Luận án Quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường Trung học phổ thông vùng đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu đồi mới giáo dục

Con người được xem như là nguồn tài nguyên vô giá cho sự phát triển kinh tế - xã hội, trong đó GD&ĐT đóng vai trò quan trọng tạo ra nguồn tài nguyên đó. Chính vì vậy, để thực hiện thành công đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo nước ta theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng về đổi mới QLGD cả về CBQL và cơ chế quản lý: Phát triển nguồn nhân lực, GD&ĐT đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành; chú trọng đội ngũ nhân lực kỹ thuật, nhân lực quản trị công nghệ, nhân lực quản lý, quản trị doanh nghiệp; nhân lực quản lý xã hội và tổ chức cuộc sống. Đổi mới chế độ tuyển dụng, sử dụng, trọng dụng nhân tài trong quản lý, quản trị nhà nước, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Chủ trương của Đảng và Nhà nước xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng.; đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL ở các cấp học, bậc học đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII nhấn mạnh: “Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo” [31, tr.125]. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Để nâng cao chất lượng GD&ĐT, phải chú trọng nâng cao chất lượng NNL trong nhà trường, nhất là chất lượng CBQL, nhằm phát triển toàn diện GDPT của từng địa phương theo mục tiêu giáo dục đã được Đảng, Nhà nước xác định.

Quản lý giáo dục có vai trò quan trọng để nâng cao chất lượng CBQL. Bồi dưỡng đội ngũ CBQL nói chung, CBQL các trường THPT vùng ĐBSH nói riêng là một vấn đề hết sức quan trọng, vừa cấp thiết, vừa mang tính lâu dài. Trong bối cảnh của sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, kinh tế xã hội trong bối cảnh của xã hội hiện đại ngày nay thì để có thể hoàn thành tốt được chức trách, nhiệm vụ được giao thì hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, TTCM phải có năng lực quản lý nhà trường. Việc hoàn thiện, phát triển năng lực quản lý cho CBQL trong các trường học nói chung, trường THPT nói riêng là một yêu cầu tất yếu, là quá trình liên tục trong đó vai trò của bồi dưỡng.

Chất lượng cán bộ được hình thành bởi nhiều yếu tố, trong đó phần lớn là thông qua con đường giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng. Người CBQL bên cạnh được đào tạo về chuyên môn thì họ cần được bồi dưỡng thường xuyên không chỉ về chuyên môn nghiệp vụ QLGD mà còn bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ, tin học, quốc phòng và an ninh theo quy định đáp ứng yêu cầu công việc và chuẩn hóa CBQL. Do vậy, bồi dưỡng CBQL có phẩm chất chính trị, đạo đức, nghề nghiệp tốt, có năng lực chuyên môn, năng lực quản lý giỏi luôn là mối quan tâm của ngành giáo dục. Muốn đạt được mục tiêu trên cần xem trọng quản lý có hiệu quả hoạt động bồi dưỡng CBQL.

 

doc 208 trang kiennguyen 19/08/2022 8340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường Trung học phổ thông vùng đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu đồi mới giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường Trung học phổ thông vùng đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu đồi mới giáo dục

Luận án Quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường Trung học phổ thông vùng đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu đồi mới giáo dục
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC 
QU¶N Lý HO¹T §éNG BåI D¦ìNG C¸N Bé QU¶N Lý 
C¸C TR¦êNG TRUNG HäC PHæ TH¤NG VïNG §åNG B»NG S¤NG HåNG §¸P øNG Y£U CÇU §æI MíI GI¸O DôC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2021
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC 
QU¶N Lý HO¹T §éNG BåI D¦ìNG C¸N Bé QU¶N Lý 
C¸C TR¦êNG TRUNG HäC PHæ TH¤NG VïNG §åNG B»NG S¤NG HåNG §¸P øNG Y£U CÇU §æI MíI GI¸O DôC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 914 01 14
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
 1. TS. Đinh Văn Học 
 2. PGS. TS Mai Văn Hóa
HÀ NỘI - 2021
LỜI CAM ĐOAN
 Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực có nguồn gốc rõ ràng. 
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Thị Bích Ngọc
MỤC LỤC
Trang 
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU
5
Chương 1.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
13
1.1.
Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
13
1.2.
Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
29
Chương 2.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
34
2.1.
Những vấn đề lý luận về hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
34
2.2.
Những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
52
2.3.
Các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
65
Chương 3.
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
72
3.1.
Khái quát tình hình về các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng
72
3.2.
Tổ chức nghiên cứu thực trạng
79
3.3.
Thực trạng hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông vùng Đồng bằng sông Hồng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 
82
3.4.
Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông vùng Đồng bằng sông Hồng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
91
3.5.
Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông vùng Đồng bằng sông Hồng 
99
3.6.
Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông vùng Đồng bằng sông Hồng 
101
Chương 4.
BIỆN PHÁP VÀ KIỂM NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
105
4.1.
Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông vùng Đồng bằng sông Hồng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
105
4.2.
Khảo nghiệm các biện pháp đề xuất
134
4.3.
Thử nghiệm biện pháp
142
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
156
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
160
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
161
PHỤ LỤC
169
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
Cán bộ quản lý 
CBQL
Cơ sở vật chất
CSVC
Đồng bằng Sông Hồng
ĐBSH
Giáo dục phổ thông
GDPT
Giáo dục và đào tạo
GD&ĐT
Hoạt động bồi dưỡng
HĐBD
Nguồn nhân lực
NNL
Quản lý giáo dục
QLGD
Tổ trưởng chuyên môn
TTCM
Trung học cơ sở
THCS
Trung học phổ thông
THPT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
TT
Tên bảng, biểu đồ
Nội dung
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG
1
Bảng 3.1 
Mật độ dân số các tỉnh ĐBSH
73
2
Bảng 3.2 
Cơ sở giáo dục và số lượng học sinh các tỉnh ĐBSH
74
3
Bảng 3.3 
Quy mô học sinh trường THPT giai đoạn 2015 -2018
75
4
Bảng 3.4 
Thống kê số lượng CBQL trường THPT
76
5
Bảng 3.5 
Trình độ đào tạo của CBQL các trường THPT
77
6
Bảng 3.6 
Thống kê trình độ lý luận chính trị của CBQL các trường THPT
77
7
Bảng 3.7 
Thống kê trình độ tin học, ngoại ngữ và chứng chỉ quản lý giáo dục của CBQL các trường THPT
78
8
Bảng 3.8 
Số lượng đối tượng và địa bàn khảo sát
80
9
Bảng 3.9
Thực trạng mức độ thực hiện nội dung các chuyên đề bồi dưỡng 
83
10
Bảng 3.10 
Mức độ phù hợp của hình thức bồi dưỡng
85
11
Bảng 3.11 
Mức độ phù hợp của phương pháp bồi dưỡng
86
12
Bảng 3.12 
Lực lượng bồi dưỡng CBQL các trường THPT
87
13
Bảng 3.13 
Mức độ phù hợp của quy trình thời điểm bồi dưỡng CBQL các trường THPT
88
14
Bảng 3.14 
Kết quả bồi dưỡng CBQL theo chuẩn hiệu trưởng hàng năm
89
15
Bảng 3.15 
Thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng CBQL các trường THPT
91
16
Bảng 3.16 
Mức độ thực hiện quản lý các lực lượng tham gia HĐBD
92
17
Bảng 3.17 
Mức độ thực hiện việc tổ chức phối hợp giữa các lực lượng tham gia HĐBD
93
18
Bảng 3.18 
Mức độ thực hiện việc quản lý giảng viên, báo cáo viên, học viên tham gia HĐBD
94
19
Bảng 3.19 
Mức độ thực hiện của việc đảm bảo kinh phí phục vụ HĐBD 
95
20
Bảng 3.20 
Mức độ thực hiện của việc đầu tư trang thiết bị, CSVC phục vụ HĐBD 
96
21
Bảng 3.21 
Mức độ thực hiện của việc quản lý hoạt động đảm bảo điều kiện cho bồi dưỡng
97
22
Bảng 3.22 
Mức độ độ thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng CBQL các trường THPT
98
23
Bảng 3.23 
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL các trường THPT
99
24
Bảng 4.1 
Tổng hợp kết quả khảo nghiệm mức độ tính cấp thiết các biện pháp
136
25
Bảng 4.2 
Tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 
138
26
Bảng 4.3 
So sánh tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 
140
27
Bảng 4.4 
Kết quả đổi mới phương pháp, hình thức bồi dưỡng CBQL các trường THPT vùng ĐBSH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục sau tác động thử nghiệm lần 1
147
28
Bảng 4.5 
Kết quả đổi mới phương pháp, hình thức bồi dưỡng CBQL các trường THPT vùng ĐBSH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục sau tác động thử nghiệm lần 2
149
29
Bảng 4.6 
Kết quả đánh giá phương pháp, hình thức bồi dưỡng CBQL các trường THPT vùng ĐBSH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục sau 2 lần tác động thử nghiệm
151
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
1
Biểu đồ 4.1 
 Mức độ tính cấp thiết của các biện pháp quản lý
137
2
Biểu đồ 4.2
 Tính khả thi của các biện pháp đề xuất
139
3
Biểu đồ 4.3
So sánh tương quan giữa tính cấp thiết và tính
 khả thi
140
4
Biểu đồ 4.4 
Đánh giá phương pháp, hình thức bồi dưỡng CBQL các trường THPT vùng ĐBSH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục sau tác động thử nghiệm lần 1
148
5
Biểu đồ 4.5 
Đánh giá phương pháp, hình thức bồi dưỡng CBQL các trường THPT vùng ĐBSH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục sau tác động thử nghiệm lần 2
150
6
Biểu đồ 4.6 
Kết quả đánh giá phương pháp, hình thức bồi dưỡng CBQL các trường THPT của học viên sau 2 lần tác động thử nghiệm
151
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Con người được xem như là nguồn tài nguyên vô giá cho sự phát triển kinh tế - xã hội, trong đó GD&ĐT đóng vai trò quan trọng tạo ra nguồn tài nguyên đó. Chính vì vậy, để thực hiện thành công đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo nước ta theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng về đổi mới QLGD cả về CBQL và cơ chế quản lý: Phát triển nguồn nhân lực, GD&ĐT đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành; chú trọng đội ngũ nhân lực kỹ thuật, nhân lực quản trị công nghệ, nhân lực quản lý, quản trị doanh nghiệp; nhân lực quản lý xã hội và tổ chức cuộc sống. Đổi mới chế độ tuyển dụng, sử dụng, trọng dụng nhân tài trong quản lý, quản trị nhà nước, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. 
Chủ trương của Đảng và Nhà nước xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng...; đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL ở các cấp học, bậc học đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII nhấn mạnh: “Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo” [31, tr.125]. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Để nâng cao chất lượng GD&ĐT, phải chú trọng nâng cao chất lượng NNL trong nhà trường, nhất là chất lượng CBQL, nhằm phát triển toàn diện GDPT của từng địa phương theo mục tiêu giáo dục đã được Đảng, Nhà nước xác định.
Quản lý giáo dục có vai trò quan trọng để nâng cao chất lượng CBQL. Bồi dưỡng đội ngũ CBQL nói chung, CBQL các trường THPT vùng ĐBSH nói riêng là một vấn đề hết sức quan trọng, vừa cấp thiết, vừa mang tính lâu dài. Trong bối cảnh của sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, kinh tế xã hội trong bối cảnh của xã hội hiện đại ngày nay thì để có thể hoàn thành tốt được chức trách, nhiệm vụ được giao thì hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, TTCM phải có năng lực quản lý nhà trường. Việc hoàn thiện, phát triển năng lực quản lý cho CBQL trong các trường học nói chung, trường THPT nói riêng là một yêu cầu tất yếu, là quá trình liên tục trong đó vai trò của bồi dưỡng.
Chất lượng cán bộ được hình thành bởi nhiều yếu tố, trong đó phần lớn là thông qua con đường giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng. Người CBQL bên cạnh được đào tạo về chuyên môn thì họ cần được bồi dưỡng thường xuyên không chỉ về chuyên môn nghiệp vụ QLGD mà còn bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ, tin học, quốc phòng và an ninh theo quy định đáp ứng yêu cầu công việc và chuẩn hóa CBQL. Do vậy, bồi dưỡng CBQL có phẩm chất chính trị, đạo đức, nghề nghiệp tốt, có năng lực chuyên môn, năng lực quản lý giỏi luôn là mối quan tâm của ngành giáo dục. Muốn đạt được mục tiêu trên cần xem trọng quản lý có hiệu quả hoạt động bồi dưỡng CBQL. 
Trong những năm qua, đội ngũ CBQL các trường THPT vùng ĐBSH đã có phẩm chất và năng lực tốt, hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự phát triển giáo dục của địa phương. Song trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp GD&ĐT trong thời kỳ mới thì CBQL các trường THPT vùng ĐBSH còn có những hạn chế, bất cập như: trình độ, năng lực chuyên môn, năng lực quản lý có mặt chưa tốt, tính chuyên nghiệp trong làm việc của đội ngũ CBQL chưa cao, đặc biệt trong công tác tham mưu, xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng CBQL của một số CBQL còn hạn chế,... một trong những nguyên nhân của tình hình này là CBQL các trường THPT chưa thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kết quả bồi dưỡng chưa thật sự hiệu quả, quản lý HĐBD còn những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý hoạt động này Như vậy, thực tiễn vừa nêu đang đặt ra một vấn đề cấp thiết là cần phải quản lý một cách khoa học, bài bản hoạt động bồi dưỡng CBQL theo tiêu chuẩn ban hành, quan tâm đẩy mạnh việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học của CBQL, phát triển năng lực cho đội ngũ CBQL, có tầm nhìn, có kiến thức, tận tâm, năng động, sáng tạo; góp phần nâng cao chất lượng CBQL đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung, thực hiện chương trình GDPT mới nói riêng đang đặt ra cho đội ngũ CBQL những yêu cầu mới cao hơn trước.
Ở phương ... ng được bộ công cụ quản lý tổ chức, hành chính (quy định, quy chế, quyết định,...) trong nhà trường; sắp xếp bộ máy đảm bảo phù hợp, tinh gọn; ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào hoạt động quản trị tổ chức, hành chính;
- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về thực hiện quản trị tổ chức, hành chính trong nhà trường.
16
24
QLPT 08
Quản trị tài chính trong nhà trường
1. Những vấn đề chung về quản trị tài chính trong nhà trường.
2. Quản trị tài chính nhà trường theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình.
3. Sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính và huy động các nguồn tài chính hợp pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Phân tích được hoạt động quản trị tài chính trong nhà trường (quy chế chi tiêu nội bộ; lập dự toán ngân sách; quản lý thu, chi; báo cáo tài chính; kiểm tra tài chính; công khai tài chính...) và quản trị tài chính theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình gắn với thực tiễn nhà trường và địa phương;
- Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch quản trị tài chính nhà trường theo đúng quy định, hiệu quả; huy động tốt các nguồn lực phục vụ nâng cao kết quả dạy học, giáo dục học sinh;
- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về quản trị tài chính nhà trường theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình.
16
24
QLPT 09
Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh của nhà trường
1. Những vấn đề chung về quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh của nhà trường.
2. Nội dung, biện pháp quản trị hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh.
3. Huy động các nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Phân tích được các quy định về quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh gắn với thực tiễn nhà trường và địa phương;
- Vận dụng được các biện pháp để xây dựng triển khai kế hoạch, huy động các nguồn lực tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh đúng quy định, hiệu quả;
- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh.
16
24
QLPT 10
Quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường
1. Những vấn đề chung về quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường.
2. Các hoạt động quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường.
3. Quản trị chất lượng giáo dục hướng tới phát triển chất lượng bền vững đối với nhà trường.
- Phân tích được các quy định hiện hành về quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường; các hoạt động quản trị chất lượng giáo dục gắn với thực tiễn nhà trường và địa phương;
- Tổ chức xây dựng, vận hành hiệu quả hệ thống quản trị chất lượng giáo dục và đề xuất kế hoạch cải tiến chất lượng, phát triển chất lượng bền vững đối với nhà trường;
- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường.
16
24
3. Xây dựng môi trường giáo dục
QLPT 11
Xây dựng văn hóa nhà trường
1. Khái quát chung về văn hóa nhà trường.
2. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện trong nhà trường.
3. Kế hoạch hành động, truyền thông về văn hóa nhà trường.
- Phân tích được mục đích, nội dung, yêu cầu về xây dựng văn hóa nhà trường gắn với thực tiễn nhà trường và địa phương;
- Xây dựng và thực hiện được kế hoạch xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện (xây dựng hành động, thói quen, hành vi; môi trường cảm xúc, chia sẻ vai trò của mọi thành viên; hình thành và củng cố văn hóa nhà trường) và truyền thông, quảng bá hiệu quả hệ thống giá trị cốt lõi của nhà trường;
- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về xây dựng văn hóa nhà trường.
8
12
QLPT 12
Thực hiện dân chủ cơ sở trong nhà trường
1. Khái quát chung về thực hiện dân chủ trong nhà trường.
2. Nguyên tắc, nội dung, hình thức thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường.
3. Xây dựng, tổ chức thực hiện quy chế dân chủ và tạo lập môi trường dân chủ trong nhà trường.
- Phân tích được các nội dung cơ bản về dân chủ trong nhà trường; nguyên tắc, nội dung, hình thức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở gắn với thực tiễn nhà trường và địa phương;
- Xây dựng, tổ chức thực hiện được quy chế dân chủ và tạo lập được môi trường dân chủ trong nhà trường;
- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường.
8
12
QLPT 13
Xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường
1. Quy định chung về xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường.
2. Các nguy cơ tiềm ẩn về tình trạng mất an toàn và bạo lực học đường.
3. Xây dựng kế hoạch hành động, truyền thông về trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường.
- Phân tích được quy định chung về xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường; các nguy cơ tiềm ẩn về tình trạng mất an toàn, bạo lực học đường; mục tiêu, nội dung, yêu cầu về xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường gắn với thực tiễn nhà trường và địa phương;
- Xây dựng, tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch hành động và truyền thông về trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường;
- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường.
16
24
4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội
QLPT 14
Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh
1. Khái quát về phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong hoạt động dạy học cho học sinh.
2. Các nội dung phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong hoạt động dạy học để nâng cao kết quả học tập của học sinh.
3. Xây dựng kế hoạch hành động về phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong thực hiện hoạt động dạy học để nâng cao kết quả học tập của học sinh.
- Phân tích được mục đích, nội dung, phương pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong thực hiện hoạt động dạy học gắn với thực tiễn nhà trường và địa phương;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện được kế hoạch hành động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong thực hiện hoạt động dạy học để nâng cao kết quả học tập của học sinh;
- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong thực hiện hoạt động dạy học để nâng cao kết quả học tập của học sinh.
8
12
QLPT 15
Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
1. Khái quát về phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
2. Các nội dung phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh để nâng cao kết quả giáo dục học sinh.
3. Xây dựng kế hoạch hành động về phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
- Phân tích được mục đích, nội dung, phương pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã trong thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh gắn với thực tiễn nhà trường và địa phương;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện được kế hoạch hành động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh để nâng cao kết quả giáo dục học sinh;
- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
8
12
QLPT 16
Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong huy động và sử dụng nguồn lực phát triển nhà trường
1. Khái quát về phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường.
2. Các nội dung phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực để phát triển nhà trường.
3. Xây dựng kế hoạch hành động về phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường.
- Phân tích được mục đích, nội dung, phương pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong huy động và sử dụng nguồn lực phát triển nhà trường gắn với thực tiễn nhà trường và địa phương;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện được kế hoạch hành động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực phát triển nhà trường;
- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong huy động và sử dụng nguồn lực phát triển nhà trường.
8
12
5. Sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin
QLPT 17
Xây dựng môi trường sử dụng ngoại ngữ trong nhà trường
1. Yêu cầu sử dụng ngoại ngữ trong nhà trường.
2. Xây dựng kế hoạch phát triển năng lực sử dụng ngoại ngữ trong nhà trường.
3. Tạo lập môi trường phát triển năng lực ngoại ngữ trong nhà trường.
- Phân tích được các yêu cầu xây dựng môi trường sử dụng ngoại ngữ gắn với thực tiễn nhà trường, địa phương và tìm ra những nhân tố tích cực trong nhà trường về phát triển năng lực sử dụng ngoại ngữ;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện được kế hoạch phát triển năng lực sử dụng ngoại ngữ trong nhà trường; tạo lập được môi trường phát triển năng lực ngoại ngữ trong nhà trường;
- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về xây dựng môi trường sử dụng ngoại ngữ trong nhà trường.
8
12
QLPT 18
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường
1. Vai trò, tầm quan trọng và xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường.
2. Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường.
3. Tạo lập môi trường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường.
- Phân tích được vai trò, tầm quan trọng và xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường; tạo lập được môi trường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường;
- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp để tạo lập môi trường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường.
16
24
IV. Hướng dẫn thực hiện Chương trình
1. Việc thực hiện Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở GDPT gồm 03 chương trình bồi dưỡng được quy định tại mục III của Chương trình này.
2. Thời lượng bồi dưỡng
a) Mỗi cán bộ quản lý cơ sở GDPT thực hiện Chương trình bồi dưỡng thường xuyên đảm bảo thời lượng cụ thể như sau:
- Chương trình bồi dưỡng 01: Khoảng 1 tuần/năm học (khoảng 40 tiết/năm học);
- Chương trình bồi dưỡng 02: Khoảng 1 tuần/năm học (khoảng 40 tiết/năm học);
- Chương trình bồi dưỡng 03: 1 tuần/năm học (40 tiết/năm học);
b) Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, kế hoạch giáo dục của địa phương trong từng năm học, các cấp quản lý giáo dục có thể thay đổi thời lượng chương trình bồi dưỡng 01 và Chương trình bồi dưỡng 02 phù hợp nhưng không thay đổi thời lượng Chương trình bồi dưỡng 03 của mỗi cán bộ quản lý cơ sở GDPT (đảm bảo thời lượng 120 tiết/năm học);
c) Căn cứ nội dung Chương trình bồi dưỡng 03, cán bộ quản lý cơ sở GDPT tự chọn các mô đun cần bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu cá nhân trong từng năm học, đảm bảo thời lượng theo quy định.
3. Việc triển khai thực hiện Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở GDPT được thực hiện hàng năm theo Quy chế bồi dưỡng thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành./.

File đính kèm:

  • docluan_an_quan_ly_hoat_dong_boi_duong_can_bo_quan_ly_cac_truon.doc
  • doc1 BIA LUAN AN - BICH NGOC.doc
  • doc2 BIA TOM TAT TIENG VIET - BICH NGOC.doc
  • doc2 TOM TAT TIENG VIET - BICH NGOC.doc
  • doc3 BIA TOM TAT TIENG ANH - BICH NGOC.doc
  • doc3 TOM TAT TIENG ANH - BICH NGOC.doc
  • doc4 THONG TIN MANG TIENG ANH - BICH NGOC.doc
  • doc4 THONG TIN MANG TIENG VIET - BICH NGOC.doc