Luận án Yếu tố truyền thống trong nghệ thuật sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018

1.1. Nghệ thuật Sắp đặt (Installation Art) là một loại hình nghệ thuật

mới của trào lưu Hậu hiện đại, phát triển mạnh ở Mỹ và phương Tây vào

những năm 60, 70 của thế kỷ trước. Cùng với các loại hình nghệ thuật đương

đại như Trình diễn (Peformance), Video Art Nghệ thuật Sắp đặt thường sử

dụng đồ vật làm sẵn hoặc kết hợp nhiều phương tiện để xây dựng tác phẩm

trong không gian 3 chiều, tạo ra kí hiệu, ngôn ngữ nghệ thuật đặc thù, phản

ánh xã hội đương đại với thẩm mỹ mới và thái độ hoài nghi, giễu nhại, giải

thiêng, gây sốc. người thưởng thức, tương tác là một phần của tác phẩm.

Nghệ thuật Sắp đặt được tiếp nhận vào Việt Nam từ những năm 1990,

trong bối cảnh toàn cầu hóa, thời kỳ đất nước thực hiện chính sách Đổi mới,

giao lưu và hội nhập quốc tế. Trong quá trình phát triển và tiếp biến, Nghệ

thuật Sắp đặt Việt Nam (NTSĐVN) đã kết hợp linh hoạt giữa yếu tố truyền

thống (YTTT) với hình thức biểu hiện mới. Nói cách khác, YTTT và hiện đại

đã hòa quyện với nhau trong tác phẩm tạo nên đặc điểm, giá trị nghệ thuật

riêng biệt, trở thành một hiện tượng nổi bật trong đời sống văn hóa nghệ thuật

đương đại. Do đó, nghiên cứu hiện tượng nghệ thuật này một cách hệ thống,

toàn diện, chuyên sâu là yêu cầu cần thiết.

1.2. Hệ thống tư liệu và thực tiễn cho thấy, biểu hiện YTTT trong

NTSĐVN giai đoạn này là khá rõ rệt, có thể nhận diện thông qua hình thức và

chủ đề tác phẩm. Trong quá trình phát triển đến nay với sự đóng góp của

YTTT, NTSĐVN giai đoạn này đã đạt được những thành tựu đáng kể qua các

giải thưởng ở trong nước và quốc tế, được đặt ngang hàng với các loại hình

nghệ thuật truyền thống, từng bước khẳng định đặc điểm, giá trị nghệ thuật

riêng biệt, là phương tiện nổi trội trong việc phản chiếu kịp thời những thay

đổi và biến động của xã hôi đương đại, so với các loại hình nghệ thuật truyền

thống vốn có. Tuy nhiên đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một2

cách hệ thống, chuyên sâu, toàn diện về YTTT trong NTSĐVN giai đoạn này.

Đó là khoảng trống nghiên cứu còn bỏ ngỏ. Đặt vấn đề nghiên cứu YTTT

trong NTSĐVN giai đoạn 1995 - 2018 được xác định là yêu cầu cấp thiết,

nhằm chỉ ra biểu hiện, khẳng định đặc điểm và giá trị nghệ thuật của

NTSĐVN giai đoạn này, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn

pdf 231 trang kiennguyen 9640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Yếu tố truyền thống trong nghệ thuật sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Yếu tố truyền thống trong nghệ thuật sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018

Luận án Yếu tố truyền thống trong nghệ thuật sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH 
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM 
Nguyễn Hữu Đức 
YẾU TỐ TRUYỀN THỐNG TRONG NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT 
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995 - 2018 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT 
Hà Nội - 2021 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH 
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM 
Nguyễn Hữu Đức 
YẾU TỐ TRUYỀN THỐNG TRONG NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT 
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995 - 2018 
Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử mỹ thuật 
Mã số: 9210101 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT 
 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 
 PGS. LÊ ANH VÂN 
Hà Nội - 2021 
i 
Lời cam đoan 
Tôi xin cam đoan bản luận án tiến sĩ Yếu tố truyền thống trong nghệ 
thuật sắp đặt Việt Nam giai đoan 1995 - 2018 là công trình do tôi nghiên cứu, 
thực hiện. Những vấn đề nghiên cứu cùng những ý kiến tham khảo, tư liệu 
đều có chú thích nguồn đầy đủ, đúng quy định. 
Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung trong luận án. 
 Hà Nội, ngày tháng năm 2021 
 Tác giả luận án 
 Nguyễn Hữu Đức 
ii 
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT 
1. ĐHMTVN : Đại học Mỹ thuật Việt Nam 
2. H : Hình 
3. HN : Hà Nội 
4. NS : Nghệ sĩ 
5. NCS : Nghiên cứu sinh 
6. Nxb : Nhà xuất bản 
7. NTSĐVN : Nghệ thuật Sắp đặt Việt Nam 
8. PV : Phỏng vấn 
9. TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh 
10. Tr : Trang 
11. YTTT : Yếu tố truyền thống 
iii 
MỤC LỤC 
 Trang 
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................... i 
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT...................................................... ii 
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1 
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ 
LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT VIỆT NAM....... 9 
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu............................................................. 9 
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước..................................................... 9 
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước......................................... 15 
1.1.3. Đánh giá chung........................................................................ 20 
1.2. Cơ sở lý luận........................................................................................... 22 
1.2.1. Khái niệm ............................................................................................ 22 
1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu và luận điểm khoa học...................................... 31 
1.3. Khái quát về Nghệ thuật Sắp đặt Việt Nam............................................ 38 
Tiểu kết.......................................................................................................... 48 
Chương 2: BIỂU HIỆN YẾU TỐ TRUYỀN THỐNG TRONG NGHỆ 
THUẬT SẮP ĐẶT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995 - 2018.......................... 50 
2.1. Biểu hiện yếu tố truyền thống qua hình thức tác phẩm.......................................... 50 
2.1.1. Yếu tố truyền thống qua tạo hình, trang trí...................... 50 
2.1.2. Yếu tố truyền thống qua không gian di sản........................... 65 
2.1.3. Yếu tố chất liệu bản địa....................................................... 72 
2.2. Biểu hiện yếu tố truyền thống qua chủ đề tác phẩm........................................ 75 
2.2.1. Yếu tố truyền thống qua chủ đề văn hóa, tín ngưỡng.................. 75 
2.2.2. Yếu tố truyền thống qua chủ đề ký ức.............................. 87 
2.2.3. Yếu tố truyền thống qua chủ đề phản biện xã hội........................ 94 
Tiểu kết.......................................................................................................... 101 
iv 
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA TÁC PHẨM 
SẮP ĐẶT VIỆT NAM CÓ YẾU TỐ TRUYỀN THỐNG GIAI ĐOẠN 
1995 - 2018.................................................................................................... 
102 
3.1. Đặc điểm nghệ thuật............................................................................... 102 
3.1.1. Tính tượng trưng, ước lệ.. 102 
3.1.2. Tính biểu cảm dân gian 118 
3.1.3. Tính xung đột giữa truyền thống với hiện đại......... 112 
3.2. Giá trị nghệ thuật.................................................................................... 118 
3.2.1. Đa dạng biểu đạt qua hình thức và chủ đề tác phẩm................... 118 
3.2.2. Mở rộng ranh giới thẩm mỹ ........................................................ 121 
3.2.3. Định vị Nghệ thuật Sắp đặt.............................................. 124 
3.3. Luận bàn về vai trò, giá trị và xu hướng tiếp cận truyền thống.............. 127 
Tiểu kết.......................................................................................................... 141 
KẾT LUẬN.................................................................................................... 143 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ.......... 146 
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 147 
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 159 
1 
MỞ ĐẦU 
1. Lý do chọn đề tài 
1.1. Nghệ thuật Sắp đặt (Installation Art) là một loại hình nghệ thuật 
mới của trào lưu Hậu hiện đại, phát triển mạnh ở Mỹ và phương Tây vào 
những năm 60, 70 của thế kỷ trước. Cùng với các loại hình nghệ thuật đương 
đại như Trình diễn (Peformance), Video Art Nghệ thuật Sắp đặt thường sử 
dụng đồ vật làm sẵn hoặc kết hợp nhiều phương tiện để xây dựng tác phẩm 
trong không gian 3 chiều, tạo ra kí hiệu, ngôn ngữ nghệ thuật đặc thù, phản 
ánh xã hội đương đại với thẩm mỹ mới và thái độ hoài nghi, giễu nhại, giải 
thiêng, gây sốc... người thưởng thức, tương tác là một phần của tác phẩm. 
Nghệ thuật Sắp đặt được tiếp nhận vào Việt Nam từ những năm 1990, 
trong bối cảnh toàn cầu hóa, thời kỳ đất nước thực hiện chính sách Đổi mới, 
giao lưu và hội nhập quốc tế. Trong quá trình phát triển và tiếp biến, Nghệ 
thuật Sắp đặt Việt Nam (NTSĐVN) đã kết hợp linh hoạt giữa yếu tố truyền 
thống (YTTT) với hình thức biểu hiện mới. Nói cách khác, YTTT và hiện đại 
đã hòa quyện với nhau trong tác phẩm tạo nên đặc điểm, giá trị nghệ thuật 
riêng biệt, trở thành một hiện tượng nổi bật trong đời sống văn hóa nghệ thuật 
đương đại. Do đó, nghiên cứu hiện tượng nghệ thuật này một cách hệ thống, 
toàn diện, chuyên sâu là yêu cầu cần thiết. 
1.2. Hệ thống tư liệu và thực tiễn cho thấy, biểu hiện YTTT trong 
NTSĐVN giai đoạn này là khá rõ rệt, có thể nhận diện thông qua hình thức và 
chủ đề tác phẩm. Trong quá trình phát triển đến nay với sự đóng góp của 
YTTT, NTSĐVN giai đoạn này đã đạt được những thành tựu đáng kể qua các 
giải thưởng ở trong nước và quốc tế, được đặt ngang hàng với các loại hình 
nghệ thuật truyền thống, từng bước khẳng định đặc điểm, giá trị nghệ thuật 
riêng biệt, là phương tiện nổi trội trong việc phản chiếu kịp thời những thay 
đổi và biến động của xã hôi đương đại, so với các loại hình nghệ thuật truyền 
thống vốn có. Tuy nhiên đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một 
2 
cách hệ thống, chuyên sâu, toàn diện về YTTT trong NTSĐVN giai đoạn này. 
Đó là khoảng trống nghiên cứu còn bỏ ngỏ. Đặt vấn đề nghiên cứu YTTT 
trong NTSĐVN giai đoạn 1995 - 2018 được xác định là yêu cầu cấp thiết, 
nhằm chỉ ra biểu hiện, khẳng định đặc điểm và giá trị nghệ thuật của 
NTSĐVN giai đoạn này, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 
1.3. Hơn nữa, lịch sử phát triển của NTSĐVN chưa dài, do đó vấn đề lý 
thuyết, lý luận về loại hình nghệ thuật này còn nhiều hạn chế, khuyết thiếu, 
chưa phổ biến trong các chương trình đào tạo mỹ thuật ở trong nước. Trong 
khi đó, thực tiễn sáng tác và thưởng thức loại hình nghệ thuật này đã phát 
triển mạnh, đã có những tác giả định danh với loại hình nghệ thuật này, công 
chúng hào hứng tương tác, đón nhận. Nói cách khác, vấn đề lý luận ở nước ta 
hiện đang tụt hậu so với thực tiễn sáng tác và thưởng thức Nghệ thuật Sắp đặt. 
Do vậy, kết quả nghiên cứu YTTT trong NTSĐVN giai đoạn 1995 - 2018 
mang tính lý luận, hướng đến bổ sung lý thuyết, thu hẹp khoảng trống giữa lý 
luận và thực hành Nghệ thuật Sắp đặt ở trong nước, bổ sung thông tin hệ 
thống, chuyên sâu cho cơ sở dữ liệu về NTSĐVN, cung cấp thông tin hữu ích 
cho người làm nghiên cứu, sáng tác, công chúng thưởng thức nghệ thuật và 
các cơ sở đào tạo nghệ thuật ở trong nước. 
Ngoài ra, xuất phát là một giảng viên đại học, NCS muốn nghiên cứu, 
tìm hiểu về NTSĐVN giai đoạn này để có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu 
của luận án vào quá trình sáng tác, giảng dạy và nghiên cứu về Nghệ thuật 
Sắp đặt Việt Nam. 
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 
2.1. Mục đích nghiên cứu 
Nghiên cứu, phân tích YTTT trong các tác phẩm Sắp đặt Việt Nam tiêu 
biểu, để từ đó khẳng định và làm rõ biểu hiện, khẳng định đặc điểm, giá trị 
nghệ thuật và xu hướng tiếp cận YTTT của NTSĐVN trong bối cảnh giao lưu 
và hội nhập quốc tế. 
3 
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 
2.2.1. Phân tích, tổng hợp tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. 
Trên cơ sở đó xác định cơ sở lý luận, bao gồm phân tích, tổng hợp các khái 
niệm, thuật ngữ và lý thuyết nghiên cứu của đề tài luận án. 
2.2.2. Nghiên cứu YTTT biểu hiện qua hình thức và chủ đề của 
NTSĐVN giai đoạn 1995 - 2018. 
2.2.3. Luận bàn về kết quả nghiên cứu để khẳng định và làm rõ đặc 
điểm, giá trị nghệ thuật và xu hướng tiếp cận YTTT của NTSĐVN. 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
3.1. Đối tượng nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là YTTT biểu hiện qua hình 
thức và chủ đề của các tác phẩm Sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018. 
3.2. Phạm vi nghiên cứu 
 Phạm vi không gian 
Luận án tiến hành khảo sát các tác phẩm Sắp đặt việt Nam có YTTT 
nổi bật, biểu hiện qua hình thức và chủ đề tác phẩm, do các nghệ sĩ Việt Nam 
sáng tác. Tổng số tác phẩm Sắp đặt được lựa chọn sử dụng trong luận án gồm: 
69 tác phẩm của 30 tác giả. Trong đó: khu vực miền Bắc là 48 tác phẩm của 
19 tác giả; khu vực miền Trung là 10 tác phẩm của 5 tác giả; khu vực miền 
Nam là 11 tác phẩm của 6 tác giả. 
Phạm vi thời gian 
Phạm vi thời gian nghiên cứu là giai đoạn từ 1995 - 2018. Sở dĩ NCS 
giới hạn giai đoạn này để nghiên cứu vì quá trình tiếp nhận, phát triển và tiếp 
biến, NTSĐVN đã đạt được những thành tựu nổi bật và bộc lộ một số hạn chế 
nhất định. Chọn năm 1995 là điểm xuất phát của nghiên cứu vì thời điểm này 
đã ghi nhận “triển lãm Sắp đặt Đất qua lửa (1994, 29 Hàng Bài, Hà Nội). Đây 
là một tác phẩm Sắp đặt gây tiếng vang, sử dụng đa phương tiện, tượng gốm, 
gỗ, giấy bồi, âm thanh... mở đầu xu hướng riêng của Bảo Toàn, giàu yếu tố 
4 
nghi lễ dân gian, tâm linh và văn hóa truyền thống” [35, tr.16], thu hút sự chú 
ý của giới chuyên môn. Chọn năm 2018 là điểm kết thúc nghiên cứu vì nó gắn 
liền với sự kiện nghệ thuật đương đại có chủ đề “Di sản” nổi bật, hướng đến 
truyền thống: “Dự án nghệ thuật đương đại tại đường hầm nhà Quốc hội”. 
Đây là dự án có quy mô lớn với 1.500 m2 tác phẩm Sắp đặt, trưng bày suốt 
500 m đường hầm vào nhà Quốc hội, lần đầu tiên được Văn phòng  ... 
Viện 
Mỹ 
thuật 
H.3.1.7, 
tr.184 
2 Bùi Công 
Khánh 
Lạc chốn 2016 Gỗ 5 m x 2,5 
m x 3,5 m 
Trần 
Hoàng 
Ngân 
H.4.2.7, 
tr.218 
Đền pháo 
đài 
(Fortress 
temple) 
2018 Gốm 5 m x 0,5 
m x 1,6 m 
Trần 
Hoàng 
Ngân 
H.4.3.3, 
tr.221 
3 Oanh Phi Phi Hộp đen 
(Black box) 
2005 Sơn mài 
(16 hộp) 
1,9 m x 
1,6 m x 0,4 
m 
Oanh 
Phi Phi 
H.4.2.6, 
tr.217 
Specula 2008 Tranh 
sơn mài, 
kính, sắt 
7,2 m x 
2,7 m x 3,9 
m 
Oanh 
Phi Phi 
H.4.2.9, 
tr.219 
4 Nguyễn Minh 
Phương 
Da Cam 2004 Tổng 
hợp 
100 m x 3 
m x 0,5 m 
Viện 
Mỹ 
thuật 
H.4.2.2, 
tr.215 
5 Phan Thảo 
Nguyên 
Giọt sương 
Jrai 1 
2016 Gỗ, 
màu 
5 m x 
5 m x 
2m 
Phan 
Thảo 
Nguyên 
H.3.1.14
, tr.188 
Giọt sương 
Jrai 2 
2016 Gỗ, 
màu 
500 m x 
500 m x 
5m 
Phan 
Thảo 
Nguyên 
H.3.1.13
, tr.188 
Giọt sương 
Jrai 3 
2017 Gỗ, 
giấy, 
màu 
2 m x 
2 m x 
1,2 m 
Phan 
Thảo 
Nguyên 
H.3.1.12
, tr.187 
180 
Giọt sương 
Jrai 4 
2018 Gỗ, 
màu 
10 m x 10 
m x 
5 m 
Phan 
Thảo 
Nguyên 
H.3.1.11
, tr.187 
Giọt sương 
Jrai 5 
2018 Gỗ, 
màu 
10 m x 10 
m x 
5 m 
Phan 
Thảo 
Nguyên 
H.3.1.10
, tr.186 
6 Trần Trung Tín Tượng đài 
chống Phát 
xít 
1989 Tổng 
hợp 
1,5 m x 
0,5m x 0,5 
m 
Nguyễn 
Trịnh 
Thái 
H.5.1, 
tr. 223 
Tổng số tác phẩm Sắp đặt của khu vực miền Nam sử dụng trong luận án: 12 
Tổng số nghệ sĩ ở khu vực miền Nam, được khảo sát trong luận án: 06 
181 
PHỤ LỤC 3 
ẢNH MINH HỌA BIỂU HIỆN YẾU TỐ TRUYỀN THỐNG 
QUA HÌNH THỨC TÁC PHẨM SẮP ĐẶT VIỆT NAM 
GIAI ĐOẠN 1995 - 2018 
3.1. Biểu hiện yếu tố truyền thống qua tạo hình 
H.3.1.1. Chu Lượng (Hà Nội), Trở về (2007), triển lãm tại Mỹ 
Nguồn: Chu Lượng. 
H.3.1.2. Chu Lượng (Hà Nội). Ký ức 1 (2007), triển lãm tại Mỹ 
Nguồn: Chu Lượng 
182 
H.3.1.3. Đặng Thị Khuê (Hà Nội), Ký tự (2013), triển lãm tại Hà Nội. 
Nguồn: Đặng Thị Khuê 
H.3.1.4. Đặng Thị Khuê, Ký tự (trích đoạn H.3.1.3). 
Nguồn: Đặng Thị Khuê 
183 
H.3.1.5. Trần Đức Quý (Hà Nội), Những cái túi (2017), triển lãm tại Hà Nội. 
Nguồn: Nguyễn Hữu Đức 
H.3.1.6. Phan Lê Chung (Huế), Đối diện (2016), triển lãm tại Huế 
Nguồn: Phan Lê Chung 
184 
H.3.1.7. Nguyễn Thị Châu Giang (Tp. HCM). Tình Yêu (2005), 
triển lãm tại Hà Nội. Nguồn: Viện Mỹ thuật. 
185 
H.3.1.8. Nguyễn Bảo Toàn (Hà Nội), Hối tụ (2004), triển lãm tại Hà Nội. 
Nguồn: Viện Mỹ thuật 
H.3.1.9. Sắp đặt Hối tụ (Trích đoạn H.3.1.8) 
Nguồn: Viện Mỹ thuật 
186 
H.3.1.10. Phan Thảo Nguyên (Tp. HCM), Giọt sương Jrai 5 (2018), 
triển lãm tại Philipine. Nguồn: Phan Thảo Nguyên.
187 
H.3.1.11. Phan Thảo Nguyên (Tp. HCM), Giọt sương Jrai 4 (2018), 
triển lãm tại Philipine. Nguồn: Phan Thảo Nguyên. 
H.3.1.12. Phan Thảo Nguyên (Tp. HCM), Giọt sương Jrai 3 (2017), 
triển lãm tại Gia Lai. Nguồn: Phan Thảo Nguyên. 
188 
H.3.1.13. Phan Thảo Nguyên (Tp. HCM), Giọt sương Jrai 2 (2016), 
triển lãm tại Gia Lai. Nguồn: Phan Thảo Nguyên. 
H.3.1.14. Phan Thảo Nguyên (Tp. HCM), Giọt sương 1 (2016) , 
triển lãm tại Gia Lai. Nguồn: Phan Thảo Nguyên. 
189 
Vương Văn Thạo. “Làng trong phố”, 2009, composite.
H.3.1.15. ương Văn Thạo (Hà Nội), Làng trong phố (2009), 
triển lãm tại Hà Nội. Nguồn: Vương Văn Thạo. 
H.3.1.16. Nguyễn Ngọc Lâm (Hà Nội), Những bàn tay (2000), 
triển lãm tại Hà Nội. Nguồn: Veronika. 
190 
H.3.1.17. Trần Đức Quý (Hà Nội), Những con mắt nguyên thủy (2013), 
triển lãm tại Hà Nội. 
 Nguồn: Nguyễn Hữu Đức. 
191 
3.2. Biểu hiện yếu tố truyền thống qua trang trí 
H.3.2.1. Vũ Xuân Đông (Hà Nội), Sông Tô (2018), 
triển lãm tại đường hầm nhà Quốc hội, Hà Nội. 
Nguồn: Nguyễn Thế Sơn 
H.3.2.2 Vũ Xuân Đông, Sông Tô (trích đoạn H.3.2.1) 
Nguồn: Nguyễn Thế Sơn. 
192 
H.3.2.3. Vũ Đình Tuấn (Hà Nội), Chuyện của Đình (2013), 
triển lãm tại Hà Nội. Nguồn: Vũ Đình Tuấn. 
H.3.2.4. Chuyện của đình (trích đoạn H.3.2.3) 
 Nguồn: Vũ Đình Tuấn. 
193 
H.3.2.5. Chuyện của đình (trích đoạn H.3.2.3) 
Nguồn: Vũ Đình Tuấn 
H.3.2.6. Nguyễn Minh Thành (Hà Nội), Những áng mây xưa (2011), 
triển lãm tại Huế. Nguồn: Internet. 
194 
H.3.2.7. Nguyễn Thế Sơn, Vũ Xuân Đông, Phạm Khắc Quang (Hà Nội), 
Hành trình lịch sử (2017), triển lãm tại Hà Nội. 
 Nguồn: Nguyễn Thế Sơn. 
H.3.2.8. Nguyễn Thế Sơn, Vũ Xuân Đông, Phạm Khắc Quang, 
Hành trình lịch sử (trích đoạn H.3.2.7). 
 Nguồn: Nguyễn Thế Sơn. 
195 
H.3.2.9. Trần Hậu Yên Thế (Hà Nội), Nghi trượng (2010), 
triển lãm tại Hà Nội. Nguồn: Trần Hậu Yên Thế. 
H.3.2.10. Sắp đặt Nghi trượng (Trích đoạn H.3.2.9). 
Nguồn: Trần Hậu Yên Thế. 
196 
H.3.2.11. Đặng Thị Khuê (Hà Nội), Âm hưởng đại ngàn (2014), 
triển lãm tại Hà Nội. Nguồn: Nguyễn Hữu Đức. 
H.3.2.12. Sắp đặt Âm hưởng đại ngàn (trích đoạn H.3.2.11) 
Nguồn: Nguyễn Hữu Đức. 
197 
H.3.2.12. Đặng Thị Khuê (Hà Nội), Ngày và đêm (1996), triển lãm tại Huế. 
Nguồn: Đặng Thị Khuê. 
H.3.2.13. Đinh Khắc Thịnh (Huế), Thuyền hoa giấy (2008), 
triển lãm tại Festival Huế. 
Nguồn: Định Khắc Thịnh 
198 
 H.3.2.14. Triệu Khánh Tiến (Hà Nội), Cội nguồn dân tộc Việt (2017), 
triển lãm tại Hà Nội. 
Nguồn: Nguyễn Thế Sơn. 
H.3.2.15. Triệu Khánh Tiến, Cội nguồn dân tộc Việt (trích đoạn H.3.2.14). 
Nguồn: Nguyễn Thế Sơn. 
199 
3.3. Biểu hiện yếu tố truyền thống qua không gian di sản 
H.3.3.1. Biểu đồ minh hoạ mối quan hệ giữa tổ hợp đồ vật 
trong Sắp đặt với không di sản gian - bối cảnh tạo nghĩa. 
Nguồn: Nguyễn Hữu Đức 
200 
H.3.3.2. Đặng Thị Khuê (Hà Nội), Ẩn náu (2000). Sắp đặt tiếm đoạt “không 
gian di sản, ký ức lịch sử”, kiến trúc thành Đại nội, Huế. 
 Nguồn: Đặng Thị Khuê. 
201 
H.3.3.3. Đinh Khắc Thịnh (Huế), Quảng trường thi ca (2008), 
Sắp đặt tiếm đoạt không gian di sản - kiến trúc Quảng trường 3/2, Huế. 
Nguồn: Đinh Khắc Thịnh. 
H.3.3.4. Nguyễn Văn Tiến - Trần Anh Quân (Hà Nội), Không gian nghệ thuật 
(1995), Sắp đặt tiếm đoạt không gian di sản 
“không gian văn hóa, lịch sử Văn Miếu”. Nguồn: Internet. 
202 
H.3.3.5. Sắp đặt Không gian nghệ thuật (trích đoạn H.3.3.4.). 
Nguồn: Internet 
203 
PHỤ LỤC 4 
ẢNH MINH HOẠ BIỂU HIỆN YẾU TỐ TRUYỀN THỐNG 
QUA CHỦ ĐỀ TÁC PHẨM SẮP ĐẶT VIỆT NAM 
GIAI ĐOẠN 1995 - 2018 
4.1. Biểu hiện yếu tố truyền thống qua chủ đề văn hóa, tín ngưỡng 
H.4.1.1. Đặng Thị Khuê (Hà Nội), Sự gặp gỡ của những nền văn hóa (1998), 
triển lãm tại Mỹ. Nguồn: Đặng Thị Khuê. 
H.4.1.2. Đặng Thị Khuê (Hà Nội), Địa linh (2016), triển lãm tại Hà Nội. 
Nguồn: Đặng Thị Khuê. 
204 
H.4.1.3. Đặng Thị Khuê (Hà Nội), Di sản (2016), triển lãm tại Hà Nội. 
Nguồn: Đặng Thị Khuê. 
H.4.1.4. Chu Lượng (Hà Nội), Những gương mặt cuộc đời (2007), 
triển lãm tại Mỹ. Nguồn: Chu Lượng. 
205 
H.4.1.5. Phan Hải Bằng (Huế), Trúc chỉ lời của sông (2016), 
triển lãm tại Hà Nội. Nguồn: Nguyễn Hữu Đức. 
H.4.1.6. Lê Trần Hậu Anh (Hà Nội), Trung thu (2007), triển lãm tại Hà Nội. 
Nguồn: Lê Trần Hậu Anh. 
206 
H.4.1.7. Đặng Thị Khuê (Hà Nội), Một tâm Hồn (1996), triển lãm tại Huế. 
Nguồn: Đặng Thị Khuê. 
H.4.1.8. Đinh Khắc Thịnh (Huế), Dưới giàn Thiên Lý (2005), 
sắp đặt tại Festival làng nghề tại Huế. Nguồn: Định Khắc Thịnh. 
207 
H.4.1.9. Đặng Thị Khuê (Hà Nội), Dấu ấn (2014), triển lãm tại Hà Nội. 
Nguồn: Nguyễn Hữu Đức. 
H.4.1.10. Sắp đặt Dấu ấn (trích đoạn H.4.1.9). 
Nguồn: Nguyễn Hữu Đức. 
208 
H.4.1.11. Trần Văn Thức (Hà Nội), cụm tác phẩm Ngóng 1,2,3 (2010), 
triển lãm tại L’espace Hà Nội. 
Nguồn: Trần Văn Thức. 
209 
H.4.1.12. Nguyễn Bảo Toàn (Hà Nội), Cầu Mưa (2016), triển lãm tại Hà Nội. 
Nguồn: Nguyễn Hữu Đức. 
H.4.1.13. Đặng Thị Khuê (Hà Nội), Nguyện cầu (2007), 
triển lãm tại Hòa Bình. Nguồn: Nguyễn Hữu Đức. 
210 
H.4.1.14. Lê Thừa Tiến (Huế), Chắp tay sen và nụ cười Phật (2009), 
triển lãm tại Astralia. Nguồn: Lê Thừa Tiến. 
H.4.1.15. Đặng Thị Khuê (Hà Nội). Thông điệp gửi cõi vĩnh hằng (2012), 
triển lãm tại Italia. 
Nguồn: Đặng Thị Khuê. 
211 
H.4.1.16. Chu Lượng (Hà Nội). Nhân gian (2007), triển lãm tại Mỹ. 
Nguồn: Chu Lượng. 
H.4.1.17. Nguyễn Minh Thành (Hà Nội), Đồng lúa (1999), 
triển lãm tại Berlin, Đức. Nguồn: Viện Mỹ thuật. 
212 
H.4.1.18. Đặng Thị Khuê (Hà Nội). Giọt nước, hạt gạo, 
tiếng chuông ngân (1997), triển lãm tại Hà Nội. 
Nguồn: Đặng Thị Khuê. 
H.4.1.19. Phan Lê Chung (Huế), Vòng quay cuộc đời (2016), 
triển lãm tại Huế. Nguồn: Phan Lê Chung. 
213 
H.4.1.20. Nguyễn Đức Phương (Hà Nội), Om mani pad me hum (2016), 
triển lãm tại Hà Nội. Nguồn: Nguyễn Hữu Đức. 
H.4.1.21. Trần Hậu Yên Thế (Hà Nội), Vạc & Xổm (2005), trưng bày 
 tại Thư viện Hội đồng Anh, Hà Nội. 
Nguồn: Trần Hậu Yên Thế. 
214 
H.4.2.22. Nguyễn Bảo Toàn (Hà Nội), Rằm tháng bảy (1999), 
triển lãm tại Hà Nội. Nguồn: Viện Mỹ thuật. 
H.4.2.23. Nguyễn Bảo Toàn (Hà Nội), Đồng đội (2000), triểm lãm tại Hà Nội. 
Nguồn: Viện Mỹ thuật. 
215 
4.2. Biểu hiện yếu tố truyền thống qua chủ đề ký ức 
H.4.2.1. Lê Thừa Tiến (Huế), Việt Nam cuộc chiến hóa thạch (1999), 
triển lãm tại Huế. Nguồn: Viện Mỹ thuật. 
H.4.2.2. Nguyễn Minh Phương (Tp. HCM), Da cam (2004), 
triển lãm tại Hà Nội. Nguồn: Viện Mỹ thuật. 
216 
H.4.2.3. Đinh Khắc Thịnh (Huế), Huyền sử (2007), 
triển lãm cá nhân tại bãi biển Lăng Cô. 
Nguồn: Định Khắc Thịnh. 
H.4.2.4. Phạm Văn Quý (Nam Định), Những Bà mẹ quê (2017), 
triển lãm tại Hà Nội. 
Nguồn: Nguyễn Hữu Đức 
217 
H.4.2.5. Lê Ngọc Thanh - Lê Đức Hải (Huế), Chén và đũa 1945 (2011), 
triển tại Huế. Nguồn: Lê Ngọc Thanh 
H.4.2.6. Oanh Phi Phi (Tp. HCM), Black box (2005), triển lãm tại Hà Nội. 
 Nguồn: Oanh Phi Phi. 
218 
H.3.12. Bùi Công Khánh (2016), Lạc chốn. Sắp đặt. 
Nguồn: Trần Hoàng Ngân 
H.4.2.7. Bùi Công Khánh (TP. HCM), Lạc chốn (2016), 
triển lãm tại TP. Hồ Chí Minh. 
 Nguồn: Trần Hoàng Ngân. 
H.4.2.8. Sắp đặt Lạc chốn (Trích đoạn H.4.2.7). 
Nguồn: Trần Hoàng Ngân. 
219 
H.4.2.9. Oanh Phi Phi (Tp.HCM), Specula (2008), triển lãm tại Hà Nội. 
Nguồn: Oanh Phi Phi. 
H.4.2.10. Trần Hậu Yên Thế (Hà Nội), Tên tôi là... (1999), 
triển lãm tại Hà Nội. Nguồn: Viện Mỹ thuật. 
220 
4.3. Biểu hiện yếu tố truyền thống qua chủ đề phản biện xã hội 
H.4.3.1. Nguyễn Mạnh Hùng (Hà Nội), Phượt (2016), triển lãm bên ngoài 
Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội. 
Nguồn: Nguyễn Hữu Đức. 
H.4.3.2. Nguyễn Ngọc Lâm (Hà Nội), Chen lấn (2013), triển lãm tại Hà Nội. 
Nguồn: Nguyễn Hữu Đức. 
221 
H.4.3.3. Bùi Công Khánh (Tp. HCM), Fortress temple (2015), triển lãm 
tại Hồng Kông. Nguồn: Trần Hoàng Ngân. 
H.4.3.4. Đặng Thị Khuê (Hà Nội), Barrie1 (2008), triển lãm tại Hà Nội. 
Nguồn: Đặng Thị Khuê. 
222 
H.4.3.5. Đặng Thị Khuê (Hà Nội). Đồng vọng (2007), triển lãm tại Hà Nội. 
Nguồn: Đặng Thị Khuê. 
H.4.3.6. Lê Văn Sửu (Hà Nội), Nấc thang (2008), triển lãm tại Hà Nội. 
Nguồn: Internet. 
223 
PHỤ LỤC 5 
ẢNH MINH HOẠ THỂ NGHIỆM NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT VIỆT 
NAM TRƯỚC NĂM 1995 
H.5.1. Trần Trung Tín (Tp. HCM), Tượng đài chống Phát xít (1989), 
triển lãm tại Thành phố Hồ Chí Minh. 
Nguồn: Nguyễn Trịnh Thái. 
224 
H.5.2. Đặng Thị Khuê (Hà Nội), Sự liên hệ I (1984), 
thể nghiệm Sắp đặt tại Hà Nội. 
Nguồn: Đặng Thị Khuê. 
H.5.3. Đặng Thị Khuê (Hà Nội), Xạ ảnh tinh thần (1988), 
thể nghiệm Sắp đặt tại Hà Nội. Nguồn: Đặng Thị Khuê.

File đính kèm:

  • pdfluan_an_yeu_to_truyen_thong_trong_nghe_thuat_sap_dat_viet_na.pdf
  • pdf2. Tom tat luan an.pdf
  • pdf3. Ket luan moi TA.pdf
  • pdf4. Ket luan moi TV.pdf
  • pdf5. Trich yeu luan an TA.pdf
  • pdf6. Trich yeu luan an TV.pdf