Luận án Giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay
Nguồn nhân lực là yếu tố cấu thành quan trọng nhất của lực lượng sản xuất,
quyết định sức mạnh và sự phát triển của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh kinh tế tri
thức và cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh, toàn cầu hoá và hội
nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các nước càng coi trọng phát triển nguồn nhân lực
đảm bảo về số lượng và chất lượng. Nguồn nhân lực đã trở thành lợi thế cạnh tranh
của nhiều quốc gia dân tộc trên thế giới, do vậy mỗi quốc gia dân tộc đều tìm cách
phát triển nguồn nhân lực của mình. Phát triển nguồn nhân lực là phát triển về mọi
mặt: sức khỏe, trí tuệ, tay nghề, tác phong lao động công nghiệp, đạo đức nghề
nghiệp, tính kỷ luật chấp hành luật pháp. Nhờ có nền tảng giáo dục và đào tạo,
trong đó có giáo dục và đào tạo nghề, người lao động có thể nâng cao được kiến
thức và kỹ năng nghề nghiệp của mình, qua đó nâng cao năng suất, chất lượng lao
động, vừa gia tăng cơ hội phát triển và thu nhập, vừa góp phần phát triển kinh tế -
xã hội. Như vậy có thể thấy, giáo dục và đào tạo nghề là một thành tố quan trọng,
có ý nghĩa quyết định phát triển nguồn nhân lực.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo nghề trong việc nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực và qua đó thúc đẩy sự phát triển tương lai, Chính
phủ của nhiều nước trên thế giới đã có chiến lược dài hạn phát triển giáo dục và đào
tạo, đầu tư thỏa đáng ngân sách cho lĩnh vực này. Chẳng hạn, hàng năm, Mỹ đã chi
khoảng trên 7% của GDP, Hà Lan 6,7%, Pháp 5,7% - 6,7%, Nhật Bản 5%. [49,
tr.3] cho việc đào tạo và phát triển nhân tài; ngoài ra, Chính phủ các nước công
nghiệp phát triển còn có chính sách huy động sự tham gia mạnh mẽ của các doanh
nghiệp, các tập đoàn lớn đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo nghề, nhất là các
trung tâm đào tạo chất lượng cao, tạo ra những nhà kỹ thuật, những nhà phát minh,
sáng chế hàng đầu trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Ngay ở Đông Nam
Á, một số nước như Brunei, Việt Nam, Thái Lan., cũng đã có chiến lược đầu tư
cho phát triển giáo dục và đào tạo nghề khá ấn tượng, để trang bị cho lực lượng lao2
động những kiến thức và kỹ năng trong một thế giới hiện đại, nhất là trước thềm
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hướng tới đào tạo con người phát triển toàn
diện, có kỹ năng tốt, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Trong những năm qua, công tác giáo dục và đào tạo nghề ở các trường, trung
tâm và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
(CHDCND Lào) đã đào tạo ra được một đội ngũ kỹ sư, lực lượng lao động dồi dào
với trình độ tay nghề khá cao bước đầu đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. Tuy nhiên, giáo
dục và đào tạo nghề ở Lào hiện nay còn nhiều hạn chế, như: Nội dung, chương
trình, phương pháp giảng dạy, lực lượng quản lý, đội ngũ giáo viên, cơ chế, chính
sách, cũng như môi trường, điều kiện, trang thiết bị phục vụ giáo dục và đào tạo
nghề để phát triển nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Chất lượng
giáo dục và đào tạo nghề, nhất là ở bậc cao đẳng trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao nhìn chung còn thấp. Trình độ, năng lực chuyên môn của sinh viên
sau khi ra trường còn nhiều hạn chế, khả năng thích nghi với thực tế chưa cao;
nguồn nhân lực của Lào còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng, bất cập về cơ
cấu. Điều đó phản ánh những hạn chế, bất cập của giáo dục và đào tạo nghề trong
phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Hiện nay, vấn đề cấp bách đặt ra đối với
giáo dục và đào tạo nghề ở Lào là làm thế nào để có được nguồn nhân lực đảm bảo
chất lượng đủ sức đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập
quốc tế, góp phần thực hiện mục tiêu: Đến 2030, Lào thoát khỏi tình trạng quốc gia
kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao và đạt
mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) [110, tr.52] để tạo điều kiện đảm bảo cho sự
phát triển kinh tế bền vững gắn liền với phát triển xã hội, bảo vệ môi trường và phát
triển con người, trong đó, phát triển con người là nhân tố quyết định. Với những lý
do phân tích trên, nghiên cứu về: “Giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển
nguồn nhân lực ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay” có tính cấp
thiết cả về lý luận và thực tiễn, vừa mang tính thời sự cấp bách, vừa có ý nghĩa
chiến lược lâu dài đối với phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của
đất nước trong giai đoạn mới.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHONVILAY PHOMVIENGXAY GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC HÀ NỘI - 2021 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHONVILAY PHOMVIENGXAY GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Mã số: 9 22 90 08 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. LÊ VĂN LỢI 2. PGS.TS. BÙI THỊ NGỌC LAN HÀ NỘI - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Phonvilay PHOMVIENGXAY MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án 7 1.2. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã tổng quan và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết 27 Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY 31 2.1. Quan niệm, chủ thể, nội dung, phương thức, điều kiện vật chất đảm bảo cho giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực 31 2.2. Vai trò của giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực 46 2.3. Những nhân tố tác động đến giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay 56 Chương 3: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY 70 3.1. Những thành tựu về giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay 70 3.2. Những hạn chế về giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 87 3.3. Nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra về giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay 98 Chương 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY 117 4.1. Quan điểm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay 117 4.2. Giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay 124 KẾT LUẬN 151 CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 154 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 155 PHỤ LỤC 167 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN : Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á CHDCND Lào : Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa GIZ : Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức ILO : Tổ chức Lao động thế giới NDCM : Nhân dân Cách mạng Nxb : Nhà xuất bản SEZ : Đặc khu kinh tế UNDP : Chương Trình phát triển của Liên Hiệp Quốc UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa WHO : Tổ chức Y tế thế giới WTO : Tổ chức Thương mại thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Số lượng các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề cả công lập và tư thục từ năm 2013 - 2018 70 Bảng 3.2: Số lượng cán bộ, giáo viên tại các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề công lập, tư thục từ năm 2010 đến năm 2018 72 Bảng 3.3: Đánh giá của các đối tượng khảo sát về tính tích cực, tự giác trong học tập, nâng cao trình độ kiến thức của học sinh/sinh viên học nghề 76 Bảng 3.4: Mức độ phù hợp của nội dung, chương trình Giáo dục và đào tạo nghề 78 Bảng 3.5: Đánh giá về thời lượng học lý thuyết và thực hành trong chương trình Giáo dục và đào tạo nghề 80 Bảng 3.6: Kết quả khảo sát về chất lượng, khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực đã qua giáo dục và đào tạo nghề 85 Bảng 3.7: Kết quả khảo sát những phương thức giáo dục và đào tạo nghề ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 92 Bảng 3.8: Những hạn chế về cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 93 DANH MỤC CÁC BIỂU Trang Biểu đồ 3.1: Số lượng sinh viên theo học tại các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề công lập năm học từ năm 2010 - 2015 83 Biểu đồ 3.2: Nguồn kỹ năng công việc của đội ngũ công nhân ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 96 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực là yếu tố cấu thành quan trọng nhất của lực lượng sản xuất, quyết định sức mạnh và sự phát triển của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh kinh tế tri thức và cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các nước càng coi trọng phát triển nguồn nhân lực đảm bảo về số lượng và chất lượng. Nguồn nhân lực đã trở thành lợi thế cạnh tranh của nhiều quốc gia dân tộc trên thế giới, do vậy mỗi quốc gia dân tộc đều tìm cách phát triển nguồn nhân lực của mình. Phát triển nguồn nhân lực là phát triển về mọi mặt: sức khỏe, trí tuệ, tay nghề, tác phong lao động công nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, tính kỷ luật chấp hành luật pháp. Nhờ có nền tảng giáo dục và đào tạo, trong đó có giáo dục và đào tạo nghề, người lao động có thể nâng cao được kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của mình, qua đó nâng cao năng suất, chất lượng lao động, vừa gia tăng cơ hội phát triển và thu nhập, vừa góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy có thể thấy, giáo dục và đào tạo nghề là một thành tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định phát triển nguồn nhân lực. Nhận thức rõ tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo nghề trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và qua đó thúc đẩy sự phát triển tương lai, Chính phủ của nhiều nước trên thế giới đã có chiến lược dài hạn phát triển giáo dục và đào tạo, đầu tư thỏa đáng ngân sách cho lĩnh vực này. Chẳng hạn, hàng năm, Mỹ đã chi khoảng trên 7% của GDP, Hà Lan 6,7%, Pháp 5,7% - 6,7%, Nhật Bản 5%... [49, tr.3] cho việc đào tạo và phát triển nhân tài; ngoài ra, Chính phủ các nước công nghiệp phát triển còn có chính sách huy động sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo nghề, nhất là các trung tâm đào tạo chất lượng cao, tạo ra những nhà kỹ thuật, những nhà phát minh, sáng chế hàng đầu trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Ngay ở Đông Nam Á, một số nước như Brunei, Việt Nam, Thái Lan..., cũng đã có chiến lược đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo nghề khá ấn tượng, để trang bị cho lực lượng lao 2 động những kiến thức và kỹ năng trong một thế giới hiện đại, nhất là trước thềm cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hướng tới đào tạo con người phát triển toàn diện, có kỹ năng tốt, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Trong những năm qua, công tác giáo dục và đào tạo nghề ở các trường, trung tâm và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) đã đào tạo ra được một đội ngũ kỹ sư, lực lượng lao động dồi dào với trình độ tay nghề khá cao bước đầu đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. Tuy nhiên, giáo dục và đào tạo nghề ở Lào hiện nay còn nhiều hạn chế, như: Nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, lực lượng quản lý, đội ngũ giáo viên, cơ chế, chính sách, cũng như môi trường, điều kiện, trang thiết bị phục vụ giáo dục và đào tạo nghề để phát triển nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Chất lượng giáo dục và đào tạo nghề, nhất là ở bậc cao đẳng trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhìn chung còn thấp. Trình độ, năng lực chuyên môn của sinh viên sau khi ra trường còn nhiều hạn chế, khả năng thích nghi với thực tế chưa cao; nguồn nhân lực của Lào còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng, bất cập về cơ cấu. Điều đó phản ánh những hạn chế, bất cập của giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Hiện nay, vấn đề cấp bách đặt ra đối với giáo dục và đào tạo nghề ở Lào là làm thế nào để có được nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng đủ sức đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, góp phần thực hiện mục tiêu: Đến 2030, Lào thoát khỏi tình trạng quốc gia kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao và đạt mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) [110, tr.52] để tạo điều kiện đảm bảo cho sự phát triển kinh tế bền vững gắn liền với phát triển xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển con người, trong đó, phát triển con người là nhân tố quyết định. Với những lý do phân tích trên, nghiên cứu về: “Giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay” có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn, vừa mang tính thời sự cấp bách, vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài đối với phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở Lào, luận án đề xuất quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, tổng quan một số công trình tiêu biểu ở Lào và nước ngoài liên quan đến đề tài, đồng thời, xác định rõ những nội dung cơ bản luận án cần tập trung làm rõ. Thứ hai, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào. Thứ ba, phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào hiện nay. Thứ tư, đề xuất một số quan điểm, những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án - Giới hạn về nội dung: Luận án không nghiên cứu toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân của Lào mà chỉ tập trung nghiên cứu lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề - một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân ở nước CHDCND Lào. - Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề này ở các trường, trung tâm và các cơ sở dạy nghề của Lào; tập trung chủ yếu ở Thủ đô Viêng Chăn và một số tỉnh lớn của Lào (Luông Pha Băng, Sa Văn Na Khết và Chăm Pa Sắc), ngoài ra, còn tham khảo các tư liệu, số liệu thống kê của các cơ quan liên quan như: Bộ Giáo dục và Thể thao, Bộ Lao động và Phúc lợi - xã hội 4 - Giới hạn về thời gian: Luận án nghiên cứu giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào từ năm 2006 đến nay (Năm 2 ... Thầy/Cô vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân. - Họ và tên của Ông/Bà: - Giới tính: Nam Nữ - Chức vụ: - Đơn vị công tác: Trường - Địa chỉ của Trường: Điện thoại: .., Fax: ..., Email: Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Quý Thầy/Cô! 185 Phụ lục 10 PHIẾU HỎI 5 Hỏi ý kiến các em học sinh trung học phổ thông về định hướng nghề nghiệp 1. Mục đích Để có những thông tin cần thiết làm cơ sở đánh giá về nhu cầu học nghề của các em học sinh sau khi học tốt nghiệp trung học phổ thông, góp phần nâng cao chất lượng công tác hướng nghiệp ở các trường và có được nguồn nhân lực lao động đáp ứng yêu cầu thị trường lao động trong tương lai, đề nghị các em vui lòng trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách điền vào chỗ trống () hoặc đánh dấu (×) vào ô mà các em cho là thích hợp. 2. Nội dung Câu 1: Theo em, việc chuẩn bị nghề cho tương lai là: Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng Câu 2: Theo em, trong các nghề dưới đây, nghề nào là nghề quan trọng nhất? (Đánh giá mức độ quan trọng theo bảng dưới đây): Mức độ STT Nghề nghiệp Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng 1 Giáo viên 2 Bác sĩ 3 Luật 4 Ngân hàng 5 Xây dựng 6 Kiến trúc 7 Giao thông 8 Ca sĩ 9 Công nghệ thông tin 10 Công tác xã hội 11 Cơ khí 12 Công nhân 13 Trồng trọt, chăn nuôi 14 Nhân viên văn phòng 15 Nghề khác 186 Câu 3: Theo em, em thấy mình phù hợp với nghề nào nhất? STT Nghề nghiệp Thứ tự ưu tiên 1 Giáo viên 2 Y, dược 3 Luật 4 Ngân hàng, tài chính 5 Xây dựng 6 Kiến trúc 7 Giao thông 8 Ca sĩ, diễn viên 9 Công nghệ - thông tin, viễn thông 10 Công tác xã hội 11 Cơ khí 12 Công nhân 13 Trồng trọt, chăn nuôi 14 Nhân viên văn phòng 15 Nghề khác Câu 4: Em biết gì về nghề mà em cảm thấy phù hợp? Nếu học nghề đó phải học ở trường nào? Nếu học nghề đó, sau khi ra trường, em sẽ làm gì và làm trong điều kiện như thế nào? Câu 5: Sắp học xong trung học phổ thông, em có lo lắng cho việc lựa chọn nghề nghiệp của mình không? Rất lo lắng Lo lắng Bình thường Không lo lắng 187 Câu 6: Theo em, hiện nay học sinh trung học phổ thông có nguyện vọng về những vấn đề gì dưới đây? (Chọn 5 nguyện vọng nhất theo mức độ 1, 2, 3, 4, 5) STT Vấn đề học sinh có nguyện vọng Mức độ 1 Học cao đẳng, đại học trở lên 2 Giỏi tin học, ngoại ngữ 3 Làm việc ở thành phố 4 Làm việc trong cơ quan nhà nước 5 Làm việc trong cơ quan ngoài nhà nước 6 Sớm có cuộc sống tự lập 7 Việc làm ổn định và thu nhập cao 8 Kinh doanh, buôn bán 9 Tham gia các hoạt động xã hội 10 Có cuộc sống an nhàn 11 Học nghề Câu 7: Đánh giá mức độ yêu thích của các em đối với những nghề sau: Mức độ STT Nghề nghiệp Rất thích Thích Bình thường Không tích 1 Giáo viên 2 Bác sĩ 3 Luật 4 Ngân hàng 5 Xây dựng 6 Kiến trúc 7 Giao thông 8 Ca sĩ 9 Công nghệ thông tin 10 Công tác xã hội 11 Cơ khí 12 Công nhân 13 Trồng trọt, chăn nuôi 14 Nhân viên văn phòng 15 Nghề khác 188 Câu 8: Sự hứng thú về nghề đã chọn của em như thế nào? Say mê, quyết tâm vào được nghề đã chọn Rất thích Thích vừa phải Không thích Chán ghét Câu 9: Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, em sẽ: Thi đại học Thi cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và học nghề. Làm công nhân hoặc đi xuất khẩu lao đọng Kinh doanh, buôn bán Câu 10: Mức độ tham gia các giờ học (sinh hoạt) hướng nghiệp của em như thế nào? Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không tham gia bao giờ Câu 11: Khi lựa chọn nghề nghiệp, em quan tâm đến những vấn đề gì? (Chọn 5 vấn đề mà em quan tâm nhất, đánh số thứ tự quan tâm nhất xếp số 1). STT Vấn đề quan tâm Mức độ 1 Nhu cầu, hứng thú của bản thân với nghề 2 Cơ hội có việc làm sau khi ra trường 3 Thu nhập quốc tế 4 Nghề được ít hay nhiều người lựa chọn 5 Năng lực, phẩm chất của cá nhân 6 Vị thế xã hội của nghề 7 Khả năng thăng tiến trong nghề 8 Sự đồng tình ủng hộ của gia đình 189 Câu 12: Những khó khăn mà em gặp phải khi chọn nghề? (Chọn khó khăn nhất mà em thường gặp phải, đánh số thứ tự khó khăn nhất xếp vị trí số 1) STT Những khó khăn Mức độ 1 Không được tư vấn nghề 2 Công tác hướng nghiệp không hiệu quả 3 Hiểu không đầy đủ về nghề 4 Thích một lúc nhiều nghề 5 Chọn được nghề nhưng năng lực hạn chế 6 Không xác định được hứng thú, năng lực với nghề nào 7 Chọn nghề nhưng gia đình không ủng hộ 8 Lo lắng về việc làm sau khi ra trường 9 Lo lắng về thu nhập và sự ổn định của nghề Câu 13: Trong các hình thức chuẩn bị nghề dưới đây, em lựa chọn những hình thức chuẩn bị nghề nào? Hãy đánh giá mức độ các hình thức chuẩn bị nghề dưới đây? Mức độ STT Các hình thức chuẩn bị nghề Rất tích cực Tích cực Không tích cực 1 Học chuyên sâu về nghề đã chọn 2 Tích cực học tập để thi đỗ vào trường đã chọn 3 Rèn luyện những phẩm chất đạo đức cần thiết để thực hành nghề 4 Đọc sách, báo có liên quan đến nghề đã chọn 5 Đến những cơ sở thực hành 6 Hình thức chuẩn bị khác 190 Câu 14: Theo em, các yếu tố dưới đây ảnh hưởng đến xu hướng chọn nghề của em ở mức độ nào? Mức độ STT Các yếu tố Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Bình thường Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng 1 Xã hội 2 Nhà trường 3 Gia đình 4 Bạn bè 5 Bản thân học sinh Đề nghị em học sinh vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân. - Em là học sinh trường - Giới tính: Nam Nữ - Dân tộc: Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các em! 191 Phụ lục 11 PHIẾU HỎI 6 Hỏi ý kiến các em học sinh trung học cơ sở về định hướng nghề nghiệp 1. Mục đích Để có những thông tin cần thiết làm cơ sở đánh giá về nhu cầu học nghề của các em học sinh sau khi học tốt nghiệp trung học cơ sở, góp phần nâng cao chất lượng công tác hướng nghiệp ở các trường và có được nguồn nhân lực lao động đáp ứng yêu cầu thị trường lao động trong tương lai, đề nghị các em vui lòng trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách điền vào chỗ trống () hoặc đánh dấu (×) vào ô mà các em cho là thích hợp. 2. Nội dung Câu 1: Theo em, việc chuẩn bị nghề cho tương lai là: Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng Câu 2: Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, em sẽ tiếp tục gì? Học tiếp ở bậc trung học phổ thông Học nghề, giáo dục nghề nghiệp Làm công nhân Làm nông dân lao động sản xuất Nhập ngũ quân sự Và việc làm khác Câu 3: Nếu lựa chọn học tiếp bậc trung học phổ thông, em cho biết lý do là gì? Có khả năng học tập, muốn học ở bậc cao hơn Để đạt nguyện vọng của mình Muốn có ngành nghề tốt, ổn định trong tương lai Muốn có bằng cấp ở trình độ cao hơn Vì bố mẹ, gia đình muốn cho học tiếp Vì bạn bè đều chọn học tiếp Vì lý do khác 192 Câu 4: Theo em, trong các nghề dưới đây, nghề nào là nghề quan trọng nhất? (Đánh giá mức độ quan trọng theo bảng dưới đây): Mức độ STT Nghề nghiệp Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng 1 Giáo viên 2 Bác sĩ, y tá, dược 3 Luật 4 Ngân hàng 5 Xây dựng 6 Kiến trúc 7 Giao thông 8 Ca sĩ, diễn viên 9 Công nghệ thông tin 10 Công tác xã hội 11 Cơ khí 12 Công nhân 13 Trồng trọt, chăn nuôi 14 Nhân viên văn phòng 15 Nghề khác Câu 5: Theo em, em thấy mình phù hợp với nghề nào nhất? (chọn lấy 1 nghề) STT Nghề nghiệp Thứ tự ưu tiên 1 Giáo viên 2 Y, dược 3 Luật 4 Ngân hàng, tài chính 5 Xây dựng 6 Kiến trúc 7 Giao thông 8 Ca sĩ, diễn viên 9 Công nghệ - thông tin, viễn thông 10 Công tác xã hội 11 Cơ khí 12 Công nhân 13 Trồng trọt, chăn nuôi 14 Nhân viên văn phòng 15 Nghề khác 193 Câu 6: Em biết gì về nghề mà em cảm thấy phù hợp? Nếu học nghề em sẽ phải học ở trường nào? Câu 7: Theo em, những yếu tố nào ảnh hưởng nhất đến xu hướng chọn nghề của mình? Xã hội, thị trường lao động Nhà trường Gia đình Bạn bè Bản thân học sinh Đề nghị em học sinh vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân. - Em là học sinh trường - Giới tính: Nam Nữ - Dân tộc: Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các em! 194 Phụ lục 12 SỐ LƯỢNG SINH VIÊN THEO HỌC TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ CÔNG LẬP VÀ TƯ THỤC 2018 - 2019 Cơ sở giáo dục và đào tạo nghề công lập và tư thục Đơn vị: Người Số sinh viên Tính phần trăm TT Ngành học Tổng số Nữ Tổng số Nữ 1 Nông nghiệp 3.047 1.716 8,56% 11,82% 2 Công nghiệp 19.709 3.166 55,34% 21,81% 3 Dịch vụ 12.544 9.498 35,23% 65,42% 4 Sư phạm giáo dục dạy nghề 311 139 0,87% 0,96% Tổng cộng 35.611 14.519 100% 100% Nguồn: Báo cáo về Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục và đào tạo nghề năm học 2018 - 2019, Bộ Giáo dục và Thể thao của Lào (2019), tr.2. Cơ sở giáo dục và đào tạo nghề tư thục Đơn vị: Người Số sinh viên Tính phần trăm TT Ngành học Tổng số Nữ Tổng số Nữ 1 Nông nghiệp 0 0 0 0 2 Công nghiệp 2.921 823 13,48% 7,01% 3 Dịch vụ 13.844 10.231 37,41% 92,99% Tổng cộng 21.667 11.736 100% 100% Nguồn: Báo cáo về Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục và đào tạo nghề năm học 2018 - 2019, Bộ Giáo dục và Thể thao của Lào (2019), tr.3. 195 Phụ lục 13 DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ TRẢ LỜI PHIẾU KHẢO SÁT Các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề 1. Trường Cao đẳng nghề Lào - Đức, Thủ đô Viêng Chăn. 2. Trường Cao đẳng Kỹ thuật nghề hữu nghị Viêng Chăn - Hà Nội. 3. Viện Phát triển Giáo dục nghề nghiệp, Thủ đô Viêng Chăn. 4. Trường Cao đẳng Bách khoa, Thủ đô Viêng Chăn. 5. Trường Cao đẳng Nông nghiệp Đông Khăm Xạng. 6. Trường Cao đẳng Du lịch và Khách sạn quốc gia. 7. Trường Cao đẳng nghề Viêng Chăn Phát triển nghề (tư thục) 8. Trường Cao đẳng nghề tỉnh Luổng Pha Bang 9. Trường Cao đẳng nghề tỉnh Viêng Chăn. 10. Trường Cao đẳng nghề tỉnh Sa Văn Na Khết. 11. Trường Cao đẳng Kỹ thuật nghề tỉnh Chăm Pa Sắc. 12. Trường Cao đẳng Kỹ thuật Pắc Pa Sắc. 13. Trường Cao đẳng nghề Xay Xổm Bắt (tư thục), tỉnh Sa Văn Na Khết. Các doanh nghiệp sử dụng nhân lực lao động 1. Công ty Lao NISHIMATSU Contruction Co.,LTD): Dịch vụ thiết kế và nhận thầu chương trình xây dựng, tu sửa hệ thống xí nghiệp. 2. Công ty lắp ráp xe DAEHAN ở tỉnh Sa Văn Na Khết. 3. Công ty lắp ráp máy ảnh Nikkon ở tỉnh Sa Văn Na Khết. 4. Công ty Xây dựng Saysettha Trách nhiệm hữu hạn. 5. Công ty Beer Lao. 6. Công ty Honda Motor Newchipzeng 7. Công ty Toyota Saythany. 8. Khách sản Daosavan, tỉnh Sa Văn Na Khết. 9. Công ty Lao Telecom. 10. Công ty I-Job.La tư vấn và tìm kiếm việc làm. Các trường Phổ thông trung học 1. Trường Trung học cơ sở Luổng Pha Bang. 2. Trường Trung học phổ thông Luổng Pha Bang. 3. Trường Trung học phổ thông Thủ đô Viêng Chăn. 4. Trường Trung học Trung học phổ thông Thà Ngòn, Thủ đô Viêng Chăn. 5. Trường Trung học cơ sở Xỉ Xăn Ta Nắc, Thủ đô Viêng Chăn. 6. Trường Trung học cơ sở Sa Văn Na Khết. 7. Trường Trung học phổ thông Sa Văn Na Khết. 8. Trường Trung học cơ sở Thà Sa Nô, tỉnh Sa Văn Na Khết. 9. Trường Trung học phổ thông Thà Sa Nô, tỉnh Sa Văn Na Khết. 10. Trường Trung học cơ sở Chăm Pa Sắc. 11. Trường Trung học phổ thông Chăm Pa Sắc.
File đính kèm:
- luan_an_giao_duc_va_dao_tao_nghe_trong_phat_trien_nguon_nhan.pdf
- 1. Tên dê tài luân án Giáo duc và dào tao nghê trong phát.pdf
- TT _ Phonvilay (nop QD).pdf