Luận án Xác minh điều kiện thi hành án dân sự theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện nay
Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định yêu cầu Nhà nước quản lý xã hội bằng
pháp luật, các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân phải luôn tôn trọng và nêu cao
tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật. Các bản án, quyết định của TAND có
hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức,
cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành, các giá trị của công lý phải được
tôn vinh và bảo vệ. Trong bối cảnh đó, công tác THADS đang ngày càng có vị trí và
ý nghĩa tích cực, quan trọng trong việc bảo vệ pháp chế XHCN, thực thi công lý,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương
và ổn định.
Xác minh điều kiện THADS là việc CHV/TPL thu thập thông tin, tiếp cận,
xác định đối tượng mục tiêu cần phải thi hành (tài sản, thu nhập của người phải
THA, vật, giấy tờ, nhà phải trả ) và các thông tin khác phục vụ cho quá trình tổ
chức THADS như: nhân thân, hoàn cảnh gia đình của người phải THA Đây là
hoạt động rất quan trọng trong quá trình tổ chức THADS. Kết quả xác minh là cơ
sở để CHV/TPL thuyết phục đương sự tự nguyện, thỏa thuận THA, là cơ sở để
Thủ trưởng cơ quan THADS ra các quyết định ủy thác, hoãn, đình chỉ THA hay
lựa chọn biện pháp cưỡng chế THA thích hợp. Mặt khác, việc xác minh điều kiện
THADS còn là cơ sở để phân loại án, là căn cứ cho việc thống kê số án tồn đọng.
Có thể nói, xác minh điều kiện THADS chính là căn cứ làm phát sinh hàng loạt
các tác nghiệp khác trong quá trình tổ chức thi hành các bản án, quyết định, đòi
hỏi CHV/TPL cần thiết phải nắm vững cơ sở pháp lý của việc xác minh, kỹ năng
xác minh và xử lý kết quả xác minh phù hợp với quy định của pháp luật về
THADS. Nếu coi điều kiện THADS của người phải THA là “chìa khóa” để “mở
cánh cửa” cho việc tổ chức THADS thành công, thì hoạt động xác minh điều kiện
THADS của CHV và các chủ thể khác là một “cuộc hành trình” đi tìm chiếc chìa
khóa đó.
Để nâng cao hiệu quả của công tác THADS, các cơ quan THADS cần tổ
chức thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
THADS, tạo chuyển biến cơ bản, bền vững, hoàn thành các yêu cầu, nhiệm vụ về
THA theo Nghị quyết số 111/2015/QH13 của Quốc hội khóa XIII về công tác tư
pháp. Theo đó, việc xác minh điều kiện THADS có ý nghĩa quan trọng trong việc2
góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác THADS, giảm án tồn đọng,
giảm áp lực đối với cơ quan THADS. Nói cách khác, nâng cao hiệu quả của hoạt
động xác minh điều kiện THADS là một trong những giải pháp căn bản nhất để thi
hành dứt điểm bản án, quyết định, góp phần bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia
hoạt động THADS.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Xác minh điều kiện thi hành án dân sự theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện nay
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HƢƠNG GIANG XÁC MINH ĐIỀU KIỆN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ THEO PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2021 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HƢƠNG GIANG XÁC MINH ĐIỀU KIỆN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ THEO PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành : Luật Kinh tế Mã số : 9 38 01 07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS HOÀNG THẾ LIÊN Hà Nội - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thị Hƣơng Giang MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................. 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................... 7 1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu đề tài luận án .......................................... 21 1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.................................... 22 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 23 Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÁC MINH ĐIỀU KIỆN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ .................................................................. 25 2.1. Khái niệm, đặc điểm xác minh điều kiện thi hành án dân sự ............ 25 2.2. Ý nghĩa của xác minh điều kiện thi hành án trong hoạt động thi hành án dân sự ........................................................................................... 34 2.3. Nội dung điều chỉnh pháp luật về xác minh điều kiện thi hành án dân sự ........................................................................................................ 37 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xác minh điều kiện thi hành án dân sự ................................................................................................... 59 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 66 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XÁC MINH ĐIỀU KIỆN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở VIỆT NAM ................................................................................ 68 3.1. Các quy định hiện hành về xác minh điều kiện thi hành án dân sự ........ 68 3.2. Các vướng mắc, bất cập chủ yếu của pháp luật xác minh điều kiện thi hành án dân sự ........................................................................... 115 Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 126 Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XÁC MINH ĐIỀU KIỆN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở VIỆT NAM .... 127 4.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về xác minh điều kiện thi hành án dân sự ............................... 127 4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về xác minh điều kiện thi hành án dân sự ............................... 135 Tiểu kết chƣơng 4 ........................................................................................ 153 KẾT LUẬN .................................................................................................. 154 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................... 157 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 158 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHV: Chấp hành viên EU: Liên minh châu Âu IFES: Quỹ quốc tế về các hệ thống bầu cử NCS: Nghiên cứu sinh TAND: Toà án nhân dân THA: Thi hành án THADS: Thi hành án dân sự TPL: Thừa phát lại UBND: Uỷ ban nhân dân VKSND: Viện kiểm sát nhân dân XHCN: Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định yêu cầu Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân phải luôn tôn trọng và nêu cao tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật. Các bản án, quyết định của TAND có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành, các giá trị của công lý phải được tôn vinh và bảo vệ. Trong bối cảnh đó, công tác THADS đang ngày càng có vị trí và ý nghĩa tích cực, quan trọng trong việc bảo vệ pháp chế XHCN, thực thi công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương và ổn định. Xác minh điều kiện THADS là việc CHV/TPL thu thập thông tin, tiếp cận, xác định đối tượng mục tiêu cần phải thi hành (tài sản, thu nhập của người phải THA, vật, giấy tờ, nhà phải trả) và các thông tin khác phục vụ cho quá trình tổ chức THADS như: nhân thân, hoàn cảnh gia đình của người phải THA Đây là hoạt động rất quan trọng trong quá trình tổ chức THADS. Kết quả xác minh là cơ sở để CHV/TPL thuyết phục đương sự tự nguyện, thỏa thuận THA, là cơ sở để Thủ trưởng cơ quan THADS ra các quyết định ủy thác, hoãn, đình chỉ THA hay lựa chọn biện pháp cưỡng chế THA thích hợp. Mặt khác, việc xác minh điều kiện THADS còn là cơ sở để phân loại án, là căn cứ cho việc thống kê số án tồn đọng. Có thể nói, xác minh điều kiện THADS chính là căn cứ làm phát sinh hàng loạt các tác nghiệp khác trong quá trình tổ chức thi hành các bản án, quyết định, đòi hỏi CHV/TPL cần thiết phải nắm vững cơ sở pháp lý của việc xác minh, kỹ năng xác minh và xử lý kết quả xác minh phù hợp với quy định của pháp luật về THADS. Nếu coi điều kiện THADS của người phải THA là “chìa khóa” để “mở cánh cửa” cho việc tổ chức THADS thành công, thì hoạt động xác minh điều kiện THADS của CHV và các chủ thể khác là một “cuộc hành trình” đi tìm chiếc chìa khóa đó. Để nâng cao hiệu quả của công tác THADS, các cơ quan THADS cần tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác THADS, tạo chuyển biến cơ bản, bền vững, hoàn thành các yêu cầu, nhiệm vụ về THA theo Nghị quyết số 111/2015/QH13 của Quốc hội khóa XIII về công tác tư pháp. Theo đó, việc xác minh điều kiện THADS có ý nghĩa quan trọng trong việc 2 góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác THADS, giảm án tồn đọng, giảm áp lực đối với cơ quan THADS. Nói cách khác, nâng cao hiệu quả của hoạt động xác minh điều kiện THADS là một trong những giải pháp căn bản nhất để thi hành dứt điểm bản án, quyết định, góp phần bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia hoạt động THADS. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật THADS năm 2014 có hiệu lực từ 01/7/2015, đã khắc phục được nhiều bất cập, vướng mắc sau 06 năm thi hành Luật THADS năm 2008. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng thiếu hiệu quả của hoạt động xác minh điều kiện THADS. Chẳng hạn như trong năm 2016, số tiền có điều kiện THA là 86.254.000.000 đồng/tổng số tiền phải THA là 133.619.000.000 đồng (chiếm 64,6%) [12]; năm 2017, số tiền có điều kiện THA là 92.000.000.000 đồng/tổng số tiền phải THA là 163.658.000.000 đồng (chiếm 56,2%) [13]; năm 2018, số tiền có điều kiện THA là 90.010.000.000 đồng/tổng số tiền phải THA là 178.628.000.000 đồng (chiếm 50,4%) [14]; năm 2019, số tiền có điều kiện THA là 148.791.000.000 đồng/tổng số tiền phải THA là 251.172.000.000 đồng (chiếm 59,2%), [15]. Như vậy, trong 4 năm gần đây, số tiền có điều kiện THA trên số tiền phải THA có tỉ lệ thấp, trung bình chưa tới 60%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó có nguyên nhân từ sự bất cập của quy định pháp luật cũng như những khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong thi hành pháp luật về xác minh điều kiện THADS. Cụ thể như thiếu hành lang pháp lý cho hoạt động xác minh của các chủ thể xác minh điều kiện thi hành án; chế tài chưa đủ sức răn đe đối với hành vi không kê khai hoặc kê khai thiếu trung thực về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; sự thiếu rõ ràng trong vấn đề quản lý tài sản thuộc sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án có tác động rất lớn đến hiệu quả công tác xác minh điều kiện thi hành án. Vì vậy, để các quy định pháp luật về xác minh điều kiện THA tiếp tục được hoàn thiện, phù hợp, bắt nhịp kịp với cuộc sống vốn dĩ sinh động này thì việc phân tích, đánh giá một cách toàn diện thực trạng quy định pháp luật và dự liệu những thách thức mới đặt ra đối với thực thi pháp luật về xác minh THADS, để từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị thiết thực, có hiệu quả là hết sức cần thiết. Với các lý do trên, NCS lựa chọn đề tài “Xác minh điều kiện thi hành án dân sự theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sỹ luật học. 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là nghiên cứu nhằm góp phần xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện quy định pháp luật về xác minh điều kiện THADS ở Việt Nam trên hai phương diện điều chỉnh pháp luật và thực thi pháp luật. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Cụ thể, tiến hành thu thập các tài liệu, công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án, tìm hiểu, nhận xét, đánh giá và nêu quan điểm về những vấn đề đã được các công trình khoa học trước đó nghiên cứu. Từ đó, xác định các nội dung cần được kế thừa, những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu trong luận án. Thứ hai, nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề lý luận cơ bản về xác minh điều kiện THADS như khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của xác minh điều kiện THADS, nội dung điều chỉnh pháp luật về xác minh điều kiện THADS, các yếu tố ảnh hưởng đến xác minh điều kiện THADS. Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về xác minh điều kiện THADS ở Việt Nam, rút ra các nhận xét về những ưu điểm cũng như những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật hiện hành về xác minh điều kiện THADS. Thứ tư, luận giải về các yêu cầu đổi mới, hoàn thiện pháp luật về xác minh điều kiện THADS và kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật về xác minh điều kiện THADS. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu quy định pháp luật về xác minh điều kiện THADS và thực tiễn thi hành pháp luật về xác minh điều kiện THADS ở nước ta. Nội dung pháp luật về xác minh điều kiện THADS ở Việt Nam là đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm: chủ thể xác minh; phương thức xác minh; nội dung xác minh; trình tự, thủ tục xác minh; thời điểm xác minh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về xác minh điều kiện THADS, các quy định pháp luật cũng như thực tiễn thi hành pháp luậ ... văn thạc sỹ luật học, Học viện Khoa học xã hội [41] Thu Hằng (2016), “Thi hành án liên quan đến tín dụng, ngân hàng: Cần có các giải pháp cụ thể”, <https://thads.moj.gov.vn/phuyen/noidung/tintuc/Lists/ThongTinKhac/ View_Detail.aspx?ItemID=11> (16/5/2020) [42] Lê Võ Hồng Hạnh (2012), “Xác minh điều kiện thi hành án và thực tiễn áp dụng”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 5 (242) – 2012, tr48-49 [43] Chu Thị Hoa (2014), “Mô hình tổ chức thi hành án dân sự công ở một số nước trên thế giới”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 10 (271), năm 2014, trang 62. [44] Trần Thị Phương Hoa (2016), “Một số sai sót thường gặp trong thi hành án 162 dân sự qua việc tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Số chuyên đề về khiếu nại và tố cáo trong thi hành án dân sự năm 2016 [45] Học viện Tư pháp (2009), Sổ tay chấp hành viên, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, tr.119-146. [46] Học viện Tư pháp (2012), Giáo trình Kỹ năng thi hành án dân sự (phần nghiệp vụ), Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội [47] Học viện Tư pháp (2016), Giáo trình Nghiệp vụ thi hành án dân sự (phần kỹ năng), Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội [48] Học viện Tư pháp (2016), Tập bài giảng Kỹ năng hành nghề thừa phát lại, Chủ biên TS Nguyễn Xuân Thu, Thạc sỹ Cao Thị Kim Trinh, Hà Nội, tr.18 [49] Lê Xuân Hồng (2009), “Thủ tục thực hiện công việc của thừa phát lại”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Số chuyên đề Thi hành án dân sự và vấn đề xã hội hóa năm 2009 [50] Đinh Thị Thanh Hương (2013), Xác minh điều kiện thi hành án dân sự, Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội [51] Thanh Hương (2014), “Một số ý kiến về xác minh điều kiện thi hành án”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 2 (263), năm 2014, tr53 [52] Hữu Nguyễn (2016), “Chi cục Thi hành án huyện Tiên Lữ lờ phán quyết phúc thẩm của Toà án tỉnh Hưng Yên”, < hanh-an-huyen-tien-lu-lo-phan-quyet-phuc-tham-cua-toa-an-tinh-hung-yen- d38734.html=>, (ngày 15/5/2020). [53] Jica (1998), Luật Nhật Bản, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội [54] Nguyễn Thị Khanh (2010), “Những vướng mắc từ thực tiễn thi hành Luật Thi hành án dân sự”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 3/2010 [55] Nguyễn Lân (1998), Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 2061. [56] Bùi Nguyễn Phương Lê (2015), “Xác minh điều kiện thi hành án theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật – Số chuyên đề về Thi hành án dân sự tháng 2/2015 [57] Liên bang Nga (2013), Hội thảo khoa học và thực tiễn thi hành án quốc tế lần thứ tư, 18-20 tháng 3/2013, Akaterinbơc, Nga [58] Nguyễn Văn Lộc (2013), “Thực tiễn thi hành án dân sự đối với cá nhân, tổ 163 chức là người nước ngoài ở Bình Dương”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 10 (259) – 2013, tr54-55 [59] Võ Hoài Nam (2013), “Một số vấn đề xác minh điều kiện thi hành án tại các tổ chức tín dụng”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tháng 2 năm 2013 [60] Duy Nhân (2014), “Án đã tuyên, bí thư huyện can thiệp”, < 20141214205137223.html> (15/5/2020) [61] Lê Thị Nga (2011), “Yêu cầu về tính thống nhất của hệ thống pháp luật”, < 4190 &p_cateid=1751909&item_id=8611408&article_details=1>, (ngày 15/5/2020) [62] Nguyễn Văn Nghĩa (2018), “Trách nhiệm cung cấp thông tin tài sản thi hành án dân sự trong pháp luật châu Âu và cộng hoà liên bang Đức”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 01 (353), tháng 01/2018, tr59-64 [63] Thảo Nguyên (2016), “Chủ tịch nước: Thi hành án phải tăng hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng”, < nhung/trong-nuoc/chu-tich-nuoc-thi-hanh-an-phai-tang-hieu-qua-thu-hoi-tai- san-tham nhung_t114c1080n106268> (16/5/2020) [64] Nhà pháp luật Việt - Pháp (1997), Tài liệu tham khảo về thừa phát lại và thi hành án (dịch từ "L'Hussier de la Justice "do Hội đồng thừa phát lại Pháp ấn hành tháng 2/1994) [65] Nhà pháp luật Việt - Pháp (2006), Các mô hình tổ chức THA trên thế giới, Kỷ yếu hội thảo ngày 17-18/4/2006 [66] Vũ Thuần Nho (2013),“Bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật được chấp hành trên thực tế”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 3 năm 2013 [67] Nguyễn Tiến Pháp (2012), “Nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự và xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 11/2012 [68] Nguyễn Thị Phíp (2009), Hoàn thiện pháp luật về Chấp hành viên trong thi hành án dân sự tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh 164 [69] Nguyễn Duy Phương (2014), “Kiến nghị hoàn thiện Luật Thi hành án dân sự”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 7/2014 [70] Quốc hội (2008), Luật Thi hành án dân sự, Hà Nội [71] Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội [72] Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội [73] Quốc hội (2013), Luật Đất đai, Hà Nội [74] Quốc hội (2014), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội [75] Quốc hội (2014), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Thi hành án dân sự, Hà Nội [76] Quốc hội (2015), Bộ luật dân sự, Hà Nội [77] Quốc hội (2015), Bộ luật hình sự, Hà Nội [78] Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội [79] Đặng Đình Quyền (2011), “Tiêu chí đánh giá hiệu quả áp dụng pháp luật trong thi hành án dân sự”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 9/2011 [80] Trần Đại Sỹ (2009), “Quy định về xác minh điều kiện thi hành án còn nhiều bất cập”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Số chuyên đề về Thi hành án dân sự số 03/2009 [81] Lại Văn Thắng (2012), “Cần hướng dẫn và quy định khả thi hơn về xác minh điều kiện thi hành án”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, tháng 4/2012 [82] K.Thế (2016), “Tổng cục Thi hành án dân sự: Vì sao khó thu hồi tài sản các vụ tham nhũng?”, < dan-su-vi-sao-kho-thu-hoi-tai-san-cac-vu-tham-nhung-284594.html> (15/5/2020) [83] Vũ Đình Thung (2016), “Có khởi tố vụ tẩu tán tài sản để “né' thi hành án?”, < post169905.html> (15/5/2020) [84] Nguyễn Thanh Thuỷ (2009), Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [85] Hoàng Thị Thu Trang (2015), “Hoàn thiện quy định pháp luật về xác minh điều kiện thi hành án dân sự”, < 165 _detail.aspx?itemid=13> (ngày 17/5/2020) [86] Nguyễn Văn Tuấn (2016), Gỡ vướng trong thi hành án các vụ án tham nhũng, < tham-nhung/c/19841076.epi>, (ngày 15/5/2020) [87] Viện nghiên cứu khoa học pháp lý Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp TP.Hồ Chí Minh (1995), Những cơ sở lý luận và thực tiễn về định chế Thừa phát lại, Đề tài 95-98-114/ĐT (Đề tài cấp Bộ), Hà Nội [88] Phan Đức Vũ (2013), “Một số bất cập sau ba năm thực hiện Luật Thi hành án dân sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số tháng 1/2013 [89] Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế (2000), Báo cáo về kết quả toạ đàm pháp luật thi hành án dân sự Nhật Bản từ ngày 2-3 và 6-7 tháng 10/2000 tại Bộ Tư pháp [90] Ý Công (2011), “Khó khăn trong xác minh điều kiện thi hành án”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, tháng 9/2011 [91] Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1998), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, tr. 1848. [92] Phạm Công Ý (2013), “Về một quyết định huỷ kết quả thi hành án”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 6 (255), năm 2013, tr53-58 Tiếng Anh [93] British Columbia Law Institute (2005), Report on the Uniform Civil Enforcement of Money Judgment Acts [94] Honorable James J.Brown (2017), “Judgment Enforcement”, Aspen Publishers, 3rd Edition, 2017 Supplement, section 3 “Discovery to find the debtor’s assets” [95] California legislative information (2020), California Civil Procedure Code, < cp>, (ngày 15/10/2020) [96] Chamber and patners (2019), “Enforcement of judgments”, https://practiceguides.chambers.com/practice-guides/enforcement-of- judgments-2019/france, Last Updated August 07, 2019 [97] M.Chardon (2010), “Enforcement in France: an overview of legislation and practice”, “Enforcement and Enforceability – Tradition and Reform”, 166 Editors C.H. van Rhee & A. Uzelac, ISBN 978-94-000-0073- 5D/2010/7849/66 NUR 822, page 153 [98] Committee of Ministers of the Council of Europe (2003), Recommendation Rec (2003) 17 of the Committee of Ministers to member states on enforcement (adopted by the Committee of Ministers on 09 September 2003 at the 851st meeting of the Ministers’ Deputies) [99] European Commission for the efficiency of justice, CEPEJ (2004), “Enforcement of court decisions in europe”, page 60. [100] European Commission for the efficiency of jutice, CEPEJ (2004), Guidelines fof a better implementation of the existing Council of Europe’s recommendation on enforcement [101] European Judicial Network, “Procedures for enforcing a judgment”, <https://ejustice.europa.eu/content_procedures_for_enforcing_a_judgment- 52-de-en.do?member=1> (ngày 10/5/2020) [102] European Judicial Network (2020), Procedure for enforcing a judgment: England and Wales, <https://e- justice.europa.eu/content_procedures_for_enforcing_a_judgment-52-ew-en.do?member=1>, (ngày 15/5/2020) [103] Federal Bailiffs’ Servive (2019), “State and private enforcement systems: comparative analysis and the best practices”, collection of Materials of the 9th International Scientific and Practical Conference, 10-13 October 2018, Sochi, Krasnodar Region [104] Heike Gramckow (2012), “Court Auctions: Effective Processes and Enforcement Agents”, , (ngày 8/4/2020) [105] Henderson, Keith, Angana Shah, Sandra Elena & Violaine Autheman (2004), Regional Best Practices: Enforcement of Court Judgmentss. Lessons Learned from Latin America, IFES Rule of Law White Paper Series, International Foundation for Electoral Systems, Washington, DC. [106] Burkhard Hess (2004), Study No. JAI/A3/2002/02 on making more efficient the enforcement of judicial decisions within the European Union:Transparency of a Debtor’s Assets Attachment of Bank Accounts - 167 Provisional Enforcement and Protective Measures, Version of 2/18/2004, [107] Burkhard Hess (2010), “Different enforcement structure”, “Enforcement and Enforceability – Tradition and Reform”, Editor C.H. van Rhee & A. Uzelac ISBN 978-94-000-0073-5D/2010/7849/66 NUR 822, page 51 [108] Qing – Yun Jiang (2006), Court Delay and law enforcement in China, Gabler Edition Wissenchaft, 2006, page 208 [109] Ministry of the Attorney General (2020), “After Judgment – Guide to Getting Results”, January 2020, <https://www.attorneygeneral.jus.gov.on.ca/english/courts/guides/ After_Judgement_Guide_to_Getting_Results_EN.html> (ngày 15/5/2020) [110] Taiwan (2018), Compulsory enforcement Act [111] William T. Tanner, “How to collect your judgment”, , (ngày 26/4/2020). [112] United States Courts (2019), Federal Rules of Civil Procedure, < procedure>, (ngày 15/10/2020) Tiếng Pháp [113] Parlement francais (2019), Code des procédures civiles d'exécution Trang web [114] =view&id=711&Itemid=4
File đính kèm:
- luan_an_xac_minh_dieu_kien_thi_hanh_an_dan_su_theo_phap_luat.pdf
- scan0009.jpg
- scan0010.jpg
- TT Eng NguyenThiHuongGiang.pdf
- TT NguyenThiHuongGiang.pdf
- Trichyeu_NguyenThiHuongGiang.pdf