Luận văn Giải pháp phát triển thị trường nội địa của ngành da giầy Việt Nam đến năm 2015
Ngành da giầy Việt Nam đã có chiều dài lịch sử hình thành và phát triển trên dưới nửa thế kỷ. Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển, Ngành đều có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế và thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội trong và ngoài nước. Trong các thập niên đầu tiên của thế kỷ IXX, do điều kiện giao thương với nước ngoài còn hạn chế, sản xuất của Ngành còn ở trình độ thủ công, nền kinh tế còn nghèo nàn lạc hậu, phụ thuộc thì vai trò của Ngành chủ yếu là đáp ứng tiêu dùng trong nước cho một nhóm dân cư trong xã hội về sản phẩm giầy dép. Vị trí đóng góp về phát triển kinh tế còn hạn chế so với các ngành khác như: nông nghiệp, buôn bán, khai thác mỏ... Từ năm 1987 đến nay, trước nhu cầu của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, ngành da giầy mới thực sự trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật tương đối độc lập, hoạt động của Ngành với vị trí vai trò mới đã đóng góp một cách có hiệu quả không thua kém các ngành kinh tế khác.
Tuy phát triển lớn mạnh và vượt bậc như vậy song tiêu thụ sản phẩm của Ngành chủ yếu tập trung ở thị trường nước ngoài thông qua các hợp đồng gia công xuất khẩu cho các hãng có thương hiệu lớn, các nhà nhập khẩu trực tiếp, các nhà nhập khẩu trung gian (Nike, Rebook, Adidat, Skechers…). Trong suốt 10 năm qua, kim ngạch xuất khẩu của Ngành thường xuyên chiếm tỷ trọng khoảng hơn 8% trong toàn bộ kim ngạnh xuất khẩu chung của cả nước. Kết quả này đã đưa Ngành lên vị trí luôn đứng ở trong nhóm 5 ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn của cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được trong xuất khẩu thì đã có không ít những bài học đắt giá cho nhiều doanh nghiệp thuộc ngành da giầy Việt Nam. Trong khi mải lo chạy đua, cạnh tranh khốc liệt ở bên ngoài, thì ngay chính trên “Sân nhà” của mình lại để cho sản phẩm nước ngoài thống lĩnh. Đối với sản phẩm giầy dép, mặc dù là một trong 5 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới nhưng các doanh nghiệp da giầy Việt Nam lại phải chen chân trong việc cung ứng sản phẩm cho hơn 86 triệu dân tại thị trường nội địa.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Giải pháp phát triển thị trường nội địa của ngành da giầy Việt Nam đến năm 2015

Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------- NGUYỄN THỊ DIỄM HẰNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA NGÀNH DA GIẦY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.NGUYỄN VĂN LỊCH Hà nội, năm 2012 Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. HỌC VIÊN Nguyễn Thị Diễm Hằng Khóa: CH 2009 - 2011 Nguyễn Thị Diễm Hằng (Cao học 2009 – 2011) 1 Khoa Kinh tế và Quản lý Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội LỜI CẢM ƠN Phát triển thị trường nội địa đang là một nội dung đang được các doanh nghiệp sản xuất giầy da trong nước quan tâm, phát triển trong chiến lược kinh doanh của mình. Về mặt lý luận đây là một trong những vấn đề không mới, nhưng luôn có tính thời sự, luận văn đòi hỏi phải có cần có cơ sở lý luận vững chắc làm nền tảng phân tích thực trạng và chỉ ra thành tựu, hạn chế cũng như những nguyên nhân. Trên cơ sở đó giúp tác giả đưa ra được những giải pháp khả thi nhằm đóng góp vào việc phát triển thị trường nội địa cho sản phẩm giầy da Việt Nam trong những năm tiếp theo. Vì vậy, luận văn không thể hoàn thành nếu không có giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của giảng viên hướng dẫn và các giảng viên Khoa Kinh tế và Quản lý - Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo về sự giúp đỡ vô cùng quý báu đó. Bên cạnh đó, tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các cấp Lãnh đạo Viện nghiên cứu Giầy da Việt Nam và các doanh nghiệp Giầy da đã tạo điều kiện để tác giả được tập trung nghiên cứu và xây dựng luận văn, góp một phần nhỏ cho công cuộc xây dựng và phát triển ngành Giầy da Việt Nam. Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm, chia sẻ và động viên tác giả hoàn thành công trình này. Xin cảm ơn. HỌC VIÊN Nguyễn Thị Diễm Hằng Khóa: CH 2009-2011 Nguyễn Thị Diễm Hằng (Cao học 2009 – 2011) 2 Khoa Kinh tế và Quản lý Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................... 1 LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... 2 MỤC LỤC .......................................................................................................................... 3 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ....................................................................................... 6 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ ....................................................................... 7 MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 8 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA ....................................................................................................... 11 1.1. Lý thuyết chung về thị trường và thị trường nội địa ................................................. 11 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về thị trường ............................................................. 11 1.1.2. Một số khái niệm cơ bản về thị trường nội địa ................................................. 15 1.2. Các tiêu chí đánh giá khả năng chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp ...................... 35 1.2.1 Khả năng mở rộng và duy trì thị phần ............................................................... 35 1.2.2. Tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh ......................................... 36 1.2.3. Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng ...................................................... 36 1.3. Sự cần thiết phải phát triển thị trường nội địa của các doanh nghiệp ngành da giầy Việt Nam ........................................................................................................................... 37 1.3.1. Giải quyết khó khăn của các doanh nghiệp ...................................................... 37 1.3.2. Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của thị trường nội địa .................... 39 1.4. Kinh nghiệm của một số nước Đông Á và một số doanh nghiệp Việt Nam trong việc phát triển thị trường nội địa ...................................................................................... 40 1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước Đông Á ............................................................ 40 1.4.2. Kinh nghiệm phát triển thị trường nội địa của một số doanh nghiệp trong Ngành .......................................................................................................................... 42 1.5. Kết luận Chương I ..................................................................................................... 46 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA SẢN PHẨM NGÀNH DA GIẦY VIỆT NAM ...................................................................... 47 2.1. Đặc điểm phát triển của Ngành da giầy Việt Nam .................................................... 47 2.1.1. Cơ cấu ngành theo thành phần kinh tế .............................................................. 47 2.1.2. Thực trạng sản xuất ........................................................................................... 47 2.1.3. Tổ chức quản lý ................................................................................................. 50 2.1.4. Công tác đầu tư ................................................................................................. 51 2.1.5. Máy móc thiết bị ............................................................................................... 52 Nguyễn Thị Diễm Hằng (Cao học 2009 – 2011) 3 Khoa Kinh tế và Quản lý Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 2.1.6. Công nghệ ......................................................................................................... 54 2.1.7. Công tác đo lường và quản lý chất lượng sản phẩm ......................................... 56 2.1.8. Nguồn nhân lực ................................................................................................. 57 2.1.9. Công tác đào tạo ................................................................................................ 59 2.1.10. Nghiên cứu khoa học công nghệ ..................................................................... 60 2.1.11. Vệ sinh, an toàn lao động ................................................................................ 61 2.1.12. Bảo vệ môi trường .......................................................................................... 61 2.2. Thực trạng về thị trường tiêu thụ nội địa của ngành da giầy Việt Nam .................... 63 2.2.1. Tình hình tiêu thụ .............................................................................................. 63 2.2.2. Tình hình cung cấp sản phẩm da giầy cho thị trường nội địa ........................... 65 2.2.3. Khả năng phân phối .......................................................................................... 67 2.3. Đánh giá chung về tình hình phát triển thị trường nội địa của sản phẩm ngành da giầy trong thời gian qua .................................................................................................... 68 2.3.1. Thành tựu .......................................................................................................... 68 2.3.2. Hạn chế ............................................................................................................. 68 2.4. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc phát triển thị trường nội địa của ngành da giầy ............................................................................................................................... 70 2.4.1. Nguyên nhân khách quan .................................................................................. 70 2.4.2. Nguyên nhân chủ quan ...................................................................................... 72 CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG, DỤ BÁO VÀ HỆ THỐNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA SẢN PHẨM NGÀNH DA GIẦY ĐẾN NĂM 2015 ........................................................................................................................ 75 3.1. Phương hướng phát triển thị trường nội địa của ngành da giầy Việt Nam .................... 75 3.1.1. Quan điểm và Định hướng phát triển ................................................................ 75 3.1.2. Mục tiêu phát triển ............................................................................................ 76 3.1.3. Định hướng Quy hoạch phát triển ..................................................................... 76 3.1.4. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển ngành Da – Giầy.............................................. 78 3.1.5. Phương hướng phát triển thị trường nội địa của ngành da giầy Việt Nam ....... 78 3.2. Dự báo nhu cầu tiêu dùng của sản phẩm ngành da giầy ........................................... 79 3.2.1. Dự báo nhu cầu tiêu dùng sản phẩm giầy dép ................................................. 80 3.2.2. Dự báo nhu cầu tiêu dùng da thuộc thành phẩm ............................................... 81 3.2.3. Dự báo nhu cầu tiêu dùng cặp - túi - ví các loại ............................................... 81 3.2.4. Dự báo nhu cầu nguyên phụ liệu ...................................................................... 82 3.3. Hệ thống giải pháp nhằm phát triển thị trường nội địa của ngành da giầy Việt Nam đến năm 2015.................................................................................................................... 83 Nguyễn Thị Diễm Hằng (Cao học 2009 – 2011) 4 Khoa Kinh tế và Quản lý Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 3.3.1. Căn cứ đề xuất hệ thống giải pháp .................................................................... 83 3.3.2. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngành da giầy trong việc phát triển thị trường nội địa ........................................................................................ 83 3.3.3. Hệ thống các giải pháp ...................................................................................... 87 3.4. Đề xuất và khuyến nghị ............................................................................................. 94 3.4.1. Đối với Nhà nước .............................................................................................. 94 3.4.2. Đối với Doanh nghiệp ....................................................................................... 95 3.4.3. Đối với người tiêu dùng .................................................................................... 96 3.5. Kết luận chương III ................................................................................................... 96 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 98 PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 99 Nguyễn Thị Diễm Hằng (Cao học 2009 – 2011) 5 Khoa Kinh tế và Quản lý Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Cơ cấu doanh nghiệp sản xuất theo thành phần kinh tế .................................. 47 Bảng 2.2. Số lượng các doanh nghiệp sản xuất theo chuyên ngành ............................... 48 Bảng 2.3: Cơ cấu số lượng doanh nghiệp sản xuất phân bố theo vùng........................... 48 Bảng 2.4: Tổng hợp sản lượng giầy dép phục vụ thị trường nội địa năm 2011 của các doanh nghiệp trong nước ................................................................................ 49 Bảng 2.5: Cơ cấu lao động theo các chuyên ngành và tỷ trọng lao động của ngành da giầy trong ngành công nghiệp và ngành công nghiệp chế biến ...................... 57 Bảng 2.6: Cơ cấu trình độ lao động của toàn ngành và theo các chuyên ngành năm 2010 ................................................................................................................. 58 Bảng 2.7:Tổng hợp sản lượng tiêu thụ sản phẩm giầy dép phục vụ thị trường nội địa năm 2011 ......................................................................................................... 65 Bảng 2.8: Tỉ giá hối đoái theo thời gian .......................................................................... 71 Bảng 3.1: Dự kiến tiêu thụ giầy dép trong nước giai đoạn 2015 – 2025 ........................ 81 Bảng 3.2: Phân loại cặp túi ví theo chất lượng sản phẩm ............................................... 82 Bảng 3.3: Dự kiến nhu cầu nguyên phụ liệu ngành da giầy theo chủng loại ................. 82 Bảng 3.4: Phân tích theo ma trận SWOT đề xuất giải pháp Định hướng phát triển thị trường nội địa sản phẩm da giầy ..................................................................... 83 Nguyễn Thị Diễm Hằng (Cao học 2009 – 2011) 6 Khoa Kinh tế và Quản lý Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ Hình 1.1 Mô hình năm năng lực lượng cạnh tranh ............................................ 29 Hình 3.1 Các kênh phân phối sản phẩm Ngành da giầy tại thị trường nội địa... 86 Nguyễn Thị Diễm Hằng (Cao học 2009 – 2011) 7 Khoa Kinh tế và Quản lý Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngành da giầy Việt Nam đã có chiều dài lịch sử hình thành và phát triển trên dưới nửa thế kỷ. Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển, Ngành đều có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế và thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội trong và ngoài nước. Trong các thập niên đầu tiên của thế kỷ IXX, do điều kiện giao thương với nước ngoài còn hạn chế, sản xuất của Ngành còn ở trình độ thủ công, nền kinh tế còn nghèo nàn lạc hậu, phụ thuộc thì vai trò của Ngành chủ yếu là đáp ứng tiêu dùng trong nước cho một nhóm dân cư trong xã hội về sản phẩm giầy dép. Vị trí đóng góp về phát triển kinh tế còn hạn chế so với các ngành khác như: nông nghiệp, buôn bán, khai thác mỏ... Từ năm 1987 đến nay, trước nhu cầu của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, ngành da giầy mới thực sự trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật tương đối độc lập, hoạt động của Ngành với vị trí vai trò mới đã đóng góp một cách có hiệu quả không thua kém các ngành kinh tế khác. Tuy phát triển lớn mạnh và vượt bậc như vậy song tiêu thụ sản phẩm của Ngành chủ yếu tập trung ở thị trường nước ngoài thông qua các hợp đồng gia công xuất khẩu cho các hãng có thương hiệu lớn, các nhà nhập khẩu trực tiếp, các nhà nhập khẩu trung gian (Nike, Rebook, Adidat, Skechers ). Trong suốt 10 năm qua, kim ngạch xuất khẩu của Ngành thường xuyên chiếm tỷ trọng khoảng hơn 8% trong toàn bộ kim ngạnh xuất khẩu chung của cả nước. Kết quả này đã đưa Ngành lên vị trí luôn đứng ở trong nhóm 5 ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn của cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được trong xuất khẩu thì đã có không ít những bài học đắt giá cho nhiều doanh nghiệp thuộc ngành da giầy Việt Nam. Trong khi mải lo chạy đua, cạnh tranh khốc liệt ở bên ngoài, thì ngay chính trên “Sân nhà” của mình lại để cho sản phẩm nước ngoài thống lĩnh. Đối với sản phẩm giầy dép, mặc dù là một trong 5 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới nhưng các doanh nghiệp da giầy Việt Nam lại phải chen chân trong việc cung ứng sản phẩm cho hơn 86 triệu dân tại thị trường nội địa. Nguyễn Thị Diễm Hằng (Cao học 2009 – 2011) 8 Khoa Kinh tế và Quản lý Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, năm 2011 sản lượng giày dép do các doanh nghiệp trong nước sản xuất và tiêu thụ nội địa đạt gần 70 triệu đôi, chiếm tỷ trọng gần 50% so với nhu cầu tiêu thụ 130 - 140 triệu đôi/năm.Các loại cặp, túi xách, ba lô tiêu thụ nội địa ước khoảng 25 triệu chiếc, trong đó có khoảng 15 triệu chiếc được sản xuất từ các doanh nghiệp Việt Nam, chiếm tỷ trọng trên 60%. 50% thị phần còn lại là các sản phẩm nhập ngoại mà chủ yếu là sản phẩm Trung Quốc. Nhưng quan trọng nhất là tình trạng nhập lậu các sản phẩm da giầy nước ta hiện nay diễn ra tràn lan, với số lượng lớn không kiểm soát được. Tại một đất nước đông dân, có tốc độ đô thị hoá rất cao, đang ở trong thời kì có tỷ lệ “dân số vàng”, có sức mạnh trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm da giầy lại diễn ra tình trạng trên là một bất cập lớn. Trên khắp các đường phố cũng như tại các vùng nông thôn hẻo lánh nơi đâu cũng thấy trưng bày và tình trạng buôn bán “tấp nập” hàng giầy dép và đồ phụ trang (túi xách, cặp ví ...) nhập lậu từ các vùng biên giới của các nước láng giềng với giá rẻ, chất lượng kém. Sự xuất hiện một số gian hàng bán lẻ sản phẩm của một số thương hiệu như Bata, Clarks, tại một số siêu thị cao cấp với giá cao gấp khoảng từ 5 - 10 lần so với giá của hàng nhập lậu và hàng sản xuất trong nước đang tạo nên một thị trường các sản phẩm da giầy nội địa hỗn loạn, khó kiểm soát. Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực da giầy của Việt Nam tại thị trường nội địa đang bị đẩy ra ngoài cuộc cạnh tranh và trở thành như những người “đứng ngoài cuộc” với tâm trạng tiếc nuối và điêu đứng vì đã để mất vị thế của mình ngay trên “sân nhà” trong khi cũng chính bàn tay mình đang làm ra những sản phẩm đẹp, chất lượng và giá cả cao để mang đến “sân khách” với giá gia công rẻ. Đứng trên giác độ hiệu quả kinh tế, tình hình sử dụng hàng nhập ngoại tràn lan, khó kiểm soát về số lượng và chất lượng đang gây lãng phí cho nền kinh tế nói chung và ngành công nghiệp da giầy nói riêng. Nghiên cứu đánh giá tình hình thị trường nội địa của ngành da giầy trong giai đoạn hiện nay là việc làm cần thiết nhằm đề xuất các giải pháp phát triển thị trường nội địa của Ngành trong giai đoạn tới vừa theo đúng qui luật vốn có của nó vừa phù hợp với thực trạng nền kinh tế đang khó khăn hiện tại của Việt Nam cũng như của thế giới. Bên cạnh đó phát triển thị trường nội địa, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng Nguyễn Thị Diễm Hằng (Cao học 2009 – 2011) 9 Khoa Kinh tế và Quản lý
File đính kèm:
luan_van_giai_phap_phat_trien_thi_truong_noi_dia_cua_nganh_d.pdf
000000254836_tt_6537.pdf