Luận án Quản lý đánh giá học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay

Đánh giá học sinh là một khâu quan trọng của quá trình dạy học nhằm thu thông tin phản hồi, điều chỉnh HĐDH vì sự tiến bộ của học sinh. Thông qua những hoạt động như quan sát, vấn đáp, kiểm tra viết và kiểm tra thực hành, người giáo viên có thể thu thập những thông tin định tính và định lượng nhằm giúp họ điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các HĐDH và giáo dục ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn học tập; kịp thời phát hiện những lỗ hổng về kiến thức, những khó khăn mà học sinh không thể tự vượt qua để hướng dẫn, giúp đỡ, đồng thời ghi nhận những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ. Mục đích quan trọng của đánh giá là đưa ra những nhận định khách quan về kết quả học tập mà người học đạt được, những ưu điểm nổi bật và những hạn chế để có biện pháp nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện của học sinh, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục.

Theo xu thế của đổi mới đánh giá giáo dục trên thế giới, Việt Nam cũng có những đổi mới mạnh mẽ. Trong đổi mới giáo dục hiện nay, đánh giá không còn quá thiên lệch vào mục tiêu điểm số, báo cáo thành tích mà coi trọng hơn vào việc động viên, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh. Trong đánh giá coi trọng cả thành tích học tập và rèn luyện của học sinh, điều này đặc biệt đúng với đối tượng HSTH.

Chúng ta đang tiến hành việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội. Quán triệt tư tưởng đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá được xác định trong Nghị quyết Trung ương 8 và các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và cụ thể là Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT và số 27/2020/TT-BGDĐT về Quy định ĐGHS tiểu học. Các Thông tư đã có những thay đổi quan trọng trong đánh giá HSTH để phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đánh giá thường xuyên bằng nhận xét toàn diện học sinh thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh theo mục tiêu GDTH. Trong quá trình thực hiện đổi mới ĐGHS tiểu học, không chỉ tập trung đánh giá kết quả mà còn chú trọng động viên, khuyến khích học sinh phát huy hết khả năng học tập của mình. Bên cạnh đó, trong quá trình dạy học, giáo viên cần đa dạng hóa các hình thức đánh giá như khuyến khích học sinh tự đánh giá lẫn nhau, khuyến khích cha mẹ học sinh cùng tham gia hoạt động đánh giá. Những đổi mới này giúp ĐGHS khách quan, khoa học hơn và mong muốn hướng mục đích đánh giá tới việc hỗ trợ người học học tập tiến bộ hơn.

 

doc 222 trang kiennguyen 7900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Quản lý đánh giá học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Quản lý đánh giá học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay

Luận án Quản lý đánh giá học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Đỗ Minh Trang
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 
14
1.1.
Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài luận án
14
1.2.
Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tập trung giải quyết
33
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HIỆN NAY
38
2.1.
Những vấn đề lý luận về đánh giá học sinh ở các trường tiểu học hiện nay
38
2.2.
Những vấn đề lý luận về quản lý đánh giá học sinh ở các trường tiểu học hiện nay
53
2.3.
Các yếu tố tác động đến quản lý đánh giá học sinh ở các trường tiểu học hiện nay
68
Chương 3
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY
75
3.1.
Khái quát về giáo dục tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội
75
3.2.
 Những vấn đề chung về tổ chức điều tra, khảo sát thực trạng
80
3.3.
Thực trạng đánh giá học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội
84
3.4. 
Thực trạng quản lý đánh giá học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội
91
3.5.
Đánh giá chung về thực trạng và nguyên nhân thực trạng quản lý đánh giá học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay
102
Chương 4
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY
111
4.1.
Các nguyên tắc, yêu cầu đề xuất biện pháp quản lý đánh giá học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay
111
4.2.
Các biện pháp quản lý đánh giá học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay
114
Chương 5
KHẢO NGHIỆM VÀ THỬ NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
150
5.1.
Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
150
5.2.
Thử nghiệm các biện pháp được đề xuất
157
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
169
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 
172
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
173
PHỤ LỤC
182
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
Cán bộ quản lý 
CBQL
Đánh giá học sinh
ĐGHS
Giáo dục và Đào tạo
GD&ĐT
Giáo dục tiểu học
GDTH
Hoạt động dạy học
Hoạt động giáo dục
HĐDH
HĐGD
Học sinh tiểu học
HSTH
Kết quả học tập
KQHT
Kiểm tra đánh giá
KTĐG
Lớp đối chứng
LĐC
Lớp thử nghiệm
LTN
Phụ huynh học sinh
PHHS
Quản lý đánh giá
QLĐG
Quản lý giáo dục
QLGD
Trung học cơ sở
THCS
Trung học phổ thông
THPT
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
TÊN BẢNG
Trang
Bảng 3.1 
Quy mô các trường tiểu học
76
Bảng 3.2
Thống kê số lượng cán bộ, giáo viên và phòng học các trường tiểu học thành phố Hà Nội
77
Bảng 3.3
Mức độ đánh giá và số điểm quy ước tương ứng
83
Bảng 3.4
Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng thực hiện nội dung đánh giá
84
Bảng 3.5
Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng thực hiện hình thức, phương pháp đánh giá
87
Bảng 3.6
Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng phản hồi thông tin về kết quả đánh giá
89
Bảng 3.7
Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng tính khách quan của kết quả đánh giá
90
Bảng 3.8
Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động đánh giá
91
Bảng 3.9
Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng chỉ đạo đổi mới các hình thức và phương pháp đánh giá
93
Bảng 3.10
Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng bồi dưỡng cho giáo viên các kỹ năng đánh giá
95
Bảng 3.11
 Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng phối hợp cùng gia đình trong đánh giá
97
Bảng 3.12
 Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quản lý đánh giá học sinh ở các trường tiểu học
100
Bảng 5.1
Tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp
150
Bảng 5.2
Tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp
152
Bảng 5.3
So sánh mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất
154
Bảng 5.4
So sánh kết quả bồi dưỡng kỹ năng quản lý đánh giá HSTH trước và sau tác động thử nghiệm lần 1
161
Bảng 5.5
So sánh kết quả bồi dưỡng kỹ năng quản lý đánh giá HSTH trước và sau tác động thử nghiệm lần 2
162
Bảng 5.6
Tổng hợp kết quả bồi dưỡng kỹ năng đánh giá HSTH cho giáo viên sau 2 lần tác động thử nghiệm
164
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TT 
TÊN BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1 
Thực trạng thực hiện nội dung ĐGHS
86
Biểu đồ 3.2
Thực trạng thực hiện hình thức, phương pháp ĐGHS
88
Biểu đồ 3.3
Thực trạng phản hồi thông tin về kết quả ĐGHS
90
Biểu đồ 3.4 
Thực trạng kế hoạch hóa hoạt động ĐGHS
93
Biểu đồ 3.5 
Thực trạng xây dựng quy trình ĐGHS
95
Biểu đồ 3.6
Thực trạng chỉ đạo đổi mới các hình thức và phương pháp ĐGHS
97
Biểu đồ 3.7 
Thực trạng bồi dưỡng cho giáo viên các kỹ năng ĐGHS
99
Biểu đồ 3.8 
Thực trạng phối hợp cùng gia đình trong ĐGHS
101
Biểu đồ 5.1
Mức độ tính cấp thiết của các biện pháp quản lý
151
Biểu đồ 5.2
Mức độ tính khả thi của các biện pháp quản lý
153
Biểu đồ 5.3
So sánh tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
154
Biểu đồ 5.4 
Kết quả bồi dưỡng kỹ năng quản lý ĐGHS tiểu học trước và sau tác động thử nghiệm lần 1
161
Biểu đồ 5.5 
Kết quả bồi dưỡng kỹ năng quản lý ĐGHS tiểu học trước và sau tác động thử nghiệm lần 2
163
Biểu đồ 5.6 
Tổng hợp kết quả bồi dưỡng kỹ năng ĐGHS tiểu học cho giáo viên sau 2 lần tác động thử nghiệm
164
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Đánh giá học sinh là một khâu quan trọng của quá trình dạy học nhằm thu thông tin phản hồi, điều chỉnh HĐDH vì sự tiến bộ của học sinh. Thông qua những hoạt động như quan sát, vấn đáp, kiểm tra viết và kiểm tra thực hành, người giáo viên có thể thu thập những thông tin định tính và định lượng nhằm giúp họ điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các HĐDH và giáo dục ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn học tập; kịp thời phát hiện những lỗ hổng về kiến thức, những khó khăn mà học sinh không thể tự vượt qua để hướng dẫn, giúp đỡ, đồng thời ghi nhận những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ. Mục đích quan trọng của đánh giá là đưa ra những nhận định khách quan về kết quả học tập mà người học đạt được, những ưu điểm nổi bật và những hạn chế để có biện pháp nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện của học sinh, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục.
Theo xu thế của đổi mới đánh giá giáo dục trên thế giới, Việt Nam cũng có những đổi mới mạnh mẽ. Trong đổi mới giáo dục hiện nay, đánh giá không còn quá thiên lệch vào mục tiêu điểm số, báo cáo thành tích mà coi trọng hơn vào việc động viên, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh. Trong đánh giá coi trọng cả thành tích học tập và rèn luyện của học sinh, điều này đặc biệt đúng với đối tượng HSTH.
Chúng ta đang tiến hành việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội. Quán triệt tư tưởng đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá được xác định trong Nghị quyết Trung ương 8 và các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và cụ thể là Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT và số 27/2020/TT-BGDĐT về Quy định ĐGHS tiểu học... Các Thông tư đã có những thay đổi quan trọng trong đánh giá HSTH để phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đánh giá thường xuyên bằng nhận xét toàn diện học sinh thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh theo mục tiêu GDTH. Trong quá trình thực hiện đổi mới ĐGHS tiểu học, không chỉ tập trung đánh giá kết quả mà còn chú trọng động viên, khuyến khích học sinh phát huy hết khả năng học tập của mình. Bên cạnh đó, trong quá trình dạy học, giáo viên cần đa dạng hóa các hình thức đánh giá như khuyến khích học sinh tự đánh giá lẫn nhau, khuyến khích cha mẹ học sinh cùng tham gia hoạt động đánh giá. Những đổi mới này giúp ĐGHS khách quan, khoa học hơn và mong muốn hướng mục đích đánh giá tới việc hỗ trợ người học học tập tiến bộ hơn.
Ngành GD&ĐT thành phố Hà Nội luôn quan tâm đến việc chỉ đạo, xây dựng và nâng cao chất lượng dạy và học, trong đó đặc biệt chú ý đến chất lượng học tập của HSTH và luôn đi đầu trong công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, sự đổi mới nào cũng có thể gặp phải những rào cản. Sau khi triển khai thực hiện những quy định mới về ĐGHS tiểu học, có nhiều luồng thông tin khác nhau cả tích cực và tiêu cực từ phía giáo viên, học sinh và PHHS. Hà Nội lại là địa bàn đông dân, sĩ số lớp học đông dẫn đến giáo viên quá tải trong công việc. Các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội tuy đã nỗ lực thực hiện đổi mới ĐGHS nhưng quá trình thực hiện vẫn còn nhiều lúng túng, hạn chế, bất cập chưa có phương hướng tháo gỡ. Với những thay đổi về ĐGHS hiện nay, giáo viên cũng chưa thật thoải mái với cách thức không chấm điểm chỉ cho nhận xét trong đánh giá thường xuyên hoặc làm một cách chiếu lệ, hình thức. Một bộ phận giáo viên còn thiếu những kỹ năng cần thiết để triển khai ĐGHS ... Trong khi đó, những tài liệu hướng dẫn, tổ chức tập huấn dành cho giáo viên còn chưa kịp thời dẫn đến thực hiện ĐGHS chưa hiệu quả.
Quản lý ĐGHS tiểu học đang được các nhà QLGD thực hiện theo quy định. Tuy nhiên, việc quản lý còn thiếu đồng bộ, chưa hiệu quả. Các tài liệu hướng dẫn còn rất ít, chung chung và thiếu cụ thể. Dẫn đến nhiều tình huống xảy ra trong quá trình quản lý ĐGHS chưa được giải quyết triệt để. Làm thế nào để các nhà trường tiểu học cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng thực hiện tốt đánh giá HSTH theo đúng tinh thần đổi mới là vấn đề mang tính cấp thiết và cần được nghiên cứu dưới góc độ của khoa học QLGD nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiểu học, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT hiện nay của thành phố.
Nghiên cứu về hoạt động kiểm tra, đánh giá đã có nhiều tác giả, công trình bàn đến nhưng nghiên cứu về quản lý hoạt động đánh giá HSTH theo tinh thần đổi mới chưa có tác giả, công trình nghiên cứu hệ thống, chuyên sâu vấn đề này ở cấp tiểu học. Do đó, cần có những nghiên cứu độc lập để đề xuất những biện pháp quản lý thiết thực, hiệu quả, đưa hoạt động đánh giá thành nền nếp, thống nhất. Với lý do trên, NCS lựa chọn vấn đề: “Quản lý đánh giá học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ chuyên ngành QLGD.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khái quát, luận giải những vấn đề lý luận, thực tiễn quản lý ĐGHS ở các trường tiểu học và quản lý sự thay đổi trong ĐGHS, tác giả đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm tổ chức đổi mới ĐGHS theo quan điểm vì sự tiến bộ của người học ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội, góp phần thực hiện mục tiêu, yêu cầu đổi mới GDTH t ... à Đông.
Xét đề nghị của bộ phận chuyên môn, trường Tiểu học Văn Khê triển khai kế hoạch tổ chức đánh giá học sinh học kì II năm học 2017-2018 như sau:
I. MỤC ĐÍCH
1. Đánh giá chất lượng giáo dục học sinh đại trà.
2. Đánh giá việc thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà trường; làm kênh thông tin để đánh giá chất lượng dạy của giáo viên và học của học sinh trong học kì II.
3. Căn cứ vào kết quả khảo sát học sinh làm cơ sở để chỉ đạo các khối xây dựng kế hoạch, đề ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động giảng dạy thực hiện tốt nhiệm vụ năm học và nâng cao chất lượng chung của các kì học tiếp theo.
II. YÊU CẦU
1. Giáo viên trong toàn trường tổ chức thực hiện, đảm bảo cho kỳ kiểm tra học kì II năm học 2017-2018 được diễn ra nghiêm túc, khách quan, công bằng, chính xác, tránh gây áp lực cho học sinh, tránh các hiện tượng tiêu cực và bệnh thành tích trong kiểm tra, đánh giá.
2. BGH nhà trường chịu trách nhiệm triển khai tổ chức khảo sát học kì II năm học 2017-2018 chất lượng học sinh đúng theo quy trình đảm bảo hiệu quả, thực chất. 
3. Nhà trường thành lập ban điều hành giám sát, do Hiệu trưởng làm trưởng ban, cán bộ, giáo viên của các khối lớp từ lớp 1 đến lớp 5 là thành viên ban kiểm tra. Trưởng ban ra quyết định phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, mỗi thành viên phải chịu trách nhiệm với công việc được phân công. 
III/ NỘI DUNG, HÌNH THỨC KIỂM TRA
1. Đối tượng: HS từ lớp 1 đến lớp 5 của trường. 
 	Mỗi học sinh được kiểm tra 02 môn gồm: môn Toán và Tiếng Việt (khối 1 đến khối 5), môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí (khối 4 - 5), môn Tiếng Anh (khối 3 - 4 - 5).
2. Nội dung và hình thức kiểm tra:
	a. Nội dung: Kiểm tra kiến thức cơ bản từ tuần 19 đến tuần 35 của môn Toán và môn Tiếng Việt ứng với mỗi khối lớp và môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí (khối 4 - 5), Tiếng Anh (khối 3 - 4 - 5).
 	b. Hình thức:
- Các môn thi: Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Tiếng Anh, giáo viên dạy tự ra đề, BGH duyệt đề.
- Nhà trường in đề và cho học sinh khảo sát vào các sáng thứ tư ngày 02/5/2018.
- Thời gian làm bài mỗi môn là 40 phút, riêng Tiếng Việt tùy theo khối lớp.
Khối 1: 60 phút; Khối 2, 3: 75 phút. Khối 4, 5: 85 phút.
- GVCN coi, chấm và chịu trách nhiệm nhận xét bài làm của học sinh theo Thông tư 22.
* Nhà trường tổ chức coi, chấm có sự giám sát của giáo viên dự định sẽ nhận lớp đối với khối 1, 2, 3, 4 và có sự giám sát của trường THCS đối với lớp 5. GVCN rà soát kiểm tra lại và chịu trách nhiệm nhận xét bài làm của học sinh lớp mình.
3. Chuẩn bị của các khối:
- Nhà trường chuẩn bị toàn bộ cơ sở vật chất, điều kiện về phòng học Nhà trường chuẩn bị giấy khảo sát; phân công đội ngũ giáo viên coi, chấm, đáp ứng những yêu cầu cần thiết để buổi khảo sát đạt hiệu quả cao.
- Địa điểm tổ chức kiểm tra: Tại phòng học các lớp.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tổ kiểm tra: Nhà trường thành lập một hội đồng gồm: Hiệu trưởng làm Chủ tịch Hội đồng, Phó Hiệu trưởng làm Phó Chủ tịch và giáo viên của các khối lớp từ khối 1 đến khối 5 là ủy viên.
2. Thời gian, địa điểm tổ chức khảo sát:
a. Thời gian tổ chức coi khảo sát:
Ngày 10 tháng 5 năm 2018: Khảo sát môn Toán - Tiếng Việt khối 1 - 2 - 3.
- Từ 14h15 - 15h15: Khảo sát môn Tiếng Việt.
- Từ 16h00 - 16h40: Khảo sát môn Toán.
Ngày 11 tháng 5 năm 2018: Khảo sát môn Toán - Tiếng Việt khối 4 - 5.
- Từ 8h00 - 9h00: Khảo sát môn Tiếng Việt lớp 5.
- Từ 10h00 - 10h40: Khảo sát môn Toán lớp 5.
- Từ 14h15 - 15h15: Khảo sát môn Tiếng Việt lớp 4.
- Từ 16h00 - 16h40: Khảo sát môn Toán lớp 4.
b. Địa điểm khảo sát: Tại phòng học của các lớp.
3. Chấm bài :
- Thời gian chấm: Ngày 14/5/2018.
- Chấm tập trung tại trường.
- Giáo viên các khối lớp tự chấm có sự giám sát của các giáo viên dự kiến nhận lớp đó.
* Tổng hợp: (Theo mẫu của PGD).
Trên đây là kế hoạch kiểm tra cuối học kì II của nhà trường, đề nghị cán bộ giáo viên nghiêm túc thực hiện.
Nơi nhận:
- Bộ phận chuyên môn;
- GV các khối lớp;
- Lưu VT.
 HIỆU TRƯỞNG
 Đã ký
Phụ lục 6 
DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
STT
Trường 
Ghi chú
1
Quận Hà Đông
Trường tiểu học Trần Đăng Ninh 
Trường tiểu học Lê Quý Đôn 
Trường tiểu học Phúc La 
2
Quận Hai Bà Trưng
Trường tiểu học Tô Hoàng
Trường tiểu học Nguyễn Khuyến 
Trường tiểu học Minh Khai
3
Quận Bắc Từ Liêm
Trường tiểu học Xuân Đỉnh 
Trường tiểu học Minh Khai A
Trường tiểu học Đông Ngạc A
4
Huyện Thường Tín
Trường tiểu học Dũng Tiến 
Trường tiểu học Hòa Bình
Trường tiểu học Liên Phương
5
Huyện Sóc Sơn
Trường tiểu học Bắc Phú
Trường tiểu học Trung Giã
Trường tiểu học Hồng Kỳ
6
Huyện Ba Vì
Trường tiểu học Vạn Thắng 
Trường tiểu học Tiên Phong 
Trường tiểu học Thụy An
Phụ lục 7
BIÊN BẢN TRAO ĐỔI, PHỎNG VẤN
1. Thông tin chung
STT
Người thực hiện
Thời gian, 
địa điểm
Người được
phỏng vấn
Nội dung 
phỏng vấn
Ghi chú
1
Đỗ Minh Trang
Tháng 5/2018, tại Phòng GD&ĐT quận Bắc và Nam Từ Liêm
Nguyễn Thị H. 
Nguyễn Thanh Th.
Phòng GD&ĐT 
- Các yếu tố chi phối tới hoạt động ĐGHS
- Chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan quản lý đối với ĐGHS
2
Đỗ Minh Trang
Tháng 5/2018, tại 
quận Hà Đông
Phạm Thị Lệ H. 
Phòng GD&ĐT
Nguyễn Thị Hương G. Trường tiểu học Trần Đăng Ninh
Chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch ĐGHS
Đinh Thị T.
Trường tiểu học Đoàn Kết 
Tính khách quan trong đánh giá KQHT của học sinh, hình thức, phương pháp đánh giá 
3
Đỗ Minh Trang
Tháng 6/2018, tại 
quận Bắc Từ Liêm
Nguyễn Thị H. 
Nguyễn Thị Th.
Trường tiểu học Đông Ngạc A
Thực hiện quy trình ĐGHS
Bồi dưỡng kỹ năng đánh giá
Phan Thị T.
Trường tiểu học Thụy Phương
Tính khách quan trong đánh giá KQHT của học sinh
Nguyễn Hữu H.
Phó trưởng Phòng GD&ĐT quận Bắc Từ liêm
Phản hồi thông tin đánh giá
4
Đỗ Minh Trang 
Tháng 6/2018, tại
quận Bắc Từ Liêm
Trần Thị Thanh H. 
Đỗ Thị L.
Trường tiểu học Xuân Đỉnh
Thực hiện và đổi mới phương pháp, hình thức ĐGHS
5
Đỗ Minh Trang
Tháng 8/2018, tại 
huyện Thường Tín
Tạ Thị Th.
 Nguyễn Thị Th.
Trường tiểu học Dũng Tiến
Tính khách quan, công bằng, những khó khăn, vướng mắc trong ĐGHS
6
Đỗ Minh Trang
Tháng 8/2018, tại 
huyện Sóc Sơn
Hoàng Văn T.
Vương Đình Ng.
Trường tiểu học Bắc Phú
Bồi dưỡng kỹ năng, kỹ thuật ĐGHS cho giáo viên
2. Những vấn đề xin ý kiến chuyên gia
Đối tượng xin ý kiến: Xin ý kiến 12 chuyên gia là CBQL giáo dục Phòng GD&ĐT quận Hà Đông, quận Nam Từ Liêm, giảng viên Trường Cán bộ giáo dục Hà Nội và chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
Nội dung xin ý kiến:
1) Tình hình quản lý hoạt động ĐGHS ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2) Về các biện pháp quản lý.
Các biện pháp quản lý hoạt động ĐGHS ở các trường tiểu học và tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp mà NCS đã đề xuất trong luận án. 
Biện pháp 1: Xác định mục tiêu và kế hoạch ĐGHS thống nhất với chương trình GDPT 2018
Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên các kỹ năng ĐGHS đáp ứng chương trình GDPT năm 2018 và phối hợp các lực lượng trong tổ chức thực hiện
Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới thực hiện nội dung, phương pháp, kỹ thuật ĐGHS ở các trường tiểu học
Biện pháp 4: Tổ chức xây dựng quy trình ĐGHS ở các trường tiểu học phù hợp với mục tiêu, yêu cầu dạy học, giáo dục ở các trường tiểu học
Biện pháp 5: Chỉ đạo kết hợp đánh giá KQHT với đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh ở các trường tiểu học theo mục tiêu giáo dục toàn diện
Biện pháp 6: Chỉ đạo kết hợp đồng bộ giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ ở các trường tiểu học theo hướng phát triển năng lực học sinh
3. Kết quả trả lời các câu hỏi và ý kiến trao đổi: Đã được tổng hợp và trình bày ở nội dung chương 3 của luận án. 
 Xin trân trọng cảm ơn quý Thầy Cô!
Phụ lục 8
CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN 
GIÁO VIÊN TIỂU HỌC 
Chúng tôi sử dụng môđun thực hành theo Thông tư Số 32/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về: Ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học (Trích mã môđun TH24 đến TH28). 
Yêu cầu chuẩn nghề nghiệp cần bồi dưỡng
Mã
mô đun
Tên và nội dung mô đun
Mục tiêu 
bồi dưỡng
Thời gian
tự học
(tiết)
Thời gian học
tập trung (tiết)
Lý thuyết
Thực hành
VIII. Tăng cường năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
TH24
Đánh giá KQHT ở tiểu học
1. Khái niệm cơ bản về đánh giá KQHT ở tiểu học
2. Nguyên tắc đánh giá kết quả học tập ở tiểu học
3. Phân loại kiểm tra và đánh giá KQHT ở tiểu học
4. Nội dung đánh giá KQHT ở tiểu học
- Đánh giá kiến thức
- Đánh giá kỹ năng
- Đánh giá thái độ
Hiểu được chức năng cơ bản và các nguyên tắc đánh giá KQHT. 
Hiểu và trình bày được bốn loại đánh giá ở tiểu học. 
Xác lập được nội dung đánh giá.
10
2
3
TH25
Kỹ thuật quan sát, kiểm tra miệng, kiểm tra thực hành trong đánh giá KQHT ở tiểu học
1. Kỹ thuật quan sát
Phân loại các kiểu quan sát trong đánh giá giáo dục và thực hành sử dụng cách thức quan sát và công cụ ghi nhận các quan sát
2. Kiểm tra miệng
Khái niệm, tính chất và nguyên tắc kiểm tra miệng ở tiểu học
 3. Kiểm tra thực hành
- Khái niệm thực hành và những KQHT được đánh giá qua kiểm tra thực hành
- Vận dụng các biện pháp kiểm tra thực hành
4. Học sinh tự đánh giá
- Thực hành các biện pháp rèn kỹ năng tự đánh giá cho học sinh và đánh giá lẫn nhau
Hiểu được đặc điểm của các kỹ thuật đánh giá KQHT ở tiểu học (quan sát; kiểm tra miệng; kiểm tra thực hành) 
Vận dụng được những kỹ thuật đánh giá để thực hành sử dụng chúng.
10
2
3
TH26
Hình thức tự luận và trắc nghiệm trong đánh giá KQHT ở tiểu học
1. Tự luận 
- Các kết quả học tập được xác định qua bài tự luận
- Các hình thức tự luận
- Thực hành soạn đề, cách chấm điểm bài tự luận.
 2. Bài trắc nghiệm
- Nguyên tắc và quy trình biên soạn bài trắc nghiệm.
- Thực hành biên soạn bài trắc nghiệm
Hiểu được đặc điểm của các hình thức tự luận và trắc nghiệm trong đánh giá KQHT ở tiểu học.
Vận dụng được những kỹ thuật và quy trình biên soạn bài trắc nghiệm để thực hành sử dụng chúng.
10
2
3
TH27
 Phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng nhận xét 
1. Quan niệm về đánh giá KQHT và đánh giá KQHT của HSTH bằng nhận xét.
2. Thực trạng việc thực hiện đánh giá KQHT của học sinh tiểu học bằng nhận xét ở một số môn học hiện nay.
3. Một số biện pháp thực hiện đánh giá bằng nhận xét đạt hiệu quả 
Hiểu về hình thức đánh giá KQHT một số môn học bằng nhận xét.
Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện đánh giá bằng nhận xét.
Nắm được các biện pháp thực hiện đánh giá bằng nhận xét đạt hiệu quả.
10
2
3
TH28
Kiểm tra, đánh giá các môn học bằng điểm số (kết hợp với nhận xét)
1. Đổi mới đánh giá KQHT ở tiểu học thông qua đánh giá bằng điểm số kết hợp với đánh giá bằng nhận xét
2. Yêu cầu, tiêu chí xây dựng đề kiểm tra, quy trình ra đề kiểm tra học kỳ
3. Đánh giá KQHT ở các môn học bằng điểm số (Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí) theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình
Hiểu quan niệm về hình thức đánh giá KQHT các môn học bằng điểm số.
Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện đánh giá bằng điểm số.
Có kỹ năng xây dùng đề kiểm tra học kỳ ở các môn học Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí.
8
3
4

File đính kèm:

  • docluan_an_quan_ly_danh_gia_hoc_sinh_o_cac_truong_tieu_hoc_tren.doc
  • doc1. BIA LUAN AN - Minh Trang.doc
  • doc2 BIA TOM TAT TIENG VIET - Minh Trang.doc
  • doc2 TOM TAT TIENG VIET - Minh Trang.doc
  • doc3 BIA TOM TAT TIENG ANH - Minh Trang.doc
  • doc3 TOM TAT TIENG ANH - Minh Trang.doc
  • doc4 THONG TIN MANG TIENG ANH - Minh Trang.doc
  • doc4 THONG TIN MANG TIENG VIET - Minh Trang.doc