Luận án Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay

 Nền tảng tư tưởng của Đảng là hệ thống lý luận khoa học hoàn chỉnh, đã được thực tiễn kiểm nghiệm, do Đảng ta lựa chọn làm cơ sở lý luận, phương pháp luận chủ yếu, trực tiếp và nhất quán. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ vừa cấp bách, thường xuyên và lâu dài; là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, của cả hệ thống chính trị. Trong đó, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội có vị trí, vai trò hết sức quan trọng. Họ là những người được đào tạo cơ bản, chuyên sâu về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; lực lượng trực tiếp góp phần quyết định chất lượng giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa và đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận của Quân đội nhân dân Việt Nam. Do vậy, phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là vấn đề có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết hiện nay.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, sự quan tâm chỉ đạo của người chỉ huy các cấp, đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội cơ bản khẳng định được vị trí, vai trò là lực lượng nòng cốt, trực tiếp, quan trọng trong nghiên cứu, bổ sung, vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng vẫn còn những hạn chế nhất định; một bộ phận giảng viên chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng nên chưa phát huy hết vai trò người giảng viên trong đổi mới nội dung, hình thức giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tham gia đấu tranh; môi trường và công tác bảo đảm nhất là con người và phương tiện, trang thiết bị máy móc góp phần tạo động lực đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch chưa được đầu tư đúng mức, v.v. Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trên đây là do một số cấp ủy, tổ chức đảng và chỉ huy ở các học viện, trường sĩ quan quân đội chưa thật sự coi trọng phát huy vai trò của giảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho giảng viên có nội dung chưa đạt hiệu quả cao; một bộ phận giảng viên thiếu chủ động tự học, tự rèn, tự phát huy vai trò của mình trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đang ra sức chống phá nhằm phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng, gây sự hoài nghi, hoang mang, dao động, mất niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Do đó, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng không chỉ là đòi hỏi tất yếu khách quan mà còn là mặt trận nóng bỏng, liên quan trực tiếp đến sinh mệnh của Đảng, sự tồn vong của chế độ, vận mệnh và lợi ích của quốc gia - dân tộc, là mệnh lệnh của cuộc sống.

 

doc 200 trang kiennguyen 10820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay

Luận án Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng 
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
ThS. Trịnh Xuân Ngọc
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
10
1.1.
Những công trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến đề tài luận án
10
1.2.
Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học tiêu biểu đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết
23
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI TRONG BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
29
2.1.
Thực chất phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
29
2.2.
Những nhân tố cơ bản quy định phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
61
Chương 3
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI TRONG BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG HIỆN NAY
79
3.1.
Thực trạng thực hiện vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay
79
3.2.
Những vấn đề đặt ra đối với phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay
104
Chương 4
GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI TRONG BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG HIỆN NAY
118
4.1.
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm các chủ thể phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng 
118
4.2.
Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội
126
4.3.
Xây dựng môi trường sư phạm dân chủ, tạo động lực thúc đẩy giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội chủ động, tích cực tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng 
133
4.4.
Tích cực hóa nhân tố chủ quan của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
142
KẾT LUẬN 
155
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 
158
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
159
PHỤ LỤC
172
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
 Nền tảng tư tưởng của Đảng là hệ thống lý luận khoa học hoàn chỉnh, đã được thực tiễn kiểm nghiệm, do Đảng ta lựa chọn làm cơ sở lý luận, phương pháp luận chủ yếu, trực tiếp và nhất quán. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ vừa cấp bách, thường xuyên và lâu dài; là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, của cả hệ thống chính trị. Trong đó, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội có vị trí, vai trò hết sức quan trọng. Họ là những người được đào tạo cơ bản, chuyên sâu về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; lực lượng trực tiếp góp phần quyết định chất lượng giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa và đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận của Quân đội nhân dân Việt Nam. Do vậy, phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là vấn đề có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết hiện nay.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, sự quan tâm chỉ đạo của người chỉ huy các cấp, đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội cơ bản khẳng định được vị trí, vai trò là lực lượng nòng cốt, trực tiếp, quan trọng trong nghiên cứu, bổ sung, vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng vẫn còn những hạn chế nhất định; một bộ phận giảng viên chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng nên chưa phát huy hết vai trò người giảng viên trong đổi mới nội dung, hình thức giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tham gia đấu tranh; môi trường và công tác bảo đảm nhất là con người và phương tiện, trang thiết bị máy móc góp phần tạo động lực đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch chưa được đầu tư đúng mức, v.v.. Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trên đây là do một số cấp ủy, tổ chức đảng và chỉ huy ở các học viện, trường sĩ quan quân đội chưa thật sự coi trọng phát huy vai trò của giảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho giảng viên có nội dung chưa đạt hiệu quả cao; một bộ phận giảng viên thiếu chủ động tự học, tự rèn, tự phát huy vai trò của mình trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đang ra sức chống phá nhằm phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng, gây sự hoài nghi, hoang mang, dao động, mất niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Do đó, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng không chỉ là đòi hỏi tất yếu khách quan mà còn là mặt trận nóng bỏng, liên quan trực tiếp đến sinh mệnh của Đảng, sự tồn vong của chế độ, vận mệnh và lợi ích của quốc gia - dân tộc, là mệnh lệnh của cuộc sống. 
Từ những lý do trên tác giả lựa chọn vấn đề: “Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay” làm đề tài luận án, có ý nghĩa cấp thiết, sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở luận giải một số vấn đề lý luận phát huy vai trò, đánh giá thực trạng thực hiện vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, luận án khái quát vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. 
Làm rõ những vấn đề lý luận về vai trò và phát huy vai trò và nhân tố quy định phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. 
Đánh giá thực trạng thực hiện vai trò và luận giải những vấn đề đặt ra trong phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay.
Đề xuất giải pháp cơ bản phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề lý luận về vai trò, phát huy vai trò và thực tiễn thực hiện vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy và tuyên truyền.
Về không gian: Nghiên cứu, khảo sát và sử dụng số liệu của các học viện, trường sĩ quan quân đội: Học viện Quốc phòng, Học viện Lục quân, Học viện Chính trị, Học viện Hậu cần, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Quân y, Trường Sĩ quan Lục quân 2, Trường Sĩ quan Thông tin, Trường Sĩ quan Chính trị. Tập trung vào giảng viên các chuyên ngành: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị học Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Hồ Chí Minh học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam để luận giải làm nổi bật vai trò của đội ngũ này trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Về thời gian: Sử dụng các số liệu, tài liệu chủ yếu từ năm 2016 đến nay.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tư tưởng, lý luận, đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực ý thức hệ; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đấu tranh tư tưởng, lý luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Cơ sở thực tiễn 
Từ thực tiễn tham gia đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Dựa trên các báo cáo tổng kết các vấn đề lý luận và thực tiễn của các cơ quan chức năng, các học viện, trường sĩ quan quân đội về nhiệm vụ, kết quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Sử dụng kết quả điều tra, khảo sát thực tế của tác giả luận án liên quan đến vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. 
Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành như: Phân tích và tổng hợp; quy nạp và diễn dịch; hệ thống và cấu trúc; lịch sử và lôgíc; thống kê và so sánh; điều tra xã hội học; tham vấn chuyên gia.
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án đưa ra được quan niệm và những nhân tố cơ bản quy định phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. 
Xác định, luận giải những vấn đề đặt ra và đề xuất những giải pháp cơ bản phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay. 
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần bổ sung, phát triển một số vấn đề lý luận về vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, giáo dục chính trị; góp phần tư vấn, tham mưu cho lãnh đạo, chỉ huy các học viện, trường sĩ quan quân đội và các cơ quan chức năng về phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. 
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (10 tiết); kết luận; danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Những công trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến đề tài luận án
1.1.2. Những công trì ... tảng tư tưởng của Đảng, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn có những đặc điểm nào?
1. Luôn gắn chặt nhiệm vụ giáo dục, đào tạo với bồi dưỡng học viên trở thành người lãnh đạo, chỉ huy tổ chức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở các cơ quan, đơn vị trong toàn quân 
2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc thù hoạt động quân sự của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội gắn với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
4. Tính đa dạng, phong phú, tổ chức chặt chẽ trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ở cách học viện, trường sĩ quan quân đội
Câu 6. Đồng chí cho biết, mục đích phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng hiện nay? 
1. Làm gia tăng, tạo ra sự chuyển hóa các nhân tố từ dạng tiềm năng thành hiện thực, lan tỏa trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
2. Nâng lên tầm cao mới, đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
3. Đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trong thực tiễn thực hiện có chất lượng, hiệu quả
4. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn
Câu 7. Để phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay, cần tập trung vào những nội dung nào?
1. Khơi dậy, phát triển và lan tỏa hoạt động truyền bá bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
2. Khơi dậy, phát triển và lan tỏa hoạt động nghiên cứu vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
3. Khơi dậy, phát triển và lan tỏa vai trò nòng cốt trong đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch 
Câu 8. Theo đồng chí, phương thức nào được giảng viên khoa học xã hội và nhân văn vận dụng trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng?
1. Thông qua giảng dạy, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh	
2. Thông qua nghiên cứu khoa học
3. Thông qua tổng kết thực tiễn phát triển lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
4. Thông qua các phong trào thi đua ở các học viện, trường sĩ quan quân đội phát động
5. Sử dụng tối đa hiệu quả của truyền thông đa phương tiện, mạng xã hội, Internet trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
6. Phương thức khác: .
Câu 9. Theo đồng chí, nhân tố nào qui định phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng?
1. Nhận thức của lãnh đạo, chỉ huy	
2. Trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy
3. Nhận thức, trách nhiệm của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội 
4. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giảng viên khoa học xã hội và nhân văn	
5. Môi trường và các động lực ở các học viện, trường sĩ quan quân đội 
6. Bản lĩnh chính trị, kiên định, vững vàng, tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm cao của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn	
7. Giảng viên khoa học xã hội và nhân văn hiểu biết sâu sắc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng
8. Giảng viên khoa học xã hội và nhân văn nắm chắc, hiểu rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch
9. Giảng viên khoa học xã hội và nhân văn có kỹ năng, bút pháp, bút chiến sắc sảo để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Câu 10. Những yếu tố tạo nên thành tựu trong thực hiện vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng?
1. Nhận thức đúng, thái độ tốt, trách nhiệm cao của các chủ thể
2. Sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của đảng ủy, chỉ huy 
3. Quan tâm đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giảng viên
4. Có môi trường dân chủ thuận lợi
5. Có chính sách khuyến khích giảng viên tham gia đấu tranh
6. Sự nỗ lực chủ động, tích cực phấn đấu vươn lên của giảng viên
7. Các cơ quan chức năng đã có nhận thức đúng, thái độ tốt, trách nhiệm cao 
8. Nhận thức, thái độ, trách nhiệm khá tích cực, chủ động và sáng tạo của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn 
9. Làm tốt công tác truyền bá, nghiên cứu, bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh 
10. Giảng viên tích cực, chủ động tham gia đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Câu 11. Đâu là nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong thực hiện vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng? 
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo có mặt chưa đầy đủ, toàn diện trên các mặt
2. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giảng viên có thời điểm chưa tốt 
3. Có thời điểm chưa xây dựng được môi trường dân chủ ở khoa, tổ bộ môn 
4. Giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội có thời điểm chưa tích cực bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức, nhiệt tình, trách nhiệm trong đấu tranh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng 
5. Nguyên nhân khác
Câu 12. Đồng chí đã viết được báo khoa học liên quan đến bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đăng trên Tạp chí chuyên ngành, trong thời gian 5 năm vừa qua (từ 2016 đến nay) chưa?
1. Có
2. Không
	Câu 13. Đồng chí đã bao giờ tham gia đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên các kênh VOV, VTV và Kênh QPVN chưa?
1. Có
2. Không
Câu 14. Để góp phần phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đồng chí có đề xuất giải pháp nào? 
1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể	
2. Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng 
3. Tạo môi trường dân chủ, tự do trong giảng dạy, nghiên cứu	
4. Phát huy nhân tố chủ quan của chính giảng viên
Câu 15. Đồng chí cho biết trình độ ngoại ngữ của đồng chí hiện nay?
1. Sử dụng tốt các kỹ năng, nghe, nói, đọc, viết	
2. Đọc và dịch được một số nội dung cơ bản theo chuyên ngành 
3. Còn hạn chế các kỹ năng	
4. Không có khả năng nghe, nói, đọc, viết
Câu 17. Đồng chí cho biết khả năng tin học của đồng chí hiện nay?
1. Sử dụng tốt	
2. Mức độ khá
3. Trung bình	
4. Còn hạn chế
Câu 18. Cuối cùng, xin đồng chí cho biết đôi nét về bản thân
- Cấp bậc: 
1. Thiếu úy, trung úy
2. Thượng úy, đại úy
3. Thiếu tá, trung tá
4. Thượng tá, đại tá
- Chức vụ cán bộ:
1. Giảng viên
2. Cán bộ bộ nôn
3. Cán bộ khoa
- Trình độ chuyên môn:
1. Đại học
2. Thạc sĩ
3. Tiến sĩ
 Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn đồng chí!
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN 
(Đối với cán bộ, sĩ quan ở đơn vị cơ sở)
Đồng chí thân mến!
Để phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; rất mong nhận được ý kiến trả lời của đồng chí trên một số nội dung sau đây. Đồng chí đồng ý với phương án nào hãy đánh dấu (x) vào ô vuông bên phải phương án trả lời đó. Đồng chí không phải ghi và ký tên mình vào phiếu này.
Xin cảm ơn đồng chí
Câu 1. Theo đồng chí nền tảng tư tưởng của Đảng là gì?
1. Chủ nghĩa Mác - Lênin
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh
3. Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
4. Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam
Câu 2. Đồng chí cho biết, tầm quan trọng của việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay?
1. Rất quan trọng 
3. Bình thường
2. Quan trọng
4. Không quan trọng
Câu 3. Theo đồng chí, để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội cần phải làm gì?
1. Truyền bá bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
2. Nghiên cứu, vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
3. Đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch	
Câu 4. Đồng chí có nắm và hiểu rõ thế giới quan, phương pháp luận khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là gì hay không?
1. Có 2. Không
Câu 5. Đồng chí vận dụng lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở trường học vào thực tiễn đơn vị cơ sở như thế nào?
1. Linh hoạt, phù hợp với thực tiễn đơn vị 
2. Vận dụng đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn đơn vị 
3. Không cần lý luận trong hoạt động thực tiễn ở đơn vị cơ sở
Câu 6. Theo đồng chí, nhân tố nào chi phối đến hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội?
1. Nhận thức của lãnh đạo, chỉ huy	
2. Trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy
3. Môi trường dân chủ ở đơn vị
4. Điều kiện đảm bảo
5. Bản lĩnh chính trị, kiên định, vững vàng, tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm cao của cán bộ sĩ quan đơn vị	
6. Sự hiểu biết sâu sắc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng của của cán bộ sĩ quan đơn vị
7. Quá trình đào tạo tại các học viện, trường sĩ quan
8. Việc bồi dưỡng lý luận trong quá trình công tác 
9. Nắm chắc, hiểu rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch
10. Có kỹ năng đấu tranh để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Câu 7. Đồng chí cho biết kỹ năng đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay?
1. Có kỹ năng tốt	
2. Kỹ năng khá
3. Kỹ năng trung bình	
4. Còn hạn chế về kỹ năng
Câu 8. Những phương thức nào để phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng?
1. Thông qua giảng dạy các bài giảng chính trị, từ đó truyền bá bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh	
2. Thông qua hoạt động thực tiễn, vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh 
3. Thông qua các phong trào thi đua 
4. Sử dụng tối đa hiệu quả của truyền thông đa phương tiện, mạng xã hội, Internet trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Câu 9. Ở đơn vị, đồng chí có tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng không?
1. Có 2. Không
Câu 10. Đồng chí cho biết đôi nét về bản thân? 
1. Đồng chí là sĩ quan: Cấp úy Cấp tá
2. Đồng chí là sĩ quan: Chính trị Chỉ huy tham mưu
 Hậu cần, kĩ thuật
Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!
PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA
Để phụ vụ nghiên cứu đề tài “Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay” Tôi xin ý kiến đồng chí về một số vấn đề sau đây:
1. Đồng chí cho biết ý kiến của mình về những biểu hiện vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng?
2. Đồng chí cho biết ý kiến của mình về những nhân tố tác động đến Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng?
3. Đồng chí đánh giá như thế nào về thực trạng Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay?
4. Theo đồng chí để Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay, chúng ta cần phải thực hiện những giải pháp nào?
	Trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của đồng chí

File đính kèm:

  • docluan_an_phat_huy_vai_tro_cua_giang_vien_khoa_hoc_xa_hoi_va_n.doc
  • doc1 BÌA LUẬN ÁN - Trinh Xuan Ngoc.doc
  • doc2 BÌA TÓM TÁT TIẾNG VIỆT - Trinh Xuan Ngoc.doc
  • doc2 TÓM TÁT TIẾNG VIỆT - Trinh Xuan Ngoc.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH - Trinh Xuan Ngoc.doc
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH - Trinh Xuan Ngoc.doc