Luận án Bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung theo pháp luật Việt Nam hiện nay

Ở bất kỳ một TTCK nào, vấn đề bảo vệ quyền lợi của NĐT luôn được xác

định là một trong những mục tiêu quan trọng và cơ bản nhất mà cơ quan quản lý

nhà nước hướng đến nhằm phát triển TTCK ổn định, công bằng và bền vững. Sẽ

không có một TTCK ―mạnh khỏe‖ nếu như quyền lợi hợp pháp của NĐT - những

người kiến tạo nên thị trường không được đảm bảo. Nhận thức được vấn đề này,

ngay từ khi TTCK Việt Nam ra đời, các cơ quan quản lý nhà nước đã thiết lập cơ

chế bảo vệ quyền lợi NĐT trong các văn bản pháp luật về chứng khoán nói riêng và

pháp luật về hoạt động kinh doanh nói chung. Ngay từ Nghị định 48/1998/NĐ-CP

về chứng khoán và TTCK Việt Nam các nhà làm luật đã xác định việc xây dựng các

quy định pháp luật là:“Để tạo môi trường thuận lợi cho việc phát hành và kinh

doanh chứng khoán, nhằm khuyến khích việc huy động các nguồn vốn dài hạn trong

nước và nước ngoài, đảm bảo cho TTCK hoạt động có tổ chức, an toàn, công khai,

công bằng và hiệu quả, bảo vệ quyền hợp pháp của người đầu tư ’’.Điều này càng

được khẳng định thông qua nội dung của LCK 2006, LCK 2019, LDN 2014, LDN

2020 và các văn bản pháp luật có liên quan.

Mặc dù hệ thống quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi NĐT trên TTCK

Việt Nam đã bước đầu được xây dựng, củng cố nhưng do nằm rải rác trong nhiều

văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như LCK, LDN, LĐT , các văn bản dưới

luật như nghị định của Chính phủ, thông tư của Bộ tài chính, các quyết định của

UBCKNN nên vẫn còn hiện tượng chồng chéo, thiếu sự thống nhất, đồng bộ đặc

biệt là vẫn tồn tại một số vướng mắc giữa LCK và các văn bản luật trong lĩnh vực

kinh doanh, thương mại khác như LDN, LĐT, Luật xử lý vi phạm hành chính .[9].

Ngoài ra, các quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán hiện

nay khá nhẹ, tính răn đe không cao, không tương thích với những hậu quả mà hành

vi vi phạm gây ra cho xã hội mà đặc biệt là cho các NĐT, chính điều này đã dẫn đến

việc các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán ngày càng gia tăng cả về số

lượng và mức độ vi phạm

pdf 212 trang kiennguyen 19/08/2022 10642
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung theo pháp luật Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung theo pháp luật Việt Nam hiện nay

Luận án Bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung theo pháp luật Việt Nam hiện nay
VIỆN HÀN LÂM 
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI 
NGUYỄN PHƢƠNG THẢO 
BẢO VỆ QUYỀN LỢI NHÀ ĐẦU TƢ 
 TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN TẬP TRUNG 
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC 
HÀ NỘI - 2021 
VIỆN HÀN LÂM 
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI 
NGUYỄN PHƢƠNG THẢO 
BẢO VỆ QUYỀN LỢI NHÀ ĐẦU TƢ 
 TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN TẬP TRUNG 
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY 
Ngành : Luật kinh tế 
Mã số : 938.01.07 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 
PGS.TS. LÊ THỊ THU THỦY 
HÀ NỘI - 2021 
LỜI CAM ĐOAN 
 Tác giả cam đoan rằng nội dung được trình bày trong luận án “Bảo vệ quyền 
lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung theo pháp luật Việt Nam 
hiện nay” là công trình nghiên cứu độc lập của chính tác giả dưới sự hướng dẫn 
khoa học của PGS.TS. Lê Thị Thu Thủy. Việc sử dụng kết quả nghiên cứu của các 
công trình khoa học và luận điểm các tác giả khác trong luận án này đều được giữ 
nguyên ý tưởng hoặc trích dẫn phù hợp theo quy định. 
 TÁC GIẢ LUẬN ÁN 
 Nguyễn Phƣơng Thảo 
MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................. 8 
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài .............................................. 8 
1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu đề tài .................................................... 21 
1.3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ..................................................... 24 
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .............................................................................. 27 
Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI 
NHÀ ĐẦU TƢ VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NHÀ 
ĐẦU TƢ TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN TẬP TRUNG ......... 28 
2.1. Những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị 
trường chứng khoán tập trung ................................................................. 28 
2.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư 
trên thị trường chứng khoán tập trung .................................................... 54 
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .............................................................................. 65 
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI 
HÀNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NHÀ ĐẦU TƢ 
TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN TẬP TRUNG ......................... 66 
3.1. Thực trạng quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư 
trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam ................................ 66 
3.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư 
trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam .............................. 113 
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................ 139 
Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NHÀ ĐẦU TƢ TRÊN THỊ 
TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN TẬP TRUNG Ở VIỆT NAM .................. 140 
4.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi 
nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam ............ 140 
4.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi nhà đầu 
tư trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam .......................... 141 
4.3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi nhà 
đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam ................... 147 
4.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về 
bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung ở 
Việt Nam ............................................................................................... 161 
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ............................................................................ 174 
KẾT LUẬN .................................................................................................. 175 
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ...................... 177 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 178 
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 193 
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 
Ban giám đốc BGĐ 
Ban kiểm soát BKS 
Bộ luật tố tụng dân sự BLTTDS 
Bộ Tài chính BTC 
Công ty cổ phần CTCP 
Công ty chứng khoán CTCK 
Công ty quản lý quỹ CTQLQ 
Công bố thông tin CBTT 
Doanh nghiệp niêm yết DNNY 
Đại hội đồng cổ đông ĐHĐCĐ 
Điều lệ công ty ĐLCT 
Hội đồng quản trị HĐQT 
Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán HHKDCK 
Tổ chức Quốc tế của các Uỷ ban Chứng khoán 
(International Organization of Securities Commissions) 
IOSCO 
Luật chứng khoán LCK 
Luật doanh nghiệp LDN 
Luật đầu tư LĐT 
Nhà đầu tư NĐT 
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for 
Economic Cooperation and Development) 
OECD 
Quản trị công ty QTCT 
Quỹ đầu tư chứng khoán QĐTCK 
Sở giao dịch chứng khoán SGDCK 
Thị trường chứng khoán TTCK 
Thông tư TT 
Ủy ban chứng khoán nhà nước UBCKNN 
 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU 
Bảng 2.1. So sánh quy định về quyền tiếp cận thông tin ở Nhật Bản, Hàn 
Quốc, Thụy Sĩ [133,134] .................................................................... 80 
Bảng 3.1 Số lượng tài khoản nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt 
Nam dến năm 8/2021 ........................................................................ 114 
Bảng 3.2 Xếp hạng chỉ số Bảo vệ NĐT của Việt Nam và các đánh giá về 
nhóm chỉ số thành phần từ năm 2017 -2020 ..................................... 115 
Bảng 3.3 Cải cách chính sách bảo vệ NĐT ở Việt Nam năm 2008, 2012, 
2014, 2017 [160] ................................................................................ 116 
Bảng 3.4 So sách mức độ bảo vệ NĐT ở Việt Nam với các nước Đông Á 
– Thái Bình Dương và các nước có thu nhập cao trong khối 
OECD năm 2020 [161] ..................................................................... 116 
Bảng 3.5 Xếp hạng chỉ số bảo vệ NĐT trong khối ASEAN năm 2020 ....... 117 
Bảng 3.6 Thanh khoản bình quân trên HOSE từ năm 2011 đến đầu năm 
2021[14] ............................................................................................ 122 
Bảng 3.7 DNNY đạt chuẩn công bố thông tin từ năm 2011 -2020 [29] ....... 123 
Bảng 3.8 Các lỗi vi phạm về CBTT của các DNNY năm 2020 ................... 125 
Bảng 3.9 Số liệu hoạt động thanh tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực 
chứng khoán từ năm 2016– 2020 [105] ............................................ 133 
Bảng 3.10 Nội dung chi tiết chấm điểm về Mức độ dễ dàng khi cổ đông 
khởi kiện người quản lý ở Việt Nam năm 2020 [161] ...................... 137 
1 
MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 
Ở bất kỳ một TTCK nào, vấn đề bảo vệ quyền lợi của NĐT luôn được xác 
định là một trong những mục tiêu quan trọng và cơ bản nhất mà cơ quan quản lý 
nhà nước hướng đến nhằm phát triển TTCK ổn định, công bằng và bền vững. Sẽ 
không có một TTCK ―mạnh khỏe‖ nếu như quyền lợi hợp pháp của NĐT - những 
người kiến tạo nên thị trường không được đảm bảo. Nhận thức được vấn đề này, 
ngay từ khi TTCK Việt Nam ra đời, các cơ quan quản lý nhà nước đã thiết lập cơ 
chế bảo vệ quyền lợi NĐT trong các văn bản pháp luật về chứng khoán nói riêng và 
pháp luật về hoạt động kinh doanh nói chung. Ngay từ Nghị định 48/1998/NĐ-CP 
về chứng khoán và TTCK Việt Nam các nhà làm luật đã xác định việc xây dựng các 
quy định pháp luật là:“Để tạo môi trường thuận lợi cho việc phát hành và kinh 
doanh chứng khoán, nhằm khuyến khích việc huy động các nguồn vốn dài hạn trong 
nước và nước ngoài, đảm bảo cho TTCK hoạt động có tổ chức, an toàn, công khai, 
công bằng và hiệu quả, bảo vệ quyền hợp pháp của người đầu tư’’.Điều này càng 
được khẳng định thông qua nội dung của LCK 2006, LCK 2019, LDN 2014, LDN 
2020và các văn bản pháp luật có liên quan. 
Mặc dù hệ thống quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi NĐT trên TTCK 
Việt Nam đã bước đầu được xây dựng, củng cố nhưng do nằm rải rác trong nhiều 
văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như LCK, LDN, LĐT, các văn bản dưới 
luật như nghị định của Chính phủ, thông tư của Bộ tài chính, các quyết định của 
UBCKNNnên vẫn còn hiện tượng chồng chéo, thiếu sự thống nhất, đồng bộ đặc 
biệt là vẫn tồn tại một số vướng mắc giữa LCK và các văn bản luật trong lĩnh vực 
kinh doanh, thương mại khác như LDN, LĐT, Luật xử lý vi phạm hành chính.[9]. 
Ngoài ra, các quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán hiện 
nay khá nhẹ, tính răn đe không cao, không tương thích với những hậu quả mà hành 
vi vi phạm gây ra cho xã hội mà đặc biệt là cho các NĐT, chính điều này đã dẫn đến 
việc các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán ngày càng gia tăng cả về số 
lượng và mức độ vi phạm. 
Bên cạnh đó, hệ thống quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi NĐT trên 
TTCK nói chung và TTCK tập trung nói riêng còn thiếu sự tương thích với các 
2 
thông lệ, chuẩn mực của thế giới. Ở Việt Nam, việc bảo vệ quyền lợi NĐT chủ yếu 
được thực hiện gián tiếp thông qua các quy định pháp luật về duy trì, đảm bảo trật 
tự của thị trường; qua hoạt động phát hiện và xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước 
mà thiếu đi các biện pháp hiệu quả để NĐT tự bảo vệ quyền lợi hay các biện pháp 
hướng tới việc bồi hoàn, khôi phục các lợi ích cho NĐT khi bị xâm phạm. Ở các 
quốc gia phương Tây như Mỹ, Anh, Pháp.hay một số quốc gia trong khu vực như 
Singapore, Đài Loan, Trung Quốcbên cạnh hệ thống các quy định pháp luật được 
ban hành để duy trì trật tự và an toàn của thị trường (công cụ bảo vệ gián tiếp) thì 
các cơ chế bảo vệ trực tiếp quyền lợi của NĐT chứng khoán như thiết lập quỹ bảo 
vệ NĐT, thành lập tổ chức bảo vệ NĐT, mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp 
hay cơ chế để NĐT tự bảo vệ quyền lợi khi bị xâm phạm bởi hành vi vi phạm (khởi 
kiện dân sự) rất được quan tâm và quy định cụ thể, chi tiết trong các văn bản pháp 
luật. Như ở Mỹ ngay từ năm 1970 đã có Luật Bảo vệ NĐT (Securities Investor 
Protection Act of 1970) là cơ sở cho sự hình thành và hoạt động của Công ty bảo vệ 
quyền lợi NĐT chứng khoán (Securities Investor Protection Corporation – SIPC), ở 
Đài Loan có Luật Bảo vệ NĐT năm 2002 (Securities Investors and Futures Traders 
Protection Act) là cơ sở cho sự hình thành Trung tâm bảo vệ NĐT chứng khoán và 
các sản phẩm tương lai (Securities and Futures Investor Protection Center – SFIPC), 
ở Canađa Quỹ bảo vệ NĐT Canada (The Canadian Investor Protection FundCIPF) 
cũng được thành lập từ năm 1969, Ở Trung Quốc, Tòa án Nhân dân Tối cao (SPC) 
đã ban hành nhiều thông tư quan trọng về khởi kiện dân sự đối với chứng khoán vào 
năm 2001,2002, 2003Trong khi đó ở Việt Nam cho đến thời điểm hiện nay vẫn 
chưa có văn bản pháp luật riêng quy định về vấn đề bảo vệ NĐT cũng như thiếu đi 
sự tồn tại của các thiết chế độc lập bảo vệ NĐT hay cơ chế đặc thù để NĐT tự bảo 
vệ quyền lợi của mình. 
Như vậy, có thể thấy rằng khung pháp lý bảo vệ quyền lợi NĐT trên TTCK 
nói chung và TTCK tập trung nói riêng ở Việt Nam đã bước đầu được thiết lập tuy 
nhiên chưa t ... Công ty MTM) 
và 14 đồng phạm trong vụ án thao túng giá chứng khoán, lừa đảo chiếm đoạt tài 
201 
sản, giả mạo trong công tác... liên quan đến cổ phiếu MTM. Đây là vụ án đầu tiên 
được Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử về hành vi thao túng giá 
chứng khoán.Tòa đã tuyên án phạt tù chung thân đối với bị cáo Trần Hữu Tiệp về 
tội ―Lừa đảo chiếm đoạt tài sản‖. Cùng tội danh này, 2 bị cáo Vũ Thị Hoa và 
Nguyễn Lê Trường bị chung mức phạt 12 năm tù. Cùng bị kết án về tội ―Thao túng 
giá chứng khoán‖, 2 bị cáo Bùi Thiện Lý và Đỗ Hữu Tài đều bị Tòa tuyên phạt 30 
tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 5 năm. Đối với nhóm bị 
cáo phạm tội ―Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức‖, Tòa đã tuyên phạt các bị cáo: 
Nguyễn Văn Dĩnh 4 năm tù; Nguyễn Thị Hiên, Ngô Văn Hiến, Lê Thị Hằng Nga, 
Trần Thị Mai Lan bị phạt từ 30 tháng tù treo đến 36 tháng tù treo. Với nhóm tội 
danh ―Giả mạo trong công tác‖, Tòa đã tuyên phạt các bị cáo: Hồ Xuân Lý, Lê Đắc 
Hà, Đặng Mạnh Hùng, Nguyễn Thị Hiền, Vũ Thế Vinh, các mức án từ 20 tháng tù 
treo đến 20 tháng tù giam. 
2. Vụ việc thao túng giá chứng khoán KSA (Công ty Cổ phần Công nghiệp 
khoáng sản Bình Thuận) năm 2019 
Tháng 9/2015, KSA- Công ty Cổ phần Công nghiệp khoáng sản Bình Thuận tăng 
vốn điều lệ từ 373 tỷ đồng lên 1.044 tỷ đồng thông qua việc phát hành thêm 
67.056.416 cổ phiếu, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Trong đó, có 56.056.416 cổ 
phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu và 11 triệu cổ phiếu chào bán riêng lẻ cho đối 
tác chiến lược theo Nghị quyết ĐHCĐ thường niên tháng 4/2015. Ngày 7/9/2015, 
UBCK cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng cho KSA. 
Quá trình chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu chỉ có Phạm Thị Hinh - nguyên 
Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Công nghiệp khoáng sản Bình Thuận (KSA) 
đứng tên mua 1,2 triệu cổ phiếu KSA, không có nhà đầu tư chiến lược mua cổ 
phiếu. Để được UBCK công nhận kết quả chào bán cổ phiếu và chấp thuận lưu ký 
toàn bộ cổ phiếu phát hành thêm trên, Hinh lập danh sách phân phối số cổ phiếu 
phát hành cho 10 cá nhân, công ty là những người thân quen. Để chứng minh dòng 
tiền phát hành thêm, Hinh nhờ một nhóm người quen khác để vay tiền ngân hàng. 
Để có số tiền ương ứng là 560,5 tỷ đồng, Phạm Thị Hinh đã đứng ra vay Ngân hàng 
SHB. Trong đó, Hinh trực tiếp đứng tên vay 59,2 tỷ đồng. Số tiền 501,3 tỷ đồng còn 
lại, Hinh nhờ người làm thủ tục cho 18 cá nhân khác vay với tài sản đảm bảo là số 
dư tài khoản của Công ty KSA. Hinh cam kết với những cá nhân này sau khi được 
UBCK chấp thuận sẽ rút toàn bộ số tiền trên để hoàn trả khoản vay. Để hoàn tất thủ 
202 
tục, Hinh nhờ 10 cá nhân, công ty đứng tên nhận cổ phiếu, ký các loại giấy nộp tiền, 
thủ tục chuyển khoản để chuyển số tiền 560,5 tỷ đồng vào tài khoản phong tỏa của 
Công ty KSA. Ngày 19/11/2015, UBCK có công văn chấp thuận kết quả chào bán 
cổ phiếu ra công chúng thành công. Theo phương án phát hành, nguồn tiền trên để 
đầu tư vào các dự án của Công ty KSA. Cụ thể, để trả cho các hợp đồng xây dựng 
với Công ty TNHH Ngôi nhà đầu tiên, Công ty TNHH Hạnh Vân, Công ty TNHH 
tư vấn - thiết kế - xây dựng - kỹ thuật thương mại Phú Hòa, CTCP Đầu tư và Phát 
triển công nghiệp Bảo Thư. Hinh đã chuyển số tiền này cho các công ty trên. Song 
trên thực tế, những người đứng đầu các công ty này đều là người quen của Hinh và 
ký các hợp đồng thi công xây dựng, thuê đất với Công ty KSA. Hồ sơ mở tài khoản 
ngân hàng của các công ty này đều do Hinh trực tiếp mở theo hồ sơ đã ký sẵn hoặc 
Hinh nhờ các công ty này mở tài khoản ngân hàng và cung cấp thông tin tài khoản 
kèm chứng từ ký sẵn cho Hinh để Hinh tự điền các thông tin chuyển tiền và rút tiền. 
Toàn bộ số tiền trên, Hinh tiếp tục chỉ đạo chuyển khoản vào tài khoản của Công ty 
TNHH Bảo Thư Gò Dầu, Công ty TNHH MTV gỗ Bình Thuận (công ty thành viên 
của Công ty Bảo Thư), tài khoản của chị gái, chồng sau đó rút toàn bộ số tiền này 
để thanh toán khoản vay ban đầu cho ngân hàng. Hoàn tất việc hợp thức hóa tiền 
trên, Hinh trực tiếp ký sổ cổ đông xác nhận số cổ phiếu trên đã phân phối cho 11 
công ty và cá nhân. Ngày 26/11/2015, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam đã 
chấp thuận lưu ký số cổ phiếu trên. 
Sau đó bà Hinh chỉ đạo Trần Hồng Ngọc liên hệ với Công ty Chứng khoán 
Maritime (MSI - nay là đã đổi tên), SSI, VSM và cùng các chủ tài khoản gồm 10 
công ty, cá nhân trên đến mở tài khoản giao dịch chứng khoán và lưu ký cổ phiếu. 
Sau khi phát hành, giá cổ phiếu KSA giảm mạnh, tính thanh khoản thấp, Bà Hinh 
chỉ đạo Trần Hồng Ngọc (SN 1981, nhân viên VSM) lập ra 69 tài khoản. Bà Hinh 
cũng thỏa thuận với Nguyễn Anh Tuấn (SN 1981), Nguyễn Trọng Hùng (SN 1979) 
– đều là cựu nhân viên Công ty Chứng khoán Maritime – MSI) sử dụng 69 tài 
khoản trên liên tục thực hiện việc mua, bán chứng khoán KSA để tạo cung cầu giả 
tạo trên thị trường nhằm thu hút nhà đầu tư. Từ cuối năm 2015 đến tháng ngày 
8/7/2016, hành vi của nhóm người trên đã gây thiệt hại cho 1.496 nhà đầu tư với số 
tiền hơn 8,1 tỷ đồng. 
203 
Ngoài ra, 3 công ty chứng khoán gồm Công ty TNHH Chứng khoán Mirae Asset 
Việt nam, Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng, Công ty Cổ phần Chứng 
khoán Dầu khí cho vay margin bị thiệt hại số tiền 761 triệu đồng. 
3. Vụ việc làm giả giấy tờ để lạm dụng tài sản của NĐT tại công ty chứng khoán 
Tràng An: 
Vụ việc được diễn ra từ năm 2010 tuy nhiên việc giải quyết kéo dài đến tận 
năm 2019 Năm 2010, do thiếu vốn, Giám đốc công ty chứng khoán Tràng An là Lê 
Hồ Khôi và các nhân viên thực hiện việc lập khống hồ sơ mang tên các khách hàng 
mở tài khoản chứng khoán tại công ty dưới hình thức khách hàng ký Hợp đồng vay 
tiền của các tổ chức tín dụng để đầu tư chứng khoán nhằm mục đích phục vụ cho 
hoạt động kinh doanh của công ty và trả các khoản nợ ngân hàng trước đó. Khi vụ 
việc bị vỡ lở, toàn bộ tài khoản của NĐT bị sử dụng lập khống hồ sơ vay đã bị 
phong tỏa, và phải đến ngày 10/1/2019 TAND thành phố Hà Nội mới tuyên giải tỏa 
các tài khoản chứng khoán của NĐT bị cầm cố không hợp pháp để trả lại cho NĐT 
204 
PHỤ LỤC 4 
CÁC MÔ HÌNH GIÁM SÁT THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN 
CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA 
1. Mô hình giám sát tại TTCK tại Nhật Bản. Ở Nhật Bản, hoạt động giám sát thị 
trường được thực hiện bởi 2 chủ thể là Ủy ban giám sát giao dịch chứng khoán 
(Securities and Exchange Surveillance Commission - SESC) và các tổ chức tự quản 
(Self-Regulatory Organizations - SROs) trong đó vai trò chủ đạo trong hoạt động này 
là SESC. Hoạt động giám sát của SESC bao gồm những nội dung cụ thể như sau: 
Hoạt động giám sát thị trường hàng ngày: 
Hàng ngày, SESC thu thập thông tin từ công chúng và các chủ thể tham gia 
thị trường khác, sau đó chuyển nó đến bộ phận chịu trách nhiệm trong SESC để tiến 
hành xử lý, phân tích (trong một số trường hợp thông tin sẽ được chuyển đến bộ 
phận có liên quan trong FSA – Financial Services Agency – cơ quan cấp trên trực 
tiếp của SESC). Căn cứ vào các tiêu chí giám sát thị trường và từ nhiều nguồn 
thông tin khác nhau, SESC sẽ tiến hành trích xuất thông tin về các cổ phiếu, sau đó 
kiểm tra các giao dịch bị nghi ngờ có hành vi thao túng thị trường, giao dịch nội 
gián hoặc lừa đảo, các giao dịch làm giảm tính công bằng của thị trường. 
Kiểm tra các tổ chức kinh doanh chứng khoán, các tổ chức phát hành chứng 
khoán và các tổ chức khác có hoạt động trên thị trường. 
SESC tiến hành kiểm tra các tổ chức kinh doanh chứng khoán, tổ chức phát 
hành chứng khoán, tổ chức tài chính, tổ chức xếp hạng tín dụng và các tổ chức tự 
quản. Qua quá trình kiểm tra, SESC sẽ đưa ra các khuyết nghị đối với các đối tượng 
này khi phát hiện có vấn đề cần cải thiện. Nếu phát hiện vi phạm pháp luật nghiêm 
trọng, SESC sẽ đề nghị Thủ tướng và ủy viên của FSA tiến hành xử phạt hành chính 
đối với các đối tượng này 
Kiểm tra việc công bố thông tin 
SESC yêu cầu người có nghĩa vụ công bố thông tin phải đưa ra các báo cáo 
có liên quan và tiến hành kiểm tra tại chỗ khi thấy cần thiết và phù hợp với lợi ích 
công cộng và bảo vệ NĐT. Khi phát hiện sai sót nghiêm trọng trong việc công bố 
thông tin, SESC đưa ra khuyến nghị cho Thủ tướng và ủy viên của FSA tiến hành 
xử phạt hành chính. 
Bên cạnh hoạt động của giám sát của SESC còn có hoạt động giám sát của các 
tổ chức tự quản (SROs) như các sở giao dịch chứng khoán, các hiệp hội kinh doanh 
và trao đổi công cụ tài chính các chủ thể này cũng tiến hành giám sát các chủ thể 
kinh doanh chứng khoán, các tổ chức phát hành và giám sát các giao dịch hàng 
205 
ngày trên thị trường. SESC và SROs có sự phối hợp và trao đổi thông tin chặt chẽ 
liên quan đến các vấn đề khác nhau trong giám sát thị trường, chẳng hạn như giám 
sát giao dịch nội gián, giao dịch bất hợp pháp khác, và kiểm soát các chứng khoán 
niêm yết. Đặc biệt, từ tháng 1 năm 2009, hệ thống ―Compliance WAN‖ - một hệ 
thống mạng kết nối các công ty chứng khoán trên toàn quốc, sở giao dịch chứng 
khoán, Hiệp hội đại lý chứng khoán Nhật Bản (JSDA), SESC và Phòng tài chính địa 
phương đã được đưa vào hoạt động để chuyển các dữ liệu giao dịch chứng khoán 
điện tử phục vụ trực tiếp cho việc giám sát các giao dịch trên thị trường 
2. Mô hình giám sát TTCK của Hàn Quốc: 
Hệ thống giám sát thị trường chứng khoán Hàn Quốc bao gồm: 
Giám sát cấp 3: Do cơ quan quản lý nhà nước là Uỷ ban dịch vụ tài chính 
(Financial Supervisory Commision - FSC) thực hiện giám sát. Uỷ ban dịch vụ tài 
chính (FSC) được thành lập theo Luật về thành lập Tổ chức giám sát Tài chính là cơ 
quan thuộc Chính phủ, thực hiện quản lý cấp cao nhất đối với trường chứng khoán. 
Trong cơ cấu của FSC có hai cơ quan giám sát chuyên biệt trực thuộc là cơ quan Giám 
sát tài chính (FSS) và Uỷ Ban chứng khoán và hợp đồng tương lai đối với các định chế 
tham gia thị trường chứng khoán và các thị trường giao dịch có tổ chức (SFC). 
Giám sát cấp 2: Gồm Sở giao dịch (Korea Exchange - KRX) và Ban Giám sát thị 
trường (Market Oversiht Commission) thực hiện chức năng giám sát của tổ chức tự 
quản. Là tổ chức tự quản, KRX có cơ cấu công ty cổ phần, thực hiện nhiệm vụ tổ chức 
các thị trường giao dịch và giám sát đối với giao dịch của các thành viên Sở giao dịch và 
hoạt động giao dịch diễn ra tại Sở. Hoạt động giám sát của Ban Giám sát thị trường được 
thực hiện thông qua hệ thống giám sát giao dịch bất thường COSMOS do Hàn quốc xây 
dựng theo mô hình hệ thống ICASS (Hệ thống giám sát được hỗ trợ bởi máy tính - 
Integrated Computer Assised Surveillance System) của NYSE. 
Giám sát cấp 1: Giám sát của các công ty chứng khoán. Hoạt động giám sát 
này được thực hiện đối với các giao dịch của nhà đầu tư đặt lệnh qua công ty bằng hệ 
thống In-house Preventive System. Hiệp hội kinh doanh chứng khoán phối hợp với Sở 
giao dịch, yêu cầu các công ty chứng khoán thiết lập hệ thống giám sát giao dịch có thể 
kết nối với nhau. Mỗi quý, KRX đều có yêu cầu công ty chứng khoán phải báo cáo kết 
quả giám sát. Ngoài những yêu cầu theo quy định, trong trường hợp hiện vi phạm, công 
ty chứng khoán phải báo cáo KRX để kiểm tra [33,Tr.52-55]. 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_bao_ve_quyen_loi_nha_dau_tu_tren_thi_truong_chung_kh.pdf
  • jpgkl_thao1.jpg
  • jpgkl_thao2.jpg
  • pdfTT Eng NguyenPhuongThao.pdf
  • pdfTT NguyenPhuongThao.pdf
  • pdfTrichyeu_NguyenPhuongThao.pdf