Luận án Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường trung học cơ sở tỉnh Hải Dương hiện nay

Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của xã hội trong đó có Giáo dục và Đào tạo. Trong giai đoạn chuyển đổi số với sự phát triển của khoa học công nghệ gắn với các thành tựu như: Kết nối vạn vật, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và thực tế ảo đã tác động mạnh mẽ đến công tác quản lí của Giáo dục và Đào tạo. CNTT ngày càng được ứng dụng rộng rãi và làm thay đổi cách quản lí, làm việc của con người. CNTT đã tác động mạnh mẽ đến quá trình giáo dục. Đặc biệt, trong dạy học hiện nay, CNTT đã thay đổi cơ bản cách dạy của thầy và cách học của trò.

Hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về việc ứng dụng CNTT trong quản lí, điều hành [7], [9], [12], [13]. Ngành Giáo dục và Đào tạo xây dựng cơ sở dữ liệu dữ liệu dùng chung làm nền tảng cho việc chuyển đổi số. Cùng với đó là chủ trương tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp trong việc triển khai ứng dụng CNTT. Chính phủ phê duyệt Đề án 117 “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và hỗ trợ các hoạt động dạy và học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” [24]. Theo mục tiêu đề ra trong Đề án: "Phấn đấu 100% các cơ quan quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục và đào tạo thực hiện quản lí hành chính xử lí hồ sơ công việc trên môi trường mạng; 70% cuộc họp giữa các cơ quan quản lí nhà nước và cơ sở giáo dục và đào tạo được áp dụng hình thức trực tuyến; 70% lớp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục được thực hiện qua mạng theo phương thức học tập kết hợp (blended learning); 50% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lí trực tuyến tối thiểu mức độ 3, trong đó 30% được xử lí trực tuyến ở mức độ 4” [8].

Ngày 03/06/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 749/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; trong đó giáo dục và đào tạo là một trong 8 lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu trong triển khai thực hiện. Chuyển đổi số được ngành xác định là khâu đột phá, nhiệm vụ quan trọng cần triển khai thực hiện những năm tới đây. Làm tốt chuyển đổi số không chỉ giúp nâng cao chất lượng giáo dục mà quan trọng hơn là góp phần nâng cao năng suất lao động, tạo cơ hội lớn để hội nhập quốc tế. Để thực hiện thành công chuyển đổi số trong giáo dục thì việc ứng dụng công nghệ thông tin và quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học thường nhắc đến như hoạt động tin học hóa các quy trình nghiệp vụ trong các nhà trường. Với sự hỗ trợ của CNTT, các phần mềm hiện đại, rất nhiều hoạt động giáo dục truyền thống sẽ dần dần được thay bởi phần mềm, công nghệ mô phỏng . Việt Nam muốn đi xa, đi một cách chắc chắn trên con đường phát triển trong thời đại công nghệ 4.0, thì phải trang bị tốt kỹ năng về chuyển đổi số một cách căn cơ cho từng cấp bậc học.

Mặt khác công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt nam khởi đầu bằng đổi mới cách tiếp cận trong xây dựng chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó thay vì “Truyền thụ kiến thức cho học sinh, sẽ là rèn luyện phẩm chất năng lực người học” làm thay đổi tận gốc việc tổ chức quá trình dạy học, vai trò của thày, của trò, của nhà quản lí và việc áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học và quản lí quá trình này càng trở nên cấp thiết. Tuy nhiên hiệu quả của ứng dụng CNTT hoàn toàn phụ thuộc vào các giải pháp quản lý của người đứng đầu nhà trường. Trong bối cảnh hiện nay có nhiều thay đổi thì việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở các nhà trường là một trong những hình thức dạy học hữu hiệu đòi hỏi các nhà quản lý phải thay đổi.

 

doc 213 trang kiennguyen 20/08/2022 3860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường trung học cơ sở tỉnh Hải Dương hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường trung học cơ sở tỉnh Hải Dương hiện nay

Luận án Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường trung học cơ sở tỉnh Hải Dương hiện nay
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
-----›&š-----
TRẦN MINH THÁI
QUẢN LÍ ỨNG DỤNG 
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC 
TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 
TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
HÀ NỘI – 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
-----›&š-----
TRẦN MINH THÁI
QUẢN LÍ ỨNG DỤNG 
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC 
TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 
TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY
Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 9 14 01 14
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. PHẠM QUANG TRUNG
HÀ NỘI – 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Các thông tin trích dẫn trong luận án đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận án
Trần Minh Thái
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
1
Ban giám hiệu
BGH
2
Cán bộ quản lí
cán bộ quản lí
3
Công nghệ thông tin
CNTT
4
Công nghệ thông tin và truyền thông
CNTT&TT
5
Cơ sở vật chất
CSVC
6
Giáo dục
GD
7
Giáo dục và Đào tạo
GD&ĐT
8
Giáo viên trung học cơ sở
GV THCS
9
Học sinh
HS
10
Khoa học và Công nghệ
KH&CN
11
Kinh tế xã hội
KT-XH
12
Nhà xuất bản
Nxb
13
Nhân viên
NV
14
Nghiên cứu sinh
NCS
15
Phương pháp dạy học
PP
16
Phần mềm dạy học
PMDH
17
Quản lí giáo dục
QLGD
18
Trung học cơ sở
THCS
MỤC LỤC
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. 	Thống kê quy mô các trường trung học cơ sở tỉnh Hải Dương	61
Bảng 2.2. 	Thống kê số lượng cán bộ quản lí và giáo viên trung học cơ sở tỉnh Hải Dương	62
Bảng 2.3. 	Thống kê trình độ chuyên môn của giáo viên trung học cơ sở tỉnh Hải Dương từ năm học 2017 - 2018 đến năm học 2019 - 2020	63
Bảng 2.4. 	Kết quả hai mặt giáo dục của học sinh trung học cơ sở tỉnh Hải Dương năm học 2019 - 2020	64
Bảng 2.5. 	Thang mức độ đánh giá thực trạng	66
Bảng 2.6. 	Thực trạng nhận thức của giáo viên trung học cơ sở về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học	67
Bảng 2.7. 	Nhận thức của giáo viên về ứng dụng công nghệ thông tin	69
Bảng 2.8. 	Đánh giá năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học	70
Bảng 2.9. 	Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu quá trình dạy học của giáo viên trung học cơ sở tỉnh Hải Dương	72
Bảng 2.10. 	Thống kê máy tính, phòng máy	75
Bảng 2.11. 	Đánh giá hạ tầng, thiết bị, sách, tài liệu phục vụ cho dạy học ứng dụng công nghệ thông tin.	76
Bảng 2.12. 	Tổng hợp ý kiến đánh giá nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học	79
Bảng 2.13. 	Tổng hợp ý kiến đánh giá về thực trạng quản lí ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng kế hoạch bài dạy	80
Bảng 2.14. 	Thực trạng về quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học của giáo viên trung học cơ sở	83
Bảng 2.15. 	Thực trạng quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong việc hỗ trợ và khuyến khích học tập cho học sinh trung học cơ sở	87
Bảng 2.16. 	Tổng hợp ý kiến đánh giá thực trạng quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong việc khai thác các tiện ích trên mạng Internet.	91
Bảng 2.17. 	Thực trạng quản lí cơ sở vật chất trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học	94
Bảng 2.18. 	Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường trung học cơ sở tỉnh Hải Dương	100
Bảng 3.1. 	Các tiêu chí và chỉ số đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi	142
Bảng 3.2. 	Kết quả khảo sát mức độ cấp thiết của các giải pháp quản lí ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học của giáo viên trung học cơ sở.	143
Bảng 3.3. 	Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các giải pháp quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của giáo viên trung học cơ sở tỉnh Hải Dương	145
Bảng 3.4. 	Bảng so sánh năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng trước khi thử nghiệm	151
Bảng 3.5. 	So sánh kết quả nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng	157
Bảng 3.6. 	Bảng so sánh trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng sau thử nghiệm	157
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1. 	Công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo	14
Sơ đồ 1.2. 	Xu hướng ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học	15
Biểu đồ 2.1. 	Đánh giá năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường trung học cơ sở	71
Biểu đồ 2.2. 	Tổng hợp ý kiến về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu qquá trình dạy học của đội ngũ giáo viên trung học cơ sở	73
Biểu đồ 2.3. 	Đánh giá hạ tầng, thiết bị, sách, tài liệu, ... phục vụ cho dạy học ứng dụng công nghệ thông tin.	76
Biểu đồ 2.4. 	Tổng hợp ý kiến đánh giá về thực trạng quản lí ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng kế hoạch bài dạy	81
Biểu đồ 2.5. 	Thực trạng về quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học của giáo viên trung học cơ sở	84
Biểu đồ 2.6. 	Thực trạng mức độ quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong việc hỗ trợ và khuyến khích học tập cho học sinh trung học cơ sở.	88
Biểu đồ 2.7. 	Tổng hợp ý kiến đánh giá về thực trạng quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong việc khai thác các tiện ích trên mạng Internet.	92
Biểu đồ 2.8. 	Thực trạng quản lí cơ sở vật chất trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học	95
Biểu đồ 2.9. 	Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường trung học cơ sở tỉnh Hải Dương	101
Biểu đồ 3.1. 	Kết quả khảo sát mức độ cấp thiết của các giải pháp quản lí ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học của giáo viên trung học cơ sở	144
Biểu đồ 3.2. 	Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các giải pháp quản lí ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học của giáo viên trung học cơ sở.	146
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của xã hội trong đó có Giáo dục và Đào tạo. Trong giai đoạn chuyển đổi số với sự phát triển của khoa học công nghệ gắn với các thành tựu như: Kết nối vạn vật, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và thực tế ảo đã tác động mạnh mẽ đến công tác quản lí của Giáo dục và Đào tạo. CNTT ngày càng được ứng dụng rộng rãi và làm thay đổi cách quản lí, làm việc của con người. CNTT đã tác động mạnh mẽ đến quá trình giáo dục. Đặc biệt, trong dạy học hiện nay, CNTT đã thay đổi cơ bản cách dạy của thầy và cách học của trò. 
Hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về việc ứng dụng CNTT trong quản lí, điều hành [7], [9], [12], [13]. Ngành Giáo dục và Đào tạo xây dựng cơ sở dữ liệu dữ liệu dùng chung làm nền tảng cho việc chuyển đổi số. Cùng với đó là chủ trương tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp trong việc triển khai ứng dụng CNTT. Chính phủ phê duyệt Đề án 117 “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và hỗ trợ các hoạt động dạy và học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” [24]. Theo mục tiêu đề ra trong Đề án: "Phấn đấu 100% các cơ quan quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục và đào tạo thực hiện quản lí hành chính xử lí hồ sơ công việc trên môi trường mạng; 70% cuộc họp giữa các cơ quan quản lí nhà nước và cơ sở giáo dục và đào tạo được áp dụng hình thức trực tuyến; 70% lớp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục được thực hiện qua mạng theo phương thức học tập kết hợp (blended learning); 50% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lí trực tuyến tối thiểu mức độ 3, trong đó 30% được xử lí trực tuyến ở mức độ 4” [8]. 
Ngày 03/06/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 749/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; trong đó giáo dục và đào tạo là một trong 8 lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu trong triển khai thực hiện. Chuyển đổi số được ngành xác định là khâu đột phá, nhiệm vụ quan trọng cần triển khai thực hiện những năm tới đây. Làm tốt chuyển đổi số không chỉ giúp nâng cao chất lượng giáo dục mà quan trọng hơn là góp phần nâng cao năng suất lao động, tạo cơ hội lớn để hội nhập quốc tế. Để thực hiện thành công chuyển đổi số trong giáo dục thì việc ứng dụng công nghệ thông tin và quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học thường nhắc đến như hoạt động tin học hóa các quy trình nghiệp vụ trong các nhà trường. Với sự hỗ trợ của CNTT, các phần mềm hiện đại, rất nhiều hoạt động giáo dục truyền thống sẽ dần dần được thay bởi phần mềm, công nghệ mô phỏng .... Việt Nam muốn đi xa, đi một cách chắc chắn trên con đường phát triển trong thời đại công nghệ 4.0, thì phải trang bị tốt kỹ năng về chuyển đổi số một cách căn cơ cho từng cấp bậc học.
Mặt khác công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt nam khởi đầu bằng đổi mới cách tiếp cận trong xây dựng chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó thay vì “Truyền thụ kiến thức cho học sinh, sẽ là rèn luyện phẩm chất năng lực người học” làm thay đổi tận gốc việc tổ chức quá trình dạy học, vai trò của thày, của trò, của nhà quản lí và việc áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học và quản lí quá trình này càng trở nên cấp thiết. Tuy nhiên hiệu quả của ứng dụng CNTT hoàn toàn phụ thuộc vào các giải pháp quản lý của người đứng đầu nhà trường. Trong bối cảnh hiện nay có nhiều thay đổi thì việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở các nhà trường là một trong những hình thức dạy học hữu hiệu đòi hỏi các nhà quản lý phải thay đổi. 
Việc ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường THCS tỉnh Hải Dương đã sớm được quan tâm và đầu tư, bước đầu góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Bên cạnh những mặt ưu điểm thì vẫn còn bộ lộ những hạn chế. Đó là việc triển khai chưa đồng bộ giữa các trường, một số giáo viên chưa nắm được các quy trình ứng dụng CNTT trong dạy học, hình thức làm việc còn rời rạc và mang tính kinh nghiệm cá nhân. Các cấp quản lí xây dựng được chiến lược và lộ trình để tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho ứng dụng CNTT trong dạy học. Một số cán bộ quản lí chưa tiếp cận hoặc chưa thấy được sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT trong dạy học, chưa tiếp cận khung lý luận và quy trình quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học.
Ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học có vai trò to lớn đối với ngành giáo dục. Nhiều tác giả trong và ngoài nước đã có các công trình khoa học đề cập đến vai trò của CNTT trong dạy học. Tuy nhiên vấn đề về: Quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường trung học cơ sở tỉnh Hải Dương trong bối cảnh hiện nay chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống và cụ thể. 
Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường trung học cơ sở tỉnh Hải Dương hiện nay”
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường THCS; phân tích nguyên nhân của thực trạng, từ đó đề xuất các giải pháp quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường THCS tỉnh Hải Dương, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các nhà trường, đáp ứng yêu cầu về đổi mới giáo dục THCS hiện nay.
3. Giả thuyết khoa học
Trong những năm qua, quản lí ứng d ... ường xuyên và đầy đủ dữ liệu lên CSDL ngành.
Tiếp tục sử dụng và khai thác có hiệu quả các phần mềm đã được Sở, Bộ GD&ĐT cung cấp trong toàn ngành
Khai thác có hiệu quả các Website giáo dục:
- Cổng thông tin thi và tuyển sinh của bộ:  ; Cổng thông tin điện tử của Bộ tại:  để cập nhật tin tức; Cổng thông tin điện tử của Sở GD & ĐT Quảng Trị:  Trang thông tin điện tử của cục CNTT: 
- Phần mềm phổ cập giáo dục và chống mù chữ:  phần mềm thống kê số liệu quản lý giáo dục:  hoặc  ,
Tổ chức quản lý và sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, chủ đề trên trang “Trường học kết nối”.
- 100% giáo viên có tài khoản trên trang “trường học kết nối” và tham gia sinh hoạt chuyên môn, nghiên cứu bài học và gửi bài lên mạng.
- Tăng cường tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn trên trang “trường học kết nối”; tăng cường xây dựng nguồn học liệu mở, sinh hoạt chuyên đề, chủ đề; đảm bảo mỗi tổ chuyên môn mỗi học kỳ ít nhất có 04 sản phẩm đưa lên trang mạng trường học kết nối...
4. Ứng dụng CNTT đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học
- Tiếp tục triển khai Cuộc thi quốc gia thiết kế bài giảng e-Learning: Thực hiện theo Quyết định số 1878/QĐ-BGDĐT ngày 20/6/2016 của Bộ GDĐT ban hành Thể lệ cuộc thi quốc gia Thiết kế bài giảng e-Learning đối với giáo viên các cấp THCS
- Phổ biến, hướng dẫn giáo viên, học sinh khai thác kho bài giảng e-Learning của Bộ GDĐT tại địa chỉ  nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học. Đây là kho bài giảng e-Learning có tính tương tác cao giúp học sinh có thể tự học, tự ôn tập nâng cao kiến thức, giúp giáo viên tham khảo đổi mới nội dung phương pháp dạy học.
- Ứng dụng CNTT đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên tự tích hợp CNTT vào từng môn học để nâng cao hiệu quả bài giảng. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, giáo viên sử dụng thành thạo phần mềm trình chiếu, kết hợp các phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo và phần mềm dạy học.
- Tiếp tục triển khai hệ thống quản lý nhà trường vnedu trong quản lý, cập nhật thông tin học sinh, nhắn tin điều hành xuyên suốt. Triển khai trong phụ huynh học sinh đăng ký sử dụng Sổ liên lạc điện tử.
5. Công tác bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục
Tích cực tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng về CNTT cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên do Sở GD&ĐT tổ chức.
Tăng cường tổ chức bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho cho giáo viên, nhân viên. Khuyến khích cung cấp tài liệu bồi dưỡng cơ bản về CNTT để giáo viên, nhân viên tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng. Xây dựng nòng cốt về ứng dụng CNTT đối với từng nhóm môn tại trường.
Chú trọng kiểm tra kiến thức và kĩ năng tối thiểu về CNTT đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đăng ký các danh hiệu thi đua và tham gia thi giáo viên dạy giỏi các cấp, đánh giá chuẩn hiệu trưởng và chuẩn giáo viên.
Thành lập ban CNTT trong nhà trường để có thể tập huấn bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho giáo viên và học sinh khi cần thiết.
- Khai thác các ứng dụng CNTT trong dạy học: tổ chức tập huấn cho cán bộ, giáo viên sử dụng phần mềm Adobe Presenter (hoặc phần mềm Ispring Suite), các phần mềm thí nghiệm ảo, khai thác các nguồn học liệu, phần mềm dạy học theo dự án.
- Các phần mềm ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành.
- Khai thác các phần mềm mã nguồn mở vào dạy học: giới thiệu, hướng dẫn sử dụng cho học sinh THCS phần mềm Libre Office (trong giờ thực hành, với các nội dung tương ứng sách giáo khoa)
- Hướng đến mô hình trực tuyến, phần mềm nguồn mở, học liệu mở cho giáo dục (Open Online Education).
6. Quản lý, sử dụng hệ thống cổng thông tin điện tử trong quản lý điều hành.
 Khai thác và sử dụng có hiệu quả hệ thống cổng thông tin điện tử của Sở và của trường và liên thông trong toàn ngành.
Thường xuyên cập nhật thông tin dữ liệu lên hệ thống cổng thông tin điện tử toàn ngành. Thường xuyên hướng dẫn phổ biến cho giáo viên, học sinh khai thác sử dụng thông tin trên hệ thống cổng thông tin điện tử của ngành.
 Tham gia xây dựng các nguồn tài nguyên giáo dục, học liệu điện tử, các thư viện điện tử để chia sẽ dùng chung qua websiter trường.
 Xây dựng kế hoạch quản lý cổng thông tin điện tử, Websiter của trường
III. LỊCH HOẠT ĐỘNG
Tháng 9
- Tổ chức cho CBGVNV về công tác Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
- Rà soát kiểm tra hệ thống internet trong nhà trường.
- Xây dựng hoàn thiện cấu trúc cơ bản Websiter của trường.
- Triển khai nhập cập nhật thông tin học sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên vào hệ thống phần mềm quản lý thông tin giáo dục vnedu.vn và trên CSDL của ngành
- Tập huấn lại CNTT cho cán bộ, GV.
 	Tháng 10
- Quán triệt văn bản quy phạm pháp luật về CNTT
- Triển khai hoàn thiện dữ liệu trên phần mềm quản lý nhân sự PMIS.
- Chuẩn bị CSVC, hướng dẫn học sinh tham gia các cuộc thi qua Intenet (nếu có).
- Tổ Tin học và các bộ phận hoàn thiện các nội dung trên Websiter.
- Cập nhật báo cáo đầy đủ lên CSDL ngành, trường học kết nối...
- Hướng dẫn Học sinh khai thác sử dụng thông tin trên cổng thông tin điện tử.
Tháng 11, 12
- Hoàn tất và nộp dữ liệu PMIS của trường.
- Tổ chức cho học sinh tham gia các cuộc thi qua Internet.(nếu có).
- Kiểm tra việc thực hiện cập nhật thông tin của GVNV trên hệ thống quản lý Websiter, vnedu, CSDL ngành và trường học kết nối vào mồng 2 hàng tháng.
 	Tháng 1, 2
- Tích cực tham gia các cuộc thi qua Internet (nếu có).
- Hoàn thành cập nhật kết quả học kỳ I trên CSDL ngành
- Báo cáo sơ kết hoạt động ứng dụng CNTT và nộp về Sở GD&ĐT trước ngày 
Tháng 3/2019
- Tích cực tham gia các cuộc thi qua Internet (nếu có).
- Kiểm tra việc thực hiện ứng dụng CNTT của GVNV nhất là các GV đoàn viên.
- Kiểm tra việc thực hiện cập nhật thông tin của GVNV trên hệ thống quản lý Websiter, vnedu, CSDL ngành và trường học kết nối ...
Tháng 4, 5
- Tổng kết việc ứng dụng CNTT tại trường, gửi báo cáo về Sở GD&ĐT chậm nhất ngày
Tháng 6, 7, 8
- Tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT do Sở GD&ĐT quy định.
- Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
IV. TỔ CHỨC, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
1. Ban giám hiệu
- Xây dựng và triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT trong nhà trường
 	- Tổ chức quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật về CNTT tới 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
 - Làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn để cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh khai thác, sử dụng, đóng góp tài nguyên trên các website của Bộ, Sở.
 	- Ứng dụng có hiệu quả các phần mềm hỗ trợ hoạt động quản lý, giảng dạy và học tập của nhà trường theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT. Chú trọng khai thác, sử dụng hệ thống phần mềm mã nguồn mở.
- Quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả cổng thông tin điện tử của ngành và các trang thông tin điện tử như “trường học kết nối”; vnedu.vn; website: thptbenquan.quangtri.edu.vn., hướng dẫn để giáo viên, nhân viên sử dụng tốt tài khoản được cấp trên các trang thông tin đã quy định.
- Quán triệt tới 100% giáo viên về định hướng ứng dụng CNTT trong hoạt động giảng dạy. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc ứng dụng CNTT vào các bài giảng của giáo viên trong nhà trường.
 	- Làm tốt công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong trường.
- Phân công cho 3 giáo viên tin học bảo quản phòng máy, quản lý và sử dụng tốt việc khai thác Internet phục vụ cho công tác giảng dạy. Đoàn trường kết hợp CBGV trực tiến hành kiểm tra chuyên cần và điểm danh qua hệ thống VNPT.
- Phân công trong bộ phận văn phòng và BGH việc sử dụng nhận và gửi văn bản qua đường truyền của Sở GD-ĐT, quản lý và sử dụng tốt các phần mềm do ngành trang bị.
- Thành lập tổ Công nghệ thông tin trong đơn vị, tổ in ấn, sao chép đề thi. Phân công 01giáo viên tin học (đ/c Hà), nhân viên thiết bị phụ trách, bảo quản CNTT trong nhà trường.
- Có kế hoạch đầu tư, nâng cấp hệ thống máy tính, máy chiếu, máy in, hệ thống mạng và các thiết bị CNTT khác theo hướng thiết thực, hiệu quả.
2. Đối với giáo viên, nhân viên:
 	- Thực hiện nghiêm túc chương trình Ứng dụng CNTT trong giảng dạy.
 	- Tổ chức thảo luận trong tổ, nhóm chuyên môn để có giải pháp ứng dụng hiệu quả CNTT vào các hoạt động giảng dạy, giáo dục, chia sẽ thông tin trên trường học kết nối.
 	- Sử dụng tốt có hiệu quả cổng thông tin điện tử của ngành như “trường học kết nối”; vnedu.vn; website: thptbenquan.quangtri.edu.vn. đã quy định.
- Cập nhật thông tin báo cáo kịp thời thông qua hòm thư điện tử: quangtri.gov.vn
Trên đây là kế hoạch triển khai, thực hiện ứng dụng CNTT của trường THCS . năm học ..
PHỤ LỤC 7
(Phiếu đánh giá tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin)
Họ và tên người dạy: .......................................... Môn: .................... Lớp ....
Tên bài học: .................................................................... Ngày dạy:  
Họ và tên người dự: .......................................................Chuyên môn: ..................... 
Nội dung
đánh giá
Các yêu cầu đánh giá
Điểm
Nhận xét
đề nghị
0
0,5
1,0
1,5
2,0
Nội dung
1. Chính xác về khoa học bộ môn, về quan điểm tư tưởng và lập trường chính trị.
2. Đủ nội dung cơ bản và đáp ứng đầy
 đủ mục tiêu bài học; có tính hệ thống; nhấn mạnh đúng trọng tâm.
3. Liên hệ thực tế phù hợp và có tính
 giáo dục; có sử dụng tài liệu minh họa cho bài giảng điện tử (văn bản, phim, âm thanh, phần mềm hỗ trợ) chính xác, có ý nghĩa, sát với nội dung bài học, đúng lúc, đúng liều lượng.
Phương pháp
4. Phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, với nội dung của kiểu bài lên lớp.
5. Kết hợp tốt các phương pháp trong hoạt động dạy và học; kết hợp tốt việc ứng dụng CNTT với các phương pháp dạy học phù hợp với nội dung của kiểu bài lên lớp.
Phương tiện
6. Kết hợp tốt việc sử dụng phương tiện cho bài giảng điện tử và các phương tiện, thiết bị dạy học khác phù hợp với nội dung của kiểu bài lên lớp (khi cần thiết).
7. Thiết kế các slide đẹp, khoa học, phù hợp với đặc trưng bộ môn; màu sắc hài hòa, phối màu giữa phông nền và chữ hợp lý, phù hợp với nội dung; hình và cỡ chữ, kiểu chữ rõ; các hiệu ứng hình ảnh, màu sắc, âm thanh được sử dụng hợp lý, không lạm dụng; bài trình chiếu có hệ thống, dễ theo dõi, có cấu trúc rõ ràng; học sinh ghi được bài.
Tổ chức lớp học
8. Thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp, phân phối thời gian hợp lý ở các phần, các khâu.
9. Tổ chức và điều khiển học sinh học tập tích cực, chủ động phù hợp với nội dung của kiểu bài; đảm bảo tính tương tác giáo viên - học sinh, học sinh - giáo viên, học sinh - học sinh.
Kết quả
10. Việc ứng dụng CNTT giúp giáo viên tổ chức tốt hoạt động dạy học, tạo hứng thú trong học tập của học sinh, góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Đa số học sinh hiểu bài, nắm vững trọng tâm, biết vận dụng kiến thức.
Cách xếp loại :
Loại Giỏi: Tổng số điểm từ 17 đến 20; các yêu cầu 1, 2, 4, 9 phải đạt 2 điểm. 
Loại Khá: Tổng số điểm từ 13 đến 16,5; các yêu cầu 1, 4, 9 phải đạt 2 điểm. 
Loại TB: Tổng số điểm từ 10 đến 12,5; các yêu cầu 1, 4 phải đạt 2 điểm.
Loại Yếu, Kém: Tổng số điểm nhỏ hơn 10, hoặc không xếp được 3 loại trên.
Tổng điểm: ..... Xếp loại tiết dạy: ...
Người dự
(kí và ghi họ tên)

File đính kèm:

  • docluan_an_quan_li_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_day_hoc_t.doc
  • docTTTA - TRẦN MINH THÁI (E).doc
  • docTTTV - TRẦN MINH THÁI.doc
  • docxThong_tin_luan_an - Trần Minh Thái (V).docx
  • docxThong_tin_luan_an_cap - Trần Minh Thái (E).docx
  • docxTrich_yeu_luan_an - Trần Minh Thái (E).docx
  • docxTrich_yeu_luan_an_cap_Trần Minh Thải (V).docx