Luận án Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rừng phòng hộ vùng Tây Nguyên theo hướng bền vững

Tây Nguyên, xét về mặt địa lý tự nhiên bao gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với tổng diện tích tự nhiên 5.461.325 ha, có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng cả về mặt kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng. Tây Nguyên là mái nhà chung của 3 nước Đông Dương, là đầu nguồn và lưu vực của 11 con sông thuộc 4 hệ thống sông chính, trong đó quan trọng nhất là sông SrêPôk với gần 2 triệu ha, sông Sê San 1,15 triệu ha, sông Ba hơn 1,1 triệu ha và sông Đồng Nai gần 1,1 triệu ha, có tầm ảnh hưởng không chỉ đối với vùng Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ của Việt Nam mà còn của các nước bạn Lào và Căm Pu Chia. Toàn bộ rừng vùng Tây Nguyên cho dù được quy hoạch là rừng sản xuất (RSX), Rừng phòng hộ (RPH) hay rừng đặc dụng (RĐD) đều có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết nguồn nước đầu nguồn cho các hệ thống lưu vực nói trên. Rừng Tây Nguyên còn là nguồn sinh kế của 47 dân tộc anh em sống trên địa bàn, đặc biệt các dân tộc bản địa như Ê Đê, Gia Rai, Bahnar, M’Nông,.

Theo số liệu kiểm kê rừng năm 2020 tại Quyết định số 1558/QĐ-BNN-TCLN ngày 13/4/2021 của Bộ NN&PTNT công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2020, diện tích RPH vùng Tây Nguyên là 648.751 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 544.739 ha, chiếm 83,98 % diện tích RPH (diện tích rừng tự nhiên là 510.106 ha; diện tích rừng trồng là 29.951 ha) và diện tích chưa có rừng là 104.012 ha, chiếm 16,02 % diện tích RPH. Diện tích RPH vùng Tây Nguyên chủ yếu là RPHĐN với 517.516 ha, chiếm 95,00%.

Hiện trạng quy hoạch và sử dụng đất lâm nghiệp vùng Tây Nguyên, đặc biệt, đối với RPH còn rất nhiều thách thức và khoảng trống để theo hướng bền vững, bởi chức năng phòng hộ của rừng còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác, như: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; cấu trúc rừng và phân bố theo tiểu vùng sinh thái (cấp huyện) của vùng Tây Nguyên.

Trong những năm qua, rừng Tây Nguyên liên tục suy giảm cả về mặt diện tích và chất lượng, dẫn đến hiệu quả phòng hộ thấp, đang làm tác động mạnh mẽ đến an ninh môi trường vùng Tây Nguyên nó chung và một số vùng giáp ranh nói riêng.

Cấu trúc của rừng có vai trò rất quan trọng trong khả năng phòng hộ, cấu trúc của rừng càng cao thì khả năng phòng hộ của rừng càng lớn. Hiện nay, RPH là rừng tự nhiên vùng Tây Nguyên chiếm tỷ lệ rất lớn (93,64%). Tuy nhiên, cấu trúc của RPH vùng Tây Nguyên chưa đảm bảo chức năng phòng hộ. Theo nghiên cứu của Trần Văn Con và các cộng sự thì chỉ có rừng lá rộng thường xanh giầu và rừng lá kim giàu đạt tiêu chuẩn phòng hộ giữ nước [23].

Bảo vệ và phát triển rừng đã được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững của toàn vùng Tây Nguyên. Tuy nhiên, diện tích rừng thực sự cần thiết là bao nhiêu, phân bố cụ thể ở những địa điểm nào và chất lượng rừng ra sao để đảm bảo an toàn về môi trường cho toàn vùng hiện còn là câu hỏi chưa được giải đáp thoả đáng. Vì vậy, trong một số trường hợp, diện tích RPH đã được quy hoạch lên cao một cách quá mức cần thiết trong khi lại thiếu đất cho các hoạt động sản xuất, dẫn đến ảnh hưởng tới đời sống của người dân. Ngược lại, trong một số trường hợp khác người ta lại giảm diện tích RPH xuống quá thấp, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, gia tăng những thiên tai như hạn hán và lũ lụt, hoang hoá đất đai v.v. gây tổn hại đến đời sống của con người và thiên nhiên.

Ngoài ra, trong trường hợp đã xác định được diện tích RPH cần thiết, phân bố thì việc xác định được chất lượng rừng để đảm bảo được chức năng phòng hộ cũng là một vấn đề hết sức quan trọng trong việc quy hoạch, phát triển RPH, vì đối với một diện tích RPH có chất lượng tốt (tàn che, che phủ, thảm mục và tầng tán rừng) thì có chức năng phòng hộ cao hơn nhiều so với diện tích có cùng điều kiện lập địa nhưng chất lượng rừng không đạt yêu cầu.

 

doc 135 trang kiennguyen 8320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rừng phòng hộ vùng Tây Nguyên theo hướng bền vững", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rừng phòng hộ vùng Tây Nguyên theo hướng bền vững

Luận án Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rừng phòng hộ vùng Tây Nguyên theo hướng bền vững
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
====================
ĐOÀN TIẾN VINH
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ 
RỪNG PHÒNG HỘ VÙNG TÂY NGUYÊN 
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP
HÀ NỘI - 2021
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
====================
ĐOÀN TIẾN VINH
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ 
RỪNG PHÒNG HỘ VÙNG TÂY NGUYÊN 
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
NGÀNH ĐÀO TẠO: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ NGÀNH: 9 62 02 11
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 
 1. PGS.TS. Nguyễn Bá Ngãi
 2. PGS.TS. Trần Văn Con
HÀ NỘI - 2021
LỜI CAM ĐOAN
Luận án được hoàn thành theo chương trình đào tạo tiến sỹ khóa 25 tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Luận án có sử dụng dữ liệu nghiên cứu của Đề tài “Nghiên cứu xác định diện tích và phân bố rừng cần thiết cho các địa phương” do GS.TS. Vương Văn Quỳnh chủ trì và sử dụng dữ liệu Đề tài “Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp phục hồi và quản lý hệ thống Rừng phòng hộ (RPH) đầu nguồn vùng Tây Nguyên” do PGS.TS. Trần Văn Con chủ trì, trong đó tác giả là cộng tác viên đề tài.
Thông qua dữ liệu của hai đề tài nêu trên, luận án đã tiến hành nghiên cứu các nội dung của luận án. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. 
Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2021
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Đoàn Tiến Vinh
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án, tôi chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Bá Ngãi và PGS.TS. Trần Văn Con, những người đã tâm huyết, luôn động viên và đã dành rất nhiều thời gian, công sức để hướng dẫn, định hướng cho tôi trong quá trình thực hiện luận án. 
Tôi xin trân trọng cảm ơn GS.TS. Vương Văn Quỳnh, người đã hướng dẫn tính toán, xử lý số liệu và cho phép tôi được sử dụng dữ liệu Đề tài “Nghiên cứu xác định diện tích và phân bố rừng cần thiết cho các địa phương” để thực hiện các nội dung nghiên cứu của luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Ban Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại Viện.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Tổng cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, hoàn thiện Luận án. 
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các đồng nghiệp và bạn bè đã hỗ trợ tôi thực hiện một số nội dung nghiên cứu của Luận án.
Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2021
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Đoàn Tiến Vinh
MỤC LỤC
Nội dung Trang
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
STT
Viết tắt/ký hiệu
Nội dung diễn giải
1
ASEAN
Các nước khu vực Đông Nam Á
2
BQL
Ban quản lý
3
C&I ASEAN
Chỉ số vùng ASEAN về QLBVR
4
DLST
Du lịch sinh thái
5
ĐDSH
Đa dạng sinh học
6
ĐMĐ
Đa mục đích
7
ESIA
Đánh giá tác động môi trường
8
FAO
Tổ chức Nông lương thực 
9
HST
Hệ sinh thái
10
KHCN
Khoa học Công nghệ
11
LSNG
Lâm sản ngoài gỗ
12
NN&PTNT
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
13
QLHT
Quản lý hệ thống
14
QLRBV
Quản lý rừng bền vững
15
QLRĐMĐ
Quản lý rừng đa mục đích
16
QXTV
Quần xã thực vật
17
RĐD
Rừng đặc dụng
18
RPH
Rừng phòng hộ
19
RPHĐN
Rừng phòng hộ đầu nguồn
20
RSX
Rừng sản xuất
DANH MỤC CÁC BẢNG
Nội dung
Trang
Bảng 2.1. Chỉ số cấu trúc C1 của một số trạng thái thực vật phổ biến........
38
Bảng 3.1. Diện tích 3 loại rừng năm 2020 ở các tỉnh Tây Nguyên..............
43
Bảng 3.2 Diễn biến diện tích RPH vùng Tây Nguyên giai đoạn 2002-2020
44
Bảng 3.3. Biến động diện tích RPH (+/-) năm 2020 so với các năm 2002, 2005, 2010, 2015...........................................................................................
44
Bảng 3.4. Diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng phòng hộ năm 2020 ở các tỉnh Tây Nguyên............................................................................................
45
Bảng 3.5. RPH các tỉnh Tây Nguyên phân theo kiểu rừng...........................
46
Bảng 3.6. RPH các tỉnh Tây Nguyên theo phân loại....................................
47
Bảng 3.7. Diện tích RPH Tây Nguyên phân theo chủ thể quản lý................
47
Bảng 3.8. Hiện trạng chất lượng RPH của vùng Tây Nguyên theo mức độ suy thoái và khả năng phòng hộ năm 2020...
50
Bảng 3.9. Một số chỉ tiêu cấu trúc liên quan đến chức năng phòng hộ của rừng Tây Nguyên..........................................................................................
51
Bảng 3.10. Tổng hợp các nhóm RPHĐN theo khả năng phòng hộ trên các nhóm đất...............................................................................................................
59
Bảng 3.11. Tỷ lệ diện tích nhóm lập địa theo khả năng phòng hộ................
61
Bảng 3.12. Số liệu quan sát dòng chảy bề mặt (DCM) và lượng đất xói mòn trong các kiểu/trạng thái rừng vùng Tây Nguyên.................................
75
DANH MỤC CÁC HÌNH
Nội dung
Trang
Hình 2,1. Quá trình tiếp cận tổ chức thực hiện theo các mục tiêu của luận án...
32
Hình 3.1. Bản đồ hiện trạng và phân bố RPH vùng Tây Nguyên................
49
Hình 3.2. Biểu đồ chỉ số đa dạng Renyi của rừng lá rộng thường xanh..
54
Hình 3.3. Biểu đồ chỉ số Renyi của rừng khộp.
54
Hình 3.4. Bản đồ đất Tây Nguyên................................................................
57
Hình 3.5. Bản đồ phân nhóm lập địa RPH Tây Nguyên...............................
62
Hình 3.6. Dòng chảy mặt phụ thuộc vào các kiểu/trạng thái rừng...............
76
Hình 3.7. Lượng xói mòn đất theo các kiểu/trạng thái rừng
78
Hình 3.8. Bản đồ phân bố nơi cần có rừng giữ nước tại vùng Tây Nguyên
81
Hình 3.9. Bản đồ Phân bố nơi cần có rừng chống xói mòn vùng Tây Nguyên.....
83
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Tây Nguyên, xét về mặt địa lý tự nhiên bao gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với tổng diện tích tự nhiên 5.461.325 ha, có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng cả về mặt kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng. Tây Nguyên là mái nhà chung của 3 nước Đông Dương, là đầu nguồn và lưu vực của 11 con sông thuộc 4 hệ thống sông chính, trong đó quan trọng nhất là sông SrêPôk với gần 2 triệu ha, sông Sê San 1,15 triệu ha, sông Ba hơn 1,1 triệu ha và sông Đồng Nai gần 1,1 triệu ha, có tầm ảnh hưởng không chỉ đối với vùng Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ của Việt Nam mà còn của các nước bạn Lào và Căm Pu Chia. Toàn bộ rừng vùng Tây Nguyên cho dù được quy hoạch là rừng sản xuất (RSX), Rừng phòng hộ (RPH) hay rừng đặc dụng (RĐD) đều có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết nguồn nước đầu nguồn cho các hệ thống lưu vực nói trên. Rừng Tây Nguyên còn là nguồn sinh kế của 47 dân tộc anh em sống trên địa bàn, đặc biệt các dân tộc bản địa như Ê Đê, Gia Rai, Bahnar, M’Nông,...
Theo số liệu kiểm kê rừng năm 2020 tại Quyết định số 1558/QĐ-BNN-TCLN ngày 13/4/2021 của Bộ NN&PTNT công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2020, diện tích RPH vùng Tây Nguyên là 648.751 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 544.739 ha, chiếm 83,98 % diện tích RPH (diện tích rừng tự nhiên là 510.106 ha; diện tích rừng trồng là 29.951 ha) và diện tích chưa có rừng là 104.012 ha, chiếm 16,02 % diện tích RPH. Diện tích RPH vùng Tây Nguyên chủ yếu là RPHĐN với 517.516 ha, chiếm 95,00%.
Hiện trạng quy hoạch và sử dụng đất lâm nghiệp vùng Tây Nguyên, đặc biệt, đối với RPH còn rất nhiều thách thức và khoảng trống để theo hướng bền vững, bởi chức năng phòng hộ của rừng còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác, như: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; cấu trúc rừng và phân bố theo tiểu vùng sinh thái (cấp huyện) của vùng Tây Nguyên. 
Trong những năm qua, rừng Tây Nguyên liên tục suy giảm cả về mặt diện tích và chất lượng, dẫn đến hiệu quả phòng hộ thấp, đang làm tác động mạnh mẽ đến an ninh môi trường vùng Tây Nguyên nó chung và một số vùng giáp ranh nói riêng.
Cấu trúc của rừng có vai trò rất quan trọng trong khả năng phòng hộ, cấu trúc của rừng càng cao thì khả năng phòng hộ của rừng càng lớn. Hiện nay, RPH là rừng tự nhiên vùng Tây Nguyên chiếm tỷ lệ rất lớn (93,64%). Tuy nhiên, cấu trúc của RPH vùng Tây Nguyên chưa đảm bảo chức năng phòng hộ. Theo nghiên cứu của Trần Văn Con và các cộng sự thì chỉ có rừng lá rộng thường xanh giầu và rừng lá kim giàu đạt tiêu chuẩn phòng hộ giữ nước [23].
Bảo vệ và phát triển rừng đã được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững của toàn vùng Tây Nguyên. Tuy nhiên, diện tích rừng thực sự cần thiết là bao nhiêu, phân bố cụ thể ở những địa điểm nào và chất lượng rừng ra sao để đảm bảo an toàn về môi trường cho toàn vùng hiện còn là câu hỏi chưa được giải đáp thoả đáng. Vì vậy, trong một số trường hợp, diện tích RPH đã được quy hoạch lên cao một cách quá mức cần thiết trong khi lại thiếu đất cho các hoạt động sản xuất, dẫn đến ảnh hưởng tới đời sống của người dân. Ngược lại, trong một số trường hợp khác người ta lại giảm diện tích RPH xuống quá thấp, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, gia tăng những thiên tai như hạn hán và lũ lụt, hoang hoá đất đai v.v... gây tổn hại đến đời sống của con người và thiên nhiên. 
Ngoài ra, trong trường hợp đã xác định được diện tích RPH cần thiết, phân bố thì việc xác định được chất lượng rừng để đảm bảo được chức năng phòng hộ cũng là một vấn đề hết sức quan trọng trong việc quy hoạch, phát triển RPH, vì đối với một diện tích RPH có chất lượng tốt (tàn che, che phủ, thảm mục và tầng tán rừng) thì có chức năng phòng hộ cao hơn nhiều so với diện tích có cùng điều kiện lập địa nhưng chất lượng rừng không đạt yêu cầu.
Trong thời gian vừa qua, nhiều đề tài, dự án đã tập trung nghiên cứu các vấn đề nhằm phục hồi và bảo vệ các hệ sinh thái rừng vùng Tây Nguyên. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu, xác định được diện tích rừng cần thiết đảm bảo khả năng phòng hộ đến từng huyện cho toàn vùng Tây Nguyên.
Câu hỏi nghiên cứu đặt ra của Luận án là đối với điều kiện tự nhiên và hiện trạng rừng hiện nay thì toàn vùng Tây Nguyên cần bao nhiêu diện tích RPH, phân bố, chất lượng của RPH để đảm bảo chức năng phòng hộ ở mức độ cần thiết (ngưỡng an toàn) và bằng các giải pháp nào để quản lý RPH vùng Tây Nguyên một cách bền vững.
Để góp phần giải quyết những vấn đề trên, đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý RPH vùng Tây Nguyên theo hướng bền vững” triển khai thực hiện là cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
 2.1. Mục tiêu chung
Góp phần ổn định diện tích và phân bố của RPH nhằm góp phần quản lý bền vững RPH ở khu vực Tây Nguyên.
 2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung, Luận án sẽ thực hiện những mục tiêu cụ thể sau:
- Xác định được diện tích cần thiết, phân bố hợp lý và chỉ số cấu trúc cần có của rừng PHĐN vùng Tây Nguyên. 
- Đề xuất được một số giải pháp quản lý RPH ở Tây Nguyên theo hướng bền vững, nhằm dẫn dắt RPH hiện có đạt các tiêu chuẩn mong muốn.
3. Đối tượng, phạm vi và giới hạn phạm vi nghiên cứu
 3.1. Đối tượng nghiên cứu: 
Đối tượng nghiên cứu của luận án này là RPHĐN vùng Tây Nguyên. Tuy nhiên, diện tích RPH vùng Tây Nguyên chủ yếu là  ... chương trình Tây Nguyên II, Viện Địa lý.
Nguyễn Ngọc Lung (1992), Phương pháp phân cấp xung yếu đầu nguồn, Báo cáo khoa học, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
Nguyễn Ngọc Lung, Võ Đại Hải (1997), Kết quả bước đầu Nghiên cứu tác dụng phòng hộ nguồn nước của một số thảm thực vật chính và các nguyên tắc xây dựng RPH nguồn nước, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Ngọc Lung, Võ Đại Hải và NNK (1996), Nghiên cứu và áp dụng các cơ sở khoa học, các giải pháp kinh tế kỹ thuật để qui hoạch, thiết kế lưu vực phòng hộ, xây dựng RPH nguồn nước, rừng chống gió bão ven biển, Báo cáo đề tài cấp nhà nước KN03, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
Nguyễn Quang Mỹ, Lê Thạc Cán (1983), Bước đầu nghiên cứu xói mòn và thử nghiệm chống xói mòn đất nông nghiệp Tây Nguyên, Tóm tắt báo cáo hội nghị khoa học về sử dụng tổng hợp tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường của UBKHKTNN tháng 11/1984, trang 42-44.
Nguyễn Quang Mỹ, Quách Cao Yềm và Hoàng Xuân Cơ (1984), Nghiên cứu xói mòn và thử nghiệm một số biện pháp chống xói mòn đất nông nghiệp Tây Nguyên, UBKHKTNN các báo cáo khoa học của chương trình điều tra tổng hợp vùng Tây Nguyên 1976-1980, Hà Nội 1984, tr.263-279.
Bùi Ngạnh, Nguyễn Danh Mô (1977), Nghiên cứu khả năng điều tiết dòng chảy giữ nước, giữ đất của rừng thứ sinh hỗn loại lá rộng với độ tàn che 0,3 - 0,4 và 0,7 - 0,8 ở Hữu Lũng, Lạng Sơn, Báo cáo tổng kết đề tài NCKH, Viện Lâm nghiệp, Hà Nội.
Bùi Ngạnh, Nguyễn Ngọc Bích (1985), Nghiên cứu xây dựng các nguyên tắc để tạo rừng và kinh doanh RPH các lưu vực hồ chưa nước, đầu nguồn và dọc bờ sông, Báo cáo khoa học đề tài 04010501, Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp, Hà Nội.
Bùi Ngạnh, Vũ Văn Mễ (1995), Kết quả bước đầu nghiên cứu tình hình xói mòn và biện pháp phòng chống xói mòn dưới đất rừng trồng bồ đề tại Tứ Quận, Tuyên Quang (1974 - 1976), Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Công Pho (1982), Đặc điểm đất rừng khộp Tây Nguyên, Tóm tăt luận án Phó tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp.
Phạm Xuân Phương, Đoàn Diễm, Lê Khắc Côi (2010), Báo cáo đánh giá tình hình xây dựng, thực hiện chính sách lâm nghiệp giai đoạn 2005-2010 và đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách lâm nghiệp giai đoạn 2011-2015, Hà Nội, 2010.
Vũ Tấn Phương và cs (2008), Xây dựng cơ chế chi trả cho dịch vụ carbon trong ngành lâm nghiệp, Dự án thí điểm tại huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình, Việt Nam. 
Quốc Hội (2017), Luật Lâm nghiệp. 
Ngô Đình Quế và cộng sự (2007), Đề xuất cơ chế chính sách nhằm khôi phục và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển của Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Ngô Đình Quế và cộng sự (2010), Nghiên cứu giải pháp quản lý, bảo vệ rừng đầu nguồn, tầng phủ để tăng nguồn sinh thủy, điều hòa nguồn nước trong năm, Báo cáo tổng hợp nội dung 2, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Đề tài cấp Bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương (2009), Xây dựng tiêu chí và xác định RPH đầu nguồn bị thoái hóa nghiêm trọng, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
Ngô Đình Quế. Đỗ Đình Sâm (2010), Báo cáo dự án điều tra cơ bản “Điều tra đánh giá thực trạng và nguyên nhân gây sa mạc hóa, đề xuất các giải pháp phòng chống sa mạc hóa miền Trung và Tây Nguyên”, Tổng cục Lâm nghiệp.
Ngô Đình Quế. Đỗ Đình Sâm (2001), Tóm tắt kết quả nghiên cứu xác định tiêu chuẩn phân chia lập địa cho rừng trồng công nghiệp tại một số vùng sinh thái Việt Nam, (Trong sách: Kết quả nghiên cứu về trồng rừng và phục hồi rừng tự nhiên, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Vương Văn Quỳnh và cộng sự (2010), “Giá trị điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất của rừng đối với nhà máy thủy điện và cơ sở cung cấp nước ở Sơn La và Hòa Bình“, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2010, (6), tr.131 - 138. Vương Văn Quỳnh và cộng sự (2007), Nghiên cứu xác định diện tích và phân bố rừng cần thiết cho các địa phương, Báo cáo tổng kết đề tài, Hà Tây.
Đỗ Đình Sâm và các cộng sự (2005), Nghiên cứu cơ sở khoa học và biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng tự nhiên góp phần nâng cao năng xuất và quản lý rừng bền vững”, Chương trình cấp Bộ.
Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế (2011), “Hoang mạc hóa một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên”, Tạp chí khoa học đất (38).
Đỗ Đình Sâm (1979), “Ảnh hưởng của phương pháp khai thác và cải tạo rừng ở Kon Hà Nừng và sông Hiếu tới độ phì đất”, Tạp chí Lâm Nghiệp, Bộ Lâm nghiệp, Hà Nội.
Đỗ Đình Sâm (1986), “Đặc điểm phân chia lập địa rừng khộp Tây nguyên”, Tạp chí Lâm Nghiệp, Bộ Lâm nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên (1999), Đất đồi núi Việt Nam - Thoái hóa và phục hồi, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Hoàng Liên Sơn (2012), Nghiên cứu đánh giá việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh và kinh tế xã hội trong phục hồi RPHĐN của hộ gia đình tại vùng hồ thủy điện Hòa Bình, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 
Tổng cục Lâm nghiệp (2016), Tài liệu phục vụ Hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016 - 2020, Đắk Lắk, 20 tháng 6 năm 2016.
Tổng cục Thống kê (2020), Niên giám Thống kê 1002, 2005, 2010, 2015, 2020, Nhà xuất bản Thống kê.
Hoàng Văn Thắng và các cộng sự (2009), Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật lâm sinh trồng RPH và đặc dụng thuộc dự án 661, Báo cáo tổng kết nhiệm vụ khoa học, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang đa dạng sinh vật, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 581/2009/QĐ-TTg ngày 20/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020.
Nguyễn Xuân Trình, Chu Thiện Quang, Phạm Xuân Phương và cộng sự (2005), Ảnh hưởng của chính sách nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản tới phát triển bền vững ở Việt Nam, Ban nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế nông thôn, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Dự án Hỗ trợ Xây dựng và Thực hiện Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam. VIE/01/021
Thái Văn Trừng (2000), Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam, Nxb Khoa học Kỹ Thuật, Hà Nội.
Vũ Văn Tuấn (1982), “Dòng chảy dưới mặt trên sườn dốc và việc xây dựng đai rừng PH ở vùng mưa nhiệt đới”, Tập san Khí tượng thuỷ văn, 82 (11), tr. 19-21.
Vũ Văn Tuấn, Phạm Thị Lan Hương (1998), Ứng dụng mô hình toán để đánh giá ảnh hưởng của rừng tới một số đặc trưng thuỷ văn trong lưu vực, Hà Nội.
Viện Điều tra quy hoạch rừng (2009), Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn quy hoạch ba loại rừng ở Việt Nam, Báo cáo tổng kết nhiệm vụ khoa học.
Viện Điều tra quy hoạch rừng (2010), Báo cáo đánh giá, phân tích tài nguyên rừng vùng Tây Nguyên.
WB (2009), Việt Nam - Quản trị và thực thi lâm luật. Cục Môi trường, Tài nguyên thiên nhiên và Phát triển nông thôn của WB khu vực Đông Nam Á, tháng 4 năm 2009.
WB (2009), Những phân tích xã hội quốc gia: Dân tộc và sự phát triển ở Việt Nam, Ngân hàng Thế giới, Washington DC.
II. Tài liệu tiếng Anh
Bayon, R. (2004), Making environmental markets work: lessons from early experience with sulfur, carbon, wetlands, and other related markets. Forest Trends, Washington, DC, mimeo.
Churchill, S.P., Balslev, H., Forero, E. and Luteyn, J.L. (eds) (1995), Biodiversity and Conservation of Neotropical Montane Forests, The New York Botanical Garden. Bronx. New York. 702pp.
Cubbage, F.W., Harou, P. and Sills, E. (2006), “Policy instruments to enhance multi-functional forest management”, Forest Policy and Economics (9), pp.833-851.
Cubbage, F.W., O'Laughlin, J., Bullock III, C.S. (1993), Forest Resource Policy, John Wiley & Sons, New York.
Dubois, D., (1998), “Capacity to manage role changes in forestry: introducing the “4Rs””, IIED forests Participation Series (11), 22pp.
Dubois, D., (2000), Institutions for the collaborative management of mountain forests, In: Forests in Sustainable Mountain Development: a State of Knowledge Report for 2000, Task Force on Forests in Sustainable Mountain Development. CABI publishing.
Fiebiger, G., (1993), Watershed management, Tropical forestry handbook, Germanny.
Grainer, A., (1988), “Estimating areas of degraded tropical lands requiring replenishment of forest cover”, International Tree crops Journal, Vol. 5(1/2).
Hudson (1971), Raindrop size in soil conservation, Cornnell University press, New Yok, pp.50-56.
Kramer, R., Healy, R., Mendelsohn, R., (1992), Forest valuation. In: Sharma, N. (Ed.), Managing the World's Forests, Chapter 10, Kendall-Hunt Publishing Company, Dubuque, Iowa.
Mulder (1985), Simulation of forest hydrology: model description, USA.
Palo, M. and Uusivuori, T., (1999), Deforestation Overpasses Global Policies- New Research Findings on World Forests, Finish Forest Research Institute, Press Release. Washington. DC, May 24.
Phung Van Khoa (2006), PhD degree and research on Forest Hydrology and Watershed Management PhD candidate Colorado State University, USA 2003- 2006.
Pitterle A. (1993), Nachhaltig-multifunktionale Waldwirtchaft-waldpolitische Ansichten eines zukunftorientierten Waldbauers, Universitaet fuer Bodenkultur. Wien Gebiergwaldbau. 
Price, M.F. and Bary, R.G., (1997), Climate change. In Messerli, B. and Ives, J.D. (eds), 1997. Mountains of the World: a global priority Parthenon, London. Pp. 281-311.
Price, M.F. and Butt, N., (2000), Forests in suatainable mountain development: a state of knowledge report for 2000, task force on forests in sustainable mountain development, CABI publishing.
Serna, C.B. (1986), Degradation of forest resources: special study on forest management, afforestation and utilization of forest resources in the developing regions. Asia-Pacific-Region. GCP/RAS106/JPN, Field Document No. 15, United Nations Food and Agriculture Organization, Rome.
Simula, M., Salmi, J., Puustajärvi, E., (2002), Forest Financing in Latin America: The Role of the Inter-American Development Bank. ENV-138. Inter-American Development Bank Sustainable Development Department, Environment Division, Washington, D.C.
State of Europe’s Forests (2003), The MCPFE Report on Sustainable Forest Management in Europe.
Sterner, T., (2003), Policy Instruments for Environmental and Natural Resource Management. Resources for the Future. Resources for the Future, Washington, D.C.
Valente (1997), “Modelling interception loss for two sparse eucalyps and pine forests in central Portugal using Rutter and Gash analytical models”, Journal of Hydrology 190(1-2):141-162.
Vu Tan Phuong, Nguyen Viet Xuan, Dang Thinh Trieu, Phung Dinh Trung, Nguyen Xuan Giap và Pham Ngọc Thanh (2012), Tree allometric equation development for estimation of forest above-ground biomass in Viet Nam - Evergreen broadleaf, Deciduous, and Bamboo forests in the Central Highland region, UN-REDD Programme Vietnam.
Walker and Daniels, (1997), Foundations of Natural Resource Conflict: Conflict Theory and public Policy. In: Solberg, D. And Miina (eds) Conflict management and Public Participation in Land Management, EFI Proceedings (14), pp. 13-33.
Worrell, A., (1970), Forest Policy, McGraw-Hill, New York.

File đính kèm:

  • docluan_an_nghien_cuu_de_xuat_giai_phap_quan_ly_rung_phong_ho_v.doc
  • docx01_ Trich yeu Luan an_Doan Tien Vinh-converted.docx
  • docx02_ Thong tin ve luan an_TA+TV_Doan Tien Vinh (1)-converted.docx
  • doc04_Tom tat luan an_TA _Doan Tien Vinh.doc
  • doc05_Tom tat luan an_TV_Doan Tien Vinh1.10.doc