Luận án Chất lượng đội ngũ giảng viên ở các học viện trực thuộc bộ quốc phòng quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay

Đội ngũ nhà giáo là bộ phận lao động tinh hoa của đất nước, “có vai trò

quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã

hội, được xã hội tôn vinh” [119, tr.27]; hoạt động sư phạm của họ luôn gắn liền

với sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần

thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Sinh thời Hồ Chí Minh đã khẳng định:

“Nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng và vẻ vang vì nếu không có thầy giáo thì

không có giáo dục,. Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì

đến kinh tế văn hóa” [96, tr.345]. Do vậy, chất lượng của đội ngũ nhà giáo là vấn

đề có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển giáo dục, đào tạo (GD-ĐT).

Thấm nhuần quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục, trong thời kỳ đổi mới,

Đảng ta đã khẳng định:“Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn

bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội

hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục,

phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt” [34, tr.130-131],

nhiệm vụ đặt ra phải xây dựng đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu

về chất lượng. Để tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng GD-ĐT, Nghị quyết

Trung ương 8 khóa XI của Đảng nhấn mạnh “nâng cao nhận thức về vai trò quyết

định chất lượng giáo dục và đào tạo của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo

dục” [36, tr.126], đồng thời yêu cầu xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi

dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển

kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Với tư duy đổi

mới phát triển con người toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực

chất lượng cao thích ứng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Đại hội XIII

của Đảng đã tiếp tục nhấn mạnh phải “chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán

bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt, thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách

và giải pháp để cải thiện mức sống, nâng cao trình độ và chất lượng đội ngũ nhà

giáo” [42, tr.138-139]. Vấn đề trên đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với quá trình đổi

mới căn bản, toàn diện GD-ĐT trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay

pdf 185 trang kiennguyen 19/08/2022 7860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Chất lượng đội ngũ giảng viên ở các học viện trực thuộc bộ quốc phòng quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Chất lượng đội ngũ giảng viên ở các học viện trực thuộc bộ quốc phòng quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay

Luận án Chất lượng đội ngũ giảng viên ở các học viện trực thuộc bộ quốc phòng quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay
 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH 
 NGUYỄN NGỌC CƯỜNG 
CHÊT L¦îNG §éI NGò gi¶ng viªn 
ë C¸C häc viÖn trùc thuéc Bé quèc phßng, 
qu©n ®éi nh©n d©n ViÖt Nam giai ®o¹n hiÖn nay 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC 
HÀ NỘI - 2021 
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH 
NGUYỄN NGỌC CƯỜNG 
CHÊT L¦îNG §éI NGò gi¶ng viªn 
ë C¸C häc viÖn trùc thuéc Bé quèc phßng, 
qu©n ®éi nh©n d©n ViÖt Nam giai ®o¹n hiÖn nay 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC 
 Mã số: 931 02 02 
 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS LÂM QUỐC TUẤN 
 2. PGS, TS NGUYỄN THẮNG LỢI 
HÀ NỘI - 2021 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các 
số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, 
có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo đúng quy đinh. 
 Tác giả 
 Nguyễn Ngọc Cường 
 MỤC LỤC Trang 
 MỞ ĐẦU 1 
 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN 
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6 
 1.1. Các công trình khoa học ở nước ngoài 6 
 1.2. Các công trình khoa học ở trong nước 15 
 1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình liên quan 
đến đề tài và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu 25 
 Chương 2: CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở CÁC HỌC VIỆN 
TRỰC THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG, QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN 
VIỆT NAM - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 29 
 2.1. Các học viện trực thuộc Bộ Quốc phòng, Quân đội nhân dân 
Việt Nam và đội ngũ giảng viên ở các học viện 29 
2.2. Chất lượng đội ngũ giảng viên ở các học viện trực thuộc 
Bộ Quốc phòng, Quân đội nhân dân Việt Nam - Khái 
niệm, những yếu tố quy định và tiêu chí đánh giá 49 
 Chương 3: CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở CÁC HỌC 
VIỆN TRỰC THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG, QUÂN ĐỘI 
NHÂN DÂN VIỆT NAM - THỰC TRẠNG, NGUYÊN 
NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 63 
3.1. Thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên ở các học viện trực 
thuộc Bộ Quốc phòng, Quân đội nhân dân Việt Nam 63 
 3.2. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra về chất lượng đội ngũ 
giảng viên ở các học viện trực thuộc Bộ Quốc phòng, Quân 
đội nhân dân Việt Nam 81 
 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO 
CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở CÁC HỌC VIỆN 
TRỰC THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG, QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN 
VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 97 
4.1. Dự báo những nhân tố tác động và phương hướng nâng cao 
chất lượng đội ngũ giảng viên ở các học viện trực thuộc Bộ 
Quốc phòng, Quân đội nhân dân Việt Nam đến năm 2030 97 
4.2. Những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các 
học viện trực thuộc Bộ Quốc phòng, Quân đội nhân dân Việt 
Nam đến năm 2030 105 
KẾT LUẬN 149 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ 
CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 
PHỤ LỤC 166 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
BQP : Bộ Quốc phòng 
CMCN 4.0 : Cách mạng cộng nghiệp lần thứ tư 
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 
ĐNGV : Đội ngũ giảng viên 
GD-ĐT : Giáo dục và Đào tạo 
HVQP : Học viện Quốc phòng 
HVLQ : Học viện Lục quân 
HVCT : Học viện Chính trị 
HVHC : Học viện Hậu cần 
HVKTQS : Học viện Kỹ thuật Quân sự 
HVQY : Học viện Quân y 
KHXH&NV : Khoa học xã hội và nhân văn 
NCKH : Nghiên cứu khoa học 
NXB : Nhà xuất bản 
QĐND : Quân đội nhân dân 
QUTW : Quân ủy Trung ương 
XHCN : Xã hội chủ nghĩa 
1 
MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Đội ngũ nhà giáo là bộ phận lao động tinh hoa của đất nước, “có vai trò 
quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã 
hội, được xã hội tôn vinh” [119, tr.27]; hoạt động sư phạm của họ luôn gắn liền 
với sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần 
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Sinh thời Hồ Chí Minh đã khẳng định: 
“Nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng và vẻ vang vì nếu không có thầy giáo thì 
không có giáo dục,... Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì 
đến kinh tế văn hóa” [96, tr.345]. Do vậy, chất lượng của đội ngũ nhà giáo là vấn 
đề có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển giáo dục, đào tạo (GD-ĐT). 
Thấm nhuần quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục, trong thời kỳ đổi mới, 
Đảng ta đã khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn 
bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội 
hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, 
phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt” [34, tr.130-131], 
nhiệm vụ đặt ra phải xây dựng đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu 
về chất lượng. Để tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng GD-ĐT, Nghị quyết 
Trung ương 8 khóa XI của Đảng nhấn mạnh “nâng cao nhận thức về vai trò quyết 
định chất lượng giáo dục và đào tạo của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo 
dục” [36, tr.126], đồng thời yêu cầu xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi 
dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển 
kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Với tư duy đổi 
mới phát triển con người toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực 
chất lượng cao thích ứng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Đại hội XIII 
của Đảng đã tiếp tục nhấn mạnh phải “chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán 
bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt,thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách 
và giải pháp để cải thiện mức sống, nâng cao trình độ và chất lượng đội ngũ nhà 
giáo” [42, tr.138-139]. Vấn đề trên đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với quá trình đổi 
mới căn bản, toàn diện GD-ĐT trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. 
2 
Là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân, các học viện trực thuộc 
Bộ Quốc phòng (BQP) là những trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp 
của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND) và nghiên cứu khoa học công nghệ 
quân sự của toàn quân và quốc gia; nơi tập trung nguồn nhân lực chất lượng cao 
của quân đội, trong đó đội ngũ giảng viên (ĐNGV) là lực lượng nòng cốt quyết 
định chất lượng GD-ĐT của các học viện. Những năm qua, quán triệt quan điểm 
của Đảng, Quân ủy Trung ương (QUTW) và Bộ Quốc phòng, các học viện đã 
tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, phát triển ĐNGV theo hướng “chuẩn hoá”, 
đến nay cơ bản đảm bảo được về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và chất lượng tốt; 
đã chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất nghề nghiệp; chăm lo đào 
tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng sư phạm, góp phần xây 
dựng các học viện vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”. Tuy nhiên, chất 
lượng ĐNGV ở một số học viện trực thuộc BQP hiện nay còn bộc lộ những hạn 
chế nhất định như số lượng giảng viên có thời điểm còn thiếu, cơ cấu giảng viên 
chưa hợp lý, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng giảng viên còn bất 
cập; một số giảng viên còn hạn chế về trình độ, năng lực chuyên môn, nhất là 
trình độ, khả năng sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin còn chưa 
theo kịp xu hướng phát triển của giáo dục hiện đại và hội nhập quốc tế. Do đó đã 
ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng GD-ĐT và nghiên cứu khoa học (NCKH) 
cũng như uy tín, vị thế của các học viện trực thuộc Bộ Quốc phòng. 
Hiện nay, trước yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam 
xã hội chủ nghĩa (XHCN), nhất là từ mục tiêu, phương hướng “đến năm 2025, 
cơ bản xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc phấn đấu năm 
2030 xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại” 
[42, tr.158]; sự phát triển của kinh tế tri thức và quá trình hội nhập quốc tế cũng 
như trước sự tác động mạnh mẽ từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư 
(CMCN 4.0) đối với GD-ĐT, đòi hỏi các nhà trường quân đội nói chung, các 
học viện trực thuộc BQP nói riêng phải tiếp cận, đổi mới phương thức đào tạo 
tiên tiến, phát triển mạnh mẽ nền tảng công nghệ số ứng dụng có hiệu quả trong 
quá trình giảng dạy và NCKH. Đặc biệt, trước yêu cầu xây dựng các học viện 
3 
trực thuộc BQP trong giai đoạn mới, việc nâng cao chất lượng ĐNGV theo 
hướng “chuẩn hóa”, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và chất lượng 
ngày càng cao là yêu cầu cấp thiết để phát huy vai trò của đội ngũ này vào việc 
đào tạo, bồi dưỡng những cán bộ, sĩ quan ưu tú của quân đội. Vấn đề trên đây 
đặt ra cần phải nghiên cứu, đánh giá chất lượng ĐNGV ở các học viện trực thuộc 
BQP một cách nghiêm túc, có hệ thống, toàn diện, từ đó xác định những giải 
pháp khả thi, đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng GD-ĐT. 
 Từ những lý do cơ bản trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Chất lượng 
đội ngũ giảng viên ở các học viện trực thuộc Bộ Quốc phòng, Quân đội nhân 
dân Việt Nam giai đoạn hiện nay” để nghiên cứu, với mong muốn chất lượng đội 
ngũ giảng viên được nâng lên và phát triển vững chắc trong thời gian tới. 
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 
2.1. Mục đích nghiên cứu 
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng ĐNGV ở các học 
viện trực thuộc BQP, từ đó xác định phương hướng và đề xuất những giải pháp 
nâng cao chất lượng ĐNGV các học viện trực thuộc BQP Quân đội nhân dân 
Việt Nam giai đoạn hiện nay. 
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. 
Làm rõ những vấn đề lý luận về chất lượng ĐNGV ở các học viện trực 
thuộc BQP Quân đội nhân dân Việt Nam. 
Khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng ĐNGV ở các học viện trực thuộc 
BQP Quân đội nhân dân Việt Nam; chỉ rõ ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và 
những vấn đề đặt ra về chất lượng ĐNGV. 
Xác định phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng 
ĐNGV ở các học viện trực thuộc BQP Quân đội nhân dân Việt Nam đến năm 2030. 
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 
3.1. Đối tượng nghiên cứu 
Chất lượng đội ngũ giảng viên ở các học viện trực thuộc Bộ Quốc phòng 
Quân đội nhân dân Việt Nam. 
4 
3.2. Phạm vi nghiên cứu 
Về nội dung: Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất 
lượng ĐNGV ở các học viện trực thuộc BQP Quân đội nhân dân Việt Nam. 
Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu khảo sát, điều tra ở 06 trực 
thuộc BQP (Học viện Quốc phòng, Học viện Lục quân, Học viện Chính trị, 
Học viện Hậu cần, Học viện Kỹ thuật quân sự và Học viện Quân y). 
Về thời gian: Từ năm 2010 đến năm 2020 và xác định phương hướng, 
những giải pháp đề xuất trong luận án có giá trị đến năm 2030. 
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 
4.1. Cơ sở lý luận 
Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư 
tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về 
cán bộ và công tác cán bộ, về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo. 
4.2. Cơ sở thực tiễn 
Luận án nghiên cứu dựa trên thực tiễn chất lượng ĐNGV ở các học viện 
trực thuộc BQP; các nghị quyết, chiến lược, đề án, thông tư, quy chế, quy định 
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Quân ủy Trung ương và BQP. 
Luận án còn dựa vào các báo cáo đánh giá tổng kết, các văn bản hướng dẫn về 
xây dựng đội ngũ cán bộ của Tổng cục Chính trị (TCCT), về phát triển, kiện toàn 
đội ngũ nhà giáo trong quân đội của Bộ Tổng Tham mưu (BTTM), đồng thời luận 
 ... phòng? 
 Rất hài lòng Hài lòng 
 Bình thường Khó đánh giá 
8. Theo đồng chí, nguyên nhân làm hạn chế chất lượng đội ngũ giảng 
viên ở các học viện trực thuộc Bộ Quốc phòng hiện nay là gì? 
 Cấp ủy, cán bộ chủ trì chưa quan tâm đúng mức 
 Các tổ chức, các lực lượng chưa nhận thức đúng 
 Tác động tiêu cực từ mặt trái kinh tế thị trường 
 Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư 
 Sự chống phá của các thế lực thù địch 
 Chưa thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện 
 Cơ chế, chính sách còn bất cập, chưa phù hợp 
 Nguyên nhân khác (xin kể ra) 
 ............................................................................................................................................................................ 
 ............................................................................................................................................................................ 
172 
 9. Đồng chí cho biết mức độ cần thiết của các giải pháp nâng cao chất 
lượng chất lượng đội ngũ giảng viên ở các học viện trực thuộc Bộ Quốc 
phòng Quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay? 
(1) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của của cấp ủy, tổ chức 
đảng, cán bộ chủ trì, các tổ chức, các lực lượng 
(2) Tiếp tục hoàn thiện, cụ thể hóa tiêu chuẩn giảng viên đáp 
ứng yêu cầu chuẩn chức danh nghề nghiệp 
(3) Đổi mới công tác quy hoạch, tạo nguồn tuyển chọn, quản 
lý, đánh giá đội ngũ giảng viên 
(4) Gắn đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng đội ngũ giảng viên 
(5) Thực hiện tốt chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giảng 
viên và kết hợp xây dựng môi trường văn hóa sư phạm với tích 
cực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại 
(6) Phát huy tính tích cực, chủ động trong tự học tập, tự nghiên 
cứu, rèn luyện nâng cao phẩm chất, năng lực nghề nghiệp 
Giải pháp khác (Xin kể ra): 
 ............................................................................................................................................................................ 
 ............................................................................................................................................................................ 
10. Đồng chí là học viên? 
+ Đào tạo sĩ quan cấp phân đội, trình độ đại học 
+ Đào tạo cấp trung, sư đoàn 
+ Đào tạo giảng viên 
+ Đào tạo sau đại học 
Xin chân thành cảm ơn đồng chí ! 
173 
 Phục lục 2: 
TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT 
CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC HỌC VIỆN TRỰC THUỘC 
BỘ QUỐC PHÒNG, QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 
- Điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến: Tổng số 600 phiếu 
- Đối tượng điều tra, khảo sát: 
 (1) Cán bộ quản lý giáo dục và giảng viên (350 phiếu) 
 (2) Học viên: 250 phiếu 
+ Đào tạo sĩ quan cấp phân đội, trình độ đại học (50 phiếu) 
+ Đào tạo cấp trung, sư đoàn (50 phiếu) 
+ Đào tạo giảng viên (100 phiếu) 
+ Đào tạo sau đại học (50 phiếu) 
- Phương pháp điều tra: Thu thập tài liệu, số liệu; phát phiếu trưng cầu 
ý kiến của cán bộ, giảng viên và học viên. 
- Thời điểm điều tra, khảo sát: Tháng 8 năm 2020. 
- Đơn vị điều tra, khảo sát: Các cơ quan, khoa, bộ môn và đơn vị quản 
lý học viên của 06 học viện trực thuộc Bộ Quốc phòng 
Phụ lục 2.1: Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý giáo dục và giảng viên 
TT Nội dung đánh giá 
Tổng số 
ý kiến 
trả lời 
Tỷ lệ % 
trên 
số người 
được hỏi 
1 Đánh giá về vai trò của đội ngũ giảng viên ở 
các học viện trực thuộc Bộ Quốc phòng 
Quyết định 295 84,28 
Quan trọng 46 13,14 
Không quan trọng 09 2,57 
Khó đánh giá 
2 
Đánh giá về số lượng đội ngũ giảng viên ở các 
học viện trực thuộc Bộ Quốc phòng hiện nay so 
với nhu cầu biên chế 
Cơ bản đảm bảo 187 53,42 
Thừa 26 7,42 
Thiếu 104 29,71 
Khó đánh giá 33 9,42 
174 
 TT Nội dung đánh giá 
Tổng số 
ý kiến 
trả lời 
Tỷ lệ % 
trên 
số người 
được hỏi 
3 
Đánh giá về cơ cấu của đội ngũ giảng viên ở 
các học viện trực thuộc Bộ Quốc phòng 
Cơ bản phù hợp 178 50,85 
Chưa phù hợp 111 31,71 
Còn bất cập 45 12,85 
Khó đánh giá 16 4,57 
4 
Đánh giá về sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ đạo của 
cấp ủy, cán bộ chủ trì về chất lượng đội ngũ giảng 
viên ở các học viện trực thuộc Bộ Quốc phòng 
Rất quan tâm 284 81,14 
Bình thường 43 12,28 
Chưa thường xuyên 23 6,57 
Khó đánh giá 
5 
Đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống 
và phong cách làm việc của đội ngũ giảng viên ở 
các học viện trực thuộc Bộ Quốc phòng 
Tốt 297 84,85 
Khá 45 12,85 
Đạt 08 2,28 
Khó đánh giá 
6 
Đánh giá về năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giảng 
viên ở các học viện trực thuộc Bộ Quốc phòng 
Tốt 268 76,57 
Khá 65 18,57 
Trung bình khá 17 4,85 
Khó đánh giá 
7 
Đánh giá về các khâu, các bước trong công tác 
xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên ở các 
học viện trực thuộc Bộ Quốc phòng 
Thực hiện tốt 225 64,28 
Còn bộ lộ hạn chế bất cập 94 26,85 
Bình thường 20 5,71 
Khó đánh giá 11 3,14 
175 
 TT Nội dung đánh giá 
Tổng số 
ý kiến 
trả lời 
Tỷ lệ % 
trên 
số người 
được hỏi 
8 
Đánh giá về ý thức tự học tập, tự nghiên cứu để 
nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực nghề 
nghiệp của đội ngũ giảng viên ở các học viện 
trực thuộc Bộ Quốc phòng 
Rất tích cực 212 60,57 
Tích cực 81 23,14 
Chưa tích cực 54 15,42 
Khó đánh giá 03 0,85 
9 
Đánh giá về thái độ trách nhiệm của giảng viên 
ở các học viện trực thuộc Bộ Quốc phòng trong 
giảng dạy và nghiên cứu khoa học 
Trách nhiệm rất cao 262 74,85 
Trách nhiệm 76 21,71 
Khó đánh giá 12 3,42 
10 
Đánh giá về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm 
vụ của đội ngũ giảng viên ở các học viện trực 
thuộc Bộ Quốc phòng hiện nay 
Đáp ứng được 224 64 
Cơ bản đáp ứng được 86 24,57 
Chưa đáp ứng được 40 2,85 
Khó trả lời 
11 
Đánh giá về việc đầu tư cơ sở vật chất, trang 
thiết bị giáo dục hiện nay ở các học viện trực 
thuộc Bộ Quốc phòng 
Đảm bảo tốt 194 55,42 
Đáp ứng được nhu cầu 125 35,71 
Chưa đáp ứng được 31 8,85 
Khó đánh giá 
12 
Đánh giá về nguyên nhân làm hạn chế chất 
lượng đội ngũ giảng viên ở các học viện trực 
thuộc Bộ Quốc phòng hiện nay 
Cấp ủy, cán bộ chủ trì chưa quan tâm đúng mức 28 8 
Các tổ chức, các lực lượng chưa nhận thức đúng 35 10 
Tác động tiêu cực từ mặt trái kinh tế thị trường 203 58 
Tác động của cuộc CMCN 4.0 12 5,71 
176 
 TT Nội dung đánh giá 
Tổng số 
ý kiến 
trả lời 
Tỷ lệ % 
trên 
số người 
được hỏi 
Sự chống phá của các thế lực thù địch 6 4,28 
Chưa thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện 54 15,42 
Cơ chế, chính sách còn bất cập, chưa phù hợp 12 3,42 
13 
Đánh giá về giải pháp nâng cao chất lượng 
chất lượng đội ngũ giảng viên ở các học viện 
trực thuộc Bộ Quốc phòng Quân đội nhân dân 
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của của cấp ủy, tổ 
chức đảng, cán bộ chủ trì, các tổ chức, các lực lượng 
42 12 
Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, cụ thể hóa tiêu 
chuẩn giảng viên đáp ứng yêu cầu chuẩn chức 
danh nghề nghiệp 
77 22 
Đổi mới công tác quy hoạch, tạo nguồn tuyển 
chọn, quản lý, đánh giá đội ngũ giảng viên 
83 23,71 
Gắn đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng đội ngũ 
giảng viên 
87 24,85 
Thực hiện tốt chính sách đãi ngộ đối với đội 
ngũ giảng viên và kết hợp xây dựng môi trường 
văn hóa sư phạm với tích cực đầu tư cơ sở vật 
chất, trang thiết bị hiện đại 
22 6,28 
Phát huy tính tích cực, chủ động trong tự học 
tập, tự nghiên cứu, rèn luyện nâng cao phẩm 
chất, năng lực nghề nghiệp 
39 11,14 
14 
Một số thông tin về cán bộ, giảng viên 
Cán bộ quản lý giáo dục 132 37,72 
Giảng viên 218 62,28 
Thâm niên công tác 
≤ 5 năm 72 20,57 
Từ 6÷10 năm 136 38,85 
Từ 11÷15 năm 101 28,85 
≥ 15 năm 41 11,71 
Trình độ 
Đại học 116 33,14 
Thạc sĩ 132 37,71 
Tiến sĩ 53 15,14 
Chuyên khoa I 34 9,71 
Chuyên khoa II 15 4,28 
177 
 Phụ lục 2.2: Ý kiến đánh giá của học viên 
TT Nội dung đánh giá 
Tổng số 
ý kiến 
trả lời 
Tỷ lệ % 
trên 
số người 
được hỏi 
1 
Đánh giá về vai trò của đội ngũ giảng viên ở 
các học viện trực thuộc Bộ Quốc phòng 
Quyết định 193 77,2 
Quan trọng 48 19,2 
Không quan trọng 9 3,6 
Khó đánh giá 
2 
Đánh giá về động cơ phấn đấu học tập, rèn 
luyện để trở thành giảng viên ở các học viện 
trực thuộc Bộ Quốc phòng xuất phát từ 
Trách nhiệm với đất nước, với quân đội; .... 205 82 
Phát triển sự nghiệp, tăng thu nhập cho bản thân 39 15,8 
Để khỏi bị đào thải 6 2,4 
Khó đánh giá 
3 
Đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống 
và phong cách làm việc của đội ngũ giảng viên ở 
các học viện trực thuộc Bộ Quốc phòng 
Tốt 203 81,2 
Khá 35 14 
Đạt 9 3,6 
Khó đánh giá 3 1,2 
4 
Đánh giá về năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giảng 
viên ở các học viện trực thuộc Bộ Quốc phòng 
Tốt 182 72,8 
Khá 57 22,8 
Trung bình khá 11 8,4 
Khó đánh giá 
178 
 TT Nội dung đánh giá 
Tổng số 
ý kiến 
trả lời 
Tỷ lệ % 
trên 
số người 
được hỏi 
5 
Đánh giá về việc đổi mới nội dung, chương 
trình đào tạo hiện nay ở các học viện trực 
thuộc Bộ Quốc phòng 
Chủ động 132 52,8 
Chưa chủ động 83 33,2 
Bình thường 24 9,6 
Khó đánh giá 11 4,4 
6 
Đánh giá về việc đổi mới phương pháp giảng 
dạy của giảng viên hiện nay ở các học viện trực 
thuộc Bộ Quốc phòng 
Chủ động 175 70 
Chưa chủ động 63 25,2 
Bình thường 12 4,8 
Khó đánh giá 
7 
Đánh giá về sự hài lòng của mình đối với đội 
ngũ giảng viên hiện nay ở các học viện trực 
thuộc Bộ Quốc phòng 
Rất hài lòng 39 15,6 
Hài lòng 183 73,2 
Không hài lòng 18 7,2 
Khó đánh giá 10 4 
8 
Đánh giá về nguyên nhân làm hạn chế chất 
lượng đội ngũ giảng viên ở các học viện trực 
thuộc Bộ Quốc phòng hiện nay 
Cấp ủy, cán bộ chủ trì chưa quan tâm đúng mức 20 8 
Các tổ chức, các lực lượng chưa nhận thức đúng 31 12,4 
Tác động tiêu cực từ mặt trái kinh tế thị trường 92 36,8 
179 
 TT Nội dung đánh giá 
Tổng số 
ý kiến 
trả lời 
Tỷ lệ % 
trên 
số người 
được hỏi 
Tác động của cuộc CMCN 4.0 10 4 
Sự chống phá của các thế lực thù địch 18 7,2 
Chưa thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện 69 27,6 
Cơ chế, chính sách còn bất cập, chưa phù hợp 10 4 
9 
Đánh giá về giải pháp nâng cao chất lượng 
chất lượng đội ngũ giảng viên ở các học viện 
trực thuộc Bộ Quốc phòng Quân đội nhân dân 
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của của cấp ủy, tổ 
chức đảng, cán bộ chủ trì, các tổ chức, các lực lượng 
42 16,8 
Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, cụ thể hóa tiêu 
chuẩn giảng viên đáp ứng yêu cầu chuẩn chức 
danh nghề nghiệp 
63 25,2 
Đổi mới công tác quy hoạch, tạo nguồn tuyển 
chọn, quản lý, đánh giá đội ngũ giảng viên 
35 14 
Gắn đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng đội ngũ 
giảng viên 
66 26,4 
Thực hiện tốt chính sách đãi ngộ đối với đội 
ngũ giảng viên và kết hợp xây dựng môi trường 
văn hóa sư phạm với tích cực đầu tư cơ sở vật 
chất, trang thiết bị hiện đại 
9 3,6 
Phát huy tính tích cực, chủ động trong tự học 
tập, tự nghiên cứu, rèn luyện nâng cao phẩm 
chất, năng lực nghề nghiệp 
35 14 
10 Thông tin về bậc đào tạo của học viên 
Đào tạo sĩ quan cấp phân đội, trình độ đại học 60 24 
Đào tạo sau đại học 50 20 
Đào tạo giảng viên 100 40 
Đào tạo cấp trung, sư đoàn 40 16 
180 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_chat_luong_doi_ngu_giang_vien_o_cac_hoc_vien_truc_th.pdf
  • pdfTóm tắt LA Nguyễn Ngọc Cường.pdf