 
e, Tăng cường quan hệ phối hợp với các ngành chức năng, cơ quan QLNN về KDĐC 
trong việc thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề và đột xuất hoạt động KDĐC: 
Trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Đồng chí! 
 189 
PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC 03 
Khảo sát ý kiến phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù tại Trại giam thuộc Bộ Công an 
Kính gửi: Anh/ chị. 
Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đề tài luận án tiến sĩ Luật học: “Tội lừa đảo 
trong kinh doanh theo phương thức đa cấp: tình hình, nguyên nhân và phòng 
ngừa”, tác giả luận án đề nghị anh/chị giúp đỡ, vui lòng trả lời các câu hỏi trong bảng 
khảo sát ý kiến dưới đây. Chúng tôi cam kết bảo mật tuyệt đối những thông tin do 
anh/chị cung cấp và chỉ sử dụng vào việc nghiên cứu đề tài khoa học nói trên. 
Bảng khảo sát bao gồm 20 câu hỏi, cho trước các phương án trả lời khác nhau, 
cuối mỗi câu trả lời có hình ô vuông ( ). Anh/chị cho ý kiến bằng cách lựa chọn các 
câu trả lời bản thân thấy phù hợp. Đồng ý với phương án nào, đề nghị anh/chị đánh dấu 
(x) vào ô vuông ( ) tương ứng. Ngoài ra tại một số mục có phần dành cho anh/chị nêu 
các câu trả lời khác ngoài các phương án đã cho trước. 
Chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của anh/chị ! 
Họ tên:... 
Nơi chấp hành án:..... 
Câu 1: Giới tính: 
a, Nam: b, Nữ: 
Câu 2: Năm sinh. 
Câu 3: Trình độ học vấn 
a, Tiểu học (cấp I): 
b, THCS (Cấp II): 
c, PTTH (Cấp III): 
d, Trung cấp/Cao đẳng: 
e, Đại học: 
f, Sau đại học: 
Câu 4: Tình trạng hôn nhân 
a, Chưa lập gia đình: b, Đã có gia đình: 
c, Ly hôn: d, Khác (ly thân; sống chung như vợ chồng): 
Câu 5: Nơi cư trú/tạm trú khi phạm tội 
 190 
a, Đô thị: b, Nông thôn: c, Miền núi: d, Hải đảo: e, Nơi khác: 
Câu 6. Nghề nghiệp trước khi phạm tội 
a, Sản xuất nông nghiệp: b, Buôn bán, dịch vụ: c, Công nhân: 
d, Sản xuất tiểu thủ công: e, Lao động tự do: f, Thất nghiệp: 
g, Học sinh/sinh viên: h, Cán bộ, viên chức nhà nước: 
i, Nghề khác: 
Câu 7. Thu nhập cá nhân trước khi phạm tội 
a, Dưới 5.000.000 đồng/tháng: 
b, Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng/tháng: 
c, Trên 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng/tháng: 
d, Trên 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng/tháng: 
e, Trên 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng/tháng: 
f, Trên 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng/tháng: 
g, Trên 30.000.000 đồng trở lên: 
Câu 8. Thời gian chấp hành hình phạt 
a, 3 tháng đến 5 năm: 
b, Trên 5 năm đến 10 năm: 
c, Trên 10 năm đến 15 năm: 
d, Trên 15 năm đến 20 năm: 
e, Tù chung thân: 
Câu 9. Động cơ phạm tội 
a, Vụ lợi: b, Khác: 
Câu 10. Mục đích phạm tội 
a, Để chiếm đoạt được tài sản của người tham gia: 
b, Để được nhận hoa hồng, tiền thưởng, thù lao: 
c, Khác: 
Câu 11. Phương thức, thủ đoạn phạm tội là gì 
a, Dùng lợi ích làm mồi nhử, đánh vào lòng tham, tính hám lợi của người dân: 
 191 
b, Huy động vốn dưới hình thức góp vốn, đầu tư tài chính: 
c, Quảng cáo sai sự thật về doanh nghiệp và hoạt động KDĐC để tạo lòng tin: 
d, Quảng cáo gian dối về lợi ích khi tham gia vào mạng lưới KDĐC; quảng cáo quá 
mức về công dụng của sản phẩm, hàng hóa: 
e, Lấy tiền của người tham gia sau trả cho người tham gia trước trong mạng lưới: 
f, Kinh doanh sản phẩm, hàng hóa chỉ là cái cớ che đậy việc huy động tài chính: 
g, Kinh doanh sản phẩm ảo (tiền ảo, vàng tài khoản, máy đào tiền ảo, dịch vụ, sản 
phẩm có nội dung thông tin số không có giá trị và giá trị sử dụng): 
h, Yêu cầu người tham gia phải mua lượng hàng hóa lớn với giá cao hơn giá sản phẩm 
cùng loại trên thị trường: 
i, Yêu cầu người tham gia phải đóng một khoản tiền mua mã số kinh doanh, phải đóng 
tiền đặt cọc khi tham gia KDĐC: 
k, Không nhận lại hàng hóa, không trả lại số tiền đã mua sản phẩm: 
l, Ôm tiền của nhà đầu tư bỏ trốn: 
Câu 12. Vai trò cá nhân trong quá trình thực hiện tội phạm 
a, Thành lập doanh nghiệp, điều hành hoạt động lừa đảo: 
b, Tham gia tích cực, giúp sức cho đối tượng cầm đầu: 
Câu 13.Vì sao người dân tham gia vào hoạt động KDĐC lừa đảo? 
a, Nhận thức mơ hồ về phương thức KDĐC; không phân biệt được thế nào là KDĐC 
chân chính và kinh doanh bất chính: 
b, Do hám lợi, muốn có thật nhiều tiền và làm giàu thật nhanh: 
c, Không biết doanh nghiệp núp bóng KDĐC để lừa đảo: 
d, Tin vào lời quảng cáo, giới thiệu của doanh nghiệp, người tuyến trên: 
e, Tin rằng doanh nghiệp làm ăn đúng pháp luật: 
f, Hành vi lừa đảo quá tinh vi; người dân không biết là mình bị lừa: 
g, Do bị dụ dỗ, kích động, do ưa thích chạy theo cái mới, trào lưu thời thượng: 
h, Muốn khẳng định, chứng minh bản thân, nâng cao vị thế xã hội của mình: 
i, Thấy những người sống xung quanh đều tham gia KDĐC: 
k, Ảnh hưởng của sách vở, các chương trình khóa học dạy làm giàu: 
l, Vì nhẹ dạ cả tin, nể nang người giới thiệu mà tham gia: 
 192 
m, Do đời sống khó khăn, thất nghiệp, do công việc hiện tại thu nhập thấp hoặc không 
ổn định, muốn có thêm công việc đầu tư để tăng thu nhập: 
n, Khó tìm kiếm cơ hội đầu tư: 
o, Muốn tự trang trải các chi phí cho cuộc sống, học tập (với sinh viên): 
p, Vì vụ lợi, biết rằng KDĐC bất chính là lừa đảo nhưng vẫn tham gia, để có cơ hội 
chiếm đoạt được tiền của người khác, thỏa mãn nhu cầu vật chất của mình: 
q, Lý do khác: 
Câu 14. Nhận định về số người bị lừa đảo trong KDĐC 
a, Rất nhiều: b, Nhiều: c, Bình thường: 
d, Không nhiều e, Ít: f, Không có: 
Câu 15. Nhận định về tình hình tội lừa đảo trong KDĐC chưa bị xử lý hiện nay? 
Rất nhiều: Nhiều: Bình thường: Ít: Rất ít: 
Câu 16. Tội phạm chưa bị xử lý là vì: 
a, Cơ quan thẩm quyền không có thông tin: 
b, Tội phạm quá tinh vi, phức tạp, khả năng che dấu tinh vi: 
c, Do năng lực điều tra còn hạn chế: 
d, Do cơ quan QLNN thiếu trách nhiệm, cán bộ nhận hối lộ và làm ngơ: 
e, Có tiêu cực trong điều tra, xử lý tội phạm: 
f, Do những người lừa đảo trong KDĐC bỏ trốn, không biết ở đâu để xử lý: 
g, Lý do khác: 
Chân thành cảm ơn anh/chị! 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_san_trong_linh_vuc_da_cap.pdf
  • pdfTT DaoTrungHieu - 1.pdf
  • pdfTT Eng DaoTrungHieu.pdf
  • pdfTrichyeu_DaoTrungHieu.pdf