Luận án Quá trình hình thành và phát triển của cơ chế hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng từ năm 1992 đến năm 2012

Vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, cùng với sự kết thúc của Chiến tranh

Lạnh và sự sụp đổ của “Trật tự hai cực Yalta”, một xu thế mới hình thành và ngày

càng phát triển rõ rệt – xu thế hòa bình, hữu nghị và hợp tác. Xu thế đó đã thúc đẩy

quá trình toàn cầu hóa diễn ra và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Đồng thời, sự phát

triển của quá trình toàn cầu hóa cũng đã thúc đẩy sự hình thành của xu thế liên kết

khu vực, dẫn đến sự hình thành của “chủ nghĩa khu vực” và “chủ nghĩa đa phương”

trong quan hệ quốc tế. Trong xu thế đó, buộc các quốc gia lớn, nhỏ phải tham gia

tích cực vào quá trình hội nhập khu vực và hội nhập quốc tế nếu như không muốn bị

“bỏ lại phía sau”, bởi không một quốc gia, dân tộc nào có thể tồn tại và phát triển

được nếu đứng biệt lập với xu thế chung này của nhân loại. Sự xuất hiện ngày một

nhiều các loại hình liên kết khu vực ở nhiều quy mô, mức độ khác nhau như: Liên

minh châu Âu (EU) với việc sử dụng đồng tiền chung Euro, sự phát triển của khối

ASEAN, các cơ chế hợp tác “ASEAN + 1”, “ASEAN + 3”. đến các các cơ chế

hợp tác đa phương về kinh tế, thương mại như: Khối mậu dịch tự do Bắc Mỹ

(NAFTA), Khối mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á

– Thái Bình Dương (APEC), v.v. đã minh chứng cho điều đó. Trong bối cảnh đó,

từ sáng kiến của Ngân hàng phát triển châu Á (Asian Development Bank – ADB),

cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (Greater Mekong Subregion – GMS) đã

ra đời vào tháng 10 năm 1992. Đây là một cơ chế hợp tác đa phương ở cấp tiểu khu

vực/tiểu vùng với sự tham gia của các nước và vùng lãnh thổ: Campuchia, Lào,

Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và hai đơn vị hành chính của Trung Quốc là tỉnh

Vân Nam và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, dưới sự dẫn dắt và điều phối

của ADB.

pdf 248 trang kiennguyen 9720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Quá trình hình thành và phát triển của cơ chế hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng từ năm 1992 đến năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Quá trình hình thành và phát triển của cơ chế hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng từ năm 1992 đến năm 2012

Luận án Quá trình hình thành và phát triển của cơ chế hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng từ năm 1992 đến năm 2012
VIỆN HÀN LÂM 
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI 
NGUYỄN CHUNG THỦY 
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 
CỦA CƠ CHẾ HỢP TÁC TIỂU VÙNG MEKONG MỞ RỘNG 
TỪ NĂM 1992 ĐẾN NĂM 2012 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ 
HÀ NỘI – 2021 
VIỆN HÀN LÂM 
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI 
NGUYỄN CHUNG THỦY 
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 
CỦA CƠ CHẾ HỢP TÁC TIỂU VÙNG MEKONG MỞ RỘNG 
TỪ NĂM 1992 ĐẾN NĂM 2012 
Ngành : Lịch sử thế giới 
Mã số : 92 29 011 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 
PGS.TS. Ngô Minh Oanh 
Hà Nội – 2021 
LỜI CAM ĐOAN 
 Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, 
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Ngô Minh Oanh. Các nội dung nghiên cứu và 
kết quả trong luận án là trung thực, chưa từng được ai công bố trong công trình 
nghiên cứu nào khác. Các tài liệu sử dụng trong luận án là trung thực. Các trích 
dẫn trong luận án đều có chú thích rõ ràng. Những số liệu trong các bảng biểu 
phục vụ cho việc phân tích, đánh giá được tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác 
nhau, có ghi trong phần tài liệu tham khảo. 
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu trước Hội đồng. 
Hà Nội, ngày  tháng 11 năm 2021 
Tác giả luận án 
Nguyễn Chung Thủy 
MỤC LỤC 
Lời cam đoan 
Mục lục 
Danh mục các bảng biểu 
Danh mục các biểu đồ 
Danh mục các hình ảnh 
Danh mục các từ viết tắt 
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .......................................................................................... 8 
1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam và ở nước ngoài ........................................ 9 
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................... 9 
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ...................................................... 16 
1.2. Những nội dung kế thừa và những vấn đề Luận án cần tiếp tục nghiên cứu ......... 21 
1.2.1. Một số nhận xét về các công trình đã công bố ...................................... 21 
1.2.2. Những nội dung Luận án kế thừa .......................................................... 23 
1.2.3. Những vấn đề Luận án cần tiếp tục nghiên cứu .................................... 23 
Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 25 
CHƢƠNG 2. SỰ HÌNH THÀNH CỦA CƠ CHẾ HỢP TÁC TIỂU VÙNG 
MEKONG MỞ RỘNG ........................................................................................... 26 
2.1. Cơ sở hình thành cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng .................... 26 
2.1.1. Cơ sở lý luận và một số khái niệm có liên quan trong đề tài 
Luận án .................................................................................................. 26 
2.1.2. Cơ sở thực tiễn cho sự hình thành của cơ chế hợp tác Tiểu vùng 
Mekong mở rộng ................................................................................... 39 
2.2. Sự ra đời của cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng ........................... 54 
2.2.1. Lược sử sự ra đời của cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng ...... 54 
2.2.2. Mục tiêu, nguyên tắc hợp tác và cơ chế hoạt động của cơ chế hợp 
tác tiểu vùng Mekong mở rộng ............................................................. 57 
2.2.3. Vai trò của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và Chính phủ 
Nhật Bản trong sự ra đời và phát triển của cơ chế hợp tác Tiểu 
vùng Mekong mở rộng .......................................................................... 61 
Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 64 
CHƢƠNG 3. SỰ TIẾN TRIỂN CỦA CƠ CHẾ HỢP TÁC TIỂU VÙNG 
MEKONG MỞ RỘNG (1992 – 2012) ................................................................... 66 
3.1. Quá trình xây dựng và triển khai các lĩnh vực hợp tác giai đoạn 
1992-2002 .................................................................................................... 66 
3.1.1. Hội nghị cấp Bộ trưởng với việc xây dựng các thỏa thuận hợp tác ...... 66 
3.1.2. Các lĩnh vực hợp tác và những kết quả đạt được .................................. 70 
3.2. Sự phát triển của cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng giai đoạn 
2002 – 2012.................................................................................................... 79 
3.2.1. Những thay đổi của tình hình quốc tế và khu vực những năm đầu 
thế kỷ XXI tác động đến cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong 
mở rộng ................................................................................................. 79 
3.2.2. Sự phát triển về cấp độ hợp tác ............................................................. 85 
3.2.3. Sự phát triển về quy mô của các lĩnh vực hợp tác và những kết quả 
đạt được ................................................................................................. 93 
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 112 
CHƢƠNG 4. NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT 
TRIỂN CỦA CƠ CHẾ HỢP TÁC TIỂU VÙNG MEKONG MỞ RỘNG 
TỪ NĂM 1992 ĐẾN NĂM 2012 VÀ SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM ........ 114 
4.1. Nhận xét về quá trình hình thành và phát triển của cơ chế hợp tác Tiểu 
vùng Mekong mở rộng ....................................................................................... 114 
4.1.1. Về sự tiến triển của cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng 
qua hai giai đoạn (1992 – 2002) và (2002 – 2012) ............................. 114 
4.1.2. Về sự tham gia của các nước thành viên trong cơ chế hợp tác Tiểu 
vùng Mekong mở rộng ........................................................................ 115 
4.1.3. Về sự phân bổ nguồn vốn đầu tư và nguồn vốn hỗ trợ kỹ thuật ......... 116 
4.1.4. Về thành tựu đạt được của cơ chế hợp tác GMS và những tác động 
đến sự phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia trong Tiểu vùng.... 118 
4.1.5. Về những tồn tại, hạn chế của cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong 
mở rộng ............................................................................................... 127 
4.1.6. Những khó khăn, thách thức đặt ra cho cơ chế hợp tác Tiểu vùng 
Mekong mở rộng ................................................................................. 129 
4.2. Sự tham gia của Việt Nam trong cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong 
mở rộng ...................................................................................................... 141 
4.2.1. Vị trí, vai trò và sự tham gia của Việt Nam trong cơ chế hợp tác 
Tiểu vùng Mekong mở rộng ............................................................... 141 
4.2.2. Cơ hội và khó khăn, thách thức của Việt Nam trong quá trình tham 
gia vào cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng .......................... 146 
4.2.3. Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam trong quá trình tham gia vào 
cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng ....................................... 147 
Tiểu kết chương 4 ................................................................................................... 149 
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 151 
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ................................................... 157 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 158 
PHỤ LỤC 
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 
Bảng 2.1. Tiềm năng thủy điện trong lưu vực sông Mekong .................................. 49 
Bảng 2.2. Tổng hợp một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của các quốc gia GMS 
năm 2003 ................................................................................................. 52 
Bảng 3.1. Các mức độ phát triển Hành lang ............................................................ 95 
Bảng 3.2. Dự án rút ngắn thời gian đi lại qua các đường bộ ................................... 97 
Bảng 3.3. Chỉ số năng lực dịch vụ hậu cần/ LPI (Logistics Performance 
Index) của các nước trong tiểu vùng Mekong so với một số nước 
ASEAN, giai đoạn 2007 – 2014 .............................................................. 98 
Bảng 3.4. Tốc độ tăng trưởng xuất - nhập khẩu (%/ năm) của các nước thành 
viên GMS .............................................................................................. 103 
Bảng 4.1. Nguồn lực huy động được cho hợp tác GMS giai đoạn 1992 - 
2011 (triệu USD) ................................................................................... 119 
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ tuổi phụ thuộc (% dân số trong độ tuổi lao động) ..................... 53 
Biểu đồ 3.1. Phân phối liên quốc gia các Hành lang GMS (%) .............................. 93 
Biểu đồ 3.2. Thương mại nội bộ trong GMS và với thế giới bên ngoài (%) ....... 101 
Biểu đồ 3.3. Chia sẻ thương mại nội bộ và thương mại với thế giới bên ngoài 
trong tổng thương mại GMS (%) ...................................................... 101 
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ thương mại trên GDP (%) ........................................................ 102 
Biểu đồ 3.5. Chỉ số phát triển nguồn nhân lực ...................................................... 108 
Biểu đồ 3.6. Xếp hạng chỉ số phát triển nguồn nhân lực vào năm 2011 (trong 
số 187 quốc gia) ................................................................................ 108 
Biểu đồ 4.1. Dự án đầu tư theo ngành, 1994 - 2012 (%) ....................................... 116 
Biểu đồ 4.2. Các dự án hỗ trợ kỹ thuật do ADB hỗ trợ theo ngành, 1992 - 2012 (%) .. 118 
Biểu đồ 4.3. Tốc độ tăng trưởng GDP (%) ............................................................ 120 
Biểu đồ 4.4. Mật độ đường (Km đường trên 100 Km2 diện tích đất) ................... 121 
Biểu đồ 4.5. Tỷ lệ nghèo (% dân số) ..................................................................... 123 
Biểu đồ 4.6. Khoảng cách nghèo ở mức 2 đô-la/ ngày (theo sức mua ngang 
giá) (%) ............................................................................................. 124 
Biểu đồ 4.7. Tuổi thọ trung bình (năm) ................................................................. 125 
Biểu đồ 4.8. Tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong (trên 1000 ca sinh ra) ................................ 125 
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH 
Hình 2.1. Các hành lang giao thông của Tiểu vùng Mekong mở rộng..................... 70 
Hình 2.2. Hành lang kinh tế Đông – Tây .................................................................. 71 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 
STT VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT 
1. ACMECS 
Ayeyawady, Chao Phraya, 
Mekong Economic 
Coopperation Stratery 
Chương trình hợp tác kinh 
tế chiến lược 3 dòng sông 
2. ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á 
3. AFTA ASEAN Free Trade Area 
Khu vực Thương mại tự do 
ASEAN 
4. AMTA 
Agency for Coordinating 
Mekong Tourist Activities 
Cơ quan điều phối các hoạt 
động du lịch sông Mekong  ... 
đã thoả thuận. Các Bên ký kết cam kết tiến hành những sửa chữa cần thiết. 
Điều 26: Tín hiệu và biển báo đƣờng bộ 
Các Bên ký kết cam kết sẽ từng bước lắp đặt các tín hiệu, biển báo đường bộ trong lãnh thổ 
của mình phù hợp với tiêu chuẩn qui định tại Phụ lục 7. 
Điều 27: Bố trí các tiện ích tại cửa khẩu biên giới 
Các Bên ký kết cam kết sẽ xây dựng hoặc nâng cấp kết cấu hạ tầng cần thiết tại các cửa 
khẩu qua lại biên giới và bố trí đủ nhân lực bảo đảm giải quyết các thủ tục qua lại biên giới 
nhanh chóng và hiệu quả như qui định tại Phụ lục 12. 
PHẦN VIII: KHUÔN KHỔ THỂ CHẾ 
PL47 
Các Bên ký kết sẽ thành lập Uỷ ban quốc gia về tạo thuận lợi cho vận tải của mỗi Bên 
ký kết do một Bộ trƣởng hoặc Thứ trƣởng hay ngƣời có chức vụ tƣơng đƣơng đứng 
đầu. 
Uỷ ban sẽ gồm đại diện tất cả các tổ chức có liên quan đến việc thực hiện Hiệp định này. 
Điều 29: Uỷ ban Hỗn hợp 
(a) Đại diện của Uỷ ban Quốc gia về tạo thuận lợi cho vận tải của mỗi nước sẽ nhóm 
chung thành một Uỷ ban Hỗn hợp. 
(b) Uỷ ban Hỗn hợp sẽ kiểm tra và đánh giá việc thực hiện Hiệp định. Uỷ ban sẽ đóng 
vai trò là một diễn đàn để thảo luận và là nơi công khai giải quyết các tranh chấp 
trên tinh thần hữu nghị. Đồng thời, Uỷ ban có thể khuyến nghị cho các Bên ký kết 
tập hợp các kiến nghị để sửa đổi Hiệp định. 
PHẦN IX: CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁC 
Điều 30: Tuân thủ và thi hành luật pháp và các qui định quốc gia 
(a) Người khai thác vận tải và xe vận tải phải tuân thủ luật pháp và các qui định hiện 
hành tại lãnh thổ Nước chủ nhà. 
(b) Việc thi hành luật và các qui định sở tại sẽ thuộc thẩm quyền duy nhất của các cơ 
quan chức trách có thẩm quyền Nước chủ nhà mà việc vi phạm pháp luật xảy ra 
trong lãnh thổ của họ. 
(c) Nước chủ nhà có thể từ chối nhập cảnh tạm thời hoặc vô thời hạn đối với bất kỳ 
người, lái xe, người khai thác vận tải hoặc bất kỳ một xe vận tải nào đã vi phạm 
các điều khoản của Hiệp định này hoặc vi phạm pháp luật và qui định quốc gia của 
Nước chủ nhà. 
Điều 31: Đảm bảo sự rõ ràng của pháp luật, các qui định và hiện trạng của kết cấu hạ 
tầng 
Các Bên ký kết cam kết sẽ phát hành các sổ tay hướng dẫn bằng tiếng Anh có đầy đủ thông 
tin về pháp luật, các qui định, thủ tục và các thông tin kỹ thuật trong nước liên quan tới 
hàng hoá và người qua lại biên giới theo qui định trong Hiệp định này. 
Điều 32: Không phân biệt đối xử 
Các Bên ký kết cam kết sẽ đối xử với xe vận tải, hàng hoá và người của các Bên ký kết kia 
một cách bình đẳng và không kém phần ưu đãi so với các nước thứ ba trong vận tải qua lại 
PL48 
biên giới phù hợp với các qui định của Hiệp định này. 
Khi xảy ra tai nạn giao thông liên quan tới người, người khai thác vận tải, xe vận tải hoặc 
hàng hoá của một Bên ký kết khác, Nước chủ nhà sẽ cung cấp mọi khả năng cứu trợ có thể 
và nhanh chóng thông báo tới cơ quan chức trách có thẩm quyền của Nước xuất phát gốc 
đó. 
Điều 34: Vận tải đa phƣơng thức 
Các Bên ký kết cam kết thúc đẩy hoạt động vận tải đa phương thức thông qua: 
(a) Áp dụng chế độ trách nhiệm trong vận tải đa phương thức thống nhất theo qui định 
tại Phụ lục 13a; 
(b) Xây dựng các tiêu chuẩn tối thiểu đối với người khai thác vận tải đa phương thức 
tại Phụ lục 13b; 
(c) Xây dựng chế độ hải quan đặc biệt đối với vận tải côngtenơ tại Phụ lục 14. 
Điều 35: Qui định về giấy tờ và thủ tục 
(a) Các Bên ký kết nhận thấy rằng giấy tờ và thủ tục là những yếu tố quan trọng mang 
tính thời gian và giá thành làm ảnh hưởng tới hiệu quả vận tải quá cảnh và thỏa 
thuận sẽ tối giảm những chi phí chậm trễ này. 
(b) Do vậy, các Bên ký kết cam kết sẽ: 
(i) Hạn chế tối đa yêu cầu về số lượng giấy tờ và giảm bớt các thủ tục áp dụng 
đối với vận tải qua lại biên giới; 
(ii) Dịch sang tiếng Anh toàn bộ giấy tờ được sử dụng trong vận tải qua lại biên 
giới; 
(iii) Biên soạn các giấy tờ theo mẫu chính của Liên hiệp quốc áp dụng đối với 
chứng từ thương mại; 
(iv) Theo khả năng có thể, đồng bộ hoá các mã hiệu hàng hoá và mô tả hàng 
hoá phù hợp những lo ại đang sử dụng phổ biến trong mậu biên như qui 
định tại Phụ lục 15; 
(v) Xem xét định kỳ nhu cầu và mức độ cần thiết của các loại giấy tờ và thủ tục 
áp dụng đối với vận tải qua lại biên giới; 
(vi) Huỷ bỏ bất kỳ các giấy tờ và yêu cầu mang tính hình thức rườm rà hoặc 
không phục vụ thiết thực cho một mục đích này; 
(vii) Cam kết sẽ thống nhất sử dụng đơn vị đo lường theo Hệ đo lường đơn vị 
PL49 
mét hiện đại Quốc tế (tiêu chuẩn đơn vị SI) vào năm 2005; và 
(viii) Thông báo kịp thời tới các Bên ký kết khác khi có yêu cầu hoặc điều chỉnh 
bổ sung đối với các qui định về giấy tờ và thủ tục áp dụng đối với vận tải 
qua lại biên giới. 
PHẦN X: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG 
Điều 36: Phê chuẩn hoặc phê duyệt 
Hiệp định này sẽ tuỳ thuộc vào việc phê chuẩn hoặc phê duyệt của Chính phủ các Bên ký 
kết. 
Điều 37: Điều chỉnh luật pháp quốc gia 
Các Bên ký kết cam kết, khi cần thiết, sẽ điều chỉnh luật pháp quốc gia có liên quan của 
mình phù hợp với mọi nội dung của Hiệp định. 
Điều 38: Bảo lƣu 
Hiệp định này không cho phép bảo lưu. 
Điều 39: Hiệu lực 
Hiệp định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày mà tất cả các Bên ký kết đã phê chuẩn hoặc phê 
duyệt Hiệp định này. 
Điều 40: Đình chỉ thi hành Hiệp định 
Mỗi Bên ký kết có thể tạm đ ình chỉ thi hành Hiệp định này với hiệu lực tức thời trong tình 
trạng khẩn cấp ảnh hưởng tới an ninh quốc gia của mình. Bên ký kết đó sẽ nhanh chóng 
thông báo cho các Bên ký kết kia việc tạm đình chỉ thi hành. Việc đình chỉ thi hành sẽ 
chấm dứt hiệu lực ngay sau khi khi tình hình trở lại bình thường. 
Điều 41: Quan hệ với các văn kiện pháp lý quốc tế khác 
Hiệp định này hoặc bất kỳ hành động nào thực hiện theo Hiệp định này sẽ không ảnh 
hưởng tới quyền và nghĩa vụ của các Bên ký kết được qui định trong bất kỳ một hiệp định 
hay các công ước quốc tế hiện tại nào mà các Bên ký kết đã tham gia. 
Điều 42: Giải quyết tranh chấp 
Bất kỳ các tranh chấp nào giữa hai hoặc ba Bên ký kết trong việc giải thích hoặc áp dụng 
Hiệp định này sẽ được giải quyết trực tiếp hoặc đàm phán hữu nghị thông qua Uỷ ban Hỗn 
hợp. 
Bất kỳ một Bên ký kết nào cũng có thể đề nghị bổ sung, sửa đổi Hiệp định này thông qua 
Uỷ ban Hỗn hợp. Hiệu lực của việc bổ sung, sửa đổi sẽ tuỳ thuộc vào sự đồng thuận của 
các Bên ký kết. 
PL50 
Điều 43: Bổ sung, sửa đổi 
 Bất kỳ một Bên ký kết nào cũng có thể đề nghị bổ sung, sửa đổi Hiệp định này thông qua 
Uỷ ban Hỗn hợp. Hiệu lực của việc bổ sung, sửa đổi sẽ tuỳ thuộc vào sự đồng thuận của 
các Bên ký kết. 
Điều 44: Bãi bỏ 
(a) Mỗi Bên ký kết có thể bãi bỏ Hiệp định này sau khi hết thời hạn hai năm kể từ ngày 
Hiệp định đã có hiệu lực bằng cách gửi văn bản thông báo cho hai Bên ký kết kia. 
(b) Tuyên bố bãi bỏ Hiệp định sẽ bắt đầu có giá trị sau một năm kể từ khi có thông báo 
trên. 
Để làm bằng, những người có tên dưới đây được uỷ quyền hợp pháp đã ký Hiệp định 
về tạo thuận lợi cho vận tải hàng hoá và người qua lại biên giới. 
Làm tại Viên Chăn, ngày 26 tháng 11 năm 1999 thành ba bản bằng tiếng Anh 
Ký tên: 
Thay mặt Chính phủ Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào 
(đã ký) 
Ngài Phao Bounnaphol 
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Bưu điện và Xây dựng 
Thay mặt Chính phủ Vương quốc Thái Lan 
(đã ký) 
Ngài Suthep Thaugsuban 
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải 
Thay mặt Chính phủ Công hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
(đã ký) 
Ngài Lê Ngọc Hoàn 
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải 
Nguồn: Website của Tổng cục đường bộ Việt Nam, khai thác tại đường link: 
p_p_id=vbpq_WAR_vbpqportlet&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_p_mode=view
&p_p_col_id=column-
2&p_p_col_count=1&_vbpq_WAR_vbpqportlet_jspPage=%2Fhtml%2Fview%2Fview.jsp
&p_r_p_564233524_vbpqCategoryId=0 
PL51 
PHỤ LỤC 11 
Một số hình ảnh về Tiểu vùng Mekong mở rộng 
 và các hoạt động hợp tác Phát triển Tiểu vùng 
Hình 1: Không gian hợp tác của GMS khi mới thành lập vào năm 1992 
Nguồn: https:// www.google.com.vn/ url? sa=i&url=https% 3A%2F%2Fwww. danang.gov.vn 
%2Fweb%2Fguest%2Fchinh-quyen%2Fchi-tiet%3Fid %3D654%26_c%3D62&psig =AOvVaw0G 
UfX8mS BV5AcZrCqSoVUi&ust= 1607419952801000&source= images&cd = vfe&ved= 
2ahUKEwiakM2LyLvtAhUE95 QKHSmxDikQr4kDegUIARCZAQ 
PL52 
Hình 2: Không gian hợp tác của GMS đƣợc mở rộng sau khi có sự tham gia của 
Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) vào GMS năm 2004 
Nguồn: https://www.google.com.vn/url?sa=i&url=http%3A%2F%2Fredsvn.net%2Fdu-bao-xu-
huong-canh-tranh-nuoc-lon-tai-tieu-vung-
mekong%2F&psig=AOvVaw0GUfX8mSBV5AcZrCqSoVUi&ust=1607419952801000&source=i
mages&cd=vfe&ved=0CAMQjB1qFwoTCKDXztjIu-0CFQAAAAAdAAAAABAP 
Hình 3: Lãnh đạo các nƣớc thành viên dự Hội nghị cấp cao GMS lần thứ 2 
tại Côn Minh (thủ phủ tỉnh Vân Nam – Trung Quốc) tháng 7 năm 2005 
PL53 
Nguồn:https://www.google.com.vn/url?sa=i&url=https%3A%2F%2Fslideplayer.com%2Fslide%2F14337287
%2F&psig=AOvVaw2uR_w4vrcZn_gEIUh3TYXr&ust=1607418723165000&source=images&cd=vfe&ved=
2ahUKEwjghqLBw7vtAhUMXJQKHQDDAzkQr4kDegQIARAy 
Hình 4: Lãnh đạo các nƣớc thành viên dự Hội nghị cấp cao GMS lần thứ 3 
tại Thủ đô Viêng Chăn (Cộng hòa DCND Lào) tháng 3 năm 2008 
Nguồn: 
https://www.vinhphuc.gov.vn/ct/cms/tintuc/Lists/TrongNuocQuocTe/View_Detail.aspx?ItemID=1438 
PL54 
Hình 5: Phiên họp kín của Hội nghị thƣợng đỉnh các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong 
mở rộng lần thứ 4 tại Thủ đô Nay Pyi Taw (Myanmar) tháng 12 năm 2011 
Nguồn: 
Tuyen-bo-chung/105129.vgp 
Hình 6: Lãnh đạo các nƣớc thành viên dự Hội nghị Thƣợng đỉnh GMS lần thứ 5 
tại Băng Cốc (Thái Lan) tháng 12 năm 2014 
Nguồn:  
PL55 
Hình 7: Lãnh đạo các nƣớc thành viên dự Hội nghị Thƣợng đỉnh GMS lần thứ 6 
tại Thủ đô Hà Nội (Việt Nam) tháng 3 năm 2018 
Nguồn:  
Hình 8: Sơ đồ mô tả các khuôn khổ hợp tác tại Tiểu vùng Mekong 
Nguồn: 
can-duoc-danh-thuc-tiem-nang-7609 
PL56 
Hình 9: Các hành lang kinh tế thuộc Tiểu vùng Mekong mở rộng 
Nguồn: 
https://www.google.com.vn/url?sa=i&url=https%3A%2F%2Fcvdvn.net%2F2018%2F03%2F26%2
Feconomic-corridors-in-the-greater-mekong-
subregion%2F&psig=AOvVaw0GUfX8mSBV5AcZrCqSoVUi&ust=1607419952801000&source=
images&cd=vfe&ved=0CAMQjB1qFwoTCKDXztjIu-0CFQAAAAAdAAAAABA- 
PL57 
Hình 10: Vai trò của 3 Hành lang kinh tế chính ở Tiểu vùng Mekong mở 
rộng trong Hiệp định thuận lợi hóa thƣơng mại xuyên biên giới (CBTA) 
 Nguồn: ADB (2010), Sharing Growth and Prosperity: Strategy and Action Plan for the 
Mekong Subregion Southern Economic Corridors 
PL58 
Hình 11: Lƣu vực sông Mekong và tỷ lệ đóng góp vào lƣu lƣợng dòng chảy 
của các quốc gia trong lƣu vực 
Nguồn:  
PL59 
Hình 12: Hệ thống các đập thủy điện đã, đang và dự kiến sẽ xây dựng 
 trên dòng chính của sông Mekong 
Nguồn:  cập nhật ngày 21/3/2016 
PL60 
Hình 13: Infographics mô tả về ba trụ cột 
 của cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng 
Nguồn: https://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/mekong-dong-song-hop-tac-va-phat-
trien/368689.html 
PL61 
Hình 14: Infographics mô tả về sự tham gia của Việt Nam 
trong cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng từ 1992 đến 2017 
Nguồn: https://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/mekong-dong-song-hop-tac-va-phat-
trien/368689.html 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_qua_trinh_hinh_thanh_va_phat_trien_cua_co_che_hop_ta.pdf
  • jpgkl_thuy1.jpg
  • jpgkl_thuy2.jpg
  • pdfQD_NguyenChungThuy.pdf
  • pdfTT Eng NguyenChungThuy.pdf
  • pdfTT NguyenChungThuy.pdf
  • pdfTrichyeu_NguyenChungThuy.pdf