Luận án Nghiên cứu năng lực lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội

Trong 20 năm trở lại đây, nghiên cứu của Finklestein và Hambrick (1996),

Canella (1997) hay Waldman và cộng sự (2004) chứng minh vai trò của nhà quản lý

cấp cao và sức ảnh hưởng của họ đến kết quả chung của toàn doanh nghiệp. Ngày

càng có xu hướng chứng minh được rằng kết quả doanh nghiệp tốt hay không tốt là

do hành động của những NQL cấp cao của họ (Waldman và cộng sự, 2004). Như vậy,

năng lực và những hành động của NQL cấp cao là một trong những yếu tố rất quan

trọng với doanh nghiệp.

Về lý luận, năng lực lãnh đạo được thể hiện qua một quá trình mà tại đó một

cá nhân ảnh hưởng đến những người khác để cùng nhau hoàn thành một mục tiêu nào

đó theo phương cách kết nối có hiệu quả nhất. Năng lực lãnh đạo được coi là một

trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

trong điều kiện môi trường kinh doanh càng ngày càng phức tạp, khó dự báo và cạnh

tranh khốc liệt (Bennis và Goldsmith, 2003). Các thách thức từ môi trường bên trong

và bên ngoài đòi hỏi nhà quản lý cấp cao phải chuyên nghiệp và hiệu quả trong thực

thi nhiệm vụ được giao. Trong nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực khách sạn, lãnh đạo

được khẳng định là một trong những năng lực quan trọng nhất của NQL khách sạn

(Sandwith, 1993; Tas và cộng sự, 1996; Gilbert và Guerrier, 1997; Nelson và Dopson,

2001). Trong đó, năng lực lãnh đạo được coi là khả năng biến ý tưởng thành hành

động hiệu quả (Sandwith, 1993). Vì vậy, yêu cầu về nâng cao năng lực lãnh đạo là

yêu cầu thường xuyên, liên tục với NQL cấp cao để hoàn thành tốt các nhiệm vụ lãnh

đạo của bản thân mình.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu về năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại doanh

nghiệp nói chung và tại các khách sạn nói riêng đã được các nhà nghiên cứu quan tâm

trên phạm vi toàn cầu. Năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại doanh nghiệp nói

chung đã được nghiên cứu và chỉ ra trên các góc độ tiếp cận như: các nghiên cứu xác

định năng lực lãnh đạo thông qua tố chất lãnh đạo, qua kiến thức lãnh đạo hoặc hành

vi lãnh đạo hoặc các nghiên cứu đánh giá năng lực lãnh đạo thông qua tổ hợp ba yếu

tố cấu thành trên. Ở lĩnh vực khách sạn, các nghiên cứu về năng lực lãnh đạo đang

đánh giá năng lực lãnh đạo chủ yếu theo các nhóm năng lực (năng lực chung và năng

lực chuyên môn) hoặc đồng nhất một phần với năng lực của nhà lãnh đạo khách sạn.2

Vì vậy, hình thành nên một số khoảng trống nghiên cứu nhất định về năng lực lãnh

đạo của NQL cấp cao tại các khách sạn, trong đó có khoảng trống về việc xác định

năng lực lãnh đạo dựa trên các yếu tố cấu thành năng lực từ những đặc điểm, thuộc

tính tâm lý cá nhân (bên trong) và những biểu hiện thành hành vi lãnh đạo (bên ngoài)

của NQL cấp cao phù hợp với yêu cầu đặc trưng để thực hiện hoạt động lãnh đạo theo

góc độ tiếp cận của luận án.

Về thực tiễn, nhân lực là một nguồn lực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối

với những quốc gia đang xác định du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn như

Việt Nam, đặc biệt là quản lý cấp cao. Hiện nay, lĩnh vực khách sạn có tốc độ phát

triển nhanh, đạt doanh thu cao nhất trong tổng thu từ khách du lịch (chiếm khoảng

70%). Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thông tin du lịch tổng hợp từ Vụ Khách

sạn (Tổng cục Du lịch) và các Sở Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh,

tính đến hết năm 2019, cả nước có 912 khách sạn từ 3 đến 5 sao với hơn 126.000

buồng. Tại Hà Nội, đến đầu năm 2019 có 593 khách sạn được xếp hạng từ 1-5 sao,

tăng 1.24 lần so với năm 2015. Năm 2020-2021, do ảnh hưởng có dịch bệnh viêm

phổi cấp do vi rút SAR-Cov2 có một số sự thay đổi về số lượng khách sạn và nhân

sự trong lĩnh vực này. Nhiều khách sạn tạm bị đóng cửa, một số nhân sự tạm thời

phải nghỉ việc. Tuy nhiên, xu hướng về việc gia tăng thêm các khách sạn trong thời

gian tới tại Việt Nam và Hà Nội chưa dừng lại. Các khách sạn quốc tế sẽ cung cấp

gần 1.300 phòng tương đương với 48% nguồn cung tương lai của thị trường lưu trú

Việt Nam (bao gồm Hà Nội), bao gồm những thương hiệu lớn như: Eastin, Grand

Mercure, Fairmont, Four Seasons, Lotte, Dusit và Wink (Savills Việt Nam, 2021).

Ở Hà Nội ngoài các khách sạn lớn, việc bùng nổ các khách sạn quy mô trung bình

như A25, Silk Path, Azumaya Hotel, cũng có một số tập đoàn khách sạn cũng sẽ

gia nhập thị trường này. Điều đó khiến nhu cầu nhân sự càng ngày càng lớn hơn,

đặc biệt là nhân lực quản lý cấp cao cho các khách sạn có quy mô trung bình và lớn.

pdf 162 trang kiennguyen 7720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu năng lực lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu năng lực lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội

Luận án Nghiên cứu năng lực lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 
HOÀNG THỊ THU TRANG 
NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA 
NHÀ QUẢN LÝ CẤP CAO TẠI 
CÁC KHÁCH SẠN 3-5 SAO TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ 
HÀ NỘI - 2021 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 
HOÀNG THỊ THU TRANG 
NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA 
NHÀ QUẢN LÝ CẤP CAO TẠI 
CÁC KHÁCH SẠN 3-5 SAO TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 
Chuyên ngành : Kinh doanh thương mại 
Mã số : 934.01.21 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ 
Người hướng dẫn khoa học: 
1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGUYÊN HỒNG 
2. PGS.TS. NGUYỄN VIẾT THÁI 
HÀ NỘI - 2021
i 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. 
Các thông tin, kết quả nghiên cứu được nêu trong luận án là trung thực và có 
nguồn gốc rõ ràng. 
Nghiên cứu sinh 
ii 
MỤC LỤC 
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i 
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii 
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... v 
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... vi 
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ .......................................................................... viii 
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1 
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án ........................................................................ 3 
3. Các câu hỏi nghiên cứu của luận án ....................................................................... 4 
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 4 
5. Những đóng góp mới của luận án .......................................................................... 6 
6. Kết cấu của luận án ................................................................................................ 8 
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ 
LUẬN VỀ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO NHÀ QUẢN LÝ CẤP CAO TẠI 
KHÁCH SẠN ............................................................................................................ 9 
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến năng lực lãnh đạo của nhà 
quản lý cấp cao tại khách sạn ..................................................................................... 9 
1.1.1. Các nghiên cứu về năng lực của các nhóm nhân lực khách sạn ...................... 9 
1.1.2. Các nghiên cứu về năng lực của nhà quản lý cấp cao .................................... 11 
1.1.3 Các nghiên cứu về năng lực của quản lý cấp cao tại khách sạn ................... 15 
1.1.4 Các nghiên cứu về năng lực lãnh đạo của nhà quản lý và nhà quản lý cấp 
cao tại khách sạn ...................................................................................................... 20 
1.1.5 Kết luận và khoảng trống nghiên cứu ............................................................. 29 
1.2 Khái quát chung về năng lực lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao tại khách sạn ......... 31 
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của nguồn nhân lực trong khách sạn ......................... 31 
1.2.2 Khái niệm và vai trò của nhà quản lý cấp cao tại khách sạn 3-5 sao .............. 34 
1.2.3 Khái niệm năng lực và năng lực lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao tại khách 
sạn ............................................................................................................................. 40 
1.2.4 Một số lý thuyết về lãnh đạo ........................................................................... 44 
1.3 Khung nghiên cứu về năng lực lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao tại khách 
sạn ............................................................................................................................ 47 
1.3.1. Khung nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ................................................. 47 
1.3.2 Tố chất lãnh đạo .............................................................................................. 50 
1.3.3 Kiến thức lãnh đạo .......................................................................................... 53 
1.3.4 Hành động lãnh đạo ........................................................................................ 55 
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 60 
iii 
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ..................... 61 
2.1 Quy trình nghiên cứu của luận án ...................................................................... 61 
2.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 62 
2.2.1 Nghiên cứu định tính ....................................................................................... 63 
2.2.2 Nghiên cứu định lượng.................................................................................... 66 
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 77 
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA NHÀ 
QUẢN LÝ CẤP CAO TẠI CÁC KHÁCH SẠN 3-5 SAO TRÊN ĐỊA BÀN 
HÀ NỘI ................................................................................................................... 78 
3.1 Khái quát chung về hoạt động kinh doanh khách sạn và tình hình nhân lực 
quản lý cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội ............................... 78 
3.1.1 Khái quát tình hình kinh doanh khách sạn trên địa bàn Hà Nội ..................... 78 
3.1.2 Tình hình nhân lực quản lý cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn 
Hà Nội ...................................................................................................................... 82 
3.2 Kết quả phân tích thực trạng năng lực lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao 
tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội ..................................................... 86 
3.2.1 Kiểm tra độ tin cậy và các yếu tố được đưa vào khung nghiên cứu về năng 
lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội ....... 86 
3.2.2 Phân tích thực trạng về năng lực lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao tại các 
khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội ..................................................................... 97 
3.3 Đánh giá chung về thực trạng năng lực lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao tại 
các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội ............................................................ 117 
3.3.1 Những thành công đạt được và nguyên nhân ................................................ 117 
3.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân .................................................................... 120 
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 122 
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GỢI Ý VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO 
NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA NHÀ QUẢN LÝ CẤP CAO TẠI CÁC 
KHÁCH SẠN 3-5 SAO TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI........................................... 124 
4.1 Xu hướng phát triển lĩnh vực kinh doanh khách sạn và những yêu cầu nâng 
cao năng lực lãnh đạo đối với nhà quản lý cấp cao tại các khách sạn 3- 5 sao trên 
địa bàn Hà Nội ....................................................................................................... 124 
4.1.1 Xu hướng phát triển lĩnh vực kinh doanh khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà 
Nội .......................................................................................................................... 124 
4.1.2 Những yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo đối với nhà quản lý cấp cao tại 
khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội ................................................................... 127 
iv 
4.2 Một số gợi ý nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao tại 
các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội ............................................................ 131 
4.2.1 Một số gợi ý cho cá nhân nhà quản lý cấp cao tại các khách sạn 3 sao trên 
địa bàn Hà Nội ....................................................................................................... 131 
4.2.2 Sử dụng phương pháp đánh giá đa chiều để nâng cao nhận thức của NQL 
cấp cao về bản thân ................................................................................................ 141 
4.2.3 Tuyển chọn nhà quản lý cấp cao cho khách sạn 3-5 sao từ thị trường lao 
động trong và ngoài nước ....................................................................................... 143 
4.2.4 Tạo nguồn nhà quản lý cấp cao cho khách sạn từ nguồn nội bộ khách sạn 3-
5 sao trên địa bàn Hà Nội ....................................................................................... 145 
4.3 Một số khuyến nghị .......................................................................................... 147 
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ...................................................................................... 148 
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 150 
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN 
ĐẾN LUẬN ÁN 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 
v 
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 
STT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 
1 APEC 
Asia - 
Pacific Economic Cooperation 
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế 
châu Á – Thái Bình Dương 
2 BKD Be-Know-Do Tố chất-Kiến thức-Hành động 
3 BE Tố chất lãnh đạo 
4 Bộ VH, TT và DL 
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du 
lịch 
5 CFO Chef Financial Officer Giám đốc tài chính 
6 CHRO Chief Human Resources Officer Giám đốc nhân sự 
7 CNH, HĐH 
Công nghiệp hóa, Hiện đại 
hóa 
8 DO Hành động 
9 EU European Union Liên minh Châu Âu 
10 GRDP 
Gross Regional Domestic 
Product 
Tổng sản phẩm trên địa bàn 
11 HĐQT Hội đồng quản trị 
12 HĐ Hội đồng 
13 K Know Kiến thức lãnh đạo 
14 NQL Nhà quản lý 
15 NZIMCI 
Chỉ số năng lực quản lý của 
New Zealand 
16 TP Thành phố 
17 VTOS 
Vietnam Tourism Occupational 
Skills Standards 
Bộ tiêu chuẩn về các kỹ năng 
nghề Du lịch Việt Nam 
18 WTO The World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới 
vi 
DANH MỤC BẢNG BIỂU 
Bảng 1.1. Sự khác nhau giữa nhà lãnh đạo và nhà quản lý cấp cao ........................ 12 
Bảng 1.2. Các đặc trưng về năng lực lãnh đạo theo quan điểm của Bass và cộng sự từ 
năm 1970 đến 2008 .................................................................................................... 21 
Bảng 1.3. Các cấp độ quản lý trong doanh nghiệp ................................................. 35 
Bảng 1.4. Các khái niệm về năng lực cá nhân ......................................................... 40 
Bảng 1.5. Phân loại năng lực của nhà quản lý ......................................................... 43 
Bảng 1.6. Các quan điểm chính của các lý thuyết về lãnh đạo .................... ...  sự trong lược đồ kế nhiệm. 
Vì điều đó sẽ giúp NQL nếu được bổ nhiệm sẽ có khả năng tư duy tổng thể và năng 
lực thực tiễn – đây là yêu cầu rất quan trọng trong kinh doanh khách sạn. 
147 
4.3 Một số khuyến nghị 
 Về phía Chính phủ, để tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho tương lai, 
NCS khuyến nghị: 
Tiếp tục khuyến khích đào tạo du lịch theo cơ chế đặc thù (trong đó có chuyên 
ngành về Quản trị khách sạn). Việc triển khai hình thức đào tạo này giúp cho người 
học có kinh nghiệm thực tiễn tốt hơn, đáp ứng nhu cầu xã hội cao hơn. Đây là nguồn 
nhân lực có giá trị cho khách sạn, có thể đảm nhiệm vai trò quản lý hoặc quản lý cấp 
cao khách sạn trong tương lai. 
Với Tổng cục Du lịch, NCS khuyến nghị một số vấn đề để tạo tiền đề và hỗ 
trợ nâng cao năng lực NQL cấp cao tại khách sạn như sau: 
- Xây dựng chủ trương, đường lối chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực du lịch 
quản trị cấp cao trong lĩnh vực khách sạn cả về qui mô, chất lượng và cơ cấu. 
- Xây dựng mới hoặc tăng cường chức năng đào tạo quản trị du lịch cấp cao cho 
các doanh nghiệp du lịch trong đó có các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội. 
- Căn cứ vào nhu cầu để mở các lớp đào tạo ngắn hạn và dài hạn chuyên sâu 
để nâng cao năng lực lãnh đạo cho NQL cấp cao tại các khách sạn trên địa bàn Hà 
Nội và cả nước. 
- Điều chỉnh tiêu chuẩn nghề, xây dựng bộ tiêu chuẩn nghề cụ thể hơn cho từng 
nhóm khách sạn theo hạng sao, cho cập nhật để bộ tiêu chuẩn gần hơn với quốc tế, có 
thể ứng dụng cho tập đoàn khách sạn quốc tế đang kinh doanh tại Việt Nam. 
Với Sở Du lịch Hà Nội, một trong những giải pháp quan trọng là cần tăng 
cuờng nhận thức trong quản lý nhà nước về nâng cao năng lực cho NQL cấp cao tại 
khách sạn thông qua các hoạt động như sau: 
- Xây dựng một định hướng đúng, tăng cường năng lực hoạch định chính sách, 
hình thành khung pháp lý và cơ chế cho phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng 
cao, vừa đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước, cơ sở giáo dục 
đại học và giáo dục nghề nghiệp du lịch và doanh nghiệp du lịch trong đào tạo, bồi 
dưỡng và sử dụng nhân lực du lịch chất lượng cao. 
- Chú trọng phát triển hơn nữa đội ngũ cán bộ chuyên trách về phát triển nhân 
lực du lịch để tạo ra các chương trình đào tạo có chất lượng cho NQL khách sạn: Phối 
hợp các ngành liên quan để hình thành, củng cố và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ 
148 
chuyên trách đào tạo, bồi duỡng nguồn nhân lực du lịch, nguồn nhân lực du lịch chất 
lượng cao từ thành phố đến các địa phương. 
- Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch Thành phố 
và các quận huyện, thị xã trong phát triển nguồn nhân lực quản trị khách sạn cấp cao. 
Sở Du lịch xây dựng và thông báo các địa phương kế hoạch định hướng hàng năm về 
đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch nói chung và nguồn nhân lực quản lý cấp 
cao khách sạn nói riêng. 
- Sở Du lịch Hà Nội chủ trì thực hiện việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về 
các cơ sở giáo dục du lịch và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, đặc 
biệt là thông tin chi tiết về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực quản lý cấp cao khách 
sạn của Hà Nội. Đây là công cụ hết sức cần thiết giúp cơ quan quản lý nhà nước, cơ 
sở giáo dục du lịch và doanh nghiệp khách sạn hoạch định kế hoạch phát triển nguồn 
nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực quản lý cấp cao khách sạn; đồng thời cũng là 
cơ sở để kết nối hiệu quả giữa sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị khách sạn 
đang tìm việc làm với các doanh nghiệp khách sạn đang có nhu cầu tuyển dụng. 
- Sở Du lịch Hà Nội cần thể hiện rõ hơn vai trò quản lý nhà nước về phát triển 
nguồn nhân lực khách sạn, nguồn nhân lực quản trị cấp cao của khách sạn, đưa các 
chỉ tiêu về tỷ lệ đào tạo nhân lực của từng khách sạn thành yêu cầu bắt buộc, khuyến 
khích và tạo điều kiện để doanh nghiệp khách sạn đào tạo nhân viên theo hướng 
chuyên nghiệp. Hỗ trợ khách sạn trong thực hiện chương trình đào tạo do Tổng cục 
Du lịch chủ trì hoặc các chương trình hợp tác quốc tế liên quan đến du lịch. Từng 
bước chuẩn hoá đội ngũ nhân viên khách sạn chất lượng cao, tạo các điều kiện thuận 
lợi để nguồn nhân lực quản trị cấp cao của Hà Nội có điều kiện tiếp xúc với các 
chương trình đào tạo tiên tiến, bứt phá rút ngắn khoảng cách về năng lực của nguồn 
nhân lực quản trị khách sạn Hà Nội với các nước và thủ đô các nước có du lịch phát 
triển trong khu vực và thế giới. 
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 
 Chương 4 NCS đã đánh giá được bối cảnh chung về tình hình kinh doanh 
khách sạn trong bối cảnh hiện nay và các yêu cầu nâng cao năng lực với NQL cấp 
cao các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội. 
149 
 Căn cứ vào các hạn chế và nguyên nhân hạn chế đã kết luận tại chương 3, NCS 
đã đề xuất một số gợi ý và kiến nghị để nâng cao năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao 
tại khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội. Các gợi ý gồm: Một gợi ý đối với cá nhân 
NQL cấp cao tại các khách sạn (tập trung vào nhóm khách sạn 3 sao vận hành độc 
lập); Sử dụng phương pháp đánh giá đa chiều để nâng cao nhận thức của NQL cấp 
cao về bản thân; Tuyển chọn NQL cấp cao cho khách sạn 3-5 sao từ thị trường lao 
động trong và ngoài nước; Tạo nguồn NQL cấp cao cho khách sạn từ nguồn nội bộ 
khách sạn. 
 NCS cũng đưa ra một số khuyến nghị với Chính phủ và các cơ quan Quản lý 
nhà nước về Du lịch để tạo môi trường thuận lợi, nguồn lực cần thiết để nâng cao 
năng lực lãnh đạo cũng như năng lực chung của NQL cấp cao tại khách sạn 3-5 sao 
trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới. 
150 
KẾT LUẬN 
Một lãnh đạo tốt có thể đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa văn 
hóa tổ chức và kết quả làm việc của nhân viên; cuối cùng sẽ dẫn đến tăng hiệu suất 
công việc của nhân viên (Toor & Ofori, 2009). Mọi tổ chức không thể phát triển nếu 
phụ thuộc vào một hoặc hai nỗ lực của cá nhân, đó là nỗ lực tập thể của tất cả các 
thành viên trong tổ chức (Mwita, 2000), đặc biệt là NQL cấp cao tại khách sạn. Nhận 
thức được những vấn đề trên và với mục đích được xác định trong luận án, sau quá 
trình nghiên cứu, tác giả đã đạt được những kết quả như sau: 
Về cơ sở lý luận, luận án đã tổng hợp được cơ sở lý thuyết về khung năng lực 
lãnh đạo của NQL cấp cao tại khách sạn. Trong đó tác giả đã làm rõ các khái niệm 
cốt lõi của luận án và đã tổng hợp, xác định được khung nghiên cứu về năng lực lãnh 
đạo của NQL cấp cao tại khách sạn. Nội dung chính của khung nghiên cứu về năng 
lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại khách sạn gồm: tố chất lãnh đạo, kiến thức lãnh 
đạo và hành động lãnh đạo. Về thực tiễn, luận án đã đánh giá thực trạng năng lực lãnh 
đạo của NQL cấp cao của các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội. Luận án đã đề 
xuất được 05 gợi ý nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo tại khách sạn 3-5 sao trên 
địa bàn Hà Nội. Tóm lại, về mặt tổng thể luận án đã đạt được mục tiêu nghiên cứu 
và giải quyết được các câu hỏi nghiên cứu đặt ra. Tuy nhiên, do một số lý do nghiên 
cứu còn tồn tại một số hạn chế như sau: 
Thứ nhất, xét về khía cạnh năng lực của quản lý cấp cao của khách sạn. Có rất 
nhiều mô hình đang được sử dụng đánh giá năng lực chia theo năng lực chung và 
năng lực chuyên môn của NQL. Tuy nhiên, hiện nay tác giả chỉ đánh giá một trong 
những nhiệm vụ của NQL cấp cao là chức năng lãnh đạo – năng lực lãnh đạo, chưa 
đánh giá được tổng thể năng lực của NQL cấp cao tại khách sạn 3-5 sao trên địa bàn 
Hà Nội. 
Thứ hai, do ảnh hưởng của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do covid-19 nhiều 
khách sạn phải tạm thời đóng cửa, doanh thu và lượng khách giảm nghiêm trọng. Các yếu 
tố về kết quả hoạt động như kết quả kinh doanh, thương hiệu, sự thỏa mãn của khách hàng, 
sự ổn định của nhân sự, không được phản ánh chính xác. Do vậy, tác giả không thể sử 
dụng làm yếu tố trung gian để đánh giá kết quả lãnh đạo của NQL cấp cao tại khách sạn 
3-5 sao. Vì vậy, chưa phân tích được mô hình hồi quy tuyến tính, xác định được mức độ 
151 
tác động của từng yếu tố trong khung nghiên cứu đến năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao 
tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội. 
Từ kết quả của nghiên cứu có thể mở ra những hướng nghiên cứu mới: 
- Nghiên cứu và đánh giá năng lực quản lý của NQL cấp cao của khách sạn hoặc 
riêng nhóm GM khách sạn. 
 - Nghiên cứu mức độ tác động của từng yếu tố cấu thành đến năng lực lãnh đạo 
của NQL cấp cao/Tổng giám đốc tại khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội hoặc thay 
đổi về khách thể nghiên cứu thành 1-5 sao, hoặc 1-2 sao, khi tình hình kinh doanh trở lại 
bình thường. 
- Nghiên cứu về mối quan hệ giữa các yếu tố năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao, 
sự hài lòng trong công việc của nhân viên và kết quả hoạt động của khách sạn. 
 Trong quá trình nghiên cứu, NCS gặp khá nhiều khó khăn ở bước đầu khi thiếu 
kinh nghiệm nghiên cứu, khả năng tiếp cận các đối tượng khảo sát, thu thập các nguồn dữ 
liệu sơ cấp, thứ cấp cần thiết cho luận án. Vì vậy, với sản phẩm luận án đã hoàn thành, 
NCS xin gửi lời tri ân sâu sắc đầu tiên đến hai giảng viên hướng dẫn – những người dẫn 
đường tận tâm và luôn sát cánh định hướng, động viên NCS những lúc gặp bế tắc trong 
nghiên cứu. NCS cũng luôn cảm thấy may mắn vì luôn nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ rất 
nhiệt tình của các thầy cô tại Phòng Quản lý SĐH trong quá trình học tập, hoàn thiện hồ 
sơ các cấp trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, để hoàn thành nội dung luận án, NCS 
cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các NQL các cấp, nhân viên tại các khách sạn 3-5 sao trên 
địa bàn Hà Nội, các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, các cán bộ quản lý Du lịch tại Bộ 
VH, TT&DL, Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch Hà Nội đã hỗ trợ, cung cấp các dữ liệu đáng 
tin cậy, chính xác và phù hợp cho luận án. 
Tóm lại, mặc dù với rất nhiều nỗ lực và đạt được những kết quả đáng ghi nhận 
nhưng luận án vẫn không thể tránh khỏi những hạn chế. NCS rất mong nhận được ý kiến 
của các nhà khoa học, các thầy cô giáo, các khách sạn và người đọc để luận án có thể được 
hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! 
Tác giả của luận án! 
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 
1. Hoàng Thị Thu Trang (2015), Nhân lực khách sạn Việt Nam – Những thách thức 
hội nhập, Tạp chí Công Thương, số 21, tháng 5/2015 
2. Hoàng Thị Thu Trang (2017), The Forth Industrial Revolution: Opportunities 
and challenges posing for 4 and 5-star rated hotels in Vietnam, HTQT các nhà 
khoa học trẻ khối kinh tế và kinh doanh, ICYREB 
3. Hoàng Thị Thu Trang (2017), Human Resource management for small and medium 
– sized hotels in Hanoi in the present context, HTQT ICECH, Đại học Bách Khoa 
4. Hoàng Thị Thu Trang (2019), Tổng quan nghiên cứu và đề xuất mô hình năng 
lực với CEO khách sạn 4,5 sao, HTQG Quản trị NL doanh nghiệp trong bối cảnh 
HNQT và CMCN 4.0 
5. Hoàng Thị Thu Trang (2020), Xác định các tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo 
của CEO khách sạn, HTQG Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch trong 
bối cảnh CMCN 4.0 
6. Hoàng Thị Thu Trang (2020), Thực trạng năng lực lãnh đạo của CEO khách sạn 
5 sao trên địa bàn Hà Nội, HTQT các nhà khoa học trẻ khối kinh tế và kinh 
doanh, ICYREB 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_nang_luc_lanh_dao_cua_nha_quan_ly_cap_cao.pdf
  • docx2. Tinh moi luan an Hoang Thi Thu Trang Tieng Anh.docx
  • doc3. Tinh moi luan an Hoang Thi Thu Trang Tieng Viet.doc
  • docx4. Tom Tat LA Hoang Thi Thu Trang Tieng Viet.docx
  • docx5. Tom tat LA Hoang Thi Thu Trang Tieng Anh.docx