Luận án Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản theo pháp luật Việt Nam

Trong những năm qua, hoạt động bán đấu giá tài sản ở nước ta đã có sự phát

triển và đang được xã hội hóa mạnh mẽ, từng bước đi vào cuộc sống với nhiều hiệu

quả thiết thực, có những đóng góp quan trọng trong công tác thi hành pháp luật, đặc

biệt là tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá như tài sản nhà nước

theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; tài sản được xác lập

quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật; tài sản là quyền sử dụng đất theo

quy định của pháp luật về đất đai; tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao

dịch bảo đảm; tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;

tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước, tài

sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định

của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tài sản là hàng dự trữ quốc gia theo quy

định của pháp luật về dự trữ quốc gia; tài sản cố định của doanh nghiệp theo quy định

của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại

doanh nghiệp; tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản theo quy định

của pháp luật về phá sản; tài sản hạ tầng đường bộ và quyền thu phí sử dụng tài sản hạ

tầng đường bộ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác kết cấu hạ

tầng giao thông đường bộ; tài sản là quyền khai thác khoáng sản theo quy định của

pháp luật về khoáng sản; tài sản là quyền sử dụng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng

trồng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; tài sản là quyền sử

dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện; tài sản

là nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu

100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng theo

quy định của pháp luật.

pdf 169 trang kiennguyen 19/08/2022 8381
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản theo pháp luật Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản theo pháp luật Việt Nam

Luận án Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản theo pháp luật Việt Nam
 VIỆN HÀN LÂM 
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI 
ĐOÀN VĂN HƢỜNG 
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC 
BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC 
HÀ NỘI - 2021
 VIỆN HÀN LÂM 
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI 
ĐOÀN VĂN HƢỜNG 
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC 
BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 
Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính 
Mã số: 9.38.01.02 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC 
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 
PGS.TS. LƢƠNG THANH CƢỜNG 
HÀ NỘI - 2021
 LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu 
nêu trong luận án là trung thực. Các trích dẫn trong luận án có nguồn gốc tin 
cậy, chính xác. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công 
bố trong bất kỳ công trình nào khác. 
Tác giả luận án 
Đoàn Văn Hƣờng 
 MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG 
VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN NGHIÊN CỨU ........................................................... 9 
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đề tài luận án .................... 9 
1.2. Nhận xét tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và 
những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ............................................. 17 
1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .................................... 19 
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ................................................................................... 22 
Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM 
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN ................. 23 
2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của xử phạt vi phạm hành chính 
trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản ............................................................. 23 
2.2. Các thành tố của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bán 
đấu giá tài sản ............................................................................................ 38 
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xử phạt vi phạm hành chính trong 
lĩnh vực bán đấu giá tài sản ....................................................................... 65 
2.4. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong 
lĩnh vực bán đấu giá tài sản ....................................................................... 70 
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................................... 76 
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG XỬ 
PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BÁN ĐẤU GIÁ 
TÀI SẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............................................................... 77 
3.1. Thực trạng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh 
vực bán đấu giá tài sản .............................................................................. 77 
3.2. Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bán đấu 
giá tài sản ở Việt Nam hiện nay .............................................................. 106 
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ................................................................................. 125 
 Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN, NÂNG 
CAO HIỆU QUẢ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG 
LĨNH VỰC BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............ 126 
4.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả pháp luật về xử phạt vi phạm hành 
chính trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản ................................................. 126 
4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính 
trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản ........................................................... 130 
4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xử phạt vi phạm hành 
chính trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản ................................................. 142 
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ................................................................................. 148 
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 149 
DANH SÁCH CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN 
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ ................................................... 151 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 152 
 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
BĐGTS : Bán đấu giá tài sản 
ĐGTS : Đấu giá tài sản 
NCS : Nghiên cứu sinh 
VPHC : Vi phạm hành chính 
VPPL : Vi phạm pháp luật 
XLVPHC : Xử lý vi phạm hành chính 
XPVPHC : Xử phạt vi phạm hành chính 
TNHC : Trách nhiệm hành chính 
UBND : Ủy ban nhân dân 
 DANH MỤC BIỂU ĐỒ 
Biểu đồ 1: Kết quả xử phạt vi phạm hành chính của Bộ, ngành Tư pháp 
trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản giai đoạn 2013 – 2017 ........................ 113 
Biểu đồ 2: Kết quả XPVPHC của Thanh tra Bộ Tư pháp trong lĩnh vực 
BĐGTS từ ngày 01/01/2018 đến 30/9/2021............................................. 116 
 1 
MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 
Trong những năm qua, hoạt động bán đấu giá tài sản ở nước ta đã có sự phát 
triển và đang được xã hội hóa mạnh mẽ, từng bước đi vào cuộc sống với nhiều hiệu 
quả thiết thực, có những đóng góp quan trọng trong công tác thi hành pháp luật, đặc 
biệt là tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá như tài sản nhà nước 
theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; tài sản được xác lập 
quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật; tài sản là quyền sử dụng đất theo 
quy định của pháp luật về đất đai; tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao 
dịch bảo đảm; tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự; 
tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước, tài 
sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định 
của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tài sản là hàng dự trữ quốc gia theo quy 
định của pháp luật về dự trữ quốc gia; tài sản cố định của doanh nghiệp theo quy định 
của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại 
doanh nghiệp; tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản theo quy định 
của pháp luật về phá sản; tài sản hạ tầng đường bộ và quyền thu phí sử dụng tài sản hạ 
tầng đường bộ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác kết cấu hạ 
tầng giao thông đường bộ; tài sản là quyền khai thác khoáng sản theo quy định của 
pháp luật về khoáng sản; tài sản là quyền sử dụng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng 
trồng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; tài sản là quyền sử 
dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện; tài sản 
là nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 
100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng theo 
quy định của pháp luật. 
Hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực bán đấu giá tài sản phụ thuộc nhiều vào 
hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này. Thanh 
tra, kiểm tra thường xuyên sẽ giúp các chủ thể quản lý nắm được tình hình thực hiện 
pháp luật về bán đấu giá tài sản của các đối tượng quản lý, qua đó có thể đề ra các 
biện pháp tác động thích hợp đến từng đối tượng như khuyến khích, động viên các tổ 
chức, cá nhân nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong 
 2 
lĩnh vực bán đấu giá tài sản, nhằm phát hiện, uốn nắn kịp thời các đối tượng có biểu 
hiện sai phạm, góp phần định hướng hành vi xử sự tích cực của họ trong hoạt động 
bán đấu giá tài sản. Xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật về bán đấu giá tài sản 
mà trước hết là xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này, sẽ góp phần ngăn 
chặn kịp thời các hành vi vi phạm, răn đe các đối tượng có biểu hiện thiếu tôn trọng 
pháp luật. Ngoài ra các hoạt động nêu trên còn giúp các cơ quan quản lý nhà nước 
phát hiện ra những điểm bất hợp lý trong chính các quy định của pháp luật để từ đó có 
hướng điều chỉnh, bổ sung kịp thời cho phù hợp với yêu cầu của cuộc sống. 
Trong nhiều năm gần đây, tình hình vi phạm pháp luật nói chung, vi phạm 
hành chính nói riêng trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản có nhiều diễn biến hết sức 
phức tạp, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người 
có tài sản đấu giá, tác động không tốt tới nhiều mặt của đời sống xã hội, làm cản trở 
nỗ lực đổi mới, gây thất thoát tài sản, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Hệ thống 
pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản chưa thật 
sự đồng bộ, thống nhất, tính quy phạm của hệ thống pháp luật chưa cao, còn nhiều 
quy định của pháp luật chỉ mới dừng lại ở dạng những nguyên tắc chung, nhiều quy 
định không phù hợp với thực tế, khó thực hiện. Việc xử phạt hành vi thông đồng, dìm 
giá trong bán đấu giá tài sản còn khó khăn. Lực lượng chức năng nói chung và thanh 
tra ngành tư pháp nói riêng về lực lượng, điều kiện, phương tiện, thiết bị để phục vụ 
cho công tác này còn thiếu thốn; trình độ chuyên môn của đội ngũ thực thi nhiệm vụ 
này ở địa phương chưa được đào tạo bài bản. Bên cạnh đó, Nghị định số 82/2020/NĐ-
CP quy định mức phạt tiền có tăng nhưng không cao và nhiều hình thức xử phạt chưa 
nghiêm khắc, chưa có tính răn đe. Do vậy, các tổ chức bán đấu giá tài sản, người tham 
gia đấu giá tài sản thường xuyên vi phạm hoặc tìm cách trốn tránh trách nhiệm. 
Việc áp dụng pháp luật, nhất là áp dụng pháp luật trong xử phạt vi phạm hành 
chính của một số cơ quan, cá nhân có thẩm quyền chưa đúng theo quy định; còn hiện 
tượng vi phạm về thời hạn, thời hiệu ra quyết định xử phạt; một số trường hợp xác 
định hành vi vi phạm chưa chính xác, có dấu hiệu bỏ qua hành vi vi phạm hoặc tùy 
tiện trong áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả; việc xử 
lý tang vật, phương tiện vi phạm còn lỏng lẻo; công tác phối hợp giữa các cơ quan 
liên quan trong việc trao đổi thông tin và xử lý vi phạm chưa chặt chẽ, đôi lúc còn 
 3 
mang tính hình thức; công tác thanh, kiểm tra chuyên ngành chưa được chú trọng; 
công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tới người dân và tập huấn, bồi 
dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức thực hiện chưa được quan tâm đúng mức nên 
hiệu quả đạt được chưa cao... 
Trong bối cảnh đó, việc hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản và pháp 
luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản với những quy 
định mang tính đột phá, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, phù 
hợp với tình hình mới nhằm đáp ứng yêu cầu về xã hội hóa hoạt động bán đấu giá tài 
sản, phát triển dịch vụ đấu giá tài sản chuyên nghiệp trong hệ thống các ngành dịch vụ 
ở Việt Nam, góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội 
chủ nghĩa, phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp 
của tổ chức, cá nhân là yêu cầu khách quan, thực sự cần thiết. 
Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: "Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực 
bán đấu giá tài sản theo pháp luật Việt N ...  Luật Hà Nội, năm 2019 
68. Phạm Quang Huy (2002), Ranh giới giữa tội phạm và không phải là tội 
phạm trong Luật hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Viện nghiên cứu Nhà nước và 
Pháp luật. 
69. Nguyễn Quang Hùng (2015), Nghiên cứu hoàn thiện pháp luật môi trường 
nước lưu vực Sông Nhuệ, Sông Đáy, Luận án tiến sỹ khoa học môi trường, Đại học 
khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội 
70. Vũ Thị Hải (2020), “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai - 
Thực tiễn tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ”, Luận văn thạc sĩ; Đại học Luật Hà Nội. 
71. Lê Thị Hương Giang (2016), “Một số bất cập trong thực tiễn áp dụng các 
quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự ở nước ta hiện nay 
và kiến nghị hoàn thiện pháp luật”, tạp chí Nghề Luật, Số 6 - 2016, tr. 6-12, 17. 
72. Trần Minh Hương (2008), Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính-thực 
trạng quy định, thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện, Tạp chí Luật học số 8/2008. 
73. Đoàn Văn Hường (2014), Áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành 
chính trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản của Thanh tra Bộ Tư pháp Việt Nam, Luận 
văn thạc sĩ , Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 
74. Đoàn Văn Hường (2014) Một số vấn đề về xử phạt vi phạm hành chính 
trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật. 
75. Đoàn Văn Hường (2015) Áp dụng tình tiết vi phạm hành chính nhiều lần 
khi xử phạt vi phạm hành chính. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật. 
76. Trần Thị Hiền (2003), Về nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm 
hành chính, Tạp chí Luật học số đặc san về xử lý vi phạm hành chính năm 2003. 
 158 
77. Trần Quang Hiển (2013), Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước 
về giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam, Lý luận chính trị & Truyền thông, số 
3/2013, tr. 17-21. 
78. Nguyễn Quang Hòa (2012), Bán đấu giá tài sản một số nét về thực trạng, 
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (Số chuyên đề). 
79. Học viện Tư pháp (2013), Nghiên cứu việc áp dụng pháp luật trong bán 
đấu giá tài sản phục vụ công tác đào tạo nghề tại Học viện Tư Pháp, Đề tài nghiên 
cứu khoa học cấp cơ sở 
80. Trương Khánh Hoàn (2000), Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính: một số 
vấn đề cần khắc phục, Tạp chí Quản lý nhà nước số 3/2000. 
81. Nguyễn Thị Hồi (2009), Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay - Một số 
vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 
82. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (1999), 
Đại từ điển Bách khoa Việt Nam, trung tâm biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, 
83. Nguyễn Tuấn Khanh (2012), Một số suy nghĩ về việc xây dựng quy trình 
nghiệp vụ giải quyết khiếu nại hành chính, Tạp chí Thanh tra, số 04/2012, tr. 8-11. 
84. Nguyễn Tuấn Khanh (2012), Hiến pháp với việc bảo đảm quyền khiếu nại 
hành chính của công dân, Tạp chí Thanh tra, số 12/2012, tr. 27-29. 
85. Katsuya I chihashi (2005), Hệ thống giải quyết tranh chấp hành chính ở 
Nhật Bản, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 03 (203)/2003, tr. 73-75. 
86. Lê Thị Thu Lan (2012), Vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính 
trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật 
Hà Nội. 
87. Đào Xuân Lan (2011), Một số nội dung mới của Luật tố tụng hành chính 
2010, Tạp chí dân chủ - Số chuyên đề Luật Tố tụng hành chính, tr. 3-16. 
88. Đặng Trần Hoàng Linh (2012), Nhận diện những bất cập từ thực tiễn hoạt 
động bán đấu giá tài sản, Số chuyên đề Pháp luật bán đấu giá tài sản, Tạp chí Dân 
chủ và Pháp luật. Bộ Tư pháp. 
89. Đặng Thị Bích Liễu (2012), Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất ở Việt 
Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện khoa học xã hội. 
 159 
90. Nguyễn Thắng Lợi (2000), Những vướng mắc trong giải quyết khiếu nại, tố 
cáo và cách giải quyết, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật (số 8-2000), tr. 17-18 và 26. 
91. Nguyễn Thắng Lợi (2011), Một số vấn đề về sự tham gia của luật sư trong 
lĩnh vực khiếu nại, khiếu kiện hành chính ở nước ta hiện nay, Tạp chí Nghề luật (của 
Học viện Tư pháp), số 3/2011, Tr 43-47 
92. Nguyễn Thắng Lợi (2011), Bàn về một số đổi mới cơ chế giải quyết khiếu 
kiện hành chính tại Việt Nam hiện nay, Dân chủ & Pháp luật, Số chuyên đề về Luật Tố 
tụng hành chính, Tr 105-114. 
93. Nguyễn Văn Mạnh (chủ biên) (2010), Thực hiện pháp luật - những vấn đề 
lý luận và thực tiễn, Sách tham khảo, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2010. 
94. Martine Lombard, và Gilles Dumont (2007), Pháp luật hành chính của 
Cộng hòa Pháp, Bản dịch của Nxb. Tư pháp, Hà Nội 
95. Montesquieu, Bàn về tinh thần pháp luật, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 
2004. (- 258 tr.; 20,5 cm) (Bản dịch của Hoàng Thanh Đạm). 
96. Nguyễn Thị Thanh Nga (2012), Một số vấn đề về quản lý nhà nước đối với hoạt 
động bán đấu giá tài sản ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Hà Nội. 
97. Hồ Thị Kim Ngân (2019), Pháp luật về bán đấu giá quyền sử dụng đất, 
thực tiễn thi hành trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Hà Nội 
98. Đinh Phan Quỳnh (2018), Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông 
đường bộ theo Pháp luật Việt Nam hiện nay, Học viện Khoa học xã hội, năm 2018 
99. Nguyễn Văn Quang (2001), Bàn về vấn đề thời hiệu, thời hạn trong xử phạt 
vi phạm hành chính, Tạp chí Luật học số 6/2001. 
100. Nguyễn Văn Quang (2007), Một số hạn chế và kiến nghị về pháp luật 
khiếu nại hành chính, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề về Khiếu nại và 
khiếu kiện hành chính, tr.26-29. 
101. Nguyễn Văn Quang (2010), Giải quyết tranh chấp hành chính bằng cơ 
quan hành chính theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ, Tạp chí Luật học, Đặc san 
12/2010, tr. 26-33. 
102. Quốc hội (2005, 2015), Bộ luật Dân sự. 
103. Quốc hội (2011), Luật sửa đổi Bộ luật Dân sự. 
 160 
104. Quốc hội (2003, 2013), Luật Đất đai. 
105. Quốc hội (2011), Luật Khiếu nại. 
106. Quốc hội (2003, 2018), Luật Tố cáo. 
107. Quốc hội (2005, 2014), Luật Nhà ở. 
108. Quốc hội (2005), Luật Thương mại. 
109. Quốc hội (2008), Luật Thi hành án Dân sự. 
110. Quốc hội (2012), Luật Xử lý vi phạm hành chính. 
111. Quốc hội (2010), Luật Thanh tra. 
112. Quốc hội (2004, 2015), Bộ luật Tố tụng Dân sự. 
113. Quốc hội (2010), Luật Các tổ chức tín dụng. 
114. Quốc hội (2010), Luật Tố tụng Hành chính. 
115. Quốc hội (2012), Luật Giá 
116. Quốc hội (2013), Hiến pháp 
117. Quốc hội (2013), Luật Tiếp công dân 
118. Quốc hội (2014), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án 
dân sự số 26/2008/QH12. 
119. Quốc hội (2016), Luật ĐGTS 
120. Quốc hội (2016), Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 
121. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1996, 1998, 2006), Pháp lệnh thủ tục giải 
quyết các vụ án hành chính 
122. Phạm Hồng Thái – Nguyễn Thị Minh Hà (2017), Giáo trình Luật Hành 
chính Việt Nam, nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 
123. Nguyễn Hà Thanh (2014), Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong 
lĩnh vực xây dựng, Luận văn thạc sĩ , Đại học Luật Hà Nội. 
124. Thanh tra Bộ Tư pháp (2020), Báo cáo tổng kết công tác năm 2020 và 
phương hướng nhiệm vụ năm 2021. 
125. Thanh tra Chính phủ (2017), Báo cáo tổng kết công tác năm 2017 và 
phương hướng nhiệm vụ năm 2018 của ngành Thanh tra 
126. Thanh tra Chính phủ (2018), Báo cáo tổng kết công tác năm 2018 và 
 161 
phương hướng nhiệm vụ năm 2019 của ngành Thanh tra 
127. Thanh tra Chính phủ (2019), Báo cáo tổng kết công tác năm 2019 và 
phương hướng nhiệm vụ năm 2020 của ngành Thanh tra 
128. Trần Thị Lâm Thi (2015), Cưỡng chế hành chính: lý luận và thực tiễn, 
Luận án tiến sĩ, Học viện khoa học xã hội. 
129. Đặng Thị Thanh Tâm (2019), Bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự ở 
Việt Nam, Đại học Luật Hà Nội 2019 
130. Nguyễn Thị Thủy (2001), Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, Luận 
văn thạc sĩ , Đại học Luật Hà Nội. 
131. Nguyễn Thị Thủy (2003), Những điểm mới về thời hiệu, thời hạn trong xử 
lý vi phạm hành chính, Tạp chí Luật học số đặc san về xử lý vi phạm hành chính năm 
2003. 
132. Nguyễn Thị Thủy (2008), Điều kiện khiếu nại hành chính - Yếu tố ảnh 
hưởng đến việc thực hiện quyền khiếu nại hành chính của công dân, Tạp chí Dân chủ 
& Pháp luật, số chuyên đề về Khiếu kiện hành chính và Tài phán hành chính, tr. 14-33 
133. Nguyễn Thị Thủy (2009), Quyền khiếu nại hành chính của công dân ở 
Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, Hà Nội. 
134. Hoài Thu (2010), Quy trình, thủ tục giải quyết khiếu nại, khiếu kiện, 
135. Nguyễn Cửu Việt (2013), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, NXB 
Chính trị quốc gia, Hà Nội 
136. Ngân hàng thế giới (2004), Sổ tay về phát triển, thương mại và WTO, Nxb 
Chính trị quốc gia. 
137. Thanh tra Chính phủ - Viện Khoa học Thanh tra (2012), Khiếu nại, tố cáo 
hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính ở Việt Nam hiện nay, Nxb 
Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 
138. Thanh tra Nhà nước - Viện Khoa học Thanh tra (2004), Hiệp định thương 
mại song phương Việt Nam - Hoa kỳ và cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính, Nxb 
Tư pháp, Hà Nội. 
139. Viện khoa học Pháp lý (2006), Bộ Tư Pháp, Từ điển Luật học, Nxb. Tư 
Pháp 
140. Wolf Ruediger Schenke (2001), Luật tố tụng hành chính của Cộng hòa 
liên bang Đức (sách dịch), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2001. (549 tr. ; 22 cm). 
 162 
 II. Tài liệu tiếng nƣớc ngoài 
141. Edwin M. Borchard, French Administrative Law, (Luật hành chính Pháp) 
(1933), Faculty Scholarship Series, Paper 3445. 
142. Hugh Corder, Fiona McLennan (1995), Controlling Public Power: 
Administrative Justice Through the Law, (Kiểm soát quyền lực công: Công lý hành 
chính thông qua pháp luật), Nxb. Department of Public Law, Universtiy of Cape 
Town, 1995. 
143. John K.M. Ohnesorge, “Western Administrative Law in Northeast Asia: A 
Comparativist’s History” (Luật hành chính phương tây ở Đông bắc Á: Lịch sử phát 
triển so sánh), Luận án tiến sĩ, trường Luật Harvard, 2002. 
144. John KM Ohnesorge, “Chinese Administrative Law in the n Mirror” (Luật 
hành chính Trung quốc phản chiếu qua các quốc gia Đông bắc Á), khoa Luật, Trường 
Đại học tổng hợp Wisconsin, 2006. 
145. Mahendra P. Singh, German Administrative Law in Common Law 
Perspective, (Luật Hành chính của Đức theo quan điểm của hệ thống Luật chung), 
Xuất bản lần thứ hai, Nxb. Springer, 2001. 
146. Patrick Birkinshaw, Grievances, Remedies and The State (Nhà nước với 
vấn đề khiếu nại và bồi thường), Nxb. Sweet and Maxell, London – Anh, 1994. 
147. Grzegorz Lewocki (2011), Poland’s experience on administrative 
sanction, Workshop agenda to get feedback on regulations on administrative sanctions 
in bill on handling of administrative violations. 
148. The Asia Foundation, The Mechanism to settle administrative complaints 
in Vietnam: Chellenges and solution, (Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt 
Nam: Thách thức và giải pháp), tháng 8/2009. 
149. Nikolas Unkovic (2012), “The three types of auction sales”, nguồn 
 (tạm dịch Ba hình thức bán đấu giá của tác giả Nikolas Unkovic 
trong cơ sở dữ liệu luật heionline) 
150. P. Cramton, Y. Shoham, R. Steinberg (2015), “Introduction to 
Combinatorial Auctions”, MIT press, Boston, 2015 (tạm dịch Giới thiệu về đấu giá tổ 
hợp/kết hợp 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_xu_phat_vi_pham_hanh_chinh_trong_linh_vuc_ban_dau_gi.pdf
  • pdfTT DoanVanHuong.pdf
  • pdfTT Eng DoanVanHuong.pdf
  • pdfTrichyeu_DoanVanHuong.pdf