Luận án Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của Thành phố Hải Phòng

Các nền kinh tế trên thế giới đang bước sang thời kỳ phát triển mới, cách mạng công nghệ diễn ra nhanh chưa từng có và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thiên tai dịch bệnh diễn biến phức tạp khó lường, . Các lý thuyết kinh tế hiện đại đều khẳng định, để có thể tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và với mức độ cao, phải dựa vào ba trụ cột cơ bản là: Áp dụng công nghệ mới, phát triển kết cấu hạ tầng, hiện đại và nguồn nhân lực chất lượng cao. Thực tiễn phát triển của các nền kinh tế trên thế giới trong thế kỷ XX cho thấy có những quốc gia tuy nghèo về tài nguyên thiên nhiên, nhưng có chiến lược phát triển nguồn nhân lực trung và dài hạn, nguồn nhân lực chất lượng cao nên đã đạt được những thành tựu vượt bậc về phát triển kinh tế-xã hội, hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa chỉ trong vài thập kỷ.

Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã khẳng định coi con người là trung tâm của sự phát triển, của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, trong bối cảnh đất nước đang đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) và hội nhập quốc tế (HNQT), nâng cao chất lượng NNL được coi là một trong ba đột phá chiến lược, góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng và phát triển bền vững. Kế thừa quan điểm phát triển, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, khẳng định: "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tới là tiếp tục đẩy mạnh mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế gắn với phát triển kinh tế tri thức, lấy khoa học, công nghệ, tri thức và nguồn nhân lực chất lượng cao làm động lực chủ yếu".[1].

Khu công nghiệp được hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới, xuất phát từ chủ trương đúng đắn của Đảng và chính sách của Nhà nước trong việc xây dựng một mô hình mang tính đột phá trong thu hút đầu tư, tăng trưởng công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, các khu công nghiệp đã được những thành quả quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước, thể hiện trên các mặt kinh tế và xã hội:

 (i) Khu công nghiệp đã huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hàng năm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu công nghiệp chiếm từ 35-40% tổng vốn đăng ký tăng thêm của cả nước; riêng lĩnh vực công nghiệp chiếm gần 80%.

(ii) Khu công nghiệp đã tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, có giá trị lâu dài, góp phần hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trên cả nước.

(iii) Đặc biệt, khu công nghiệp có đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng ngành sản xuất công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương và cả nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

(iv) Việc phát triển các khu công nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao thu nhập, đời sống và trình độ của người lao động.

Năm 1992, các lãnh đạo chủ chốt của Tập đoàn chứng khoán Nomura (Nhật Bản) đã sang Việt Nam tìm hiểu chính sách đầu tư vào KCN. Nắm được cơ hội vàng đó, Lãnh đạo Thành phố Hải Phòng (TP.HP) và Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư, đã mời gọi Nomura đầu tư KCN ở Hải Phòng. Sau quá trình khảo sát, đối tác Nhật Bản đã “khoanh” 153 ha ruộng ven quốc lộ 5, thuộc địa phận xã An Hưng, huyện An Hải (nay là huyện An Dương), cách trung tâm TP Hải Phòng 10 km, thuận lợi cả về giao thông đường bộ và đường thủy, liên doanh với Hải Phòng thành lập Công ty Phát triển KCN Nomura - Hải Phòng (NHIZ), tổng vốn đầu tư hơn 140 triệu USD để xây dựng một trong những KCN đầu tiên của cả nước tính từ thời kỳ Đổi Mới. Hiện nay, TP. Hải Phòng có 12 khu công nghiệp (KCN), với khoảng 2.700 ha diện tích đất cho thuê, chiếm khoảng 57% tổng diện tích. Trong 12 KCN hiện hữu thì có đến 5 KCN đã lấp đầy 100%, 5 khu công nghiệp đã lấp đầy hoàn toàn với giá thuê dao động từ 73 - 135 USD/m2. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, năm 2018 Hải Phòng thu hút 3 tỉ USD vốn đăng ký FDI - xếp thứ ba toàn quốc. Hiện nay hầu hết các KCN tại Hải Phòng đều nằm trong khu vực kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, đây là 1 trong 15 khu kinh tế lớn tại Việt Nam.

Để tạo điều kiện phát triển các KCN, Thành phố đã xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển các KCN, chính sách khuyến khích đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực và đã đạt được những thành quả quan trọng trên đây. Tuy nhiên trong quá trình phát triển đã bộc lộ những hạn chế tồn tại, trong đó thiếu sự chuẩn bị nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp.

 

docx 233 trang kiennguyen 7262
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của Thành phố Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của Thành phố Hải Phòng

Luận án Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của Thành phố Hải Phòng
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
--------šš&››--------
PHẠM VĂN QUANG
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO 
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Hà Nội, 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
--------šš&››--------
PHẠM VĂN QUANG
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO 
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Ngành	: Quản trị kinh doanh
Mã số	: 9.34.01.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.,TS. Nguyễn Hữu Khiển
 2. PGS., TS. Nguyễn Cúc
Hà Nội, 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tác giả. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố công khai, trích dẫn theo đúng quy định.
Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tác giả tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực phù hợp với đối tượng và mục tiêu nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu luận án này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
 Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2021
 Tác giả 
 Phạm Văn Quang
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, cho phép Tác giả bày tỏ lòng biết ơn tới GS.TS. Nguyễn Hữu Khiển PGS.TS .Nguyễn Cúc, người hướng dẫn khoa học giúp Tác giả hoàn thành bản luận án này. Tác giả xin cảm ơn các nhà khoa học, cán bộ nhân viên trường Đại học Kinh Doanh và Công nghệ Hà nội đã có những góp ý xác đáng và giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận án.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp công tác tại Trường Cao đẳng Công nghệ, Kinh tế và Thủy sản về những giúp đỡ chân thành, tận tình và những ý kiến đóng góp, động viên khích lệ giúp Tác giả hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của mình.
Cuối cùng Tác giả gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và những người thân đã thường xuyên động viên khích lệ, giúp đỡ Tác giả hoàn thành bản luận án này.
Trân trọng cảm ơn!
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
CHỮ VIẾT TẮT
NGHĨA TIẾNG VIỆT
Tiếng Việt
1
BHXH
Bảo hiểm xã hội
2
BQL
Ban quản lý
3
BVMT
Bảo vệ môi trường
4
CĐ
Cao đẳng
5
CĐCS
Công đoàn cơ sở
6
CM
Cách mạng
7
CMKT
Chuyên môn kỹ thuật
8
CN
Công nghiệp
9
CNH
Công nghiệp hoá
10
CNTT
Công nghệ thông tin
11
DN
Doanh nghiệp
12
GDNN
Giáo dục nghề nghiệp
13
GTVT
Giao thông vận tải
14
NCS
Nghiên cứu sinh
15
NNL
Nguồn nhân lực
16
NLĐ
Người lao động
17
GD&ĐT
Giáo dục và đào tạo
18
GDNN
Giáo dục nghề nghiệp
19
GDTX
Giáo dục thường xuyên
20
GRDP
Tổng sản phẩm trên địa bàn
21
HDI
Chỉ số phát triển con người
22
HĐH
Hiện đại hoá
23
HĐND
Hội đồng nhân dân
24
HNQT
Hội nhập quốc tế
25
HN
Hà Nội
26
KCN
Khu công nghiệp
27
KCX
Khu chế xuất
28
KKT
Khu kinh tế
29
KH-CN
Khoa học-Công nghệ
30
KH&ĐT
Kế hoạch và đầu tư
31
LĐ-TB-XH
Lao động-thương binh-xã hội
32
LĐLĐ
Liên đoàn Lao động
33
LĐTT
Lao động tập thể
34
MTV
Một thành viên
35
NLĐ
Người lao động
36
NSDLĐ
Người sử dụng lao động
37
PTBV
Phát triển bền vững
38
QLNN
Quản lý nhà nước
39
SXKD
Sản xuất kinh doanh
40
TC
Trung cấp
41
TCDN
Tổng cục dạy nghề
42
THCS 
Trung học cơ sở
43
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
44
THPT
Trung học phổ thông
45
TP.HP
Thành phố Hải Phòng
46
TP. HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
47
TT
Trung tâm
48
UBND
Uỷ ban nhân dân
49
VHDN
Văn hoá doanh nghiệp
50
ADB
Ngân hàng Phát triển Châu Á
51
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
52
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
53
GIZ
Tổ chức Hợp tác Quốc tế Cộng hoà Liên bang Đức
54
GDP
Tổng sản phẩm nội địa
55
ODA
Vốn hợp tác phát triển chính thức
56
UNDP
Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc
57
UNESCO
Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hiệp quốc
58
UNIDO
Tổ chức Công nghiệp Liên hiệp quốc
59
UNIFEM
Quỹ phát triển phụ nữ của Liên hiệp quốc
60
VCCI
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
61
VN
Việt Nam
62
WB
Ngân hàng thế giới
63
WHO
Tổ chức Y tế thế giới
64
HRD
Tổ chức phát triển nguồn nhân lực
65
ILO
Tổ chức Lao động quốc tế
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tăng trưởng GRPD và cơ cấu ngành trong GRDP	85
Bảng 3.2. Cơ cấu các khu vực kinh tế trong GRDP	86
Bảng 3.3 Danh sách khu công nghiệp được quy hoạch tại TP.HP	90
Bảng 3.4 Nguồn nhân lực của thành phố Hải Phòng	93
Bảng 3.5 Thông tin năng lực đào tạo và tuyển sinh của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp TP.Hải Phòng	100
Bảng 3.6 Nguồn nhân lực đã qua đào tạo của TP.HP	105
Bảng 3.7 Thu nhập bình quân đầu người của TP.HP	109
Bảng 3.8 Số lượng đóng BHXH của một số KCN TP.HP (đến tháng 6/2017)	110
Bảng 4.1 Danh sách quy hoạch các KCN mới đến năm 2025	139
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Các nền kinh tế trên thế giới đang bước sang thời kỳ phát triển mới, cách mạng công nghệ diễn ra nhanh chưa từng có và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thiên tai dịch bệnh diễn biến phức tạp khó lường,... Các lý thuyết kinh tế hiện đại đều khẳng định, để có thể tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và với mức độ cao, phải dựa vào ba trụ cột cơ bản là: Áp dụng công nghệ mới, phát triển kết cấu hạ tầng, hiện đại và nguồn nhân lực chất lượng cao. Thực tiễn phát triển của các nền kinh tế trên thế giới trong thế kỷ XX cho thấy có những quốc gia tuy nghèo về tài nguyên thiên nhiên, nhưng có chiến lược phát triển nguồn nhân lực trung và dài hạn, nguồn nhân lực chất lượng cao nên đã đạt được những thành tựu vượt bậc về phát triển kinh tế-xã hội, hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa chỉ trong vài thập kỷ. 
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã khẳng định coi con người là trung tâm của sự phát triển, của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, trong bối cảnh đất nước đang đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) và hội nhập quốc tế (HNQT), nâng cao chất lượng NNL được coi là một trong ba đột phá chiến lược, góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng và phát triển bền vững. Kế thừa quan điểm phát triển, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, khẳng định: "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tới là tiếp tục đẩy mạnh mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế gắn với phát triển kinh tế tri thức, lấy khoa học, công nghệ, tri thức và nguồn nhân lực chất lượng cao làm động lực chủ yếu".[1].
Khu công nghiệp được hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới, xuất phát từ chủ trương đúng đắn của Đảng và chính sách của Nhà nước trong việc xây dựng một mô hình mang tính đột phá trong thu hút đầu tư, tăng trưởng công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, các khu công nghiệp đã được những thành quả quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước, thể hiện trên các mặt kinh tế và xã hội:
 (i) Khu công nghiệp đã huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hàng năm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu công nghiệp chiếm từ 35-40% tổng vốn đăng ký tăng thêm của cả nước; riêng lĩnh vực công nghiệp chiếm gần 80%. 
(ii) Khu công nghiệp đã tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, có giá trị lâu dài, góp phần hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trên cả nước. 
(iii) Đặc biệt, khu công nghiệp có đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng ngành sản xuất công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương và cả nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.. 
(iv) Việc phát triển các khu công nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao thu nhập, đời sống và trình độ của người lao động. 
Năm 1992, các lãnh đạo chủ chốt của Tập đoàn chứng khoán Nomura (Nhật Bản) đã sang Việt Nam tìm hiểu chính sách đầu tư vào KCN. Nắm được cơ hội vàng đó, Lãnh đạo Thành phố Hải Phòng (TP.HP) và Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư, đã mời gọi Nomura đầu tư KCN ở Hải Phòng. Sau quá trình khảo sát, đối tác Nhật Bản đã “khoanh” 153 ha ruộng ven quốc lộ 5, thuộc địa phận xã An Hưng, huyện An Hải (nay là huyện An Dương), cách trung tâm TP Hải Phòng 10 km, thuận lợi cả về giao thông đường bộ và đường thủy, liên doanh với Hải Phòng thành lập Công ty Phát triển KCN Nomura - Hải Phòng (NHIZ), tổng vốn đầu tư hơn 140 triệu USD để xây dựng một trong những KCN đầu tiên của cả nước tính từ thời kỳ Đổi Mới. Hiện nay, TP. Hải Phòng có 12 khu công nghiệp (KCN), với khoảng 2.700 ha diện tích đất cho thuê, chiếm khoảng 57% tổng diện tích. Trong 12 KCN hiện hữu thì có đến 5 KCN đã lấp đầy 100%, 5 khu công nghiệp đã lấp đầy hoàn toàn với giá thuê dao động từ 73 - 135 USD/m2. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, năm 2018 Hải Phòng thu hút 3 tỉ USD vốn đăng ký FDI - xếp thứ ba toàn quốc. Hiện nay hầu hết các KCN tại Hải Phòng đều nằm trong khu vực kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, đây là 1 trong 15 khu kinh tế lớn tại Việt Nam. 
Để tạo điều kiện phát triển các KCN, Thành phố đã xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển các KCN, chính sách khuyến khích đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực và đã đạt được những thành quả quan trọng trên đây. Tuy nhiên trong quá trình phát triển đã bộc lộ những hạn chế tồn tại, trong đó thiếu sự chuẩn bị nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp. 
Từ thực tế trên đây và kế thừa những vấn đề lý luận và yêu cầu của thực tiễn, Tác giả lựa chọn Đề tài “ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của Thành phố Hải Phòng” làm đề tài Luận án tiến sĩ. 
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Hệ thống hoá cơ sở lý luận về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp. Phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp của Thành phố Hải Phòng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp ở Việt Nam.
- Phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp của Thành phố Hải Phòng.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp của Thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021- 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
3.1. Đối tượng nghiên cứu: 
- Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực trong các KCN của TP. Hải Phòng.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong các KCN.
- Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước, quốc tế và những bài học cho TP. Hải Phòng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu 
- Nội dung và hướng tiếp cận nghiên cứu của luận án: 
Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp. Phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực trong các kh ... u kinh tế; tiếp nhận báo cáo giải trình của doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế về nhu cầu sử dụng người nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người Việt Nam chưa đáp ứng được; tổ chức thực hiện đăng ký nội quy lao động; tiếp nhận thỏa ước lao động tập thể, hệ thống thang lương, bảng lương, định mức lao động, khai trình việc sử dụng lao động, báo cáo tình hình thay đổi về lao động; tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký thực hiện Hợp đồng nhận lao động thực tập của doanh nghiệp, hoạt động đưa người lao động đi thực tập ở nước ngoài dưới 90 ngày cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế; nhận báo cáo về việc cho thôi việc nhiều người lao động, cho thuê lại lao động, kết quả đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề hàng năm; nhận thông báo về địa điểm, địa bàn, thời gian bắt đầu hoạt động và người quản lý, người giữ chức danh chủ chốt của doanh nghiệp thuê lại lao động, thông báo tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm của doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế;
d) Cấp một số loại giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận khác trong khu công nghiệp, khu kinh tế;
đ) Tổ chức thực hiện thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong khu công nghiệp, khu kinh tế; tiếp nhận đăng ký và xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường cho các dự án đầu tư thuộc diện phải đăng ký trong khu công nghiệp, khu kinh tế; thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận đề án bảo vệ môi trường chi tiết và đề án bảo vệ môi trường đơn giản cho các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế; kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
4. Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế là cơ quan đầu mối quản lý hoạt động đầu tư trong các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn. Các bộ, ngành, cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương khi triển khai các nhiệm vụ chuyên môn tại các khu công nghiệp, khu kinh tế có trách nhiệm phối hợp và lấy ý kiến tham gia của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, đảm bảo cho hoạt động quản lý nhà nước khu công nghiệp, khu kinh tế thống nhất, tránh chồng chéo và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động theo quy định của pháp luật.
Điều 64. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý khu kinh tế
Ngoài nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế quy định tại Điều 63 Nghị định này, Ban quản lý khu kinh tế còn có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền:
a) Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế;
b) Phương án phát hành trái phiếu công trình; phương án huy động các nguồn vốn khác để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội quan trọng trong khu kinh tế.
2. Xây dựng và trình các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện:
a) Quy hoạch xây dựng các khu chức năng phù hợp với quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế đã được phê duyệt, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết trong khu kinh tế trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
b) Kế hoạch hàng năm và 05 năm về phát triển khu kinh tế trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Danh mục các dự án đầu tư và kế hoạch vốn đầu tư phát triển hàng năm và 5 năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc tự phê duyệt theo thẩm quyền;
d) Xây dựng các khung giá và mức phí, lệ phí áp dụng tại khu kinh tế trình cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật.
3. Ban quản lý khu kinh tế chỉ đạo hoặc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ:
a) Cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung và gia hạn Giấy phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh trong khu kinh tế đối với doanh nghiệp du lịch nước ngoài theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn hoặc ủy quyền của các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Thuê tư vấn nước ngoài thực hiện dịch vụ tư vấn xúc tiến đầu tư, tư vấn chiến lược đầu tư xây dựng và phát triển khu kinh tế;
c) Quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C sử dụng vốn đầu tư công tại khu kinh tế theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Đề xuất danh mục dự án, tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, ký hợp đồng BOT, BTO, BT, các hình thức hợp đồng khác theo pháp luật về đối tác công tư, các dự án nhóm B, C theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trực tiếp tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn ODA;
đ) Quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển khu kinh tế thuộc thẩm quyền; quản lý đầu tư, xây dựng, đấu thầu đối với các dự án đầu tư bằng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tại khu kinh tế thuộc thẩm quyền; quản lý và thực hiện việc thu, chi hành chính, sự nghiệp, các chương trình mục tiêu và các nguồn vốn khác được giao theo quy định của pháp luật;
e) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng hệ thống các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội, các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng được đầu tư từ ngân sách nhà nước trong khu kinh tế;
g) Quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ đất, mặt nước chuyên dùng đã được giao theo đúng mục đích sử dụng và phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, Quy hoạch xây dựng các khu chức năng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
h) Giao lại đất có thu tiền sử dụng đất, giao lại đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất và thực hiện các thẩm quyền khác về quản lý đất đai trong khu kinh tế theo quy định của pháp luật về đất đai;
i) Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan bảo đảm hoạt động trong khu kinh tế phù hợp quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển khu kinh tế đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các quy định có liên quan.
Điều 65. Cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế
1. Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế gồm Trưởng ban, không quá 03 Phó Trưởng ban; bộ máy giúp việc.
Trưởng ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm. Phó Trưởng ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng ban.
2. Trưởng ban có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và pháp luật về hoạt động và hiệu quả hoạt động của khu công nghiệp, khu kinh tế.
3. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế bao gồm: Bộ máy giúp việc (Văn phòng, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và đại diện Ban quản lý tại khu công nghiệp, khu kinh tế); các đơn vị sự nghiệp trực thuộc thực hiện nhiệm vụ công ích, công cộng, dịch vụ hỗ trợ đầu tư, kinh doanh cho nhà đầu tư trong khu và các tổ chức khác phù hợp với tình hình phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế và nhiệm vụ, quyền hạn của từng loại Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền và quy định của pháp luật.
4. Việc thành lập phòng chuyên môn, nghiệp vụ phải đảm bảo phù hợp với các điều kiện, tiêu chí sau:
a) Tổ chức phòng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; các mảng, lĩnh vực công tác do phòng phụ trách phải có quy trình quản lý hoặc đối tượng quản lý rõ ràng, phù hợp với nhiệm vụ quyền hạn của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế;
b) Khối lượng công việc yêu cầu bố trí tối thiểu từ 07 biên chế trở lên;
c) 01 Phó Trưởng phòng đối với phòng chuyên môn, nghiệp vụ từ 07 đến 09 biên chế được bố trí và không quá 02 Phó Trưởng phòng đối với phòng chuyên môn, nghiệp vụ từ 10 biên chế trở lên;
d) Số lượng cấp phó của Văn phòng Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, Văn phòng đại diện tại khu công nghiệp thực hiện như đối với phòng chuyên môn, nghiệp vụ;
đ) Số lượng cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế không quá 02 người.
5. Biên chế công chức và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng số biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt.
Chương VII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 66. Điều khoản chuyển tiếp
1. Các khu công nghiệp, khu kinh tế đã hoàn thành các thủ tục quy hoạch, đầu tư, thành lập theo quy định pháp luật trước thời điểm có hiệu lực của Nghị định này thì không phải thực hiện thêm các thủ tục quy hoạch, đầu tư, thành lập theo quy định của Nghị định này.
2. Việc điều chỉnh và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển khu công nghiệp, quy hoạch phát triển khu kinh tế ven biển, quy hoạch phát triển khu kinh tế cửa khẩu và các quy hoạch khu công nghiệp, khu kinh tế khác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiếp tục thực hiện theo các quy hoạch đã được phê duyệt và theo quy định tại Nghị định này cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020, trừ trường hợp quy hoạch khu công nghiệp, khu kinh tế của địa phương có quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh được phê duyệt theo Luật quy hoạch trước thời điểm này.
3. Việc tổ chức lập quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển, quy hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu và các quy hoạch khu công nghiệp, khu kinh tế khác sau ngày 31 tháng 12 năm 2020 thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý quy hoạch.
Điều 67. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 7 năm 2018.
2. Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 29/2008/NĐ-CP , Nghị định số 114/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 21 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP hết hiệu lực kể từ khi Nghị định này có hiệu lực.
Điều 68. Tổ chức thực hiện
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, CN (2). XH
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc

File đính kèm:

  • docxluan_an_nang_cao_chat_luong_nguon_nhan_luc_cho_cac_khu_cong.docx
  • docĐIÊM MỚI LUẬN ÁN HP.doc
  • docxTÓM TẮT T VIỆT.docx