Luận văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội

Trong những năm vừa qua công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân đã đạt được một số thành tựu nhất định. Hệ thống y tế từ trung ương tới cơ sở được củng cố phát triển và từng bước được nâng lên rõ rệt. Nhiều bệnh dịch nguy hiểm đã được khống chế hoặc đẩy lùi như SAR, dịch cúm, dại, Ebola.... Các chỉ tiêu về sức khỏe tại nước ta đã đạt được mục tiêu đề ra như: Tuổi thọ bình quân tăng, tỷ lệ trẻ mới sinh có trọng lượng dưới 2,5 kg giảm, thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, tiến tới loại trừ một số bệnh khác.... Và để đạt được những thành tựu trên đó là công sức của cả hệ thống y tế nói chung và không thể bỏ qua sự đóng góp của mạng lưới y tế cơ sở. Một bộ phận đáng chú ý của mạng lưới y tế cơ sở là y tế cấp xã, đây là bộ phận không thể thiếu của mạng lưới y tế cơ sở.

Đặc biệt y tế cấp xã còn là “cứu cánh” cho những người dân ở vùng nông thôn, miền núi, vùng khó khăn bởi chi phí y tế hợp lý, các khoản chi gián tiếp thấp (như chi phí đi lại, ăn ở, người nhà đi theo chăm sóc…), có thể phát hiện và quản lý được bệnh tật sớm. Và trong tất cả hoạt động của lĩnh vực y tế, việc đáp ứng điều trị, hạn chế lây lan dịch bệnh, thay đổi hành vi của người dân trong phòng ngừa bệnh tật... không đơn thuần chỉ do tác động của các can thiệp chuyên môn y tế, mà còn do tác động can thiệp vào các yếu tố khác: tâm lý, tình cảm, phong tục tập quán, thói quen lối sống, điều kiện kinh tế...Vì vậy y tế cấp xã đóng vai trò quan trọng và đội ngũ cán bộ y tế cấp xã chính là những người trực tiếp, gần dân, hiểu dân nhất khi làm nhiệm vụ tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường, kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, sơ cứu ban đầu và chăm sóc các bệnh thông thường đồng thời trực tiếp thực hiện chuyên môn khám chữa bệnh, và các biện pháp phòng bệnh tại cơ sở góp phần giảm tải cho y tế tuyến trên.

pdf 95 trang Bách Nhật 03/04/2025 460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội

Luận văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ 
 / / 
 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA 
 NGUYỄN THỊ VÂN 
 QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ Y TẾ CẤP XÃ 
 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ, 
 THÀNH PHỐ HÀ NỘI 
 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG 
 Chuyên ngành : Quản lý công 
 Mã số: 60 34 04 03 
 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC 
 TS. Nguyễn Thị Hƣờng 
 HÀ NỘI - NĂM 2016 LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan, đây là một công trình nghiên cứu của tôi. 
 Các số liệu, kết quả trong luận văn này là xác thực 
 và có nguồn gốc rõ ràng. 
 NGUYỄN THỊ VÂN LỜI CẢM ƠN 
 Luận văn này được thực hiện tại Học viện hành chính Quốc gia. Để 
hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp 
đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. 
 Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị 
Hường đã hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình. 
 Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, người đã 
đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích trong những năm học 
vừa qua. 
 Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo 
sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia, Trung tâm Y tế huyện Ba Vì đã 
tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình. 
 Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã 
luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài 
nghiên cứu của mình. 
 Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2016 
 Nguyễn Thị Vân DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 
ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm 
BHYT Bảo hiểm y tế 
CCVC Công chức viên chức 
CNTT Công nghệ thông tin 
CS&BVSKND Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân 
DS & KHHGĐ Dân số và kế hoạch hóa gia đình 
HĐND Hội đồng nhân dân 
NSNN Ngân sách Nhà nước 
TYT Trạm y tế 
UBND Ủy ban nhân dân 
XPVPHC Xử phạt vi phạm hành chính MỤC LỤC 
LỜI CAM ĐOAN 
LỜI CẢM ƠN 
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 
MỤC LỤC 
DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ 
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 
Chƣơng 1: LÝ LUẬN CHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚCVỀ Y TẾ ........... 7 
 1.1. Một số khái niệm liên quan đến y tế ...................................................... 7 
 1.2. Vị trí, vai trò của quản lý nhà nước về y tế; quan điểm, định hướng 
 trong quản lý nhà nước về y tế; Phương thức quản lý nhà nước về y tế. ... 12 
 1.3. Nội dung quản lý nhà nước về y tế ..................................................... 19 
 1.4. Những yếu tố tác động tới quản lý nhà nước về y tế ........................... 32 
Kết luận Chƣơng 1 ........................................................................................ 36 
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ Y CẤP XÃ 
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ ................................................................ 37 
 2.1. Thực trạng hoạt động y tế huyện Ba Vì ............................................... 37 
 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Ba Vì42 
 2.3. Nguyên nhân những hạn chế, tồn tại của hoạt động quản lý nhà nước về y 
 tế cấp xã trên địa bàn huyện Ba Vì. .............................................................. 66 
Kết luận Chƣơng 2 ........................................................................................ 69 
Chương 3:GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ ...................... 70 
NHÀ NƢỚC VỀ Y TẾ CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ ........ 70 
 3.1. Phương hướng, mục tiêu quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn 
 huyện Ba Vì. ................................................................................................ 70 
 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn 
 huyện Ba Vì ................................................................................................. 72 
Kết luận Chƣơng 3 ........................................................................................ 84 
KẾT LUẬN .................................................................................................... 85 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 87 DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ 
Bảng 2.1. Số lƣợng văn bản ban hành nhằm triển khai các văn bản của 
Sở Y tế để quản lý nhà nƣớc về Y tế qua các năm 2010 -2015. ................ 43 
Bảng 2.2. Tổng hợp các Trạm Y tế cấp xã, thị trấn đạt chuẩn y tế quốc 
gia qua các giai đoạn. .................................................................................... 47 
Bảng 2.3: Đầu tƣ xây dựng cơ bản+ trang thiết bị .................................... 48 
Bảng 2.4: Đầu tƣ mua sắm trang thiết bị .................................................... 49 
Bảng 2.5 . Mua sắm thuốc, vật tƣ y tế ......................................................... 49 
Bảng 2.6. Đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực. (Số tiền hỗ trợ cán bộ tham 
dự đào tạo dài hạn, ngắn hạn nâng cao trình độ chuyên môn qua các 
năm) ................................................................................................................ 50 
Bảng 2.7. Danh sách các xã, Trạm Y tế trên địa bàn huyện Ba Vì. ......... 54 
Bảng 2.8. Cơ cấu nhân lực theo chức danh nghề nghiệp tại các trạm Y tế 
cấp xã qua các năm từ 2010 -2015 ............................................................... 56 
Bảng2.9. Trình độ cán bộ Y tế phân theo bằng cấp ................................... 57 
Bảng 2.10. Số lƣợng cán bộ tham dự các lớp đào tạo nâng cao trình độ 
chuyên môn, nghiệp vụ qua các năm 2010 -2015 ....................................... 58 
Bảng 2.11: Biên chế năm 2015 theo Thông tƣ liên tịch số: 08/2007/TTLT-
BYT-BNV. ...................................................................................................... 59 
Bảng 2.12. Đặc điểm đào tạo của Bác sĩ tuyến xã (tiến hành nghiên cứu 
trên 24 bác sĩ tuyến xã). ................................................................................ 63 
Bảng 2.13. Số lƣợng tập thể, cá nhân đƣợc khen thƣởng các cấp qua các 
năm 2010 -2015 .............................................................................................. 65 
Bảng 2.14. Số lƣợng vi phạm bị xử lý qua các năm 2010 -2015 ................ 65 
 MỞ ĐẦU 
1. Lý do chọn đề tài luận văn 
 Trong những năm vừa qua công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân 
dân đã đạt được một số thành tựu nhất định. Hệ thống y tế từ trung ương tới 
cơ sở được củng cố phát triển và từng bước được nâng lên rõ rệt. Nhiều bệnh 
dịch nguy hiểm đã được khống chế hoặc đẩy lùi như SAR, dịch cúm, dại, 
Ebola.... Các chỉ tiêu về sức khỏe tại nước ta đã đạt được mục tiêu đề ra như: 
Tuổi thọ bình quân tăng, tỷ lệ trẻ mới sinh có trọng lượng dưới 2,5 kg giảm, 
thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, tiến tới loại trừ một số bệnh 
khác.... Và để đạt được những thành tựu trên đó là công sức của cả hệ thống y 
tế nói chung và không thể bỏ qua sự đóng góp của mạng lưới y tế cơ sở. 
 Một bộ phận đáng chú ý của mạng lưới y tế cơ sở là y tế cấp xã, đây là 
bộ phận không thể thiếu của mạng lưới y tế cơ sở. Đặc biệt y tế cấp xã còn là 
“cứu cánh” cho những người dân ở vùng nông thôn, miền núi, vùng khó khăn 
bởi chi phí y tế hợp lý, các khoản chi gián tiếp thấp (như chi phí đi lại, ăn ở, 
người nhà đi theo chăm sóc ), có thể phát hiện và quản lý được bệnh tật 
sớm. Và trong tất cả hoạt động của lĩnh vực y tế, việc đáp ứng điều trị, hạn 
chế lây lan dịch bệnh, thay đổi hành vi của người dân trong phòng ngừa bệnh 
tật... không đơn thuần chỉ do tác động của các can thiệp chuyên môn y tế, mà 
còn do tác động can thiệp vào các yếu tố khác: tâm lý, tình cảm, phong tục tập 
quán, thói quen lối sống, điều kiện kinh tế...Vì vậy y tế cấp xã đóng vai trò quan 
trọng và đội ngũ cán bộ y tế cấp xã chính là những người trực tiếp, gần dân, hiểu 
dân nhất khi làm nhiệm vụ tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về 
phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường, kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức 
khoẻ bà mẹ và trẻ em, sơ cứu ban đầu và chăm sóc các bệnh thông thường đồng 
thời trực tiếp thực hiện chuyên môn khám chữa bệnh, và các biện pháp phòng 
bệnh tại cơ sở góp phần giảm tải cho y tế tuyến trên. 
 1 Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm về phía Tây Bắc thủ đô Hà 
Nội. Với tổng diện tích 424km2, dân số hơn 265 nghìn người (bao gồm 3 dân 
tộc Kinh, Mường, Dao), toàn huyện có 31 xã, thị trấn, trong đó có 7 xã miền 
núi, một xã giữa sông Hồng. Phía đông giáp thị xã Sơn Tây, phía nam giáp 
tỉnh Hòa Bình, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ và phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc. 
Thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc Hội khóa XII, Ba Vì tái nhập Thủ đô Hà 
Nội tháng 8 năm 2008. Địa hình của huyện thấp dần từ phía Tây Nam sang 
phía Đông Bắc, chia thành 3 tiểu vùng khác nhau: Vùng núi, vùng đồi, vùng 
đồng bằng ven sông Hồng. Hệ thống y tế địa phương đã có nhiều chuyển biến 
tích cực qua các năm nhưng hoạt động các tuyến y tế còn nhiều hạn chế chưa 
phát huy hết nội lực sẵn có. Mặt khác là huyện miền núi địa bàn rộng, việc đi 
lại gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí địa phương còn thấp, vẫn còn tồn tại 
nhiều phong tục tập quán lạc hậu, hiểu biết của người dân về chăm sóc sức 
khoẻ vẫn còn hạn chế trong khi diễn biến các dịch, bệnh ngày càng phức tạp 
ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động y tế nói riêng và hoạt động quản lý nhà 
nước về y tế nói chung. 
 Bất cập trong mô hình quản lý y tế cấp xã hiện nay hiện đang tồn tại 
song song hai chủ thể quản lý là Phòng Y tế và Trung tâm y tế dễ dẫn đến 
chồng chéo trong quản lý. Không có cơ quan nào chịu trách nhiệm chính nên 
công tác tham mưu còn chậm, trùng lắp. Phòng Y tế không trực tiếp quản lý 
các trạm y tế xã, thị trấn nên việc triển khai công tác của phòng Y tế rất khó 
khăn vì “có tướng nhưng không có quân”, không chỉ đạo được trạm Y tế cũng 
như các đơn vị cấp huyện dẫn đến hiệu quả các hoạt động quản lý nhà nước 
đối với y tế nói chung và y tế cấp xã trên địa bàn huyện Ba Vì của cơ quan 
quản lý nhà nước còn thấp, Phòng Y tế chưa phát huy hết vai trò của mình. 
Trong khi đó Trạm Y tế các xã, thị trấn trực tiếp chịu sự quản lý của Trung 
tâm Y tế huyện, đây là đơn vị sự nghiệp công lập không có chức năng quản lý 
 2 nhà nước. Do vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý y tế cấp xã thì cần phải tìm 
hiểu các quy định của nhà nước, cũng như tình hình thực tế kết quả hoạt động 
quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn huyện Ba Vì, đồng thời đưa ra các giải 
pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, hiệu quả hoạt động. Cho đến nay chưa 
có công trình nào nghiên cứu một cách khoa học, đầy đủ về quản lý đối tượng 
này. Vì lý do đó, cá nhân tôi lựa chọn nghiên cứu quản lý nhà nước về y tế 
cấp xã trên địa bàn huyện Ba Vì – thành phố Hà Nội làm đề tài nghiên cứu 
trong luận văn của mình. 
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 
 Đã có nhiều công trình nghiên cứu về y tế nói chung nhưng hệ thống 
các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước về y tế cấp xã vẫn còn chưa 
nhiều. Đã có nhiều luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu một số khía cạnh của 
y tế cấp xã ở những góc độ và phạm vi khác nhau của một số tác giả như: 
 Từ góc độ pháp luật có công trình nghiên cứu “Quản lý nhà nước bằng 
pháp luật trong lĩnh vực y tế ở nước ta hiện nay” luận văn thạc sỹ quản lý 
hành chính công – Nguyễn Huy Quang năm 2003. Luận văn đã đưa ra lý luận 
của hoạt động quản lý nhà nước về y tế dựa trên các quy định của pháp luật 
đồng thời chỉ ra được thực trạng hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp 
luật trong lĩnh vực y tế và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quản lý 
nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế. 
 Luận văn thạc sỹ Quản lý hành chính công – Nguyễn Xuân Chiến, năm 
2006 nghiên cứu về phân cấp quản lý nhà nước về Y tế. Luận văn đã hệ thống 
hóa được các quy định về phân cấp quản lý nhà nước về y tế đồng thời phân 
tích thực trạng của việc phân cấp quản lý trong thời kỳ đổi mới và đưa ra các 
giải pháp kiện toàn cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của hệ thống các cơ 
quan quản lý nhà nước về y tế, phân định rõ chức năng quản lý nhà nước của 
các cơ quan quản lý với vai trò chủ quản chỉ đạo điều hành của cơ quan nhà 
nước các cấp nói riêng chung và quản lý nhà nước về y tế nói riêng hiện nay. 
 3 Tác giả Phan Văn Tiến cũng đã đóng góp công trình nghiên cứu “Kiện 
toàn cơ cấu tổ chức và hoàn thiện chức năng nhiệm vụ của tổ chức của mạng 
lưới y tế cơ sở” luận văn thạc sỹ Quản lý hành chính công, năm 2006. Luận văn 
đã hệ thống hóa cấc văn bản quy phạm pháp luật của Đảng, nhà nước và Chính 
phủ liên quan đến việc đổi mới kiện toàn cơ cấu tổ chức và hoàn thiện chức 
năng của mạng lưới y tế cơ sở Việt Nam tại chương 1, tại chương 2 tác giả đã 
khái quát mô tả thực trạng của mạng lưới y tế cơ sở, phân tích những khó khăn, 
bất cấp của mạng lưới y tế cơ sở từ đó đưa ra các giải pháp nhằm kiện toàn cơ 
cấu tổ chức của mạng lưới y tế cơ sở được trình bày tại chương 3. 
 Từ góc độ thu hút nguồn lao động có chất lượng về hoạt động tại tuyến 
xã có công trình nghiên cứu “Các giải pháp tăng cường bác sĩ về làm việc tại 
tuyến xã” – luận văn thạc sỹ Quản lý hành chính công – Nguyễn Thị Phương 
Hạnh, năm 2009. 
 Xem xét từ khía cạnh nguồn nhân lực có công trình nghiên cứu “Quản 
lý nhà nước về chất lượng nguồn nhân lực ngành y tế trên địa bàn thành phố Hà 
Nội” luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công – Nguyễn Tuấn Anh, năm 2011. 
 Ngoài ra từ nội dung xã hội hóa hoạt động y tế có công trình nghiên cứu 
“Quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa dịch vụ y tế do thành phố Hà 
Nội quản lý” – luận văn thạc sĩ quản lý công – Nguyễn Thị La, năm 2014. 
 Các đề tài đề cập trên đã nghiên cứu, tìm hiểu quản lý nhà nước về y tế 
ở các góc độ, cấp độ khác nhau như góc độ hoàn thiện thể chế, góc độ tổ chức 
bộ máy, góc độ quản lý và phát triển nguồn nhân lực... 
 Ngoài các đề tài đề cập trên còn có rất nhiều đề tài khác mà tác giả với 
thời gian và điều kiện có hạn chưa tiếp cận được, cùng các bài viết đăng trên 
các báo, tạp chí của trung ương và địa phương về quản lý nhà nước về y tế 
và các vấn đề liên quan. Tuy nhiên tác giả nhận thấy chưa có công trình nào 
thực sự đi sâu vào vấn đề quản lý nhà nước đối với y tế cấp xã. Vì vậy tác 
giả đã chọn đề tài “Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Ba 
Vì, Thành phố Hà Nội ” để làm đề tài nghiên cứu của mình. 
 4 

File đính kèm:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_y_te_cap_xa_tren_dia_ban_huyen.pdf