Luận án Định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam (Khảo sát báo điện tử Tuoitre.vn, VnExpress.net, Giadinh.net.vn từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2016)

Ngày 25/9/2015, tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc thông qua

Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển bền vững, hơn 190 quốc gia trên thế

giới đã đồng thuận hưởng ứng lời kêu gọi của Liên hợp quốc về thúc đẩy bình

đẳng giới. Không phải ngẫu nhiên, trong mười bảy mục tiêu phát triển bền vững

(SDGs) của Chương trình, có tới hai mục tiêu liên quan đến bình đẳng (bình

đẳng giới - SDG5, bình đẳng giữa các quốc gia và trong các quốc gia - SDG10).

Bất bình đẳng giới và thu hẹp khoảng cách giới hiển nhiên là câu chuyện của

mọi quốc gia trên thế giới. Theo Báo cáo “Khoảng cách giới toàn cầu 2020”

(Global Gender Gap Report 2020), thế giới cần đến 257 năm để có thể hoàn toàn

loại bỏ sự chênh lệch về mặt kinh tế giữa hai giới. Chỉ có 55% phụ nữ từ 15-64

tuổi tham gia vào lực lượng lao động trong khi nam giới chiếm đến 78% và đặc

biệt, ở vị trí lãnh đạo cấp cao trên toàn cầu, phụ nữ chiếm ít hơn một phần ba

(khoảng 29%). Ở Việt Nam, công cuộc thúc đẩy bình đẳng giới vẫn liên tục

được thực hiện và ngày càng được đặc biệt chú trọng. Theo báo cáo Phát triển

con người năm 2019 của Liên hợp quốc, Việt Nam có giá trị GII (chỉ số bất bình

đẳng giới) là 0,314, xếp thứ 68 trong số 162 quốc gia (chỉ số càng nhỏ, mức độ

bất bình đẳng giới càng cao), so sánh với Philippines, Thái Lan, Trung Quốc và

Malaysia lần lượt xếp thứ 98, 84, 39 và 58. Vị trí này trong báo cáo năm 2020 đã

tăng lên ba bậc - là 65/162 quốc gia. Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai

đoạn 2011 - 2020 chỉ rõ: “Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới là một bộ phận

cấu thành quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là

cơ sở nền tảng của chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước”. Yêu

cầu lồng ghép giới trong luật pháp chính sách, chương trình, dự án phát triển vẫn

liên tục được nêu rõ trong Luật Bình đẳng giới (2006), Pháp lệnh Dân số sửa đổi

năm 2008, Luật Phòng chống bạo lực gia đình được thông qua năm 2009, Luật

Hôn nhân và gia đình (2000, 2014), Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật

(sửa đổi năm 2015), Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 -

2020, Mục tiêu phát triển quốc gia để hỗ trợ Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ,

Chương trình nghị sự về phát triển bền vững của Liên hợp quốc đến năm 2030

Rõ ràng, bình đẳng giới vẫn đang được xác định là cuộc cách mạng lớn, khó

khăn và lâu dài bởi rất nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân sâu xa nhất

chính là sự tồn tại dai dẳng của định kiến giới trong xã hội, tạo thành những lối2

mòn, thói quen trong nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử mà ngay cả người

trong cuộc cũng khó nhận ra.

pdf 222 trang kiennguyen 10301
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam (Khảo sát báo điện tử Tuoitre.vn, VnExpress.net, Giadinh.net.vn từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2016)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam (Khảo sát báo điện tử Tuoitre.vn, VnExpress.net, Giadinh.net.vn từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2016)

Luận án Định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam (Khảo sát báo điện tử Tuoitre.vn, VnExpress.net, Giadinh.net.vn từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2016)
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH 
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN 
------ ----- 
PHẠM THỊ THÙY LINH 
ĐỊNH KIẾN GIỚI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 
(Khảo sát báo điện tử Tuoitre.vn, VnExpress.net, Giadinh.net.vn 
từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2016) 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC 
Hà Nội - 2021 
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH 
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN 
------ ----- 
PHẠM THỊ THÙY LINH 
ĐỊNH KIẾN GIỚI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 
(Khảo sát báo điện tử Tuoitre.vn, VnExpress.net, Giadinh.net.vn 
từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2016) 
Ngành: BÁO CHÍ HỌC 
Mã số: 9 32 01 01 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC 
Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. HOÀNG ANH 
Hà Nội - 2021 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết 
quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công 
trình nghiên cứu nào khác. 
 Hà Nội, tháng năm 2021 
Tác giả luận án 
Phạm Thị Thùy Linh 
DANH MỤC BẢNG VIẾT TẮT 
Chữ viết tắt Từ/Cụm từ 
TTĐC : Truyền thông đại chúng 
BMĐT : Báo mạng điện tử 
ĐKG : Định kiến giới 
BĐG : Bình đẳng giới 
BLGĐ : Bạo lực gia đình 
XHH 
PVS 
: 
: 
Xã hội học 
Phỏng vấn sâu 
Tuoitre : Tuoitre.vn 
Giadinh : Giadinh.net.vn 
VnE : VnExpress.net 
MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1 
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 3 
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 4 
4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích ........................ 5 
5. Cơ sở lí luận và thực tiễn ................................................................................... 8 
6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 8 
7. Điểm mới của luận án ...................................................................................... 17 
8. Kết cấu của luận án .......................................................................................... 18 
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ĐỊNH KIẾN GIỚI 
TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM ........................................................ 19 
1. Hướng nghiên cứu về báo mạng điện tử .......................................................... 19 
2. Hướng nghiên cứu về phân tích nội dung truyền thông đại chúng .................. 24 
3. Hướng nghiên cứu về bình đẳng giới, định kiến giới trên truyền thông đại 
chúng nói chung, báo mạng điện tử nói riêng. ......................................................... 33 
4. Đánh giá tổng quát về các công trình nghiên cứu trong tổng quan ................. 46 
TIỂU KẾT ........................................................................................................... 49 
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ ĐỊNH KIẾN 
GIỚI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM .............................................. 50 
1.1. Hệ thống khái niệm liên quan ....................................................................... 50 
1.2. Nhận diện tác phẩm báo chí có định kiến giới trên báo mạng điện tử .......... 60 
1.3. Chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới. .... 61 
1.4. Vai trò của truyền thông và báo mạng điện tử trong việc tuyên truyền bình 
đẳng giới ................................................................................................................... 63 
1.5. Lý thuyết nghiên cứu..................................................................................... 67 
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ....................................................................................... 78 
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỊNH KIẾN GIỚI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN 
TỬ VIỆT NAM ....................................................................................................... 79 
2.1. Định kiến giới trong nội dung tác phẩm báo mạng điện tử .......................... 79 
2.2. Định kiến giới trong hình thức tác phẩm báo mạng điện tử ....................... 106 
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................. 119 
CHƯƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ 
ĐỊNH KIẾN GIỚI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM ..................... 120 
3.1. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam.120 
3.2. Giải pháp từ thực trạng định kiến giới trên báo mạng điện tử. ................... 132 
3.3. Tiêu chí xây dựng tin bài không có định kiến giới trên báo mạng điện tử 
Việt Nam. ............................................................................................................... 144 
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................................. 150 
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 152 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 158 
PHỤ LỤC 
DANH MỤC BẢNG 
Bảng 1: Phương pháp lấy mẫu xây dựng tuần ngẫu nhiên của Riffe, et al. .................. 13 
Bảng 2: Kết quả chọn mẫu theo phương pháp constructed weeks ................................ 15 
Bảng 1.1: Mô hình phân công lao động theo giới (Theo mô hình 24 giờ trong ngày) . 77 
Bảng 2.1:Những từ/cụm từ định danh mang định kiến giới nữ .................................. 115 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 
Biểu đồ 1: Tỷ lệ tin bài trong diện khảo sát ............................................................. 16 
Biểu đồ 2.1: Giới tính nhân vật trong tin bài về sắc đẹp, thời trang, thẩm mỹ. ............ 79 
Biểu đồ 2.2: Từ khóa mô tả tính cách truyền thống của mỗi giới ................................. 84 
Biểu đồ 2.3: Từ khóa mô tả tính cách được mong đợi của mỗi giới ............................. 85 
Biểu đồ 2.4: Từ khóa mô tả khiếm khuyết của mỗi giới ............................................... 86 
Biểu đồ 2.5: Việc gia đình và giới tính đề cập trong tin bài .......................................... 89 
Biểu đồ 2.6: Các vai trò giới thể hiện trong nội dung tin bài trên BMĐT .................... 89 
Biểu đồ 2.7: Tỉ lệ nam/nữ được mô tả là nạn nhân/thủ phạm trên BMĐT ................. 101 
Biểu đồ 2.8: Vị thế và giới tính của nam/nữ trên BMĐT ............................................ 101 
Biểu đồ 2.9: Giới tính và tiếng nói của nhân vật trong tin bài trên BMĐT ................ 102 
Biểu đồ 2.10: Giới tính của nhân vật là lãnh đạo, quản lý trên các báo ...................... 103 
Biểu đồ 2.11: Lĩnh vực đề cập của tin bài trên BMĐT ............................................... 107 
Biểu đồ 2.12: Giới tính của nhân vật đề cập trong tin bài về nghệ thuật, ................... 108 
Biểu đồ 2.13: Giới tính của nhân vật đề cập trong tin bài về sắc đẹp, ........................ 108 
Biểu đồ 2.14: Thể loại tin bài trên BMĐT .................................................................. 109 
Biểu đồ 2.15: Bối cảnh bức ảnh và giới tính nhân vật trong ảnh ................................ 111 
Biểu đồ 2.16: Trang phục và giới tính của nhân vật trong ảnh ................................... 112 
Biểu đồ 2.17: Tương quan tờ báo và số lượng ảnh nữ xuất hiện trong tin bài ............ 113 
DANH MỤC HÌNH 
Hình 1: Khung phân tích vấn đề định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam ......... 7 
Hình 2: Công cụ tìm kiếm theo ngày của tuoitre.vn ..................................................... 14 
Hình 3: Dữ liệu tìm kiếm theo ngày của tuoitre.vn không hiển thị ............................... 17 
Hình 2.1: Bài viết chỉ trích Mai Phương Thúy “chỉ mong cởi để lên báo” ................... 83 
Hình 2.2: Bài viết “Lí do trai một đời vợ hơn đứt trai tân” (Giadinh, 06/8/2015) ........ 93 
Hình 2.3: Nội dung bình luận bài viết: Lý do phụ nữ thông minh, xinh đẹp vẫn độc 
thân (VnE, 27/9/2015) ................................................................................................... 95 
Hình 2.4: Ba hình ảnh đều là ảnh nạn nhân trong bài viết “Chồng Trung Quốc chém 5 
người gia đình vợ” (TT, 19/2/2016) ............................................................................ 114 
1 
MỞ ĐẦU 
1. Lí do chọn đề tài 
1.1. Ngày 25/9/2015, tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc thông qua 
Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển bền vững, hơn 190 quốc gia trên thế 
giới đã đồng thuận hưởng ứng lời kêu gọi của Liên hợp quốc về thúc đẩy bình 
đẳng giới. Không phải ngẫu nhiên, trong mười bảy mục tiêu phát triển bền vững 
(SDGs) của Chương trình, có tới hai mục tiêu liên quan đến bình đẳng (bình 
đẳng giới - SDG5, bình đẳng giữa các quốc gia và trong các quốc gia - SDG10). 
Bất bình đẳng giới và thu hẹp khoảng cách giới hiển nhiên là câu chuyện của 
mọi quốc gia trên thế giới. Theo Báo cáo “Khoảng cách giới toàn cầu 2020” 
(Global Gender Gap Report 2020), thế giới cần đến 257 năm để có thể hoàn toàn 
loại bỏ sự chênh lệch về mặt kinh tế giữa hai giới. Chỉ có 55% phụ nữ từ 15-64 
tuổi tham gia vào lực lượng lao động trong khi nam giới chiếm đến 78% và đặc 
biệt, ở vị trí lãnh đạo cấp cao trên toàn cầu, phụ nữ chiếm ít hơn một phần ba 
(khoảng 29%). Ở Việt Nam, công cuộc thúc đẩy bình đẳng giới vẫn liên tục 
được thực hiện và ngày càng được đặc biệt chú trọng. Theo báo cáo Phát triển 
con người năm 2019 của Liên hợp quốc, Việt Nam có giá trị GII (chỉ số bất bình 
đẳng giới) là 0,314, xếp thứ 68 trong số 162 quốc gia (chỉ số càng nhỏ, mức độ 
bất bình đẳng giới càng cao), so sánh với Philippines, Thái Lan, Trung Quốc và 
Malaysia lần lượt xếp thứ 98, 84, 39 và 58. Vị trí này trong báo cáo năm 2020 đã 
tăng lên ba bậc - là 65/162 quốc gia. Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai 
đoạn 2011 - 2020 chỉ rõ: “Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới là một bộ phận 
cấu thành quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là 
cơ sở nền tảng của chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước”. Yêu 
cầu lồng ghép giới trong luật pháp chính sách, chương trình, dự án phát triển vẫn 
liên tục được nêu rõ trong Luật Bình đẳng giới (2006), Pháp lệnh Dân số sửa đổi 
năm 2008, Luật Phòng chống bạo lực gia đình được thông qua năm 2009, Luật 
Hôn nhân và gia đình (2000, 2014), Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 
(sửa đổi năm 2015), Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 
2020, Mục tiêu phát triển quốc gia để hỗ trợ Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, 
Chương trình nghị sự về phát triển bền vững của Liên hợp quốc đến năm 2030 
Rõ ràng, bình đẳng giới vẫn đang được xác định là cuộc cách mạng lớn, khó 
khăn và lâu dài bởi rất nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân sâu xa nhất 
chính là sự tồn tại dai dẳng của định kiến giới trong xã hội, tạo thành những lối 
2 
mòn, thói quen ... u người 
trong thế giới rộng mở không còn cách biệt địa lý. 
Chức năng cũng như nhiệm vụ của báo chí nói chung và BMĐT nói riêng 
không chỉ là chuyển tải những thông tin thời sự đến công chúng mà còn phải bám 
sát những vấn đề xã hội nóng bỏng, bức xúc, tạo ra dư luận và định hướng dư luận 
theo hướng tích cực. Với chức năng ấy, vai trò của của báo chí nói chung và BMĐT 
nói riêng đối với vấn đề tuyên truyền về bình đẳng giới là hết sức quan trọng, góp 
phần không nhỏ trong việc thay đổi và nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, trong 
định hướng dư luận xã hội, thúc đẩy sự tham gia chủ động và chung tay hành động 
của cộng đồng đối với công tác bình đẳng giới. 
 3. Có nhận định cho rằng: Thông tin trên BMĐT Việt Nam hiện nay còn mang 
nặng định kiến giới, thể hiện qua những tin bài mô tả một cách khuôn mẫu về đặc 
điểm, tính cách, khả năng của nam giới và nữ giới mà những khuôn mẫu đó bao 
hàm sắc thái tiêu cực, một chiều, cản trở sự phát triển và cơ hội của mỗi giới trong 
đời sống xã hội và gia đình, là nguy cơ dẫn đến bất bình đẳng giới... Ý kiến đánh 
giá của ông/bà về nhận định này? Nếu đồng tình với nhận định này, ông/bà có thể 
chỉ ra các biểu hiện của định kiến giới trong nội dung tin tức trên BMĐT theo quan 
điểm của mình? 
Việc tin bài trên BMĐT mô tả một cách khuôn mẫu về đặc điểm, tính cách, 
khả năng của nam giới và nữ giới mà những khuôn mẫu đó bao hàm sắc thái tiêu 
cực, một chiều, cản trở sự phát triển và cơ hội của mỗi giới trong đời sống xã hội và 
gia đình vẫn đang là một hạn chế trong công tác truyền thông về bình đẳng giới 
hiện nay. Tuy nhiên, nếu nhận định thông tin trên BMĐT Việt Nam hiện nay còn 
mang nặng định kiến giới thì không hoàn toàn xác đáng, bởi như vậy vô hình chung 
chúng ta đã phủ nhận những nỗ lực đáng ghi nhận của hệ thống báo chí nói chung 
và BMĐT nói riêng nhằm thu hẹp khoảng cách giới trong thời gian qua. Các cơ 
quan báo chí, trong đó có BMĐT đã tích cực phổ biến, tuyên truyền, giáo dục chính 
sách, pháp luật về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới; phê phán 
những hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới... 
Để đánh giá cụ thể về định kiến giới trên BMĐT hiện nay cần có một cuộc 
khảo sát quy mô, khoa học. Tuy nhiên, có thể thấy định kiến giới trên BMĐT thể 
hiện rõ rệt nhất trong việc mô tả hình ảnh nữ giới theo khuôn mẫu mà hậu quả của 
cách mô tả này sẽ gây áp lực giới. Mặc dù báo chí đã có những nhìn nhận tích cực 
về lực lượng lao động nữ trí thức, nhưng thống kê đã chỉ ra phụ nữ chủ yếu đảm 
nhận các công việc thuận lợi cho “phái yếu” như văn phòng, y tế, giáo dục, dịch 
vụ... Nhiều bài viết mặc nhiên thừa nhận những nghề nghiệp lao động chân tay như 
giúp việc, công nhân, bảo mẫu... là của phụ nữ. Điều này vô hình tạo ra khuôn mẫu 
trong nhận thức cộng đồng về vị thế và năng lực của người nữ: người nữ có năng 
lực thấp hơn nam và thường đảm nhận những công việc liên quan đến lao động 
chân tay, thu nhập thấp. Bên cạnh quan niệm về mẫu hình người nữ ngày một cởi 
mở, “năng động, bản lĩnh” trở thành những nét tính cách được xã hội coi trọng và 
báo chí tôn vinh thì những đặc điểm truyền thống như “dịu dàng”, “đảm đang” , 
“giỏi việc nước, đảm việc nhà” vẫn phổ biến và được xem là tính cách điển hình 
đáng quý của người nữ. Thậm chí, ngay cả khi khai thác người nữ tham chính, nhà 
báo cũng hướng ngòi bút theo khuôn mẫu kép với chân dung nữ chính trị gia vừa 
quyết đoán trong công việc vừa chu toàn trong chăm sóc gia đình. Điều này ít khi 
gặp ở nhân vật nam có vị trí công việc tương tự. Đi kèm với “dịu dàng, đảm đang”, 
báo chí còn củng cố khuôn mẫu về vai trò “nội tướng” “người xây tổ ấm”, “người 
giữ lửa” của phụ nữ. Dù đã bước ra ngoài xã hội với vị thế ngang bằng người nam 
nhưng ở vị trí nào, nhà báo cũng “không quên” nhắc đến người nữ với tư cách 
người mẹ, người vợ hoặc em gái, chị gái tần tảo, giàu đức hy sinh. Hình ảnh của 
người nữ thường gắn với nhiệm vụ đi chợ, làm việc nhà, chăm sóc người thân trong 
không gian gia đình, hoặc không gian chợ, siêu thị - là những địa điểm thường dành 
cho nữ. Khuôn mẫu giới còn thể hiện ở giá trị nữ giới thường được truyền thông 
xem xét từ vẻ đẹp hình thể. Bên cạnh những nét đẹp khá truyền thống được người 
Việt coi trọng như đoan trang, kín đáo, nữ tính, nghiên cứu nhận thấy một bộ phận 
báo chí thường miêu tả người nữ với đặc điểm hình thể hấp dẫn, quyến rũ, gợi cảm. 
Một mặt, đây có thể xem là những biểu hiện tích cực về mẫu hình người nữ phóng 
khoáng, tự do và tự tin về năng lực của bản thân. Tuy nhiên, việc lạm dụng vẻ đẹp 
hình thể của người nữ để thu hút sự chú ý của độc giả lại là bước lùi của bình đẳng 
giới nói riêng và chất lượng báo chí nói chung. 
Bên cạnh đó, việc sử dụng ngôn ngữ mô tả nhân vật nữ trên báo chí nếu không 
cân nhắc cũng có thể sa vào định kiến giới mà đôi khi người viết không ý thức 
được. Chúng ta dễ thấy, trên báo thường xuất hiện những cụm từ đặc trưng để nói 
về người nữ. Bản thân những so sánh hoặc ẩn dụ như: “nội tướng”, “người giữ lửa”, 
“người xây tổ ấm” vô hình khóa trái người nữ trong cánh cửa của gia đình, của sự 
tận tụy đã được tôn vinh thành thuộc tính, sứ mệnh. Các nhà báo cho rằng việc sử 
dụng những hình ảnh so sánh hoặc cách nói liên tưởng như “nội tướng”, “đàn ông 
xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, “sau lưng thành công của một người đàn ông luôn có 
bóng dáng của một người phụ nữ” chỉ là cách nói bình thường nhằm tạo ấn tượng. 
Tuy nhiên, chính thói quen sử dụng ngôn ngữ đó lại tạo ra những văn bản mang tính 
định kiến về vai trò của người nữ. Bên cạnh đó, việc báo chí duy trì thói quen gán 
một số cụm từ không mang tính giới cho giới nữ cũng vô tình tạo ra cái nhìn tiêu 
cực hoặc định kiến đối với giới nữ. Ví dụ như: ô-sin (người giúp việc), mẹ mìn 
(người bắt cóc trẻ em), má mì (người cầm đầu hoặc quản lý hoạt động mại dâm)... 
4. Theo ông/bà, những nguyên nhân chủ yếu của việc tồn tại định kiến giới 
trong nội dung tin tức trên BMĐT là gì? Theo ông/bà, các yếu tố như: nền tảng văn 
hóa của nhà báo, nhu cầu của độc giả, thói quen lựa chọn nguồn tin có ảnh hưởng 
như thế nào đến việc thông tin có chứa định kiến giới trên BMĐT? 
Bên cạnh những định hướng đúng đắn, hình ảnh giới, đặc biệt là chân dung nữ 
giới trên báo chí trong nhiều trường hợp vẫn còn bị miêu tả một chiều, năng lực và 
vị thế của nữ chưa được báo chí nhìn nhận đúng mức. Nguyên nhân của hiện trạng 
này một phần là do bức tranh bình đẳng giới trong thực tế vẫn còn tồn tại nhiều 
mảng tối màu. Với tư cách người ghi chép hiện thực, phóng viên buộc phải phản 
ánh chân xác những chi tiết của hiện thực khách quan. Bên cạnh đó, không thể phủ 
nhận một thực tế là các đơn vị truyền thông chưa coi trọng mục tiêu truyền thông về 
giới, dẫn đến tần số xuất hiện của hình ảnh nữ trên báo chí còn khiêm tốn. Việc 
thiếu góc nhìn giới cũng khiến thông điệp truyền thông về bình đẳng giới và sự tiến 
bộ phụ nữ trong các tác phẩm báo chí cũng không rõ ràng và quyết liệt. Đội ngũ 
phóng viên cũng chưa có điều kiện cũng như nhu cầu để cập nhật kiến thức và kỹ 
năng truyền thông giới. Khuôn mẫu giới, vì vậy, vẫn còn khá phổ biến trên báo chí. 
Đồng thời, bản thân phóng viên cũng tồn tại định kiến với giới nữ. Nhiều phóng 
viên thuộc cả hai giới quan niệm sự phân vai nam - nữ là sự phân công lao động tự 
nhiên, phù hợp với quy luật của tạo hóa và xã hội. Chính những mầm mống định 
kiến ấy là nguyên nhân sâu xa của mảng màu bất bình đẳng trên bức chân dung nữ 
giới trên báo chí hiện nay, trong đó có BMĐT. 
5. Khi viết tin bài, đặc biệt là các mảng đề tài liên quan đến bình đẳng giới 
như hôn nhân - gia đình, chân dung lãnh đạo nữ, bạo lực gia đình, ông/bà có ý 
thức về việc phải thể hiện như thế nào để tránh nguy cơ định kiến giới không? Có 
khi nào ông/bà thay đổi nội dung/cách thể hiện tin bài để đạt được nhạy cảm giới? 
Ở trên đã đề cập đến những nguyên nhân chủ yếu của việc tồn tại định kiến 
giới và nhận diện các biểu hiện của định kiến giới trong nội dung tin tức trên 
BMĐT. Đây là cơ sở để người viết tránh nguy cơ tác phẩm báo chí sa vào định kiến 
giới. Trong trường hợp cần thiết, việc thay đổi cấu trúc, cách thể hiện của tin-bài là 
cần thiết để đạt được nhạy cảm giới. 
6. Theo ông/bà thì có cần phải tập huấn các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn 
riêng trong tác nghiệp cho phóng viên, biên tập viên để tránh các lỗi định kiến giới 
trong tin bài không? Tại sao? Mức độ và tính chất của các chương trình tập huấn 
nên như thế nào thì có hiệu quả? 
Truyền thông có sức mạnh đặc biệt, góp phần làm cho xã hội hiểu đúng hơn về 
bình đẳng giới. Do vậy, kiến thức và kỹ năng truyền thông về giới của các nhà báo 
là điểm cốt lõi tạo nên sức mạnh này. Vấn đề bình đẳng giới ngày càng được quan 
tâm hơn,tuy nhiên sự thiếu nhạy cảm của báo chí đối với vấn đề này vẫn đang là 
một tồn tại. Mặc dù truyền thông đã và đang tham gia tuyên truyền và cố gắng làm 
giảm định kiến về giới, nhưng cũng có khá nhiều trường hợp vì phóng viên không 
hiểu bản chất của bình đẳng giới, thiếu sự nhạy cảm trong vấn đề này nên vô tình 
tham gia vào việc thúc đẩy định kiến. Có một thực tế, những điều tưởng như rất 
thiện chí của phóng viên trong truyền thông về bình đẳng giới đôi khi lại gây ra tác 
dụng ngược: thay vì làm giảm đi định kiến về giới thì lại thúc đẩy định kiến. Sự 
thiếu nhạy cảm của nhà báo trong vấn đề bình đẳng giới đã khiến họ trong một số 
trường hợp đã vô tình truyên truyền cho những định kiến, cho sự bất bình đẳng về 
giới mà họ phải là những người có trách nhiệm xóa bỏ. 
Bởi vậy, việc củng cố kiến thức về giới, tập huấn các kỹ năng, nghiệp vụ 
chuyên môn riêng trong tác nghiệp cho phóng viên, biên tập viên để tránh các lỗi 
định kiến giới trong tin bài là việc làm cần thiết góp phần tháo gỡ phần nào những 
khó khăn trong việc truyền thông tăng cường bình đẳng giới hiện nay. Qua đó có 
thể giúp các nhà báo, phóng viên nâng cao nhận thức và vận dụng kiến thức về 
truyền thông nhạy cảm giới một cách chủ động, linh hoạt, phù hợp với yêu cầu tác 
nghiệp của mình. 
7. Ông/bà có đề xuất giải pháp gì để hạn chế thông tin định kiến giới trên 
BMĐT, xét trên các khía cạnh như: đối với nhà báo, đối với cơ quan báo chí, cơ 
quan quản lí báo chí, độc giả? 
Ở góc độ định hướng, các đơn vị báo chí cần nhanh chóng xây dựng chiến 
lược truyền thông giới và xác định bình đẳng giới là một trong những mục tiêu quan 
trọng trong kế hoạch thực hiện tin bài. Đồng thời, để nâng cao chất lượng công tác 
tuyên truyền về bình đẳng giới trên báo chí, đội ngũ phóng viên, biên tập viên và 
sinh viên báo chí tương lai cần được bổ sung kiến thức và kỹ năng truyền thông 
giới. Giữa các đơn vị vì sự phát triển phụ nữ và đơn vị truyền thông cũng cần có sự 
phối hợp trong xây dựng kế hoạch hành động, tổ chức sự kiện về đề tài bình đẳng 
giới trên báo chí và tạo điều kiện cho phóng viên có cơ hội rèn luyện kỹ năng viết 
bài về bình đẳng giới. Một số cách sử dụng ngôn ngữ cũng cần được xem xét nhằm 
tạo ra chuẩn ngôn ngữ báo chí hạn chế định kiến giới. 
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của ông/bà! 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_dinh_kien_gioi_tren_bao_mang_dien_tu_viet_nam_khao_s.pdf
  • pdfTóm tắt LA (tiếng Anh).pdf
  • pdfTóm tắt LA (tiếng Việt).pdf
  • pdfTrang TT về những điểm mới LA (tiếng Anh).pdf
  • pdfTrang TT về những điểm mới LA (tiếng Việt).pdf