Luận án Bảo hộ công dân Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo các điều ước quốc tế về hợp tác lao động
Bảo hộ công dân (BHCD) nói chung và BHCD đi làm việc ở nước ngoài
theo các điều ước quốc tế về hợp tác lao động (ĐƯQTVHTLĐ) nói riêng là
nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi Nhà nước đối với công dân của quốc gia mình.
Công dân có quyền được Nhà nước bảo hộ khi cư trú trên lãnh thổ nước mình
cũng như khi họ cư trú ở nước ngoài. Đây là một trong những quyền và lợi ích
hợp pháp, chính đáng của công dân. Cơ sở pháp lý BHCD đi làm việc ở nước
ngoài là pháp luật quốc gia cũng như pháp luật quốc tế quy định về vấn đề này.
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013, bên cạnh việc ghi nhận
rõ hơn, cụ thể hơn về quyền con người, quyền công dân: “Ở nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân
sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo
Hiến pháp và pháp luật”[3; Khoản 1 Điều 14], còn trực tiếp khẳng định: “công
dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam bảo hộ” [3; Khoản 3 Điều 17].
Ở nước ta, qua 35 năm Đổi mới, cùng với chính sách mở cửa tích cực và
chủ động, việc di cư ra nước ngoài lao động của công dân Việt Nam tăng lên
nhanh chóng. Theo số liệu tổng hợp từ các doanh nghiệp, giai đoạn 2010 - 2017,
cả nước đã có 821.862 người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng,
trong đó có 527.930 lao động nam, chiếm 64,2% và 293.932 lao động nữ, chiếm
35,8%. Số lao động nữ tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày
càng tăng, năm 2017 lên tới 39,58% [98; tr.3]. Công dân Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài đã góp phần tích cực cho công cuộc phát triển kinh tế của chính gia
đình họ và đất nước. Hàng năm, nguồn kiều hối gửi về trong nước đều gia tăng.
Riêng năm 2020, theo Ngân hàng Thế giới, kiều hối về Việt Nam đạt 15,686 tỉ
USD, tương đương 5,8% GDP. Việt Nam là một trong 10 quốc gia có lượng kiều
hối cao nhất trên thế giới[118]. Ngoài việc nâng cao thu nhập cho bản thân và gia
đình, người lao động đi làm việc ở nước ngoài được nâng cao tay nghề, tự tích lũy
được kinh nghiệm làm việc, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, trình độ8
ngoại ngữ, thái độ và quan điểm về bình đẳng giới. “Đáng quan tâm hơn là có tới
90% người lao động đi làm việc ở nước ngoài trở về đã có thái độ quan tâm hơn
tới việc bảo tồn văn hóa và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam” [22].
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, công dân Việt Nam đi làm việc tại nước
ngoài theo các ĐƯQTVHTLĐ vẫn phải đối mặt với những rủi ro như: sự bất ổn
về tình hình chính trị, thiên tai, dịch bệnh. ở các nước sở tại; làm việc trong
môi trường độc hại, nguy hiểm, có trường hợp bị đánh đập, bóc lột sức lao động
hoặc lạm dụng.; bị trả lương không tương xứng, bị phân biệt đối xử về lương
so với người lao động ở nước sở tại, có nhiều vấn đề pháp lý phát sinh cần có sự
bảo hộ từ Nhà nước. Bên cạnh đó, sự khác biệt về trình độ văn hóa, hạn chế về
ngôn ngữ, kỹ năng nghề chưa được đào tạo bài bản, chưa nắm chắc luật pháp,
phong tục của nước sở tại là những rào cản khiến lao động Việt Nam cần
được nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của họ ở nước ngoài. Công
dân Việt Nam ở bất cứ đâu cũng có nhu cầu được Nhà nước bảo hộ nhưng đối
với công dân Việt Nam ở nước ngoài – nhóm yếu thế so với công dân nước sở
tại thì nhu cầu này ngày càng gia tăng. Việc bảo hộ kịp thời từ phía nhà nước sẽ
giúp cho người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài yên tâm làm việc cũng như
có những đóng góp cho quê hương.
Trong những năm qua, công tác BHCD luôn được Đảng và Nhà nước ta
chú trọng, quan tâm thực hiện và đạt được những kết quả quan trọng. Chỉ tính
riêng năm 2017, các cơ quan đại diện đã bảo hộ cho 8.024 công dân Việt Nam ở
nước ngoài (tăng 26% so với 2016) [37]. Bên cạnh đó, tại nhiều nước trên thế
giới như Mexico, Zimbabwe, Pháp, Tây Ban Nha, Mỹ, Ai Cập, Qatar, Trung
Quốc, Nhật Bản. cũng xảy ra nhiều tình huống khủng hoảng (động đất, khủng
bố, hỏa hoạn tai nạn, sóng thần quy mô lớn,.) có số người thương vong lớn
được Bộ Ngoại giao nhiều lần chỉ đạo các cơ quan đại diện có liên quan triển
khai các biện pháp ứng phó khủng hoảng, thực hiện công tác tìm kiếm, hỗ trợ
công dân Việt Nam bị ảnh hưởng. Năm 2018, Việt Nam đã thực hiện các biện
pháp bảo hộ đối với 10.378 công dân gặp khó khăn hoạn nạn ở nước ngoài, tăng
2.354 trường hợp (tương đương 22%) so với năm trước[38].
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Bảo hộ công dân Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo các điều ước quốc tế về hợp tác lao động
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HƯƠNG LAN BẢO HỘ CÔNG DÂN VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ HỢP TÁC LAO ĐỘNG Ngành: Luật Hiến phápvà Luật Hành chính Mã số: 9.38.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1: PGS.TS ĐINH NGỌC VƯỢNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 2: PGS.TS. LÊ MAI THANH Hà Nội, năm 2021 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu, dẫn chứng sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hương Lan 3 LỜI CẢM ƠN Trân trọng cảm ơn thày giáo, cô giáo hướng dẫn, các thày cô giáo trong Khoa Luật, Học viện Khoa học xã hội đã tạo những điều kiện tốt nhất để tác giả thực hiện luận án này. Đặc biệt, Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến các chuyên gia, các cơ quan mà tác giả có điều kiện gặp gỡ, trao đổi trong các lĩnh vực liên quan, đã đóng góp những thông tin vô cùng quý báu và những ý kiến xác đáng, để tác giả có thể hoàn thành nghiên cứu này. Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hương Lan 4 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 7 1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 7 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ......................................... 10 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án .......................................... 10 4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của luận án .......................... 11 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án .................................................... 14 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ................................................... 15 7. Kết cấu của luận án................................................................................... 16 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN VÀ CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ĐẶT RA .............. 17 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án .......................... 17 1.2. Những vấn đề đã nghiên cứu liên quan đến luận án và những vấn đề đặt ra đối với luận án .......................................................................................... 29 1.3. Câu hỏi nghiên cứu, giả thiết nghiên cứu ............................................... 31 Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HỘ CÔNG DÂN VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ HỢP TÁC LAO ĐỘNG .................................................... 33 1.1. Khái niệm, đặc điểm và nhu cầu bảo hộ công dân đi làm việc ở nước ngoài theo các điều ước quốc tế về hợp tác lao động .................................... 33 1.2. Điều kiện và các biện pháp bảo hộ công dân đi làm việc ở nước ngoài theo các điều ước quốc tế về hợp tác lao động .............................................. 46 1.3. Nội dung bảo hộ công dân đi làm viêc ở nước ngoài theo các điều ước quốc tế về hợp tác lao động .......................................................................... 52 1.4. Cơ sở pháp lý và cơ quan có thẩm quyền bảo hộ công dân đi làm việc ở nước ngoài theo các điều ước quốc tế về hợp tác lao động ........................... 55 Chương 3. THỰC TRẠNG BẢO HỘ CÔNG DÂN VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ HỢP TÁC LAO ĐỘNG ....................................................................................... 63 5 3.1. Thực tiễn đưa công dân Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo các điều ước quốc tế về hợp tác lao động và nhu cầu bảo hộ ..................................... 63 3.2. Thực trạng pháp luật về bảo hộ công dân Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo các điều ước quốc tế về hợp tác lao động .................................... 70 3.3. Thực tiễn bảo hộ công dân Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo các điều ước quốc tế về hợp tác lao động ............................................................ 84 3.4. Đánh giá chung .................................................................................... 110 Chương 4. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO HỘ CÔNG DÂN VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ HỢP TÁC LAO ĐỘNG .................... 123 4.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả bảo hộ công dân Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo các điều ước quốc tế về hợp tác lao động ......................... 123 4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo hộ công dân Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo các điều ước quốc tế về hợp tác lao động ......................... 128 KẾT LUẬN ............................................................................................... 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 151 PHỤ LỤC .................................................................................................. 160 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ......................................... 170 6 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BHCD Bảo hộ công dân BHLS Bảo hộ lãnh sự BHNG Bảo hộ ngoại giao Bộ LĐTB&XH Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ĐUQTVHTLĐ Điều ước quốc tế về hợp tác lao động HRBA Human Rights–Based Approach (Tiếp cận dựa trên quyền) ILO Tổ chức Lao động quốc tế IOM Tổ chức Di dân quốc tế UBVNVNONN Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài UNHCR Cao ủy Liên Hợp quốc về người tị nạn UNWOMEN Quỹ phát triển phụ nữ Liên hiệp quốc XHCN Xã hội chủ nghĩa XKLĐ Xuất khẩu lao động 7 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo hộ công dân (BHCD) nói chung và BHCD đi làm việc ở nước ngoài theo các điều ước quốc tế về hợp tác lao động (ĐƯQTVHTLĐ) nói riêng là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi Nhà nước đối với công dân của quốc gia mình. Công dân có quyền được Nhà nước bảo hộ khi cư trú trên lãnh thổ nước mình cũng như khi họ cư trú ở nước ngoài. Đây là một trong những quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân. Cơ sở pháp lý BHCD đi làm việc ở nước ngoài là pháp luật quốc gia cũng như pháp luật quốc tế quy định về vấn đề này. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013, bên cạnh việc ghi nhận rõ hơn, cụ thể hơn về quyền con người, quyền công dân: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”[3; Khoản 1 Điều 14], còn trực tiếp khẳng định: “công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ” [3; Khoản 3 Điều 17]. Ở nước ta, qua 35 năm Đổi mới, cùng với chính sách mở cửa tích cực và chủ động, việc di cư ra nước ngoài lao động của công dân Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Theo số liệu tổng hợp từ các doanh nghiệp, giai đoạn 2010 - 2017, cả nước đã có 821.862 người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó có 527.930 lao động nam, chiếm 64,2% và 293.932 lao động nữ, chiếm 35,8%. Số lao động nữ tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày càng tăng, năm 2017 lên tới 39,58% [98; tr.3]. Công dân Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã góp phần tích cực cho công cuộc phát triển kinh tế của chính gia đình họ và đất nước. Hàng năm, nguồn kiều hối gửi về trong nước đều gia tăng. Riêng năm 2020, theo Ngân hàng Thế giới, kiều hối về Việt Nam đạt 15,686 tỉ USD, tương đương 5,8% GDP. Việt Nam là một trong 10 quốc gia có lượng kiều hối cao nhất trên thế giới[118]. Ngoài việc nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình, người lao động đi làm việc ở nước ngoài được nâng cao tay nghề, tự tích lũy được kinh nghiệm làm việc, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, trình độ 8 ngoại ngữ, thái độ và quan điểm về bình đẳng giới. “Đáng quan tâm hơn là có tới 90% người lao động đi làm việc ở nước ngoài trở về đã có thái độ quan tâm hơn tới việc bảo tồn văn hóa và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam” [22]. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, công dân Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo các ĐƯQTVHTLĐ vẫn phải đối mặt với những rủi ro như: sự bất ổn về tình hình chính trị, thiên tai, dịch bệnh... ở các nước sở tại; làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm, có trường hợp bị đánh đập, bóc lột sức lao động hoặc lạm dụng...; bị trả lương không tương xứng, bị phân biệt đối xử về lương so với người lao động ở nước sở tại, có nhiều vấn đề pháp lý phát sinh cần có sự bảo hộ từ Nhà nước. Bên cạnh đó, sự khác biệt về trình độ văn hóa, hạn chế về ngôn ngữ, kỹ năng nghề chưa được đào tạo bài bản, chưa nắm chắc luật pháp, phong tục của nước sở tại là những rào cản khiến lao động Việt Nam cần được nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của họ ở nước ngoài. Công dân Việt Nam ở bất cứ đâu cũng có nhu cầu được Nhà nước bảo hộ nhưng đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài – nhóm yếu thế so với công dân nước sở tại thì nhu cầu này ngày càng gia tăng. Việc bảo hộ kịp thời từ phía nhà nước sẽ giúp cho người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài yên tâm làm việc cũng như có những đóng góp cho quê hương. Trong những năm qua, công tác BHCD luôn được Đảng và Nhà nước ta chú trọng, quan tâm thực hiện và đạt được những kết quả quan trọng. Chỉ tính riêng năm 2017, các cơ quan đại diện đã bảo hộ cho 8.024 công dân Việt Nam ở nước ngoài (tăng 26% so với 2016) [37]. Bên cạnh đó, tại nhiều nước trên thế giới như Mexico, Zimbabwe, Pháp, Tây Ban Nha, Mỹ, Ai Cập, Qatar, Trung Quốc, Nhật Bản... cũng xảy ra nhiều tình huống khủng hoảng (động đất, khủng bố, hỏa hoạn tai nạn, sóng thần quy mô lớn,...) có số người thương vong lớn được Bộ Ngoại giao nhiều lần chỉ đạo các cơ quan đại diện có liên quan triển khai các biện pháp ứng phó khủng hoảng, thực hiện công tác tìm kiếm, hỗ trợ công dân Việt Nam bị ảnh hưởng. Năm 2018, Việt Nam đã thực hiện các biện pháp bảo hộ đối với 10.378 công dân gặp khó khăn hoạn nạn ở nước ngoài, tăng 2.354 trường hợp (tương đương 22%) so với năm trước[38]. 9 Mặc dù đạt được những kết quả rất đáng khích lệ như vậy nhưng thời gian qua, công tác BHCD Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nói riêng cũng còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao. Một trong những rào cản đó là nhân lực và kinh phí cho công tác bảo hộ công dân. Trên thế giới có hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ, nhưng chỉ có 96 Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện công tác lãnh sự và bảo hộ công dân [105]. Nhiều cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài kiêm nhiệm một số nước, trong khi mỗi cơ quan chỉ có 5-7 cán bộ, mỗi cán bộ phải thực hiện nhiều chức năng khác (chính trị, đối ngoại, kinh tế, thương mại, báo chí, tuyên truyền). Do đó, những vụ việc xảy ra ở nước kiêm nhiệm hoặc các địa phương xa xôi, cách trụ sở cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hàng n ... ốc 31/03/2020 III Thông tư, thông tư liên tịch 1 Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT- BLĐTBXH-BTP của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp hướng dẫn chi tiết một số vấn đề về nội dung hợp đồng bảo lãnh và việc thanh lý hợp đồng bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp. 11/7/2007 163 2 Thông tư liên tịch số 16/2007/TTLT- BLĐTBXH-BTC của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính quy định cụ thể về tiền môi giới và tiền dịch vụ trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 04/9/2007 3 Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT- BLĐTBXH-NHNN của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của doanh nghiệp và tiền ký quỹ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 04/9/2007 4 Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 08/10/2007 5 Thông tư liên tịch số 11/2007/TTLT- BLĐTBXH-BTC của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tài chính về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước. 21/7/2008 6 Thông tư liên tịch số 31/2009/TTLT- BLĐTBXH-BTC của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng 09/9/2009 164 dẫn thực hiện một số nội dung Quyết định 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020” 7 Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT- TANDTC-BLĐTBXH- VKSNDTC của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Toà án nhân dân. 18/5/2010 8 Thông tư số 21/2013/TT-BLĐTBXH ngày 10/10/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức trần tiền ký quỹ và thị trường lao động mà doanh nghiệp dịch vụ được thỏa thuận ký quỹ với người lao động. 10/10/2013 9 Thông tư số 22/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/10/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn mẫu và nội dung hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 15/10/2013 10 Thông tư liên tịch số 31/2013/TTLT- BLĐTBXH-BTC của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1465/QĐ-TTg ngày 21/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc 12/11/2013 165 thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc ở Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc. 11 Thông tư Liên tịch số 32/2013/TTLT- BLĐTBXH-BNG của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao hướng dẫn trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c, Khoản 2 Điều 35 của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ. 06/12/2013 12 Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT- BLĐTBXH- BTC của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều về hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm 15/6/2016 13 Thông tư liên tịch số 21/TTLT-BLĐTBXH- BCA-BNG của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an và Bộ Ngoại giao hướng dẫn một số điều của hỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Australia về Chương trình Lao động kết hợp kỳ nghỉ 29/06/2016 14 Thông tư số 259/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí xác minh giấy tờ tài liệu, lệ phí cấp giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài 11/11/2016 166 15 Thông tư số 35/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc quản lý, vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 29/12/2017 16 Thông tư số 15/2019/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định Chế độ báo cáo thống kê Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội 18/09/2019 IV Quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội 1 Quyết định số 18/2007/QĐ-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành chương trình bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. 18/7/2007 2 Quyết định số 19/2007/QĐ-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành “Quy định về tổ chức bộ máy hoạt động đi làm việc ở nước ngoài và Bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. 18/7/2007 3 Quyết định số 20/2007/QĐ-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. 02/8/2007 4 Quyết định số 61/2008/QĐ-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về mức phí môi giới người lao động hoàn trả lại doanh nghiệp. 12/8/2008 167 PHỤ LỤC 3 DANH MỤC ĐIỀU ƯỚC, THOẢ THUẬN VỀ HỢP TÁC LAO ĐỘNG TỪ 2010-2017 STT Tên điều ước quốc tế Bên ký kết nước ngoài Ngày ký 1 Bản Ghi nhớ giữa Bộ Giáo dục, Việc làm và lao động và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về lĩnh vực lao động, việc làm và phát triển nguồn nhân lực Canada 13/1/2010 2 Thỏa thuận về Chương trình tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng Việt Nam giữa Bộ LĐTBXH với Tổ chức phát triển nguồn nhân lực Quốc tế Nhật Bản (IM Japan) Nhật 4/2/2010 3 Bản ghi nhớ giữa Bộ LĐTBXH Việt Nam và Bộ Lao động Hàn Quốc về việc đưa lao động sang làm việc tại Hàn Quốc (ký gia hạn) Hàn Quốc 29/8//2010 4 Hiệp định giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CH Belarus về việc công dân Việt Nam sang làm việc có thời hạn tại CH Belarus và công dân Belarus làm việc có thời hạn tại CHXNCH Việt Nam Belarus 29/11/2011 5 Bản Ghi nhớ giữa Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tập đoàn Manpower 21/12/2011 6 Thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Niu Di- lân về Chương trình làm việc trong kỳ nghỉ Niu Di Lân 29/12/2011 (có hiệu lực 31/7/2012) 7 Thỏa thuận giữa Bộ LĐTBXH với Tổ chức hợp tác quốc tế Đức và Cơ quan Lao động Liên bang Đức (BA) về việc triển khai Chương trình “Di cư có lợi cho Ba bên” LB Đức 08/3/2012 168 8 Thỏa thuận thực hiện giữa Cục Quản lý lao động ngoài nước và Tổ chức hợp tác quốc tế Đức về việc triển khai Dự án thí điểm tuyển chọn và đưa 100 điều dưỡng viên Việt Nam sang học tập và làm việc tại CHLB Đức LB Đức 20/2/2013 9 Hiệp định về hợp tác lao động giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào Lào 01/7/2013 10 Thỏa thuận về phát triển nguồn nhân lực cho thanh niên nghèo Việt Nam giữa Bộ LĐTBXH với Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực quốc tế (IM Japan) Nhật 7/8/2013 11 Bản ghi nhớ đặc biệt giữa Bộ LĐTBXH Việt Nam và Bộ Lao động Hàn Quốc về cử và tiếp nhận lao động Việt Nam Hàn Quốc 31/12/2013 12 Thỏa thuận giữa Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Lao động Vương quốc Ả Rập Xê út về tuyển dụng lao động giúp vệc gia đình Việt Nam làm việc tại Ả Rập Xê út Ả Rập Xê út 22/9/2014 13 Thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Ốt- xtrây-li-a về Chương trình lao động kết hợp kỳ nghỉ tại Canberra Ốt-xtrây-li- a 18/3/2015 14 Thỏa thuận về hợp tác tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng xây dựng và đóng tàu Việt Nam đến Nhật Bản giữa IM Japan và DOLAB Nhật 31/3/2015 15 Bản ghi nhớ đặc biệt giữa Bộ LĐTBXH Việt Nam và Bộ Lao động Hàn Quốc về cử và tiếp nhận lao động Việt Nam Hàn Quốc 10/4/2015 169 16 Bản ghi nhớ giữa Bộ LĐTBXH Việt Nam và Bộ Lao động Hàn Quốc về cử và tiếp nhận lao động Việt Nam Hàn Quốc 2016 17 Bản ghi nhớ giữa Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội – Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cơ quan Di trú Liên bang Nga về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực di cư LB Nga 7/7/2015 18 Thỏa thuận về việc phái cử và tiếp nhận lao động giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thái Lan Thái Lan 23/7/2015 19 Ý định thư giữa Bộ LĐTBXH nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Kinh tế Năng lượng Liên bang Đức về những nguyên tắc cơ bản trong tuyển chọn học viên một cách công bằng để đào tạo trong ngành chăm sóc người già tại CHLB Đức CHLB Đức 01/07/2015 20 Bản Ghi nhớ giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Malaysia về tuyển dụng và sử dụng lao động Malaysia 8/8/2015 21 Bản ghi nhớ hợp tác (MOC) ký giữa Bộ LĐTBXH Việt Nam và Bộ Lao động - Y tế - Phúc lợi xã hội, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao của Nhật Bản về việc triển khai chương trình phái cử, tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản Nhật Bản 6/6/2017 22 Bản ghi nhớ hợp tác (MOC) ký giữa Bộ LĐTBXH Việt Nam và Bộ Lao động và Đào tạo nghề Vương quốc Campuchia về hợp tác trong lĩnh vực lao động Campuchia 22/03/2017 23 Bản ghi nhớ hợp tác phái cử, tiếp nhận thực tập sinh giữa Bộ LĐTBXH và tỉnh Gunma của Nhật Nhật Bản 16/02/2017 170 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ STT TÊN BÀI BÁO/CÔNG TRÌNH NƠI CÔNG BỐ NĂM 1. Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Thực tiễn và giải phát tăng cường công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới” Đề tài NCKH cấp Bộ (Chủ nhiệm) 2019 2. Chuyên đề đề tài NCKH cấp Bộ: “Thực trạng hỗ trợ công dân Việt Nam ở nước ngoài trong tình trạng khó khăn, khủng hoảng” trong đề tài NCKH cấp Bộ “Cơ sở pháp lý bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài”. Đề tài NCKH cấp Bộ do PGS.TS. Lê Mai Thanh làm chủ nhiệm Nghiệm thu năm 2020 3. Bảo hộ công dân trong tình huống khủng hoảng – Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam Tạp chí Nghề luật số tháng 1/2020 2020 4. Các giải pháp nâng cao chất lượng bảo hộ người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài trong bối cảnh hội nhập quốc tế Tạp chí Nhân lực số tháng 9/2020 2020 5. Bảo hộ công dân đi làm việc ở nước ngoài theo các điều ước quốc tế về hợp tác lao động – Thực trạng và kiến nghị Tạp chí nghiên cứu quốc tế số 1 (124), tháng 3/2021 2021 6. Bảo hộ công dân đi làm việc ở nước ngoài theo các điều ước quốc tế về hợp tác lao động Tạp chí Cộng sản số 969, tháng 7/2021 2021
File đính kèm:
- luan_an_bao_ho_cong_dan_viet_nam_di_lam_viec_o_nuoc_ngoai_th.pdf
- hlan1.jpg
- hlan2.jpg
- TT NguyenThiHuongLan.pdf
- TT Eng NguyenThiHuongLan.pdf
- Trichyeu_NguyenThiHuongLan.pdf