Luận án Văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ ở Việt Nam hiện nay

Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn: “Cán bộ là cái gốc của

mọi công việc” [61; t5, tr269]; “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do

cán bộ tốt hoặc kém” [61; t6, tr46]. Vì vậy, muốn công việc trôi chảy phải có

đội ngũ cán bộ tốt. Nghĩa là đội ngũ cán bộ có đủ đức, đủ tài, “vừa hồng, vừa

chuyên”. Ngày nay cùng với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của

nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, Chính phủ cũng đã triển khai xây dựng

mô hình Chính phủ liêm chính, hành động, chuyển từ nền hành chính quản lý

sang nền hành chính phục vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy hành chính

công. Một trong những nội dung được coi là bước đột phá trong việc xây

dựng nền hành chính phục vụ chính là việc chú trọng, nâng cao văn hóa công

vụ, văn hóa trách nhiệm (VHTN) của cán bộ, công chức (CBCC). Vì lẽ đó để

góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của mô hình nền hành chính phục vụ,

góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời kỳ mới, nghiên

cứu sinh đã lựa chọn đề tài: “Văn hóa trách nhiệm của công chức hành

chính trong thực thi công vụ ở Việt Nam hiện nay” làm luận án tiến sĩ Quản

lý công bởi những lý do sau đây:

Thứ nhất, xuất phát từ lý do chưa có nhiều công trình tập trung

nghiên cứu chuyên sâu về VHTN trong thực thi công vụ của công chức

hành chính

Thực tế cho thấy có rất nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa nói

chung và văn hóa trong các lĩnh vực cụ thể nói riêng. Bên cạnh đó, cũng có

những công trình nghiên cứu về trách nhiệm pháp lý, hay trách nhiệm của

CBCC trong thực thi công vụ (TTCV). Tuy nhiên, ngay cả việc nghiên cứu

trách nhiệm của CBCC trong TTCV cũng mới chỉ đề cập ở một vài khía cạnh

khác nhau mà chưa có những công trình riêng biệt đề cập đến VHTN của

công chức hành chính trong TTCV.2

Thứ hai, xuất phát từ vai trò của VHTN trong việc nâng cao hiệu

lực, hiệu quả TTCV

Hệ thống các giá trị của VHTN có khả năng định hướng các hành vi

của công chức hành chính trong quá trình TTCV. Khi TTCV, mỗi công chức

sẽ có xu hướng lựa chọn những hành vi phù hợp với hệ thống giá trị và chuẩn

mực chung trong VHTN của mỗi cơ quan, mỗi tổ chức.

Ở chiều cạnh ngược lại, những hành vi tích cực, đúng đắn của mỗi công

chức hành chính trong quá trình TTCV sẽ được thừa nhận, tán thưởng và có

sức lan tỏa, ảnh hưởng ở một mức độ nhất định đến tổ chức, lâu dần các hành

vi đó sẽ tạo thành những giá trị chung của tổ chức và góp phần hình thành nên

VHTN chung của tổ chức.

Như vậy có thể thấy VHTN và hành vi TTCV của công chức có mối

quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Hành vi TTCV nếu được thực hiện trong

một môi trường công vụ có nền tảng VHTN tốt, thì các hành vi này sẽ ít có

điều kiện lệch chuẩn do phải chịu sự tác động, chi phối và thậm chí giám sát

của các cá nhân đang chịu sự điều chỉnh bởi cả một hệ thống các giá trị,

chuẩn mực đúng đắn. Điều này đồng nghĩa với việc: kết quả của hành

vi TTCV sẽ mang lại giá trị tốt, nói cách khác, hiệu lực, hiệu quả của nền

hành chính, nền công vụ sẽ được cải thiện và nâng cao.

Ngược lại, nếu hành vi TTCV của công chức được thực hiện trong một

môi trường công vụ có nền tảng VHTN kém, thì các hành vi này sẽ có nhiều

nguy cơ lệch chuẩn do ít chịu sự điều chỉnh của các giá trị, chuẩn mực chung.

Điều này cũng sẽ góp phần ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu lực, hiệu quả của nền

hành chính, nền công vụ.

pdf 189 trang kiennguyen 10640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ ở Việt Nam hiện nay

Luận án Văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ ở Việt Nam hiện nay
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ 
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA 
VŨ THỊ HƯƠNG THẢO 
VĂN HÓA TRÁCH NHIỆM 
CỦA CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH TRONG 
THỰC THI CÔNG VỤ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG 
Hà Nội - 2021 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ 
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA 
VŨ THỊ HƯƠNG THẢO 
VĂN HÓA TRÁCH NHIỆM 
CỦA CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH TRONG 
THỰC THI CÔNG VỤ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 
Chuyên ngành: Quản lý công 
Mã số: 9 3 4 0 4 0 3 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 
1. GS.TS. Nguyễn Hữu Khiển 
2. PGS.TS. Nguyễn Duy Bắc 
Hà Nội - 2021 
 i 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. 
Các tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. 
Các kết quả nghiên cứu mới của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công 
trình nghiên cứu nào khác. 
Hà Nội, ngày tháng năm 2021 
Tác giả 
Vũ Thị Hương Thảo 
 ii
LỜI CẢM ƠN 
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận án với 
đề tài “Văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ 
ở Việt Nam hiện nay”. Để có thể hoàn thành được luận án này, tôi xin được 
gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các Thầy, Cô - giảng viên của Học viện Hành 
chính Quốc gia, các nhà khoa học trong và ngoài Học viện đã giúp đỡ tôi 
trong quá trình tôi học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin được gửi lời tri ân 
sâu sắc đến hai Thầy hướng dẫn GS.TS. Nguyễn Hữu Khiển, Nguyên Phó 
Giám đốc Học viện Hành chính Quốc Gia và PGS.TS. Nguyễn Duy Bắc, 
Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh đã luôn động viên, 
khích lệ và dành nhiều thời gian, tâm sức hướng dẫn để tôi hoàn thành đề tài 
luận án. 
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc 
gia, Ban Quản lý đào tạo Sau đại học, Khoa Văn bản và Công nghệ Hành 
chính đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ nghiên cứu 
của mình. 
Tôi xin trân trọng cảm ơn. 
 Tác giả 
 iii
MỤC LỤC 
Trang 
Lời cam đoan .................................................................................................. i 
Lời cảm ơn .................................................................................................... ii 
Mục lục ......................................................................................................... iii 
Danh mục chữ viết tắt ................................................................................. viii 
Danh mục các bảng ....................................................................................... ix 
Danh mục các hình ......................................................................................... x 
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN 
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................... 10 
1.1. Tình hình nghiên cứu về văn hóa trách nhiệm trong thực thi 
công vụ trong nước ......................................................................... 10 
1.1.1. Nghiên cứu thực trạng quy định của pháp luật về trách nhiệm 
công vụ của cán bộ, công chức ................................................... 10 
1.1.2. Nghiên cứu thực trạng việc thực hiện trách nhiệm công vụ của 
cán bộ, công chức ....................................................................... 15 
1.1.3. Nghiên cứu về nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến trách 
nhiệm công vụ của cán bộ, công chức......................................... 22 
1.1.4. Nghiên cứu về giải pháp tăng cường thực hiện trách nhiệm 
công vụ ....................................................................................... 24 
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về văn hóa trách nhiệm trong 
thực thi công vụ của nước ngoài .................................................... 30 
1.3. Những đóng góp của các tác giả trong nghiên cứu về văn hóa 
trách nhiệm trong thực thi công vụ ............................................... 35 
1.4. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về văn hóa trách nhiệm 
trong thực thi công vụ .................................................................... 36 
Tiểu kết chương 1 .................................................................................. 38 
 iv
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA TRÁCH NHIỆM 
CỦA CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH TRONG THỰC THI CÔNG VỤ . 39 
2.1. Khái niệm về văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính 
trong thực thi công vụ .................................................................... 39 
2.1.1. Khái niệm về văn hóa ................................................................. 39 
2.1.2. Khái niệm về trách nhiệm ........................................................... 41 
2.1.3. Khái niệm về văn hóa trách nhiệm .............................................. 43 
2.1.4. Khái niệm về công chức hành chính ........................................... 44 
2.1.5. Khái niệm về thực thi công vụ .................................................... 48 
2.1.6. Khái niệm về văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính 
trong thực thi công vụ ................................................................. 49 
2.2. Nội dung văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong 
thực thi công vụ .............................................................................. 51 
2.2.1. Các giá trị về chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, tinh thần, thái 
độ của công chức hành chính trong thực thi công vụ .................. 51 
2.2.2. Các giá trị chuẩn mực trong giao tiếp và ứng xử của công chức 
hành chính trong thực thi công vụ ............................................... 52 
2.2.3. Các giá trị chuẩn mực về phong thái, tác phong của công chức 
hành chính trong thực hiện trách nhiệm công vụ......................... 53 
2.2.4. Các giá trị chuẩn mực về đạo đức, lối sống của công chức hành 
chính trong thực hiện trách nhiệm công vụ ................................. 53 
2.2.5. Các giá trị về tính chịu trách nhiệm của công chức hành chính 
trong thực hiện trách nhiệm công vụ của mình ........................... 54 
2.3. Đặc trưng của văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính 
trong thực thi công vụ .................................................................... 55 
2.3.1. Thể hiện đặc điểm của văn hóa nói chung ................................... 55 
2.3.2. Gắn liền với chính sách và pháp luật của Nhà nước .................... 57 
2.3.3. Được đo bằng hiệu quả của hành vi hoạt động công vụ .............. 58 
2.3.4. Có sự thay đổi và phát triển phù hợp với yêu cầu thực thi công vụ ....... 60 
 v
2.3.5. Thể hiện vai trò vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc nâng 
cao hiệu lực, hiệu quả thực thi công vụ ....................................... 62 
2.3.6. Đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế ........................................ 64 
2.4. Cơ sở hình thành và các yếu tố tác động đến văn hóa trách 
nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ ở nước 
ta hiện nay ....................................................................................... 65 
2.4.1. Cơ sở hình thành văn hóa trách nhiệm của công chức hành 
chính trong thực thi công vụ ở nước ta hiện nay ......................... 65 
2.4.2. Các yếu tố tác động đến văn hóa trách nhiệm của công chức 
hành chính trong thực thi công vụ ở nước ta hiện nay ................. 70 
Tiểu kết chương 2 ................................................................................... 81 
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VĂN HÓA TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG 
CHỨC HÀNH CHÍNH TRONG THỰC THI CÔNG VỤ Ở VIỆT NAM 
HIỆN NAY .................................................................................................. 82 
3.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển đội ngũ công 
chức hành chính ở Việt Nam.......................................................... 82 
3.2. Thực trạng thể chế về văn hóa trách nhiệm của công chức .......... 86 
3.2.1. Quan điểm của Đảng về đề cao vai trò, trách nhiệm của công chức .. 86 
3.2.2. Chính sách và quy định của Nhà nước về trách nhiệm của công chức... 89 
3.3. Kết quả đạt được trong việc thực thi quy định về văn hóa trách nhiệm 
trong thực thi công vụ của công chức hành chính ở Việt Nam .............. 93 
3.3.1. Chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, tinh thần, thái độ làm việc của 
công chức hành chính ................................................................. 93 
3.3.2. Giao tiếp và ứng xử của công chức hành chính trong thực thi 
công vụ ....................................................................................... 99 
3.3.3. Phong thái, tác phong của công chức hành chính trong thực thi 
công vụ ..................................................................................... 104 
3.4. Một số nhân tố tác động đến việc thực hiện quy định văn hóa 
trách nhiệm của công chức hành chính ở Việt Nam hiện nay ... 120 
Tiểu kết chương 3 ................................................................................. 124 
 vi
CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA 
TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH TRONG 
THỰC THI CÔNG VỤ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............................... 125 
4.1. Bối cảnh tác động đến việc xây dựng văn hóa trách nhiệm của công 
chức hành chính trong thực thi công vụ ở Việt Nam hiện nay ....... 125 
4.2. Quan điểm xây dựng văn hóa trách nhiệm cho công chức hành 
chính trong thực thi công vụ ........................................................ 131 
4.2.1. Xây dựng văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong 
thực thi công vụ nhằm đáp ứng yêu cầu của một nền công vụ 
tiên tiến, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả .............................. 131 
4.2.2. Xây dựng văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong 
thực thi công vụ nhằm đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính 
ở nước ta ................................................................................... 132 
4.2.3. Xây dựng văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong 
thực thi công vụ nhằm đáp ứng tốt nhất sự hài lòng của tổ chức và 
công dân đối với sự phục vụ của nền hành chính, nền công vụ .... 133 
4.2.4. Xây dựng văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong 
thực thi công vụ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội 
và hội nhập quốc tế ở nước ta ................................................... 134 
4.3. Giải pháp xây dựng văn hóa trách nhiệm cho công chức hành 
chính trong thực thi công vụ ........................................................ 136 
4.3.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế về quản lý công vụ, 
công chức ................................................................................. 136 
4.3.2. Nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm của công chức hành 
chính trong thực thi công vụ ..................................................... 137 
4.3.3. Phát huy vai trò của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong 
việc xây dựng văn hóa trách nhiệm trong thực thi công vụ cho 
công chức hành chính ............................................................... 139 
4.3.4 H ...  
54,3 44,1 1,6 
 168
Phụ lục 2 
Mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến VHTN trong TTCV của công 
chức hành chính 
Ảnh 
hưởng rất 
lớn 
Ảnh hưởng 
bình thường 
Không 
ảnh 
hưởng 
1. Bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước 56,3 34,3 9,4 
2. Giá trị tư tưởng, đạo đức văn hóa truyền thống 45,4 47,7 6,9 
3. Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế 56,3 35,3 8,4 
4. Quan điểm của Đảng về xây dựng nhà nước 
pháp quyền xã hội chủ nghĩa 
73,7 25,1 1,2 
5. Hệ thống thể chế về quản lý công chức 85,1 12,3 2,6 
6. Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc 
TTCV 
83,5 13,6 2,9 
7. Tinh thần thái độ làm việc của đồng nghiệp 74,5 23,6 1,9 
8. Vai trò của người đứng đầu trong cơ quan, đơn 
vị 
91,3 7,1 1,6 
9. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao ý thức 
trách nhiệm TTCV đối với công chức 
72,5 23,6 3,9 
10. Cơ chế kiểm tra, giám sát trách nhiệm TTCV 87,5 10,6 1,9 
11. Kiến thức chuyên môn thuộc lĩnh vực chuyên 
ngành công tác 
86,5 11,7 1,8 
12. Kiến thức về quy trình nghiệp vụ trong TTCV 85,3 11,9 2,8 
13. Kiến thức về các quy định về nguyên tắc 
TTCV 
84,6 14,1 1,3 
14. Kiến thức về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, 
cá nhân có liên quan 
77,5 19,3 3,2 
15. Nhận thức về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm, 
bổn phận của CC 
85,1 13,6 1,3 
16. Đạo đức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp của 
công chức 
86,5 10,8 2,7 
 169
Phụ lục 3 
PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC 
Kính thưa Ông/Bà, 
Để có những luận cứ thực tiễn trong việc đánh giá thực trạng và đề 
xuất các quan điểm và giải pháp nâng cao TNTTCV của công chức hành 
chính ở Việt Nam hiện nay, chúng tôi kính mong Ông/Bà vui lòng trả lời 
những câu hỏi dưới đây. Để trả lời các câu hỏi, xin Ông/Bà đọc kỹ và khoanh 
tròn vào số thứ tự hoặc đánh dấu (✔) vào ô tương ứng với phương án mà 
Ông/Bà cho là phù hợp nhất. 
Chúng tôi cam kết những thông tin do Ông/Bà cung cấp chỉ phục vụ 
cho mục đích nghiên cứu khoa học và sẽ được bảo mật tuyệt đối. Rất mong sự 
ủng hộ, giúp đỡ của Ông/Bà để cuộc điều tra thu được kết quả tốt đẹp. 
Xin trân trọng cảm ơn! 
Câu 1. Xin Ông/ Bà cho biết đôi nét về bản thân? 
a. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ 
b. Tuổi (ghi cụ thể):  tuổi 
c. Trình độ học vấn và chuyên môn: 
1. Trung học cơ sở 5. Đại học 
 2. Trung học phổ thông 6. Trên đại học 
 3. Trung cấp 7. Khác 
 4. Cao đẳng 
d. Trình độ Lý luận chính trị: 1. Sơ cấp 3. Cử nhân/ cao cấp 
 2. Trung cấp 4. Chưa qua đào tạo 
e. Vị trí công tác: 
1. CC thừa hành 
2. CC giữ chức danh lãnh đạo, quản lý (từ phó trưởng phòng trở lên) 
f. Cơ quan công tác của ông bà là đơn vị thuộc cấp nào: 
1. Cấp Trung ương 2. Cấp tỉnh 3. Cấp huyện 
 170
Câu 2. Ông/bà cho rằng yếu tố VHTN trong TTCV của công chức hành 
chính có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động của nền công 
vụ? 
1. Ảnh hưởng rất lớn 
2. Ảnh hưởng ở mức độ trung bình 
3. Ít ảnh hưởng 
4. Hoàn toàn không ảnh hưởng 
Câu 3. Ông/Bà đánh giá như thế nào về vai trò của các yếu tố sau đây 
trong việc hình thành nên VHTN của công chức hành chính trong 
TTCV? 
Ảnh 
hưởng 
rất lớn 
Ảnh hưởng 
bình 
thường 
Không 
ảnh 
hưởng 
Không biết/ 
Không trả 
lời 
1. Tận tụy phục vụ nhân dân 
2. Không hách dịch, cửa quyền, gây khó 
khăn, phiền hà, sách nhiễu cho nhân dân 
3. Nỗ lực, tâm huyết, tận tụy, hết mình trong 
việc thực hiện nhiệm vụ 
4. Công tâm, minh bạch trong xử lý công việc 
5. Chủ động, sáng tạo trong quá trình TTCV 
6. Tích cực tìm tòi, nghiên cứu để giải quyết 
công việc 
7. Tôn trọng thứ bậc hành chính 
8. Thẳng thắn và có trách nhiệm trong việc 
tham mưu giải quyết công việc 
9. Tôn trọng, chú ý lắng nghe, công tâm, khách 
quan trong việc sử dụng, đánh giá cấp dưới 
10. Không bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ 
11. Có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp 
12. Lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp 
 171
Ảnh 
hưởng 
rất lớn 
Ảnh hưởng 
bình 
thường 
Không 
ảnh 
hưởng 
Không biết/ 
Không trả 
lời 
13. Có tinh thần chủ động phối hợp, hợp tác và 
tương trợ trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ 
14. Luôn tôn trọng, lắng nghe nhân dân 
15. Ứng xử chuẩn mực, niềm nở với nhân dân 
16. Văn minh, lịch sự, đĩnh đạc, tự tin khi 
TTCV 
17. Chấp hành tốt quy định giờ giấc làm việc 
18. Đeo thẻ, ăn mặc gọn gàng, lịch sự theo 
quy định 
19. Linh hoạt, hợp tình, hợp lý trong xử lý 
công việc 
20. Gương mẫu trong việc thực hiện các chủ 
trương, chính sách, pháp luật của Đảng và 
Nhà nước. 
21. Có lối sống tiết kiệm, giản dị, trung thực, 
trong sáng, lành mạnh 
22. Không mắc vào các tệ nạn xã hội; 
23. Tuân thủ kỷ luật phát ngôn; 
24. Có ý thức nâng cao trình độ, năng lực; 
25. Tuân thủ quy định của pháp luật về những 
điều công chức được và không được phép làm; 
26. Tinh thần đấu tranh với các tư tưởng tham 
nhũng, biểu hiện cơ hội trong quá trình thực thi. 
27. Sẵn sàng nhiệm vụ, không đùn đẩy trách 
nhiệm được giao 
28. Không chọn việc dễ, bỏ việc khó 
29. Chịu trách nhiệm đối với công việc do 
mình thực hiện 
 172
 Câu 4. Ông/ Bà đánh giá chung về mức độ thực hiện những vấn đề 
sau trong quá trình TTCV của các công chức trong cơ quan, đơn vị 
Ông/Bà đang công tác hiện nay như thế nào? 
1. Rất 
kém 
2. 
Kém 
3. Bình 
thường 
4. 
Tốt 
5. Rất 
tốt 
1. Tận tụy phục vụ nhân dân 
2. Không hách dịch, cửa quyền, gây khó 
khăn, phiền hà, sách nhiễu cho nhân dân 
3. Nỗ lực, tâm huyết, tận tụy, hết mình 
trong việc thực hiện nhiệm vụ 
4. Công tâm, minh bạch trong xử lý công việc 
5. Chủ động, sáng tạo trong quá trình TTCV 
6. Tích cực tìm tòi, nghiên cứu để giải 
quyết công việc 
7. Tôn trọng thứ bậc hành chính 
8. Thẳng thắn và có trách nhiệm trong việc 
tham mưu giải quyết công việc 
9. Tôn trọng, chú ý lắng nghe, công tâm, 
khách quan trong việc sử dụng, đánh giá 
cấp dưới 
10. Không bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ 
11. Có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp 
12. Lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp 
13. Có tinh thần chủ động phối hợp, hợp tác và 
tương trợ trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ 
14. Luôn tôn trọng, lắng nghe nhân dân 
15. Ứng xử chuẩn mực, niềm nở với nhân dân 
16. Văn minh, lịch sự, đĩnh đạc, tự tin khi 
TTCV 
 173
1. Rất 
kém 
2. 
Kém 
3. Bình 
thường 
4. 
Tốt 
5. Rất 
tốt 
17. Chấp hành tốt quy định giờ giấc làm việc 
18. Đeo thẻ, ăn mặc gọn gàng, lịch sự theo 
quy định 
19. Linh hoạt, hợp tình, hợp lý trong xử lý 
công việc 
20. Gương mẫu trong việc thực hiện các 
chủ trương, chính sách, pháp luật của 
Đảng và Nhà nước. 
21. Có lối sống tiết kiệm, giản dị, trung 
thực, trong sáng, lành mạnh 
22. Không mắc vào các tệ nạn xã hội; 
23. Tuân thủ kỷ luật phát ngôn; 
24. Có ý thức nâng cao trình độ, năng lực; 
25. Tuân thủ quy định của pháp luật về 
những điều công chức được và không 
được phép làm; 
26. Tinh thần đấu tranh với các tư tưởng 
tham nhũng, biểu hiện cơ hội trong quá 
trình thực thi. 
27. Sẵn sàng nhiệm vụ, không đùn đẩy 
trách nhiệm được giao 
28. Không chọn việc dễ, bỏ việc khó 
29. Chịu trách nhiệm đối với công việc do 
mình thực hiện 
 174
Câu 5. Trong quá trình TTCV, các CC trong cơ quan, đơn vị, tổ chức 
của Ông/Bà có tồn tại tình trạng sau đây không (đánh dấu ✔ vào ô mà 
Ông/Bà cho là phù hợp)? 
Tình trạng 
này là phổ 
biến 
Có nhưng 
không phổ 
biến 
Không có 
tình trạng 
này 
Không 
biết/ không 
trả lời 
1. Hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, 
phiền hà, sách nhiễu cho nhân dân 
2. Ngại tìm tòi, nghiên cứu để giải 
quyết công việc 
3. Thiếu nỗ lực, tâm huyết trong thực 
hiện nhiệm vụ 
4. Thiếu sự chủ động, sáng tạo trong 
quá trình TTCV 
5. Thiếu công tâm, minh bạch trong 
xử lý công việc 
6. Thiếu sự tận tụy khi phục vụ nhân dân 
7. Không tôn trọng thứ bậc hành chính 
8. Bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ 
9. Thiếu lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp 
10. Thiếu tôn trọng, không lắng nghe 
nhân dân 
11. Không lắng nghe ý kiến của đồng 
nghiệp 
12. Ứng xử với nhân dân thiếu chuẩn 
mực, niềm nở 
13. Không có tinh thần chủ động phối 
hợp, hợp tác và tương trợ trong thực 
hiện nhiệm vụ, công vụ 
14. Thiếu tôn trọng, chú ý lắng nghe, 
công tâm, khách quan trong việc sử 
dụng, đánh giá cấp dưới 
 175
Tình trạng 
này là phổ 
biến 
Có nhưng 
không phổ 
biến 
Không có 
tình trạng 
này 
Không 
biết/ không 
trả lời 
15. Thiếu thẳng thắn trong việc tham 
mưu giải quyết công việc 
16. Vi phạm quy định về đeo thẻ và 
trang phục công sở 
17. Vi phạm quy định giờ giấc làm việc 
18. Thiếu văn minh, lịch sự, tự tin khi 
TTCV 
19. Cứng nhắc trong xử lý công việc 
20. Mắc các tệ nạn xã hội 
21. Vi phạm quy định của pháp luật về 
những điều công chức được và không 
được phép làm 
22. Có lối sống thiếu chuẩn mực, 
không trong sáng 
23. Thiếu gương mẫu trong việc thực 
hiện các chủ trương, chính sách, pháp 
luật của Đảng và Nhà nước 
24. Vi phạm kỷ luật phát ngôn 
25. Thiếu ý thức nâng cao trình độ, 
năng lực 
26. Thiếu tinh thần đấu tranh với các 
tư tưởng tham nhũng, biểu hiện cơ hội 
trong quá trình TTCV 
27. Trốn tránh trách nhiệm đối với 
công việc do mình thực hiện 
28. Không sẵn sàng nhiệm vụ, đùn 
đẩy trách nhiệm được giao 
29. Chọn việc dễ, bỏ việc khó 
 176
Câu 6. Theo Ông/Bà những nhân tố sau có ảnh hưởng như thế nào đến 
TNTTCV của công chức hành chính 
Ảnh 
hưởng 
rất lớn 
Ảnh 
hưởng 
bình 
thường 
Không 
ảnh 
hưởng 
Không 
biết/ 
Không trả 
lời 
1. Bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội của 
đất nước 
2. Giá trị tư tưởng, đạo đức văn hóa 
truyền thống 
3. Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc 
tế 
4. Quan điểm của Đảng về xây dựng nhà 
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 
5. Hệ thống thể chế về quản lý công chức 
6. Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho 
việc TTCV 
7. Tinh thần thái độ làm việc của đồng 
nghiệp 
8. Vai trò của người đứng đầu trong cơ 
quan, đơn vị 
9. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao ý 
thức trách nhiệm TTCV đối với công chức 
10. Cơ chế kiểm tra, giám sát trách 
nhiệm TTCV 
11. Kiến thức chuyên môn thuộc lĩnh 
vực chuyên ngành công tác 
12. Kiến thức về quy trình nghiệp vụ 
trong TTCV 
 177
Ảnh 
hưởng 
rất lớn 
Ảnh 
hưởng 
bình 
thường 
Không 
ảnh 
hưởng 
Không 
biết/ 
Không trả 
lời 
13. Kiến thức về các quy định về nguyên 
tắc TTCV 
14. Kiến thức về quyền và nghĩa vụ của 
tổ chức, cá nhân có liên quan 
15. Nhận thức về quyền, nghĩa vụ, trách 
nhiệm, bổn phận của CC 
16. Đạo đức cá nhân, đạo đức nghề 
nghiệp của công chức 
Câu 7. Để xây dựng và phát triển VHTN của đội ngũ công chức 
hành chính trong TTCV, Ông/Bà có ý kiến đề xuất gì (xin ghi cụ 
thể)? 
 ......................................................................................................................... 
 ......................................................................................................................... 
 ......................................................................................................................... 
 ......................................................................................................................... 
Xin cảm ơn sự hợp tác của Ông/Bà! 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_van_hoa_trach_nhiem_cua_cong_chuc_hanh_chinh_trong_t.pdf
  • pdfQD cap HV-NCS Vu Thi Huong Thao (4).pdf
  • pdfTóm tắt Luận án TA.pdf
  • pdfTóm tắt Luận án TV.pdf
  • pdfTrang thông tin mới.pdf
  • pdfTrích yếu Luận án.pdf