Luận án Dạy học đọc hiểu văn bản tự sự ở trung học phổ thông theo quan điểm kiến tạo
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở THPT đã và đang nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Chủ trương đổi mới phương pháp dạy học đã bước vào giai đoạn thực hiện những bước đi cụ thể từ những định hướng chỉ đạo của Đảng, quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điểm nổi bật trong giai đoạn này là việc coi trọng quan điểm giáo dục và dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của HS, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong xu thế hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc dân tộc và truyền thống.
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (2017) nêu rõ một trong những đổi mới của lần này là “bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hòa đức, trí, thể, mỹ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hóa dần ở các lớp học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi HS, các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó” [15].
Chương trình cũng xác định rõ các phẩm chất, năng lực cần hình thành, phát triển cho HS ở các cấp học. Những định hướng này đặt ra yêu cầu cần phải đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng được mục tiêu đã đặt ra.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Dạy học đọc hiểu văn bản tự sự ở trung học phổ thông theo quan điểm kiến tạo
MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài 1.1. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của HS theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở THPT đã và đang nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Chủ trương đổi mới phương pháp dạy học đã bước vào giai đoạn thực hiện những bước đi cụ thể từ những định hướng chỉ đạo của Đảng, quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điểm nổi bật trong giai đoạn này là việc coi trọng quan điểm giáo dục và dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của HS, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong xu thế hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc dân tộc và truyền thống. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (2017) nêu rõ một trong những đổi mới của lần này là “bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hòa đức, trí, thể, mỹ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hóa dần ở các lớp học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi HS, các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó” [15]. Chương trình cũng xác định rõ các phẩm chất, năng lực cần hình thành, phát triển cho HS ở các cấp học. Những định hướng này đặt ra yêu cầu cần phải đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng được mục tiêu đã đặt ra. 1.2. QĐKT trong dạy học Kiến tạo là quan điểm dạy học được nghiên cứu và vận dụng thành công trong hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở nhiều quốc gia trên thế giới. Cách tiếp cận kiến tạo khẳng định kiến thức được xây dựng nên trong hoạt động tiếp nhận, chiếm lĩnh thế giới của người học, không phải là quá trình truyền trao. Việc tiếp nhận tri thức được thực hiện bởi cá nhân mỗi người học trong các hoạt động kiến tạo cơ bản, kiến tạo xã hội sẽ bền vững hơn rất nhiều so với việc thuần túy trao nhận nó từ người khác. Mỗi người học là “kiến trúc sư” của việc tạo dựng kiến thức, năng lực, phẩm chất của chính mình. Không ai có thể làm thay, làm hộ được công việc đó. QĐKT cũng xác định người học tạo lập các hiểu biết về thế giới bằng cách dựa trên nền tảng tri thức, kinh nghiệm đã có trước đó của mình, vận dụng tổng hợp những điều này vào một bối cảnh mới, tạo thành một thể thống nhất mới, một “cơ cấu nhận thức” mới. Với quan niệm như vậy, kiến thức, kĩ năng, năng lực người học có được trong hoạt động học tập, một mặt mang tính khách quan, mặt khác, mang dấu ấn chủ quan của người tiếp nhận, được tổ chức lại theo những cách thức riêng của mỗi một cá nhân. Con đường của sự tiếp nhận này có thể theo cách thức “đồng hóa” - đưa những gì mới tiếp nhận được vào cấu trúc nhận thức đang sở hữu của bản thân, hoặc theo cách thức “điều ứng” - tái cơ cấu lại, bổ sung thêm cấu trúc nhận thức của mình khi nó tỏ ra không còn phù hợp với những gì cần phải nỗ lực tiếp nhận. QĐKT rõ ràng đã khẳng định vài trò của người học trong quá trình học tập và cách thức người học thu nhận tri thức cho mình. Tinh thần này rất phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới - phát triển phẩm chất và năng lực cho người học. 1.3. Vai trò của VBTS và đọc hiểu VBTS ở THPT Trong dạy học môn Ngữ văn, VBTS có một vị trí không thể thay thế. Tự sự là một trong ba phương thức phản ánh đời sống của văn học, bên cạnh trữ tình và kịch. VBTS được sắp xếp vào hệ thống các văn bản văn học, là nội dung học tập cho HS từ tiểu học đến THPT. Ở THPT, VBTS hiện có mặt ở tất cả các lớp học, chiếm số lượng lớn trong các tài liệu dạy học. Đây là các ngữ liệu, nội dung học tập, qua đó góp phần giúp hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của HS, trước hết là năng lực đọc hiểu. Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 đã xác định yêu cầu: “Phương pháp dạy đọc phải tập trung kích hoạt việc đọc tích cực, sáng tạo ở chủ thể đọc. Hướng dẫn và khích lệ HS chủ động, tự tin, phát huy vai trò “đồng sáng tạo” trong tiếp nhận tác phẩm; hứng thú tham gia kiến tạo nghĩa cho văn bản; biết so sánh đối chiếu, liên hệ mở rộng, huy động vốn hiểu biết cá nhân, sử dụng trải nghiệm cuộc sống của bản thân để đọc hiểu, trải nghiệm văn học, phát hiện những giá trị đạo đức, văn hoá và triết lí nhân sinh, từ đó biết vận dụng, chuyển hoá thành giá trị sống” [16]. Vận dụng QĐKT để hướng dẫn HS đọc hiểu VBTS chính là một trong những con đường khoa học để đi đến mục tiêu này. 1.4. Thực tiễn dạy học đọc hiểu VBTS ở THPT đòi hỏi cần tiếp tục đổi mới Trong những năm qua, hoạt động dạy học Ngữ văn ở nhà trường phổ thông nói riêng, dạy đọc hiểu VBTS nói chung đã có những đổi mới tích cực. Trước hết là những thay đổi về mặt nhận thức từ các cấp quản lý đến GV và HS. Nhiều công trình nghiên cứu đã được tiến hành. Các ý tưởng sư phạm đã được vận dụng vào thực tiễn. Đã có những giờ dạy học đọc hiểu sinh động, thú vị, kích hoạt được tiềm năng sáng tạo của HS. Tuy nhiên, do quán tính của truyền thống giảng văn, áp lực của kiểm tra đánh giá và sự đổi mới chưa thật đồng bộ, ăn khớp giữa các khâu của quá trình dạy học nên hoạt động dạy học đọc hiểu VBTS vẫn chưa thực sự đi đúng quỹ đạo như tinh thần của thuật ngữ đọc hiểu văn bản gợi ra. Thực tế này đòi hỏi cần tiếp tục nỗ lực tìm kiếm sự đổi mới về phương pháp dạy học. Quả vậy, trong việc hình thành năng lực đọc hiểu cho HS THPT cần đặc biệt nhấn mạnh đến việc hình thành và phát triển năng lực đọc văn một cách có hiểu biết, tức là có kiến thức nền tảng để phát triển tư duy và năng lực trí tuệ để phát hiện và nắm vững tri thức mới. Đọc hiểu xem việc vận dụng các hành động đọc đa dạng, phong phú trong đọc văn bản, tác phẩm văn chương và VBTS là việc học tập thực chất bằng tự học qua đọc văn để hiểu văn. Học văn là phải đọc văn. Đó là lẽ thường tình vì có đọc văn thì ngôn từ văn chương mới phát huy được giá trị âm thanh và sự hồi âm mang nghĩa trực tiếp của nó. Đọc văn không chỉ là đọc ý nghĩa của văn bản mà người đọc còn hiểu ra ý nghĩa tự đọc, tự nghe và tự hiểu những điều mình cảm nhận và suy nghĩ được. Đến nay, chưa có công trình khoa học đi sâu nghiên cứu về việc dạy học đọc hiểu VBTS ở THPT theo QĐKT. Tuy VBTS mang tính sử thi thời đại nhưng nó lại khá phù hợp với cách nghĩ cách sống hiện đại của HS THPT, luôn tìm kiếm sự cân bằng giữa đời sống cá nhân và yêu cầu mới của xã hội đòi hỏi. Đó cũng là một lợi thế để HS tự thể hiện cá tính và năng lực riêng trong việc học VBTS. Việc tiếp thu quan điểm dạy học kiến tạo với sự nhấn mạnh học tập là quá trình HS tự điều khiển, học theo tình huống xử lý khó khăn trở ngại trong học tập là rất phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản văn học nêu trên. Không chỉ dừng lại ở quan điểm mà thuyết kiến tạo còn chỉ ra tiến trình học tập kiến tạo cụ thể dựa trên sự tương tác giữa kinh nghiệm và tri thức HS đã có với tri thức mới cần học. Trong quá trình giải quyết vấn đề, HS theo đuổi đến cùng một cách có trách nhiệm, không sợ sai lầm trong dự đoán và thử nghiệm và tìm cách điều chỉnh để tìm ra tri thức mới theo nhu cầu bản thân và đòi hỏi của thực tiễn. Từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Dạy học đọc hiểu văn bản tự sự ở trung học phổ thông theo quan điểm kiến tạo”. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là tìm ra những điểm kết nối giữa lý thuyết đọc hiểu, lý thuyết tự sự học hiện đại và thuyết dạy học kiến tạo để có thể hỗ trợ nhau trong việc dạy học đọc hiểu VBTS ở THPT. Từ đó xây dựng được mô hình dạy học đọc hiểu VBTS theo QĐKT, đề xuất vận dụng các phương pháp, biện pháp dạy học phù hợp để HS kiến tạo ý nghĩa của VBTS, giúp nâng cao chất lượng dạy học đọc hiểu ở nhà trường THPT. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, luận án cần giải quyết các nhiệm vụ sau: 3.1. Nghiên cứu những nội dung cơ bản của lý thuyết đọc hiểu, lý thuyết tự sự học hiện đại và thuyết dạy học kiến tạo, từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 3.2. Khảo sát và phân tích định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn 2018 và thực tiễn dạy học đọc hiểu VBTS ở THPT, xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài nghiên cứu. 3.3. Đề xuât mô hình dạy học đọc hiểu VBTS theo QĐKT. 3.4. Đề xuất các biện pháp dạy học đọc hiểu VBTS ở THPT theo QĐKT. 3.5. Thực nghiệm để kiểm chứng tính khả thi và độ tin cậy của các biện pháp đã đề xuất. 4. Đối tượng nghiên cứu 4.1. Điểm kết nối giữa lý thuyết đọc hiểu, lý thuyết tự sự học hiện đại và thuyết dạy học kiến tạo. 4.2. Các biện pháp dạy học đọc hiểu VBTS ở THPT theo QĐKT. 5. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu - VBTS và đọc hiểu VBTS hiện đại ở lớp 11 theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn năm 2006 và năm 2018. Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 đã được ban hành và chính thức có hiệu lực pháp lý từ ngày 15/02/2019. Tuy nhiên, việc thiết kế tài liệu dạy học cho GV và HS mới đang được tiến hành. Để không gây xáo trộn cho người dạy và người học, tận dụng được các ngữ liệu dạy học trong sách giáo khoa hiện hành, chúng tôi lựa chọn các văn bản tự sự ở sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 hiện hành trong sự đối chiếu với yêu cầu và nội dung dạy học đặt ra trong chương trình. Đây là các văn bản tự sự hiện đại, thuộc thể loại truyện (bao gồm truyện ngắn và tiểu thuyết). -Về đối tượng thực nghiệm: Chúng tôi lựa chọn đối tượng thực nghiệm của luận án gồm HS lớp 11 tại hai trường THPT: THPT dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên (Thái Nguyên), THPT Hòn Gai (Quảng Ninh). 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp hồi cứu tài liệu Phương pháp này được dùng để xây dựng cơ sở lý luận cho việc dạy học đọc hiểu VBTS theo QĐKT. Dựa trên cơ sở nguồn tài liệu được tập hợp, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, từ đó xác định và xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. 6.2. Phương pháp mô hình hóa Phương pháp này được dùng để đề xuất mô hình dạy học đọc hiểu VBTS theo QĐKT từ mô hình gốc (mô hình thuyết kiến tạo) và mô hình chuyển hóa (mô hình dạy học kiến tạo). 6.3. Phương pháp đối chiếu Phương pháp này được dùng để đối chiếu giữa hướng dẫn dạy học đọc hiểu VBTS trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT hiện hành với những yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực, nội dung kiến thức văn học trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn 2018 (lớp 11) để bổ sung những điểm mới. 6.4. Phương pháp khảo sát thực tiễn Phương pháp này được dùng để khảo sát thực tiễn dạy và học đọc hiểu VBTS ở THPT theo QĐKT. Phương pháp này thu thập và phân tích thông tin về thực trạng hiểu biết về đọc hiểu, về đặc trưng của VBTS và cách thức dạy học kiến tạo của GV và HS. Phương pháp này sử dụng phiếu hỏi, nghiên cứu giáo án của GV bảng tổng kết điểm số và xếp loại môn Ngữ Văn của HS, vở ghi chép và chuẩn bị bài của HS cùng câu hỏi và bài tập kiểm tra. 6.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Phương pháp này được dùng để đánh giá tính trung thực, tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp dạy học đọc hiểu VBTS theo QĐKT. 7. Giả thuyết khoa học Nếu luận án nghiên cứu đề xuất được mô hình quá trình kiến tạo ý nghĩa VBTS của HS trong dạy học đọc ... Dạy học Văn ở nhà trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. Phạm Thị Thu Hương (2006), Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. Phạm Thị Thu Hương (2010), Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn, lớp 11 (viết chung), NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. Phạm Thị Thu Hương (2011), Chiến thuật cuốn phim trí óc trong dạy học đọc hiểu văn bản, Tạp chí Giáo dục số 53/2011. Phạm Thị Thu Hương (2020), Hướng dẫn HS tự đặt câu hỏi trong dạy học đọc hiểu văn bản ở trường trung học, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 2 (576) tháng 2-2020. A. Innami (2018), Đọc nhanh, hiểu sâu, nhớ lâu trọng đời, NXB Công thương, Hà Nội. Vũ Ngọc Khánh (2004), Để dạy và học tốt môn Văn, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. M. Khơrápchen cô (1984), Sáng tạo nghệ thuật hiện thực con người (hai tập), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. N. Konrat (1997), Phương Đông và Phương Tây, NXB Giáo dục, Hà Nội. K. Kriviski (1963), Mỹ học là gì, NXB Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội. Milan Kundera (2001), Tiểu luận: Nghệ thuật tiểu thuyết - Những di chúc bị phản bội, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội (Người dịch: Nguyên Ngọc). Đinh Trọng Lạc (1994), Phong cách học văn bản, NXB Giáo dục, Hà Nội. Nguyễn Lai (1991), Ngôn ngữ và sáng tạo văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. Trần Thị Mai Lan (2015), Vận dụng lý thuyết kiến tạo để nâng cao chất lượng dạy học di truyền học (Sinh học 12), Luận án Tiến sĩ. Trần Quang Long (2007), Phương pháp “đọc nhanh” ưu việt nhất thế giới, Báo Văn nghệ số 2/2007. IU. M. Lotman (2004), Cấu trúc văn bản nghệ thuật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Phương Lựu (2011), Lý thuyết văn học hậu hiện đại, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. J. F. Lyotard (2008), Hoàn cảnh hậu hiện đại, NXB Tri thức, Hà Nội (Người dịch: Ngân Xuyên; Hiệu đính và giới thiệu: Bùi Văn Nam Sơn). B. Macinyre (2006), Xu hướng kết thúc tác phẩm, Báo Văn nghệ số 23/2006. James H. McMillan (2001), Đánh giá lớp học, Những nguyên tắc và thực hiện để giảng dạy hiệu quả, NXB Allyn và Bacon (lần thứ hai) J. Melvil (1997), Các con đường của triết học Phương Tây hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội. Jean Mdenomé - M.Roy (2000), Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác, NXB Thanh niên, Hà Nội. E. Morin (2009), Nhập môn tư duy phức hợp, NXB Tri thức Hà Nội (Người dịch: Chu Tiến Ánh, Chu Trung Can). R. Marzaro, J. Pickering, E. Rollock (2005), Các phương pháp dạy học hiệu quả, NXB Giáo dục, Hà Nội (Người dịch: Hồng Lạc). Nguyễn Thị Hồng Nam (2013), Câu hỏi hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản, Tạp chí khoa học và công nghệ số 73. Nguyễn Thị Hồng Nam (chủ biên), Dương Thị Hồng Hiếu (2016), Giáo trình phương pháp dạy đọc văn bản, NXB Đại học Cần Thơ. Nguyễn Đức Nam (1982), Hãy trả lại bản chất kì diệu của bộ môn Văn trong nhà trường, Tạp chí Văn học số 1/1982. Cao Tố Nga (2001), Vài suy nghĩ về hệ thống câu hỏi trong bài giảng văn trên tinh thần đổi mới, Tạp chí ngôn ngữ số 12. Lê Phương Nga (2001), Dạy học tập đọc ở tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và các phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm. Mạc Ngôn (2004), Đọc bằng tai, theo độc giả, Báo Văn nghệ số 8/2004. Vũ Nho (1998), Sự hiểu biết đối với việc dạy Văn, Tạp chí nghiên cứu giáo dục. Vũ Nho (1999), Đổi mới phương pháp giảng dạy Văn ở trung học cơ sở, NXB Giáo dục, Hà Nội. Nhiều tác giả (2002), Đổi mới tư duy tiểu thuyết, NXB Hội nhà văn, Hà Nội. Nhiều tác giả (2000), Nghệ thuật như là thủ pháp, NXB Hội nhà văn, Hà Nội. Đái Xuân Ninh (1997), Giảng văn dưới ánh sáng ngôn ngữ học hiện đại, Tủ sách Đại học Sư phạm Hà Nội. David Nunan (1997), Dẫn nhập phân tích diễn ngôn, NXB Giáo dục, Hà Nội. V. Pékélis (2001), Rèn luyện tâm linh trí tuệ để nâng cao sức sáng tạo, NXB thanh niên, Hà Nội. Lê Trường Phát (2000), Thi pháp văn học dân gian, NXB Giáo dục, Hà Nội. Hoàng Phê, (1994) Chủ biên, Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. Huỳnh Như Phương (2017), Tác phẩm và thể loại văn học, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Jean. Piaget (2001), Tâm lý học và giáo dục học, NXB Giáo dục, Hà Nội. G. Pospêlôp (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, NXB Giáo dục Hà Nội. Đỗ Huy Quang (1995), Giờ học đối thoại - con đường giải quyết một nghịch lý trong giảng văn, Tạp chí nghiên cứu giáo dục. Taffy E. Raphael (2008), Phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. I. A. Rez (1983), Phương pháp luận dạy văn học, NXB Giáo dục, hà Nội. Paul Ricoeur (2002), Chính mình như một người khác, NXB Thế giới, Hà Nội. Xavier Roegiers (1996), Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường, NXB Giáo dục, Hà Nội. Saito, Murase, Tsukui, Yeo (2015), Nghiên cứu bài học vì cộng đồng học tập, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. J. P. Sartre (1999), Văn học là gì, NXB Hội nhà văn, Hà Nội. F. de Saussure (1973), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. P. Sorensen (2008), Viết đó là khát vọng ngôn từ, báo Văn nghệ số 172/2008. Trần Đăng Suyền (2001), Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. Trần Đình Sử (2004), Tự sự học - Một số vấn đề lý luận và lịch sử (Tập 2), NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. Trần Đình Sử (2007), Từ giảng văn qua phân tích tác phẩm đến dạy học đọc hiểu văn bản văn học (trandinhsu.wordpress.com>2013/09/03). Trần Đình Sử (2009), Muốn đổi mới phương pháp dạy học Văn cần phải nhìn thẳng vào sự thật, (Báo Văn nghệ số 29/2009). Trần Đình Sử (2013), Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ Văn (trandinhsu.wordpress.com>2013/09/09). Trần Đình Sử, Chủ biên (2016), Lý luận văn học (Tập 2): Tác phẩm và thể loại văn học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. Trần Đình Sử (2018), Tự sự học - Lý thuyết và ứng dụng, NXB Giáo dục. Nguyễn Đăng Thạc (1991), Lịch sử triết học Phương Đông (Tập IV), NXB Thành phố Hồ Chí Minh. Đào Thản (1998), Từ ngôn ngữ chung đến ngôn ngữ nghệ thuật, Tạp chí ngôn ngữ số 6/1998. Lương Việt Thái (2006), Ngiên cứu tổ chức quá trình dạy học một số nội dung vật lí trong môn khoa học ở tiểu học và môn vật lí ở trung học cơ sở trên cơ sở vận dụng tư tưởng của lý thuyết kiến tạo, Luận án Tiến sĩ. Bùi Việt Thắng (2006), Truyện ngắn, những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, NXB Văn học, Hà Nội. Nguyễn Đình Thi (1969), Công việc của người viết tiểu thuyết, NXB Văn học, Hà Nội. Đỗ Ngọc Thống (2006), Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa Ngữ Văn trung học phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội. Đỗ Ngọc Thống (2014), Đổi mới căn bản toàn diện chương trình Ngữ Văn, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh số 56, tháng 3/2014. Đỗ Ngọc Thống (2018), Dạy học phát triển năng lực môn Ngữ Văn trung học phổ thông, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. Nguyễn Quang Thuấn (2017), Từ lý thuyết kiến tạo đến lý thuyết kiến tạo xã hội, Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 33, Số 4 (2017) Cao Đức Tiến (1999), Lý luận văn học với học sinh phổ thông (Kỷ yếu Hội thảo toàn quốc). Bùi Minh Toán (2012), Ngôn ngữ với văn chương, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. Tzvetan Todorov (2008), Thi pháp văn xuôi, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội (Người dịch: Đặng Anh Đào và Lê Hồng Sâm). Phạm Toàn, Nguyễn Trường (1992), Dạy học và học đọc, NXB Giáo dục, Hà Nội. Lê Ngọc Trà (1990), Lý luận và văn học, NXB Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh. Đỗ Bình Trị (1993), Phân tích tác phẩm văn học dân gian, NXB Giáo dục, Hà Nội. Đỗ Bình Trị (2017), Mấy nghiên cứu - ứng dụng học thuyết của V.JA.Propp về Folklore (tập 1), NXB Giáo dục, Hà Nội. Hoàng Tuệ (1985), Cuộc sống trong ngôn ngữ, Tạp chí Ngôn ngữ số 6/1985. Trần Tuyến (2014), Dạy học cơ kỹ thuật theo lý thuyết học tập kiến tạo trong đào tạo giáo viên công nghệ, Luận án Tiến sĩ. Phùng Văn Tửu (2002), Loại tiểu thuyết có nhiều cách đọc, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. Tập bài giảng Lý luận chung về phương pháp dạy học Ngữ văn, Tổ PPDH, Khoa Ngữ văn, ĐHSP HN. Ủy ban khoa học về hành vi - xã hội và giáo dục của Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Hoa Kỳ (2007), Phương pháp học tập tối ưu Trí tuệ, Tư duy, Kinh nghiệm và Nhà trường (Người dịch: Nguyễn Vĩnh Trung, Lê Thu Giang), NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Thị Hồng Vân (2014), Phát triển năng lực cảm xúc cho học sinh phổ thông qua dạy học tác phẩm văn học (trong dạy học Ngữ Văn ở trường phổ thông, Hoàng Hòa Bình Chủ biên), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Nguyễn Thị Hồng Vân (2014), Đánh giá kết quả học tập môn Ngữ Văn theo định hướng đánh giá năng lực, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh số 56. Nguyễn Thị Hồng Vân (2015), Đề xuất cấu trúc và chuẩn đánh giá năng lực đọc hiểu trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Tạp chí Khoa học giáo dục số 114. Phí Thị Thùy Vân (2014), Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học một số chủ đề hình học cho học sinh giỏi Toán trung học cơ sở, Luận án Tiến sĩ. V. N. Voloshinov (2015), Chủ nghĩa Mark và triết học ngôn ngữ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Phạm Lưu Vũ (2017), Tạp chí Nhà văn và tác phẩm số 22/3-4-2017). L. X. Vygotxky (1981), Tâm lý học nghệ thuật, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội (Người dịch: Hoài Lam). E. Weinernt (1998), Sự phát triển nhận thức học tập và giảng dạy, NXB Giáo dục, Hà Nội. Michael F. D, Young (2013), Giành lại tri thức (Brining Knowledge Back in), NXB Thời đại, Hà Nội (Người dịch: Nguyễn Thị Kim Quý). TIẾNG ANH Rand Reading Study Group (2002), Reading for understanding: Toward and R&D program in reading comprehension. Santa Monica, CA: RAND Corproration. Holt Richart & Winston (1995), Holt elements of literature third course. Ralph C. Staiger (1973), The teaching of reading. Unesco Paris Grinn and company a xeou education company lexingten. Proceedings of Fourth Autralien Reading Coference Brisbane (1978), Communication through reading. Vol 1 Focus on Comprehension Printed by Clark an Meekay, Prisbane, Australian. C. Banchowicz & D. Ogle (2008), Reading comprehension strategies for independent learners. The Guil ford Press New York London. B. M. Dietsch (2006), Reasoning and writing well. Mc, graw-Hill Higher Education. M. R. Ruddell (2005), Teaching content reading and writing. Printed the United of America. D. Barone (2010), Chidrent literature in the classroom: Engaging life long readrs. Guil ford Press. D. Fisher & N, Frey (2011), Teaching students to read like detectives: Comprehending, analyzing and discussing text. Soleetion Trec Press. Seema Sanghi, The Handbook of Competency Mapping Understanding, Designing and Implementing Competency Models in Organizations, Vivek Mehra for Sage Publications India Pvt Ltd. 2007. Johnson D. W. Johnson R. T. Holubec E. J. (1994), “The Nuts and Bolts of Cooperative Learning”, Edina. MN: Interaction Book Company. Matthews, Michael (1998). Constructivism in Science Education: A Philosophical Examination. Dordrecht: Springer Science & Business Media. Steffe, Leslie P.; Gale, Jerry (2012). Constructivism in Education. Oxon: Routledge. Newman, Denis; Griffin, Peg; Cole, Michael (28 April 1989). The Construction Zone: Working for Cognitive Change in School. Cambridge University Press. Tobias, S.; Duffy, T. M. (2009). Constructivist instruction: Success or failure?. New York: Taylor & Francis.
File đính kèm:
- luan_an_day_hoc_doc_hieu_van_ban_tu_su_o_trung_hoc_pho_thong.docx
- LUẬN ÁN NCS HOÀNG BÁCH VIỆT.pdf
- TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾNG ANH.doc
- TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾNG ANH.pdf
- TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾNG VIỆT.docx
- TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾNG VIỆT.pdf
- THÔNG TIN VỀ KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN.doc
- THÔNG TIN VỀ KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN.pdf