Luận án Phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội theo hướng hiện đại
Quá trình hội nhập quốc tế và khu vực trong bối cảnh sự phát triển của
khoa học - công nghệ (KH-CN), cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) và
nền kinh tế số đang tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho chiến lược công
nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước theo hướng nhanh, bền vững
và hiện đại cả về kinh tế - xã hội (KT-XH) và môi trường. Hà Nội là trung
tâm chính trị, kinh tế văn hóa xã hội của cả nước có vai trò đầu tàu quan trọng
trong công cuộc CNH, HĐH đất nước. Cùng với các khu công nghiệp (KCN)
việc phát triển các cụm công nghiệp (CCN) là một nội dung quan trọng trong
thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, đô thị hóa (CNH, ĐTH) của thủ đô Hà
Nội. Đặc biệt là khi thành phố mở rộng địa giới hành chính từ năm 2008,
nhằm huy động mọi nguồn lực cho phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, tạo điều kiện
thuận lợi cho phát triển phát triển thành phần kinh tế tư nhân (KTTN), các
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các huyện ngoại thành, góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng CNH, hiện đại, đảm bảo phát triển nhanh và bền
vững. Kết quả của quá trình phát triển các CCN trên địa bàn thành phố đến
nay thành phố đã có "có 70 CCN đã có quyết định thành lập nằm trên địa bàn
của 17 quận, huyện, thị số với tổng diện tích theo quy hoạch là 1.686 ha;
trong đó có 1.392 ha đã đầu tư xây dựng hạ tầng, hoạt động ổn định, còn lại
khoảng 294 ha cần đầu tư bổ sung hạ tầng, hoặc thực hiện Giai đoạn 2" [71,
tr.1]. Các CCN đi vào hoạt động đã đạt được nhiều thành tựu trên các phương
diện. Ở cấp thành phố góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,
ĐTH; đóng góp thu ngân sách; phát triển kết cấu hạ tầng và tăng cường liên
kết kinh tế. Với cấp quận, huyện thu hút được rất nhiều doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế, đặc biệt là thành phần KTTN với đa lĩnh vực, ngành
nghề sản xuất kinh doanh (SXKD) và dịch vụ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội theo hướng hiện đại
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN ANH ĐỨC PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2021 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN ANH ĐỨC PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 931 01 02 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. NGUYỄN MINH QUANG 2. TS. HỒ THANH THỦY HÀ NỘI - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo các quy định. Tác giả luận án Nguyễn Anh Đức MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI 8 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan tới chủ đề phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại 8 1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan tới những vấn đề chung về phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo hướng hiện đại 14 1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến những vấn đề cụ thể: nội dung, vai trò và nguồn lực... để phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo hướng hiện đại 20 1.4. Đánh giá kết quả đã đạt được và những khoảng trống, vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 23 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN CẤP THÀNH PHỐ (CẤP TỈNH) THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI 26 2.1. Lý luận về cụm công nghiệp và phát triển các cụm công nghiệp theo hướng hiện đại 26 2.2. Vai trò, nội dung, những nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá phát triển các cụm công nghiệp theo hướng hiện đại 37 2.3. Kinh nghiệm phát triển cụm công nghiệp theo hướng hiện đại của nước ngoài và một số địa phương 57 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI GIAI ĐOẠN 2008 - 2020 76 3.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội 76 3.2. Thực trạng phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội theo hướng hiện đại 89 3.3. Đánh giá thực trạng phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội theo hướng hiện đại 120 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI ĐẾN NĂM 2025-2030 129 4.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội theo hướng hiện đại 129 4.2. Những giải pháp cơ bản thúc đẩy phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội theo hướng hiện đại 140 KẾT LUẬN 163 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 165 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 166 PHỤ LỤC 175 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CCN : Cụm công nghiệp KCN : Khu công nghiệp KH-CN : Khoa học - công nghệ KT-XH : Kinh tế - xã hội CNH : Công nghiệp hóa CMCN : Cách mạng công nghiệp HĐH : Hiện đại hóa KTTN : Kinh tế tư nhân ĐTH : Đô thị hóa LLSX : Lực lượng sản xuất UNCED : Uỷ ban Liên Hợp quốc về môi trường và phát triển OECD : Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế SIC : Siêu cụm công nghiệp ở Thái Lan TIC : Cụm công nghiệp truyền thống ở Thái Lan SEDC : Công ty Phát triển cụm công nghiệp Malaysia MIDA : Cơ quan Phát triển công nghiệp Malaysia GRDP : Tổng sản phẩm trên địa bàn GDP : Tổng sản phẩm quốc nội DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1: Cụm công nghiệp ở thành phố Hải Phòng 62 Bảng 2.2: Cụm công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh 70 70 Bảng 3.1: Diện tích các loại đất tự nhiên ở Hà Nội 79 77 Bảng 3.2: Cơ cấu giới tính dân số ở thủ đô Hà Nội hiện nay 80 78 Bảng 3.3: Các CCN Hà Nội trước năm 2008 88 86 Bảng 3.4: Danh sách các CCN làng nghề truyền thống ở Hà Nội năm 2009 89 Bảng 3.5: Tình hình phát triển CCN ở Hà Nội đến năm 2016 90 Bảng 3.6: Bảng tổng hợp các CCN chưa giải quyết xong công tác giải phóng mặt bằng ở một số CCN các huyện ngoại thành Hà Nội năm 2019 92 Bảng 3.7: Bảng tổng hợp số liệu giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Hoài Đức do các đơn vị thực hiên trong giai đoạn 2012 -2019 92 Bảng 3.8: Mức lương tối thiểu 92 Bảng 3.9: Thay đổi quy hoạch của CCN ở Hà Nội đến năm 2012 96 Bảng 3.10: Số lượng các CCN thủ đô Hà Nội chưa hoạt động tính đến năm 2012 97 Bảng 3.11: Giao thông Hà Nội năm 2019 101 Bảng 3.12: Vốn đầu tư cho hạ tầng bưu chính viễn thông Hà Nội năm 2019 103 Bảng 3.13: Số lượng lao động làm việc trong các CCN ở thành phố Hà Nội tính đến năm 2016 107 Bảng 3.14: Độ tuổi lao động trong các CCN ở Hà Nội đến năm 2017 108 Bảng 3.15: Khảo sát tỉ lệ biết đọc, biết viết của lao động trong CCN Duyên Thái, Trường An và Liên Phương 109 Bảng 3.16: Trình độ học vấn phổ thông của lao động trong 3 CCN Duyên Thái, Trường An và Liên Phương 110 Bảng 3.17: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động trong CCN Duyên Thái, Trường An và Liên Phương 110 Bảng 3.18: Tình hình hỗ trợ vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho các CCN của thành phố Hà Nội 112 Bảng 3.19: Vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào một số CCN trên địa bàn thủ đô Hà Nội tính đến năm 2019 113 Bảng 3.20: Thực trạng đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trong các CCN ở Hà Nội năm 2019 115 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ % diện tích của các CCN ở miền trung Thái Lan 60 Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ tăng dân số sống ở thành thị Hà Nội giai đoạn 1999 - 2019 78 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu kinh tế Hà Nội giai đoạn 2008-2018 80 Biểu đồ 3.3: 10 địa phương thu hút FDI nhiều nhất năm 2019 81 Biểu đồ 3.4: So sánh mức thu nhập trung bình của các lao động trong các CCN Hà Nội giai đoạn 2010 - 2018 91 Biểu đồ 3.5: Khảo sát mức độ hài lòng của người lao động tại một số CCN trên địa bàn thành phố Hà Nội 93 Biểu đồ 3.6: Đánh giá mức độ hài lòng về hạ tầng giao thông trong các CCN Hà Nội 100 Biểu đồ 3.7: Nguyên nhân chất lượng giao thông trong CCN chưa cao 101 Biểu đồ 3.8: Lý do lao động trong một số CCN Hà Nội không nâng cao trình độ 111 Biểu đồ 3.9: Khảo sát nhu cầu học lên cao của lao động trong các CCN Hà Nội 111 Biểu đồ 3.10: Khảo sát nguyên nhân các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội chưa thực hiện đổi mới công nghệ 116 Biểu đồ 3.11: Khảo sát kinh phí đầu tư phát triển nhân lực đổi mới sáng tạo ở các doanh nghiệp tại các CCN và KCN Hà Nội năm 2019 117 DANH MỤC HÌNH VẼ Trang Hình 2.1: Mô hình phát triển theo hướng hiện đại 31 Hình 2.2: Sự tập trung của các siêu CCN ở Thái Lan 58 Hình 2.3: Sự tập trung của các CCN truyền thống ở Thái Lan 59 Hình 3.1: Bản đồ vị trí địa lý Hà Nội 76 Hình 3.2: So sánh GRDP và GRDP bình quân đầu người ở thủ đô Hà Nội giai đoạn 2008 - 2017 79 Hình 3.3: Các yếu tố tác động tới hoạt động đổi mới KHCN của các doanh nghiệp trong các CCN trên địa bàn Hà Nội 117 Hình 3.4: Mô hình quản lý các CCN trên địa bàn thành phố Hà Nội 118 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình hội nhập quốc tế và khu vực trong bối cảnh sự phát triển của khoa học - công nghệ (KH-CN), cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) và nền kinh tế số đang tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước theo hướng nhanh, bền vững và hiện đại cả về kinh tế - xã hội (KT-XH) và môi trường. Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa xã hội của cả nước có vai trò đầu tàu quan trọng trong công cuộc CNH, HĐH đất nước. Cùng với các khu công nghiệp (KCN) việc phát triển các cụm công nghiệp (CCN) là một nội dung quan trọng trong thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, đô thị hóa (CNH, ĐTH) của thủ đô Hà Nội. Đặc biệt là khi thành phố mở rộng địa giới hành chính từ năm 2008, nhằm huy động mọi nguồn lực cho phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển phát triển thành phần kinh tế tư nhân (KTTN), các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các huyện ngoại thành, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, hiện đại, đảm bảo phát triển nhanh và bền vững... Kết quả của quá trình phát triển các CCN trên địa bàn thành phố đến nay thành phố đã có "có 70 CCN đã có quyết định thành lập nằm trên địa bàn của 17 quận, huyện, thị số với tổng diện tích theo quy hoạch là 1.686 ha; trong đó có 1.392 ha đã đầu tư xây dựng hạ tầng, hoạt động ổn định, còn lại khoảng 294 ha cần đầu tư bổ sung hạ tầng, hoặc thực hiện Giai đoạn 2" [71, tr.1]. Các CCN đi vào hoạt động đã đạt được nhiều thành tựu trên các phương diện. Ở cấp thành phố góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, ĐTH; đóng góp thu ngân sách; phát triển kết cấu hạ tầng và tăng cường liên kết kinh tế... Với cấp quận, huyện thu hút được rất nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt là thành phần KTTN với đa lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh (SXKD) và dịch vụ. Giải quyết việc làm, thu nhập và năng cao trình độ nghề nghiệp cho lao động địa phương; tập trung làng 2 nghề truyền thống; phát triển ngành nghề mới; ứng dụng tiến bộ KH-CN trong sản xuất và đời sống... Sự phát triển của các CCN trên địa bàn tạo góp phần phát triển thủ đô theo hướng văn minh, hiện đại trên nhiều phương diện. Điều này đã và đang tạo ra làn sóng mới trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ đồng thời tạo ra bước đột phá trong phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần vào sự phát triển KT-XH của Hà Nội. Tuy nhiên, quá trình phát triển các CCN trên địa bàn thành phố thời gian qua cũng còn rất nhiều hạn chế: Phát triển chưa thật bền vững, nhiều CCN hiệu quả kinh tế thấp, quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trong và ngoài CCN bộc lộ nhiều mâu thuẫn, quy hoạch thiếu đồng bộ, vấn đề ô nhiễm môi trường, mô hình quản lý lỏng lẻo, công nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấp... Theo mục tiêu của Quy hoạch phát triển CCN thành phố Hà Nội đến năm 2030: "Hà Nội sẽ có 138 CCN với tổng diện tích khoảng 2.622,91, trong đó, ưu tiên đầu tư chủ yếu cho các huyện ngoại thành; đến năm 2030 là 159 CCN, tổng diện tích là 3.204,31 ha" [71, tr.3]. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng khuyến khích các tập đoàn, doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng có tiềm lực về vốn, công nghệ, thương hiệu đầu tư vào kết cấu hạ tầng các CCN trên địa bàn. Tập trung huy động các nguồn vốn từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đồng thời đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư vào CCN theo một đầu mối tổ chức thống nhất, có sự tham gia của các ban, ngành một cách có trọng tâm, trọng điểm cho từng đối tượng cần thu hút vốn. Như vậy, có thể thấy phát triển CCN theo hướng hiện đại đang là mục tiêu trước mắt và lâu dài của thủ đô. Chính vì vậy, việc triển khai đề tài nghiên cứu "Phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội theo hướng hiện đại" tiếp cận dưới góc độ chuyên ngành kinh tế chính trị, nhằm đánh giá thực trạng phát triển các CCN ở Hà Nội trong giai đoạn 2008-2020 đề xu ... ng Phiếu khảo sát này chỉ phục vụ duy nhất cho mục đích thống kê và nghiên cứu. Danh tính cá nhân sẽ được bảo mật) Thông tin chung Họ và tên: ...................................................................................................................... Sinh năm: ...................................................................................................................... Giới tính: Nam Nữ Loại hình công việc đang hoạt động trong cụm công nghiệp: ................................. ........................................................................................................................................ Câu hỏi khảo sát 1. Anh/ chị đã làm việc trong cụm công nghiệp được bao lâu? A. 1-3 năm B. 3-5 năm C. 5-7 năm D.Số khác: ...................................................................................................................... 2. Mức thu nhập trung bình của anh/chị tính theo tháng khi làm việc ở cụm công nghiệp là bao nhiêu? A. 3 - 5 triệu/ tháng B. 5 - 10 triệu/ tháng C. Trên 10 triệu/ tháng 3. Trình độ lao động/ bằng cấp hiện có của anh/ chị A. Đại học B. Cao đẳng C. Trung Cấp D. Tốt nghiệp cấp 3 E. Tốt nghiệp cấp 2 F. Học hết cấp 1 G. Biết đọc/ biết viết 4. Anh/chị có thấy việc học lên cao là cần thiết cho việc làm hiện tại của mình không? A. Học lên cao là điều kiện bắt buộc B. Không thực sự cần thiết học lên cao C. Không cần thiết học lên cao D. Ý kiến khác: ............................................................................................................... 5. Nếu cho rằng không cần thiết nâng cao trình độ bằng việc học lên cao, anh/chị vui lòng cho biết lý do tại sao? A. Do điều kiện kinh tế không cho phép 181 B. Học lên cao không giúp thăng tiến/ cải thiện tiền lương cho công việc C. Do không bố trí được thời gian D. Ý kiến khác: ............................................................................................................... 6. Anh/chị đánh giá thế nào về chất lượng đường xá đi lại trong cụm công nghiệp của mình? A. Đường xá chất lượng tốt, đi lại thuận tiện B. Đường xá chất lượng trung bình. C. Đường xá chất lượng kém D.Ý kiến khác: ................................................................................................................ 7. Nếu anh/chị cho rằng chất lượng đường xá trong các cụm công nghiệp của mình còn thấp, vậy theo anh/ chị đâu là nguyên nhân của hiện tượng này? A. Do đường xá không được đầu tư đúng mức B. Do kỹ thuật xây dựng đường xá của các chủ xây dựng chưa tốt C. Do chưa được quy hoạch tốt D. Ý kiến khác: ............................................................................................................... 8. Anh/ chị có hài lòng về điều kiện làm việc của minh trong cụm công nghiệp A. Rất hài lòng B. Không hài lòng C. Chấp nhận được 9. Nếu chọn không hài lòng với điều kiện lao động của cụm công nghiệp, anh/chị vui lòng cho biết lý do tại sao? A. Do điều kiện bảo hộ lao động kém B. Tiền lương thấp so với sức lao động C. Quản lý chưa hiệu quả D. Lý do khác: ................................................................................................................ 10. Anh/ chị có xác định làm việc lâu dài ở các cụm công nghiệp không? Tại sao? A. Có B.Không. Lý do: ............................................................................................................. 11. Anh/ chị nghĩ các cụm công nghiệp cần làm gì để giữ chân lao động cũ và thu hút lao động mới? A. Nâng cao điều kiện kết cấu hạ tầng B. Thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp C. Nâng cao thu nhập cho lao động D. Ý kiến khác: ............................................................................................................... 182 PHỤ LỤC 3 Phiếu khảo sát các doanh nghiệp trong các CCN Hà Nội THÔNG TIN CHUNG 1. Tên doanh nghiệp: .............................................................................................................. 2. Địa chỉ: ................................................................................................................................. 3. Số điện thoại: ...................................................................................................................... 4. Số Fax/ email: ..................................................................................................................... 5. Họ tên người trả lời .............................................................................................................. 6. Chức vụ: ............................................................................................................................... A. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP 1. Doanh nghiệp được thành lập hoặc bắt đầu hoạt động từ năm nào? ................................................................................................................................................. 2. Doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (trước đây là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) vào năm nào? ................................................................................................................................................. 2.1. Doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh chính tại tỉnh, thành phố nào? ................................................................................................................................................. 3. Nếu doanh nghiệp của bạn còn sản xuất, kinh doanh ở bất kỳ tỉnh, thành phố nào khác, vui lòng nêu tên tỉnh, thành phố đó: ................................................................................................................................................. 4. Doanh nghiệp của bạn thuộc loại hình nào dưới đây? (Khoanh tròn một trong các loại hình sau) A. Doanh nghiệp tư nhân B. Công ty TNHH (một hoặc nhiều thành viên) C. Công ty cổ phần D. Công ty hợp danh E. Loại hình khác, vui lòng nêu tên cụ thể: ............................................................................. 5. Lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp của Ông /Bà là gì? ................................................................................................................................................. 6. Kể tên ba sản phẩm chủ lực/ thế mạnh của doanh nghiệp của Ông /Bà ? ................................................................................................................................................. 183 7. Tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp? (đánh dấu X vào các ô bạn lựa chọn) Tổng số vốn kinh doanh Dưới 500 triệu Từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng Từ 1 tỷ đến 3 tỷ đồng Từ 3 tỷ tới 10 tỷ đồng Trên 10 tỷ đồng Vào thời điểm thành lập Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm2019 Năm 2020 8. Tổng số lao động của doanh nghiệp bạn là bao nhiêu? (đánh dấu X vào các ô bạn lựa chọn) Tổng số lao động Dưới 10 người Từ 10 đến 20 người Từ 20 đến 70 người Từ 70 đến 120 người Trên 120 người Vào thời điểm thành lập Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 9. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp bạn giai đoạn 2015 - 2019 như thế nào? (đánh dấu X vào các ô bạn lựa chọn) Năm Thua lỗ lớn Thua lỗ ít Hòa vốn Lãi ít Lãi nhiều 2015 2016 2017 2018 2019 2020 184 B. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CHO NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP 1. Doanh nghiệp của Anh/Chị đã đầu tư bao nhiêu tiền cho đổi mới công nghệ sản xuất trong giai đoạn 2015 - 2020? (Đánh dấu X vào các ô bạn lựa chọn). Tổng số vốn đầu tư cho công nghệ Dưới 500 triệu Từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng Từ 1 tỷ đến 3 tỷ đồng Từ 3 tỷ tới 10 tỷ đồng Trên 10 tỷ đồng Vào thời điểm thành lập Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2. Tại sao doanh nghiệp của Anh/Chị chưa thực hiện đổi mới công nghệ ? A. Do không nắm bắt được các công nghệ mới B. Do doanh nghiệp không có nhu cầu đổi mới công nghệ C. Do doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư cho công nghệ D. Lý do khác: 3. Doanh nghiệp của bạn đã đầu tư bao nhiêu tiền cho nhân lực bồi dưỡng/ học tập kiến thức ở nước ngoài giai đoạn 2015 - 2019? (Đánh dấu X vào các ô bạn lựa chọn). Tổng số vốn đầu tư nhân lực bồi dưỡng/ học tập ở nước ngoài Dưới 500 triệu Từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng Từ 1 tỷ đến 3 tỷ đồng Từ 3 tỷ tới 10 tỷ đồng Trên 10 tỷ đồng Vào thời điểm thành lập Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 185 4. Trình độ lao động chủ yếu trong doanh nghiệp của Anh/Chị là gì? (Đánh dấu X vào các ô bạn lựa chọn). Năm Trên đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp Tốt nghiệp cấp 3 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 5. Anh/Chị cho rằng doanh nghiệp cần làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong thời gian tới A. Nâng cao chất lượng lao động và nhân lực quản trị doanh nghiệp B. Đầu tư cho công nghệ mới C. Kêu gọi hỗ trợ từ nhà nước D. Phát triển kết cấu hạ tầng E. Khác: ................................................................................................................................... 6. Anh/Chị cho rằng doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp đang gặp những khó khăn gì? Vì sao? Bạn có gợi ý giải pháp nào không? ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. 7. Anh/Chị cho rằng doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp đang có những thuận lợi gì? Theo bạn cần tận dụng thuận lợi đó như thế nào? ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................
File đính kèm:
- luan_an_phat_trien_cac_cum_cong_nghiep_tren_dia_ban_thanh_ph.pdf
- Nguyễn Anh Đức.pdf
- TTLA tieng Viet.pdf