Luận văn Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - Xã hội ở tỉnh Hòa Bình

Các nhà kinh tế đã khẳng định rằng đầu tư cho con người thông qua các hoạt động giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe, các chương trình giải quyết việc làm và an sinh xã hội,…. là đầu tư có hiệu quả nhất, quyết định khả năng tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của đất nước. Nhờ có sự ưu tiên đầu tư cho giáo dục đào tạo nhằm phát triển NNL mà nhiều nước chỉ trong một thời gian ngắn đã trở thành nước công nghiệp phát triển. Ở Việt Nam, trong nhiều Văn kiện, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước ta cũng nhấn mạnh vấn đề này. Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Phát triển mạnh khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và phát triển kinh tế tri thức” [8tr187], đồng thời trong phần mục tiêu và phương hướng phát triển đất nước 5 năm 2006 - 2010 đã nhấn mạnh: "Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển NNL chất lượng cao" [8, tr.95].

Hoà Bình là tỉnh miền núi phía Tây Bắc, là vùng đệm trung gian giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ và vùng núi Tây Bắc, có vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Những điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội hiện có cho phép phát triển một cơ cấu kinh tế đa ngành bao gồm cả nông nghiệp, công nghiệp chế biến và dịch vụ. Tuy nhiên, những lợi thế đó chưa được khai thác và sử dụng có hiệu quả, các ngành kinh tế đang ở trình độ phát triển thấp, cơ cấu kinh tế vẫn nặng về nông nghiệp độc canh. Tỷ trọng Công nghiệp - Xây dựng hiện chiếm 23,5%, Nông - Lâm - Ngư nghiệp chiếm 43.1%, Du lịch - Dịch vụ chiếm 33,4%. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là NNL của tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, chất lượng của NNL vẫn còn rất thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chỉ đạt mức 26% NNL .

pdf 115 trang Bách Nhật 03/04/2025 360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - Xã hội ở tỉnh Hòa Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - Xã hội ở tỉnh Hòa Bình

Luận văn Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - Xã hội ở tỉnh Hòa Bình
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 
 ------------------------------------------------- 
 PHẠM THỊ THANH HIẾN 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 
 CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 
 Ở TỈNH HÒA BÌNH 
 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC 
 Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH 
 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 
 TS. PHẠM CẢNH HUY 
 Hà Nội – Năm 2012 Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh 
 MỤC LỤC 
 TRANG 
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... 4 
BẢNG CHÚ THÍCH CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ................................... 5 
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU.................................................................. 6 
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 7 
 1. Tính cấp thiết của đề tài: ......................................................................... 7 
 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:.............................................. 9 
 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn:......................................................... 11 
 3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn:................................................. 11 
 3.2. Nhiệm vụ của luận văn: .................................................................. 11 
 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn:.................................... 11 
 4.1. Đối tượng nghiên cứu: .................................................................... 11 
 4.2. Giới hạn nghiên cứu: ...................................................................... 11 
 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn:....................... 12 
 6. Những kết quả nghiên cứu khoa học trong luận văn:............................. 12 
 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn:............................................. 12 
 8. Kết cấu của luận văn: ............................................................................ 13 
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN NGUỒN NHÂN LỰC CHO SỰ PHÁT 
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC TỈNH MIỀN NÚI .................................. 14 
 1.1. Lý luận chung về nguồn nhân lực...................................................... 14 
 1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực ........................................................... 14 
 1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực .................... 16 
 1.1.3 Vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế.................... 27 
 1.2. Đặc điểm của nguồn nhân lực các tỉnh miền núi và các nhân tố ảnh 
 hưởng........................................................................................................ 33 
 1.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới nguồn nhân lực các tỉnh miền núi ...... 33 
 1.2.2. Đặc điểm của nguồn nhân lực các tỉnh miền núi .......................... 41 
 1.2.3 Yêu cầu của phát triển kinh tế đối với nguồn nhân lực các tỉnh miền 
 núi. ........................................................................................................ 44 
 1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương và bài học cho Hòa Bình về phát 
 triển nguồn nhân lực. ................................................................................ 46 
 1.3.1. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số của địa phương 
 có điều kiện tương đồng với Hòa Bình. ................................................. 46 
Phạm Thị Thanh Hiến 1 Khoa Kinh tế & Quản lý Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh 
 1.3.2. Bài học về phát triển nguồn nhân lực cho Hòa Bình. ................... 49 
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................. 51 
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở TỈNH 
HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ......................................................... 52 
 2.1. Khái quát ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đến 
 nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Hòa Bình. ................. 52 
 2.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................ 52 
 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................. 55 
 2.2. Tình hình đào tạo nguồn nhân lực ở Hòa Bình giai đoạn hiện nay...... 59 
 Thực trạng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế của tỉnh Hòa Bình trong 
 những năm qua được thể hiện thông qua sự vận động của NNL về số 
 lượng, chất lượng và cơ cấu phân bổ sử dụng theo ngành, theo địa 
 phương. ................................................................................................. 59 
 2.2.1. Quy mô, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực............................. 59 
 2.2.2. Phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực theo ngành và theo vùng:..... 66 
 Về phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực theo vùng:................................ 70 
 2.2.3. Tác động của nguồn nhân lực tới phát triển kinh tế Hòa Bình. .... 72 
 2.3. Đánh giá chung về thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong phát triển 
 nguồn nhân lực ở tỉnh Hòa Bình. .............................................................. 75 
 2.3.1. Những thành tựu chủ yếu và nguyên nhân ................................... 75 
 2.3.2. Những hạn chế chủ yếu và nguyên nhân. ..................................... 79 
 2.3.3. Những vấn đề đặt ra đối với việc đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh 
 Hòa Bình. .............................................................................................. 83 
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................. 84 
CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO 
SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH HÒA BÌNH ..................... 85 
 3.1. Quan điểm, phương hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho 
 phát triển kinh tế ở tỉnh Hòa Bình đến 2015 và tầm nhìn 2010.................. 85 
 3.1.1. Những quan điểm chủ yếu. .......................................................... 85 
 3.1.2. Phương hướng: ............................................................................ 89 
 3.2. Các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế 
 - xã hội ở tỉnh Hoà Bình............................................................................ 91 
 3.2.1 Giải pháp về đánh giá lại chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ở tỉnh 
 Hoà Bình. .............................................................................................. 91 
 3.2.2 Giải pháp về đánh giá lại công tác giáo dục đào tạo...................... 92 
 3.2.3 Nhóm giải pháp nâng cao thể lực nguồn nhân lực......................... 95 
 3.2.4 Nhóm giải pháp về đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực............. 97 
Phạm Thị Thanh Hiến 2 Khoa Kinh tế & Quản lý Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh 
 3.2.5 Nhóm giải pháp về thị trường sức lao động và thu hút nguồn nhân 
 lực ngoại tỉnh....................................................................................... 103 
 3.2.6 Nâng cao vai trò của các cấp bộ Đảng, chính quyền, các tổ chức 
 đoàn thể trong phát triển nguồn nhân lực. ............................................ 106 
KẾT LUẬN................................................................................................ 109 
Phạm Thị Thanh Hiến 3 Khoa Kinh tế & Quản lý Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh 
 LỜI CAM ĐOAN 
 Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, nội dung 
luận văn được tập hợp từ nhiều nguồn tài liệu và liên hệ thực tế viết ra, 
không sao chép nội dung từ bất kỳ luận văn nào trước đó, phần tài liệu có 
trích dẫn nguồn rõ ràng. 
 Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình khoa học của riêng tôi, 
nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của luận văn này. 
 Hà Nội, ngày tháng 03 năm 2012 
 HỌC VIÊN 
 Phạm Thị Thanh Hiến 
Phạm Thị Thanh Hiến 4 Khoa Kinh tế & Quản lý Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh 
 BẢNG CHÚ THÍCH CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT 
 TT Viết tắt Nội dung đầy đủ 
 NNL Nguồn nhân lực 
 CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa 
 GD - ĐT Giáo dục và Đào tạo 
 BLĐTB&XH Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội 
 KT - XH Kinh tế xã hội 
 SX Sản xuất 
 CN Công nghiệp 
 KH - CN Khoa học công nghệ 
 TCCN Trung cấp chuyên nghiệp 
 CNKT Công nhân kỹ thuật 
 TCN Trung cấp nghề 
 CĐ Cao đẳng 
 CĐN Cao đẳng nghề 
 ĐH Đại học 
 CNTT Công nghệ thông tin 
Phạm Thị Thanh Hiến 5 Khoa Kinh tế & Quản lý Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh 
 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU 
 Tên bảng biểu Trang 
Bảng 1.1. Chiều cao và cân nặng của người Việt Nam so với tiêu chuẩn 
 17 
chung của WHO 
Bảng 1.2. Cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ học vấn 19 
Bảng 1.3. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động tại Việt 
 21 
Nam 
Bảng 1.4. Chỉ số phát triển nhân lực HDI của Việt Nam 25 
Bảng 1.5. Dự báo tỷ lệ lao động qua đào tạo 29 
Bảng 1.6. Phân bố % dân số 5 tuổi trở lên theo cấp GD - ĐT chia theo 
 37 
vùng năm 2009 
Bảng 2.1. Hiện trạng lực lượng lao động của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 
 60 
2004 - 2009 
Bảng 2.2. Số học sinh chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai 
 63 
đoạn 2004 - 2010 
Bảng 2.3. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế tại thời điểm 
 66 
1/7 hàng năm 
Bảng 2.4. Một số tình hình về dân số và lao động tỉnh Hòa Bình năm 
 70 
2009 
Phạm Thị Thanh Hiến 6 Khoa Kinh tế & Quản lý Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh 
 MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài: 
 Ngày nay sự nghiệp cách mạng của nước ta đã và đang chuyển sang 
thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước từng 
bước hội nhập kinh tế quốc tế. CNH - HĐH là nhằm phát triển và sử dụng có 
hiệu quả các nguồn lực, tạo thêm việc làm, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế 
trên cơ sở phát triển khoa học - kỹ thuật và công nghệ, đảm bảo ổn định chính 
trị, xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. 
 Vai trò to lớn của con người - Nguồn nhân lực (NNL) trong điều kiện 
phát triển kinh tế hiện đại là điều đã được lịch sử khẳng định. Trong các 
nguồn lực phát triển kinh tế xã hội: Tài nguyên thiên nhiên, vốn, NNL và 
khoa học công nghệ thì NNL giữ vai trò quan trọng nhất vì con người là vốn 
quý nhất, là tài nguyên của mọi tài nguyên. Lịch sử thế giới đã cho thấy dân 
tộc nào, thời đại nào biết chăm lo đến con người thì dân tộc đó, thời đại đó sẽ 
phát triển hưng thịnh. 
 Trong những năm qua Đảng, Nhà nước ta đã quan tâm đề ra các chủ 
trương chính sách để nâng cao chất lượng NNL. Nghị quyết Đại hội lần thứ 
XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Phát triển mạnh khoa học và 
công nghệ, giáo dục và đào tạo nâng cao chất lượng NNL, đáp ứng yêu cầu công 
nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước và phát triển kinh tế tri thức” . 
 Nguồn nhân lực bao gồm những con người có đức, có tài, ham học hỏi, 
thông minh, sáng tạo, được đào tạo thành thạo về kỹ năng nghề nghiệp, về 
năng lực sản xuất kinh doanh, quản lý doanh nghiệp và về điều hành vĩ mô 
nền kinh tế, có trình độ khoa học và công nghệ đủ sức thực hiện sự nghiệp 
CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, ngang tầm khu vực và thế giới. Chất 
lượng NNL là yếu tố quyết định chất lượng và tốc độ CNH, HĐH trong các 
doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân nước ta. Vì vậy đào tạo 
trình độ kỹ thuật một cách hợp lý trong từng khâu, từng công đoạn và từng 
Phạm Thị Thanh Hiến 7 Khoa Kinh tế & Quản lý Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh 
công việc cụ thể vẫn đang là vấn đề cấp bách có tầm chiến lược lâu dài, có 
tính chất sống còn đối với sự phát triển kinh tế xã hội. 
 Các nhà kinh tế đã khẳng định rằng đầu tư cho con người thông qua các 
hoạt động giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe, các chương trình giải 
quyết việc làm và an sinh xã hội, . là đầu tư có hiệu quả nhất, quyết định 
khả năng tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của đất nước. Nhờ có sự ưu 
tiên đầu tư cho giáo dục đào tạo nhằm phát triển NNL mà nhiều nước chỉ 
trong một thời gian ngắn đã trở thành nước công nghiệp phát triển. 
 Ở Việt Nam, trong nhiều Văn kiện, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước 
ta cũng nhấn mạnh vấn đề này. Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng 
sản Việt Nam khẳng định: “Phát triển mạnh khoa học và công nghệ, giáo dục 
và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp 
hoá, hiện đại hoá đất nước và phát triển kinh tế tri thức” [8tr187], đồng thời 
trong phần mục tiêu và phương hướng phát triển đất nước 5 năm 2006 - 2010 
đã nhấn mạnh: "Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển NNL chất 
lượng cao" [8, tr.95]. 
 Hoà Bình là tỉnh miền núi phía Tây Bắc, là vùng đệm trung gian giữa 
vùng đồng bằng Bắc Bộ và vùng núi Tây Bắc, có vị trí thuận lợi cho phát 
triển kinh tế - xã hội. Những điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội hiện có cho 
phép phát triển một cơ cấu kinh tế đa ngành bao gồm cả nông nghiệp, công 
nghiệp chế biến và dịch vụ. Tuy nhiên, những lợi thế đó chưa được khai thác 
và sử dụng có hiệu quả, các ngành kinh tế đang ở trình độ phát triển thấp, cơ 
cấu kinh tế vẫn nặng về nông nghiệp độc canh. Tỷ trọng Công nghiệp - Xây 
dựng hiện chiếm 23,5%, Nông - Lâm - Ngư nghiệp chiếm 43.1%, Du lịch - 
Dịch vụ chiếm 33,4%. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là 
NNL của tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, chất 
lượng của NNL vẫn còn rất thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chỉ đạt mức 
26% NNL . 
 Để thực hiện mục tiêu tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh 
tế theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp và dịch vụ, phấn đấu đến năm 
2012, tỷ trọng Công nghiệp - Xây dựng là 35,8%, Nông - Lâm - Ngư nghiệp 
Phạm Thị Thanh Hiến 8 Khoa Kinh tế & Quản lý Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh 
là 29,7%, Du lịch - Dịch vụ là 34,5%, đưa tỉnh Hoà Bình cơ bản thoát khỏi 
tỉnh nghèo và trở thành tỉnh công nghiệp về cơ bản đến năm 2020, cần phải 
khai thác các tiềm năng, phát huy tối đa các nguồn lực, đặc biệt là NNL trong 
điều kiện cụ thể của địa phương. 
 Trong giai đoạn hiện nay ở nước ta nói chung và ở tỉnh Hoà Bình nói 
riêng thì định hướng phát triển NNL cần được thực hiện theo hai hướng : 
nâng cao chất lượng NNL về mọi mặt, nhất là về trình độ kỹ thuật, khả năng 
thích nghi với yêu cầu mới của nền kinh tế; đồng thời phải tạo mở cơ chế 
chính sách sao cho mọi người có cơ hội tham gia, tìm được việc làm. Để thực 
hiện mục tiêu tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng 
ưu tiên phát triển công nghiệp và dịch vụ, đến năm 2010 tỷ trọng công nghiệp 
- xây dựng trong GDP là 33%, đến năm 2015 là 45%, đến năm 2020 là 52%; 
đưa tỉnh Hoà Bình cơ bản thoát khỏi tỉnh nghèo và có tỷ trọng CN hợp lý. Do 
đó cần phải khai thác các tiềm năng, phát huy tối đa các nguồn lực đặc biệt là 
NNL trong điều kiện cụ thể của địa phương. Vì vậy nghiên cứu đánh giá về 
NNL nhằm đề xuất những phương hướng giải pháp có căn cứ khoa học và 
tính khả thi để đáp ứng NNL cho phát triển kinh tế của tỉnh Hoà Bình đang là 
vấn đề cấp thiết về lý luận và là đòi hỏi của thực tiễn địa phương trong thời kỳ 
đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. 
 Xuất phát từ phạm vi công tác của bản thân hiện nay, học viên chọn đề 
tài “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở 
tỉnh Hòa Bình” để nghiên cứu làm đề tài luận văn thạc sĩ - chuyên ngành 
Quản trị kinh doanh. 
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: 
 Nguồn nhân lực là vấn đề đã được nghiên cứu trong rất nhiều công 
trình khoa học khác nhau của các tác giả và tổ chức trong và ngoài nước. Một 
số công trình tiêu biểu về NNL như: 
 - Báo cáo phát triển Việt Nam 2007 của Ngân hàng thế giới "Hướng tới 
tầm cao mới" ; 
 - Báo cáo phát triển Việt Nam 2008 của Ngân hàng thế giới "Bảo 
trợ xã hội”; 
Phạm Thị Thanh Hiến 9 Khoa Kinh tế & Quản lý 

File đính kèm:

  • pdfluan_van_giai_phap_phat_trien_nguon_nhan_luc_cho_phat_trien.pdf
  • pdf000000254896_tt_7653.pdf