Luận văn Một số giải pháp cải thiện vị thế tài chính tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Nam Định

Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố như môi trường kinh doanh, trình độ quản lý của các nhà doanh nghiệp, đặc biệt là trình độ quản lý tài chính. Những kiến thức mới về quản lý tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là một đòi hỏi bức thiết đối với các nhà quản lý doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Để có tình hình tài chính luôn vững mạnh đủ sức đương đầu với những khó khăn và chiến thắng trong cạnh tranh thì doanh nghiệp phải dự đoán trên các căn cứ khoa học, các kết luận từ quá trình phân tích chính xác và xây dựng đúng các kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn. Muốn vậy phải phân tích các báo cáo tài chính, rút ra các kết luận cho kỳ hoặc niên độ tiếp theo, từ đó xây dựng các phương án tài trợ phù hợp đồng thời kết hợp các nhân tố khác như: năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, xu hướng và các chính sách phát triển ngành, các thông tin thị trường, phương án sản phẩm mới… để xây dựng kế hoạch đầu tư mở rộng sản xuất.

Theo từng kỳ kế toán, doanh nghiệp phải công khai tài chính của mình để các doanh nghiệp khác và tất cả các đối tác, cổ đông, các cơ quan hữu quan có thể đánh giá đúng thực trạng của doanh nghiệp. Vì vậy việc quản lý tài chính tốt, có biện pháp huy động nguồn tài trợ cho doanh nghiệp và việc phân tích, đánh giá hoạt động tài chính là rất quan trọng với mỗi doanh nghiệp, nó không những giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tăng lợi nhuận, tránh được những biến cố bất ngờ có thể gây ra sự phá sản mà còn tạo cơ sở vững chắc để các nhà quản trị, đầu tư xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển doanh nghiệp đồng thời tập hợp các báo cáo tài chính của doanh nghiệp giúp cho các nhà hoạch định chiến lược xây dựng chương trình phát triển cho cả nền kinh tế quốc dân. Để phát triển bền vững trước những thay đổi cần có sự quan tâm thích đáng về khía cạnh tài chính, do vậy đề tài “Một số giải pháp cải thiện vị thế tài chính tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Nam Định” được lựa chọn nghiên cứu nhằm đưa ra một bức tranh tổng thể về tình hình tài chính cũng như đề xuất một số biện pháp khả thi giúp ban lãnh đạo có được những quyết định đúng đắn hơn khi ra quyết định.

pdf 112 trang Bách Nhật 03/04/2025 180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Một số giải pháp cải thiện vị thế tài chính tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Nam Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Một số giải pháp cải thiện vị thế tài chính tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Nam Định

Luận văn Một số giải pháp cải thiện vị thế tài chính tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Nam Định
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 
 --------------------------------------- 
 VỤ THỊ NGỌC HÀ 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN VỊ THẾ TÀI CHÍNH 
 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ 
 THƯƠNG MẠI NAM ĐỊNH 
 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC 
 NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH 
 HÀ NỘI – 2012 
 i 
 LỜI CAM ĐOAN 
 Tác giả của đề tài: “Một số giải pháp cải thiện vị thế tài chính tại công ty cổ 
phần đầu tư xây dựng và thương mại Nam Định” xin cam đoan: Luận văn này là 
công trình nghiên cứu của riêng tôi, được tập hợp từ nhiều tài liệu, tự thu thập các 
thông tin liên quan và liên hệ thực tế trong công tác quản lý để đưa ra các giải pháp 
với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc cải thiện vị thế tài chính của 
công ty. 
 Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của luận văn. 
 Tác giả 
 Vũ Thị Ngọc Hà 
 ii 
 LỜI CẢM ƠN 
 Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Hữu Tài, người đã chỉ dẫn 
những bước đi ban đầu từ việc lựa chọn đề tài, chỉnh sửa bản thảo, đưa ra những 
hướng dẫn, chỉ bảo quý báu giúp tác giả hoàn thiện đề tài. Sự tận tụy và hỗ trợ của 
Thầy là nguồn động lực quan trọng đối với tác giả trong suốt quá trình thực hiện 
luận văn này. 
 Lời cảm ơn sâu sắc nhất cũng xin được gửi tới toàn thể các Thầy, Cô giáo 
giảng dạy trong khoa Kinh tế và Quản lý, những người đã tận tâm trang bị cho tác 
giả những kiến thức cần thiết làm nền tảng ứng dụng trong luận văn này. 
 Tác giả cũng xin được cảm ơn sự hỗ trợ của Ban lãnh đạo và các cán bộ của 
công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Nam Định, những người đã dành 
thời gian và cung cấp cho tác giả những đóng góp quý báu giúp tác giả hoàn thiện 
những nội dung trong luận văn này. 
 Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự quan tâm, động viên 
của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong thời gian vừa qua đã giúp tôi có thời gian 
và nghị lực đề hoàn thành tốt nhất luận văn tốt nghiệp này. 
 iii 
 DANH MỤC BẢNG BIỂU - SƠ ĐỒ 
Bảng cân đối kế toán....................................................................................7 
SƠ ĐỒ 1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY .........25 
SƠ ĐỒ 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY ......................27 
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm
 ....................................................................................................................28 
Bảng 2.2: Bảng phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn ............................29 
Bảng 2.3: Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh..........................36 
Bảng 2.4: Bảng phân tích các chỉ tiêu về khả năng quản lý tài sản..........40 
Bảng 2.6: Bảng phân tích khả năng thanh khoản......................................53 
Bảng 2.7: Bảng phân tích tỷ lệ các khoản phải thu so với khoản phải trả 54 
Bảng 2.8: Bảng phân tích khả năng quản lý nợ.........................................55 
SƠ ĐỒ 3: SƠ ĐỒ DUPONT ......................................................................63 
Bảng 3.1: BÁO CÁO THU NHẬP THỰC TẾ (NĂM 2010) VÀ DỰ TOÁN 
(NĂM 2011)................................................................................................70 
Bảng 3.2: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN THỰC TẾ (NĂM 2010) VÀ DỰ 
TOÁN (NĂM 2011).....................................................................................72 
Bảng 3.3: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ......................................................87 
Bảng 3.4: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ...............88 
SƠ ĐỒ 4: CƠ CẤU TỔ CHỨC SAU KHI THÀNH LẬP PHÒNG TÀI 
CHÍNH........................................................................................................92 
SƠ ĐỒ 5: CẤU TRÚC PHÒNG TÀI CHÍNH ............................................93 
SƠ ĐỒ 6: HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN........................................95 
SƠ ĐỒ 7: HỆ THỐNG THÔNG TIN TÀI CHÍNH.....................................96 
 iv 
 MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................I 
1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp.......................................................................3 
1.2. Chức năng của tài chính doanh nghiệp: .............................................................4 
1.3. Vai trò của tài chính doanh nghiệp:....................................................................4 
1.4. Mục tiêu của phân tích tài chính .........................................................................5 
1.5. Căn cứ để phân tích và đánh giá tài chính .........................................................6 
1.6. Các phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính........................................9 
1.7. Nội dung và quy trình phân tích tài chính: ......................................................10 
1.7.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính qua các báo cáo tài chính ..............11 
1.7.1.1. Phân tích khái quát các báo cáo tài chính ..................................................11 
1.7.1.2. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn ........................................................11 
1.7.1.3. Phân tích các cân đối tài chính ....................................................................12 
1.7.2. Phân tích hiệu quả tài chính............................................................................13 
1.7.2.1. Các tỷ số về doanh lợi ...................................................................................13 
1.7.2.2. Các tỷ số về khả năng quản lý tài sản .........................................................14 
1.7.3. Phân tích rủi ro tài chính ................................................................................17 
1.7.3.1. Các tỷ số về khả năng quản lý nợ ................................................................17 
1.7.3.2. Các chỉ số về khả năng thanh khoản...........................................................18 
1.7.3.3. Các khoản phải thu, phải trả .......................................................................19 
1.7.4. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính, phân tích Dupont ..........................19 
1.7.4.1. Đẳng thức Dupont thứ nhất .........................................................................19 
1.7.4.2. Đẳng thức Dupont thứ hai............................................................................20 
1.7.4.3. Đẳng thức Dupont tổng hợp.........................................................................20 
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI 
NAM ĐỊNH....................................................................................................... 21 
2.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Nam 
Định .............................................................................................................................21 
 v 
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ...........................................21 
2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh........................................................................22 
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy tổ quản lý và bộ máy kế toán của công ty..........23 
2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm..............28 
2.2. Phân tích tình hình tài chính của công ty .........................................................28 
2.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty qua các báo cáo tài 
chính ............................................................................................................................28 
2.2.1.1. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn ........................................................28 
2.2.1.2. Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn ..............................................34 
2.2.1.3. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.......................35 
2.2.2. Phân tích hiệu quả tài chính của công ty .......................................................40 
2.2.2.1. Phân tích khả năng quản lý tài sản .............................................................40 
2.2.1.2. Phân tích khả năng sinh lời..........................................................................46 
2.2.3. Phân tích rủi ro tài chính ................................................................................53 
2.2.3.1. Phân tích khả năng thanh khoản.................................................................53 
2.2.3.2. Phân tích tỷ lệ các khoản phải thu so với khoản phải trả .........................54 
2.2.3.3. Phân tích khả năng quản lý nợ ....................................................................55 
2.2.4. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính đẳng thức Dupont ..........................56 
2.2.4.1. Phân tích đẳng thức Dupont thứ nhất.........................................................56 
2.2.4.2. Phân tích đẳng thức Dupont thứ 2 ..............................................................58 
2.2.4.3. Phân tích đẳng thức Dupont tổng hợp ........................................................60 
2.2.5. Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty.......................................64 
2.2.5.1. Những ưu điểm..............................................................................................64 
2.2.5.2. Những nhược điểm........................................................................................65 
2.2.5.3. Phân tích SWOT về vị thế tài chính của công ty........................................65 
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI 
CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG 
MẠI NAM ĐỊNH.............................................................................................. 67 
3.1. Giải pháp 1: Thay đổi cơ cấu vốn theo hướng tăng tỷ số nợ dài hạn.............67 
 vi 
3.1.1. Cơ sở căn cứ của giải pháp..............................................................................67 
3.1.2. Mục đích của giải pháp....................................................................................67 
3.1.3. Nội dung giải pháp ...........................................................................................68 
3.1.4. Kết quả đạt được sau khi thực hiện giải pháp ..............................................79 
3.2. Giải pháp 2: Đẩy mạnh công tác thu hồi các khoản phải thu khách hàng....80 
3.2.1. Cơ sở căn cứ của giải pháp..............................................................................80 
3.2.2. Mục đích của giải pháp....................................................................................81 
3.2.3. Nội dung thực hiện giải pháp ..........................................................................81 
3.2.4. Kết quả của biện pháp:....................................................................................85 
3.3. Tổng hợp kết quả sau khi thực hiện 2 giải pháp:.............................................86 
3.3. Giải pháp 3: Hoàn thiện bộ máy tổ chức thông qua việc thành lập phòng tài 
chính ............................................................................................................................90 
3.3.1. Cơ sở căn cứ của giải pháp: ............................................................................90 
3.3.2. Mục đích của giải pháp....................................................................................91 
3.3.3. Nội dung của giải pháp ....................................................................................91 
3.3.4. Kết quả của giải pháp:.....................................................................................96 
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 98 
1. Nhận xét chung về tình hình tài chính doanh nghiệp:........................................98 
2. Những hạn chế của quá trình phân tích: .............................................................98 
3. Tính khả thi của các giải pháp:.............................................................................99 
4. Kiến nghị:................................................................................................................99 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 100 
 vii 
 MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
 Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 
phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố như môi trường kinh doanh, trình độ quản lý của 
các nhà doanh nghiệp, đặc biệt là trình độ quản lý tài chính. Những kiến thức mới 
về quản lý tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là một đòi hỏi bức 
thiết đối với các nhà quản lý doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. 
 Để có tình hình tài chính luôn vững mạnh đủ sức đương đầu với những khó 
khăn và chiến thắng trong cạnh tranh thì doanh nghiệp phải dự đoán trên các căn cứ 
khoa học, các kết luận từ quá trình phân tích chính xác và xây dựng đúng các kế 
hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn. Muốn vậy phải phân tích các báo cáo tài chính, 
rút ra các kết luận cho kỳ hoặc niên độ tiếp theo, từ đó xây dựng các phương án tài 
trợ phù hợp đồng thời kết hợp các nhân tố khác như: năng lực sản xuất kinh doanh 
của doanh nghiệp, xu hướng và các chính sách phát triển ngành, các thông tin thị 
trường, phương án sản phẩm mới để xây dựng kế hoạch đầu tư mở rộng sản xuất. 
Theo từng kỳ kế toán, doanh nghiệp phải công khai tài chính của mình để các doanh 
nghiệp khác và tất cả các đối tác, cổ đông, các cơ quan hữu quan có thể đánh giá 
đúng thực trạng của doanh nghiệp. Vì vậy việc quản lý tài chính tốt, có biện pháp 
huy động nguồn tài trợ cho doanh nghiệp và việc phân tích, đánh giá hoạt động tài 
chính là rất quan trọng với mỗi doanh nghiệp, nó không những giúp cho doanh 
nghiệp tiết kiệm chi phí tăng lợi nhuận, tránh được những biến cố bất ngờ có thể 
gây ra sự phá sản mà còn tạo cơ sở vững chắc để các nhà quản trị, đầu tư xây dựng 
kế hoạch chiến lược phát triển doanh nghiệp đồng thời tập hợp các báo cáo tài chính 
của doanh nghiệp giúp cho các nhà hoạch định chiến lược xây dựng chương trình 
phát triển cho cả nền kinh tế quốc dân. Để phát triển bền vững trước những thay đổi 
cần có sự quan tâm thích đáng về khía cạnh tài chính, do vậy đề tài “Một số giải 
pháp cải thiện vị thế tài chính tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại 
Nam Định” được lựa chọn nghiên cứu nhằm đưa ra một bức tranh tổng thể về tình 
 1 
hình tài chính cũng như đề xuất một số biện pháp khả thi giúp ban lãnh đạo có được 
những quyết định đúng đắn hơn khi ra quyết định. 
2. Mục đích của đề tài 
 - Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về tài chính doanh nghiệp và phân 
tích tài chính doanh nghiệp 
 - Phân tích thực trạng tài chính của công ty 
 - Nhận dạng điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn 
 - Tìm hiểu, giải thích các nguyên nhân 
 - Đưa ra các biện pháp nhằm cải thiện vị thế tài chính 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: 
 - Đối tượng nghiên cứu: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại 
Nam Định và xu hướng phát triển của ngành. 
 - Phạm vi nghiên cứu: Thông qua việc sử dụng chủ yếu là các báo cáo tài 
chính của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Nam Định năm 2008, 
2009, 2010 và một số tài liệu có liên quan đến đặc thù của doanh nghiệp. 
4. Phương pháp nghiên cứu: 
 Trong quá trình thực hiện luận văn, những phương pháp nghiên cứu chủ yếu 
được sử dụng là: 
 - Phương pháp luận duy vật lịch sử, biện chứng 
 - Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp 
 - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế 
 - Sử dụng bảng biểu, đồ thị minh họa 
5. Kết cấu của luận văn 
 Chương 1: Cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính 
doanh nghiệp. 
 Chương 2: Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đầu tư xây 
dựng và thương mại Nam Định 
 Chương 3: Một số giải pháp cải thiện vị thế tài chính tại Công ty cổ phần 
đầu tư xây dựng và thương mại Nam Định 
 2 
 CHƯƠNG 1 
 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ 
 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 
1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp 
 Tài chính doanh nghiệp được hiểu là các mối quan hệ về mặt giá trị được 
biểu hiện bằng tiền trong lòng một doanh nghiệp và giữa nó với các chủ thể có liên 
quan ở bên ngoài mà trên cơ sở đó giá trị của doanh nghiệp được tạo lập. Giá trị của 
doanh nghiệp là sự hữu ích của doanh nghiệp đối với chủ sở hữu và xã hội. 
Quan hệ tài chính doanh nghiệp chủ yếu bao gồm: 
 Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước 
 Đây là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối 
với Nhà nước, khi Nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp. 
 Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính 
 Trên thị trường tài chính doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn để đáp ứng nhu 
cầu vốn ngắn hạn, có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn 
dài hạn. Ngược lại doanh nghiệp phải trả lãi vay và vốn vay, trả lãi cổ phần cho các 
nhà tài trợ. Doanh nghiệp cũng có thể gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư chứng khoán 
bằng số tiền tạm thời chưa sử dụng. 
 Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác 
 Trong nền kinh tế doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với doanh nghiệp khác 
trên thị trường hàng hoá, dịch vụ, thị trường sức lao động. Thông qua thị trường 
doanh nghiệp có thể xác định được nhu cầu hàng hoá và dịch vụ cần thiết cung ứng. 
Trên cơ sở đó, doanh nghiệp có hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, 
tiếp thị nhằm thoả mãn nhu cầu thị trường. 
 Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp 
 Đây là quan hệ giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh giữa cổ đông với người 
quản lý, giữa cổ đông và chủ nợ, giữa quyền sử dụng vốn và quyền sở hữu vốn. 
 Các hoạt động của doanh nghiệp để làm tăng giá trị của nó bao gồm: 
 • Tìm kiếm, lựa chọn cơ hội kinh doanh và tổ chức huy động vốn. 
 3

File đính kèm:

  • pdfluan_van_mot_so_giai_phap_cai_thien_vi_the_tai_chinh_tai_con.pdf
  • pdf000000255036_tt_2564.pdf