Luận án Sự đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 nhìn từ lý thuyết hệ hình
Luận án sử dụng những tư tưởng trong lý thuyết hệ hình của Thomas Kuhn
làm nền tảng lí thuyết để nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam sau 1986, đặc biệt là các
khái niệm hạt nhân như hệ hình, chuyển đổi hệ hình. Lý thuyết hệ hình của Thomas
Kuhn cùng các công trình nghiên cứu văn học ảnh hưởng, tiếp thu lí thuyết hệ hình
chính là điểm tựa lí thuyết của luận án. Ngoài ra, chúng tôi cũng áp dụng các lý
thuyết khác như tự sự học, thi pháp học Những lý thuyết công cụ này hỗ trợ chúng
tôi trong quá trình giải mã văn bản và lý giải các hiện tượng văn học.
Luận án sử dụng những phương pháp nghiên cứu chính như sau:
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành văn hóa - văn học: dùng để khảo sát
quá trình hình thành, vận động của các hệ hình văn hóa, văn học trên cơ sở các điều
kiện triết học, kinh tế - xã hội, văn hóa - nghệ thuật và vận dụng lý giải các hiện
tượng của tiểu thuyết Việt Nam trên các điều kiện lịch sử, văn hóa đặc thù.
- Phương pháp cấu trúc và phương pháp hệ thống: dùng để tìm hiểu, nghiên
cứu một cách hệ thống lý thuyết hệ hình của Thomas Kuhn, các hệ hình văn hóa - văn
học: tiền hiện đại, hiện đại, hậu hiện đại.
- Phương pháp so sánh: so sánh trên hai phương diện lịch đại và đồng đại chính
là phương pháp nghiên cứu hữu hiệu giúp chúng tôi nhận ra những dấu hiệu đặc trưng
của các hệ hình tiểu thuyết, đặt các tiểu thuyết, khuynh hướng tiểu thuyết cạnh nhau để
nhận diện dấu hiệu hệ hình đặc trưng, từ đó có thể nhận diện vị trí của các tác giả, tác
phẩm tiểu thuyết cụ thể trong toàn cảnh tiểu thuyết Việt Nam sau 1986.
Ngoài ra, luận án sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, khảo sát, thống kê
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Sự đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 nhìn từ lý thuyết hệ hình
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HOÀI AN SỰ ĐỔI MỚI CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1986 NHÌN TỪ LÝ THUYẾT HỆ HÌNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM HÀ NỘI - 2021 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HOÀI AN SỰ ĐỔI MỚI CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1986 NHÌN TỪ LÝ THUYẾT HỆ HÌNH Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 9 22 01 21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS ĐỒ LAI THÚY 2. TS HOÀNG TỐ MAI HÀ NỘI - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực, đảm bảo độ chuẩn xác cao nhất có thể. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Vinh, ngày 15 tháng 04 năm 2021 Tác giả luận án MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 ..................6 1.1.1. Sự đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 từ cái nhìn lịch sử ..........6 1.1.2. Sự đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 nhìn từ các lý thuyết tiếp cận ...............................................................................................................9 1.2. Tổng quan về tình hình áp dụng lý thuyết hệ hình trong nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 .......................................................................................21 Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................24 Chương 2: LÍ THUYẾT HỆ HÌNH VỚI ĐỐI TƯỢNG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1986 .......................................................................................................26 2.1. Lý thuyết hệ hình .............................................................................................26 2.1.1.Khái lược về lý thuyết hệ hình của Thomas Kuhn ..................................26 2.1.2. Ứng dụng lí thuyết hệ hình trong khoa học nhân văn thế giới ...............30 2.1.3. Ứng dụng lý thuyết hệ hình tại Việt Nam ..............................................36 2.2. Những nhận thức ban đầu cho việc triển khai đề tài luận án. .....................39 2.2.1. Ba quan niệm về thực tại - ba hệ hình triết học ......................................39 2.2.2. Ba phạm trù mĩ học trung tâm - ba hệ hình mỹ học ...............................43 2.2.3. Ba mô hình kiến tạo - ba hệ hình tiểu thuyết .........................................46 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................49 Chương 3: SỰ VẬN ĐỘNG CỦA QUAN NIỆM VỀ THỰC TẠI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1986 ................................................................50 3.1. Sự vận động của quan niệm về thực tại .........................................................50 3.1.1. Từ phản ánh hiện thực đến kiến tạo thực tại ..........................................50 3.1.2 Từ kiến tạo thực tại đến cảm quan thực tại phân mảnh ..........................80 3.2. Sự vận động trong quan niệm về con người ..................................................88 3.2.1. Từ cái tôi đơn ngã đến cái tôi đa ngã .....................................................88 3.2.2. Từ cái tôi đa ngã đến cái tôi liên chủ thể ............................................. 101 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................. 106 Chương 4: SỰ VẬN ĐỘNG CỦA QUAN NIỆM VỀ VIẾT TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1986 ....................................................................... 108 4.1. Từ viết về phiêu lưu đến phiêu lưu của viết ................................................ 108 4.1.1 Tiểu thuyết trước 1986 với quan niệm viết về phiêu lưu ..................... 108 4.1.2. Tiểu thuyết sau 1986 - cuộc phiêu lưu của viết ................................... 113 4.2. Từ phiêu lưu của viết đến viết về cái viết .................................................... 125 4.2.1 Siêu hư cấu và cuộc chơi có ý thức của viết ....................................... 125 4.2.2. Viết và tự giễu nhại viết trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 ........... 138 Tiểu kết chương 4 ................................................................................................. 149 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ .............. 156 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 157 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 171 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tiểu thuyết sau 1986 là một giai đoạn cách tân nổi bật của tiểu thuyết Việt Nam. Cách tân vừa là nhu cầu nội tại, vừa được thúc đẩy bởi tinh thần của phong trào Đổi mới đã tạo nên những chuyển biến sâu sắc trong tiểu thuyết từ sau 1986. Tiểu thuyết dần từ bỏ quan niệm phản ánh hiện thực để đạt được những đỉnh cao với quan niệm kiến tạo thực tại và dịch chuyển tới ám ảnh về một thực tại phân mảnh. Tiểu thuyết từ phản ánh con người đơn ngã sang con người đa ngã, chấp nhận phần bản năng, con người tính dục, con người tâm linh và cuối của hành trình tìm kiếm, tiểu thuyết nhận ra nhiều con người trong một con người. Từ viết về phiêu lưu, các tiểu thuyết sau 1986 đặt trọng tâm ở phiêu lưu của cái viết và dịch dần về viết về cái viết, tạo nên những thay đổi cơ bản trong nghệ thuật tiểu thuyết. Ý thức đổi mới nghệ thuật của các nhà văn đương đại đi cùng sự phổ biến của các lý thuyết tiếp cận văn học mới mẻ đã tạo ra một mảnh đất năng sản cho những khám phá và phiêu lưu học thuật. Tiểu thuyết sau 1986 đã được tiếp cận từ cái nhìn lịch sử hay từ nhiều lý thuyết tiếp cận như thi pháp học, tự sự học, phân tâm học, nữ quyền luận, phê bình hậu hiện đạiTuy nhiên, chúng tôi nhận thấy chưa có một công trình nào thể nghiệm một lý thuyết tiếp cận thống nhất và chuyên sâu để nhận diện sự vận động bên trong của toàn bộ giai đoạn tiểu thuyết này. Lý thuyết hệ hình được Thomas Kuhn đề xuất trong công trình nổi tiếng Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học. Đây là lý thuyết công cụ rất hữu ích, không chỉ giúp người sử dụng nhận diện đặc điểm của một thời kì phát triển, mà quan trọng hơn còn nhìn nhận chúng trong một diễn trình vận động, phát triển. Lý thuyết hệ hình đã mang lại một cái nhìn mới cho lịch sử khoa học, lịch sử văn hóa, nghệ thuật, văn học và, từ đó, có thể tạo ra một lối viết lịch sử mới, nhìn sự dịch chuyển của đối tượng từ những vận động nội tại. Lý thuyết này đặc biệt tương thích với những giai đoạn văn học có bước chuyển mình mạnh mẽ như văn học sau 1986. Bổ sung hướng tiếp cận từ lý thuyết hệ hình với cái nhìn nội quan là cần thiết để có một hướng khám phá mới về sự vận động từ trước đến sau mốc thời gian ấy, cũng có nghĩa là lý giải những cách tân của tiểu thuyết sau 1986 trong sự vận động nội tại của văn học một cách khoa học. Trước những vấn đề đặt ra trên, luận án của chúng tôi có nhiệm vụ nhận diện những cách tân của tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 trong sự dịch chuyển hệ hình từ 2 tiền hiện đại (chủ nghĩa) sang hiện đại (chủ nghĩa) rồi hậu hiện đại. Luận án sẽ trả lời những câu hỏi chính: Tiểu thuyết sau 1986 có những cách tân nào trong quan niệm về thực tại và con người? Tiểu thuyết sau 1986 có những thay đổi như thế nào về viết, mang đến những đổi mới nào về phương diện nghệ thuật? Những cách tân đó tạo ra cuộc cách mạng hệ hình trong tiểu thuyết Việt Nam như thế nào? Đồng thời, luận án đưa ra những cắt nghĩa góp phần làm sáng tỏ những vấn đề còn tồn tại trong phân kì văn học, phân định các khái niệm quan trọng như thời hiện đại, chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa hậu hiện đại, tạo ra tiền đề để đánh giá khách quan những giá trị cách tân tiểu thuyết sau 1986 trong tiến trình tiểu thuyết Việt Nam Đó là những vấn đề thiết yếu trong nghiên cứu văn học hiện nay. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Lấy lý thuyết hệ hình làm hệ qui chiếu, luận án nghiên cứu cuộc cách mạng hệ hình của tiểu thuyết Việt Nam sau 1986, nghĩa là luận án nghiên cứu sự vận động của tiểu thuyết với những tác giả, tác phẩm tạo nên sự chuyển đổi hệ hình và những tác giả, tác phẩm hoàn chỉnh hệ hình. Luận án cũng nghiên cứu đặc trưng của các hệ hình tiểu thuyết giai đoạn sau 1986 trên các tiểu thuyết cụ thể của giai đoạn tiểu thuyết này. Phạm vi khảo sát của luận án là các tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 trên phổ rộng, trong đó luận án tập trung vào các tiểu thuyết nổi bật của giai đoạn sau 1986: Thời xa vắng (Lê Lựu); Bến không chồng (Dương Hướng); Thiên sứ (Phạm Thị Hoài); Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh); Lão Khổ, Thiên thần sám hối, Đi tìm nhân vật (Tạ Duy Anh); Thoạt kì thủy, Người đi vắng, Ngồi, Mình và họ (Nguyễn Bình Phương); Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn (Nguyễn Việt Hà); T mất tích, Pari 11-8, Chinatown (Thuận); Và khi tro bụi, Mưa ở kiếp sau (Đoàn Minh Phượng), 3.3.3.9 [Những mảnh hồn trần] (Đặng Thân) ; Tưởng tượng và dấu vết (Uông Triều); Sông, Biên sử nước (Nguyễn Ngọc Tư); Tiếng nói, Vượt sóng, Sóng ngầm (Linda Lê) 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi đặt ra mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu như sau: Mục đích nghiên cứu: Nhận diện, đánh giá sự đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 trên các phương diện: quan niệm về thực tại và con người, quan niệm về viết cùng các kĩ thuật tự sự tương ứng trong sự đối sánh hệ hình, qua đó, chỉ ra 3 những đóng góp của giai đoạn tiểu thuyết này trong tiến trình tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XX, nhất là từ sau 1975 cho đến nay. Nhiệm vụ nghiên cứu: Lấy lý thuyết hệ hình của Thomas Kuhn làm lý thuyết tiếp cận, luận án làm rõ sự đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986 trong sự dịch chuyển của các hệ hình tiền hiện đại, hiện đại, hậu hiện đại. Ở mỗi hệ hình tiểu thuyết, luận án chỉ ra những đặc trưng cơ bản của hệ hình, đồng thời đặt các hệ hình tiểu thuyết cạnh nhau để làm rõ sự vận động nội tại của tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 với hai lần chuyển đổi hệ hình. Mặt khác, với cái nhìn hệ hình, chúng tôi sẽ chỉ ra vị trí, đóng góp của các tác giả, nhất là các nhân vật hệ hình và các tác phẩm của họ trong diễn trình tiểu thuyết từ sau 1986. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Luận án sử dụng những tư tưởng trong lý thuyết hệ hình của Thomas Kuhn làm nền tảng lí thuyết để nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam sau 1986, đặc biệt là các khái niệm hạt nhân như hệ ... ắm trở thành bí thư chi bộ - Mở nút: Nhân dân quyết đánh và phong trào đấu tranh giành thắng lợi. Gây dựng phong trào, chuẩn bị chiến dịch Lực lượng lớn mạnh Hòn Đất - Thắt nút : chuẩn bị chống càn (chị Sứ nhận được thư chồng, Ngạn, Tới, Trọng bắt vợ chồng Ba phi) - Phát triển: Chống càn, rút vô hang Hòn - Cao trào: Cuộc chiến đấu trong hang Hòn (nhiều người hy sinh, Chị Sứ bị giết...) - Mở nút: Phá vòng vây của địch. Dấu chân người lính - Thắt nút: Cuộc hành quân ra chiến trường vùng miền Tây Quảng Trị, cứ điểm Khe Sanh. - Phát triển: Tập kết lực lượng, quan sát cách phòng bị của địch, chuẩn bị chiến đấu. - Cao trào: Chiến dịch bắt đầu, Phán bắt được tù binh, chuyện tình Xiêm - Lượng, cuộc chiến trên đài trinh sát, chuyện Lữ và 181 Hiền, Lượng bị thương, tình yêu của Nết với Lượng, Lữ hy sinh - Mở nút: Cuộc hành quân “Ngựa bay” của địch hoàn toàn thất bại, không khí chiến thắng tràn ngập khắp thung lũng. Vượt qua mọi mất mát để thực hiện nhiệm vụ Chiến thắng, hoàn thành nhiệm vụ, chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh mới Gia đình má bảy - Thắt nút: Phong trào cách mạng sau đồng khởi, trước nhiều thử thách, bắt liên lạc gây dựng phong trào - Phát triển: Phong trào cách mạng được gây dựng (khởi nghĩa ở Kỳ Lâm, Kỳ Bường...) - Cao trào: Nhân dân vùng lên làm chủ chính quyền - Mở nút: Chống chiến tranh đặc biệt của Mỹ, Ngụy, đẩy lùi cuộc đổ bộ của Mỹ, Ngụy. Mẫn và tôi - Thắt nút: Phong trào du kích làng Cá trước nhiều khó khăn, thử thách - Phát triển: Quân dân phối hợp thủ thách - Cao trào: Đấu tranh nội bộ để củng cố và xây dựng lực lượng, chống chiến tranh cục bộ của Mỹ, Ngụy. - Mở nút: chiến thắng 182 BẢNG 4.2 Khảo sát “những câu chuyện tôi đọc”- “những câu chuyện về tôi” trong Tưởng tượng và dấu vết của Uông Triều. STT NHỮNG CÂU CHUYỆN “TÔI” ĐỌC TẦN SUẤT XUẤT HIỆN SỰ Đ N XEN VỚI NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ “TÔI” 1 Cuốn sách số 32: Câu chuyện về cô gái điếm tên Thư chất vấn những kẻ đàn ông sỉ nhục cô rằng ai dám đứng lên thừa nhận đã quan hệ với cô (F3) 1 [tr.13-16] - Bây giờ thì tôi không thể đứng lên được nữaChân tôi đ khuỵu xuống, teo đi và mất hết sự sống. Tôi chỉ ngồi yên một chỗ và ngước nhìn mọi ngườiTôi đ ngủ với cô ta mười tám lần cả thảy - Chiếc túi mày vàng chanh quai đỏ. - Anh có biết trong túi có gì không? - Ba miếng pha lê màu xanh Người đàn ông lồng bóng với tôi, cô gái điểm lồng bóng với cô gái có chiếc túi vàng chanh quai đỏ vẫn thường xuyên đến gặp „tôi” (F1) 2 Cuốn sách thứ 39 Cuộc tranh luận và đánh nhau giữa hai người đàn ông. “Chàng” bị bóp dái đến mức gần như bị hủy hoại. (F3) 1 [tr.20-23] -Cha mẹ mi đ chán ngấy mi, họ đang phải nuôi đứa con gần như vô dụng. Họ mua cho mi những quyển sách để ru ngủ ngươi. -Gã không ngờ chàng trai ra đòn nhanh đến thế. Một thằng chỉ biết ngồi một chỗ và tưởng tượng những cái lưng mềm mại, những bầu vú xóc nảy lên sau làn áo mỏng lại ra được một cú đòn nhanh nhẹn Chàng trai trùng khít với “tôi” (F1) 183 3 Cuốn sách thứ 42 Câu chuyện P nghi hoặc có ai đó xâm nhập vào phòng mình với một mùi lạ, nhưng cuối cùng đó là mùi của anh (F3) 1 [tr.46-50] Hay bởi vì anh cứ ngồi một chỗ miên man mà tưởng tượng ra tất cả?... Anh đang mơ mộng, không phải, anh chưa bao giờ trở thành nhà văn, dù đó là mơ ước của anh, được cất ở một nơi rất sâu trong tiềm thức. Anh lồng bóng tôi (F1) 4 Cuốn sách thứ 47 Câu chuyện về mối tình của anh và cô, miếng pha lê xanh và kí ức về cái chết của em gái nhỏ (F2) 1 [tr.77-80] -Anh ngh đến miếng pha lê xanh thứ hai bạn gái đ tặng anhbằng mạng sống của một con ngườiCô em gái nhỏ của cô chưa thấy cô về đạ tự ý ra bờ giếng múc nước, lộn cổ xuống giếng và chết ở dưới đấy. -Mỗi khi chạm vào cô, anh lại thấy cái bóng phập phồng của em vé nằm trong lồng giếng. Anh không thể nói những lời yêu thương được nữa, cuốn tiểu thuyết mãi dang dở Lồng bóng cô gái – Miên, cô em gái nhỏ- em gái Miên và anh mang những ám ảnh của “tôi”. (F2) 5 Cuốn sách thứ 63: Mùi của quá khứ Câu chuyện về “mùi” của quá khứ và cuộc đời cô đơn, bị cha mẹ xa lánh trong gia đình của “đứa bé” (F3) 1 [157-159] Ám ảnh đến thân phận, mối quan hệ thật sự trong gia đình của “tôi” 184 6 Cuốn sách thứ 64 Câu chuyện đối thoại của hai con dế mèn ốm và mập trước khi mùa đông về (F3) 1 [tr.180-181] Ám ảnh đến thân phận cô đơn, nhỏ bé, dễ tổn thương của “tôi” trước mùa đông 7 Cuốn sách thứ 65 Câu chuyện về người phụ nữ ngoại tình với cái cây, bị người chồng bắt quả tang và xung đột sau đó (F3) 2 [tr.192-195] & [tr.217-220] - Người đàn ông ng sấp mặtmột chiếc răng rụng ra, máu chảy ròng ròng (F3)- Miệng và mũi bố tôi dính máubố bắt được mẹ con đang ngoại tình. Kẻ đó ra tay trước (F1) - Người đàn ông vội nhìn xuống chân, một cái rễ cây bằng ngón tay đang trùn lên khỏi nền xi măng rắn chắc. Cái rễ trườn rango ngoe như một cái đuôi rắn trên sàn nhà. (F3)- Bố tôi đã rời khỏi nhà và có thể sẽ không bao giờ quay trở về, chồi lên giữa sàn nhà một cái rễ cây to bằng cổ tay, cao vút, mẹ mỗi lần đi qua đều vuốt vào nó(F1) Trùng khớp đến mối quan hệ hôn nhân căng thẳng của ba mẹ trong gia đình của “tôi” 185 BẢNG 4.3 Khảo sát thủ pháp cắt dán từ phần 20 - 40 tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] của Đặng Thân STT NỘI DUNG TRANG PHẦN LĨNH VỰC KIỂU LOẠI VĂN BẢN, NGUỒN 1 Người Do thái 214-216 20 Dân tộc học Kể chuyện/thuyết minh 2 Giáo hoàng Joseph Alois Ratzinger 217-220 20 Tôn giáo Thuyết minh 3 Những tiên tri về các giáo hoàng của Thánh Malachy 220-222 20 Tôn giáo Thống kê 4 Tử vi người tuổi Tí 228-230 21 Tín ngưỡng Lá số tử vi 5 Nước Đức 231-233 22 Địa lý/ lịch sử Thuyết minh 6 Cơ Đốc giáo và Vatican 233- 236 22 Tôn giáo Kể chuyện/ thuyết minh 7 Thơ: Sáng xuân nay lông chim bay ngoài cửa sổ 240-241 23 Văn chương Thơ 8 Hồi giáo 257-258 26 Tôn giáo Thuyết minh. Nguồn: dia.org 9 Thơ: Whose Eyes? 263 26 Văn chương Thơ 10 Thâm Quyến 264-265 27 Địa lý/ lịch sử Thuyết minh 11 John Locke tiểu sử và đấu tranh cho nữ quyền 274-275 27 Tiểu sử Tiểu sử 12 Chế độ đa thê trong pháp luật hồi giáo 277 27 Tôn giáo Bài viết, nguồn: http:/ www.darulsafa .com/Islamic_ Law... 186 13 Nữ quyền 278-279 29 Xã hội học Nghiên cứu khoa học 14 Đường đi của màng trinh Made in China 286 29 Báo chí Báo Khoa học & đời sống 15 Thỉnh hoàn vật dương vật ác nhị động biểu của vua Lý Nhân Tông 287 29 Khảo cổ học/ Giai thoại lich sử Văn bản chữ Hán Nguồn: ww.hungsuviet .us/lichsu/ngoa igiaodoidatthoi Ly.html 16 Sứ thần Lê Văn Thịnh đối đáp vua Tống 288 29 Giai thoại lịch sử Giai thoại 17 Thống kê về cường độ làm tình của các thành phố của tạp chí Forbes 297 30 Báo chí Thống kê 18 Hong Kong Vạn Lý Trường Thành Thập Tam Lăng Thiên đàn Thượng Hải Trùng Khánh 306-307 307- 308 308-309 310 311 32 Địa lý/ Lịch sử Thuyết minh 19 Thơ: Dương Châu mạn (Tác giả: Khương Quỳ) Lầu Hoàng Hạc (Thôi Hiệu) 311 32 Văn chương Thơ dịch 187 20 Nhà tiên tri Nostradamus và những sấm truyền: sấm truyền về Hitler, về sự kiện vụ khủng bố 11/9/2001,về cái chết của côn nườn Diana 317-323 32 Kể chuyện/ thuyết minh 21 Hồi giáo 323-324 32 Tôn giáo Bình luận 22 Chủ ngh a Đa Đa 326 32 Văn chương Kể chuyện/ thuyết minh 23 Bài Giun ca (Văn Hiệp) 335 33 Văn chương Thơ 24 Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm 345-348 35 Giai thoại Tiểu sử và giai thoại 25 Sấm Trạng Trình (TS Thái Văn Kiểm) 348-349 35 Lịch sử/ giai thoại Đặc san Quang Trung Tây Sơn xuân Bính Tý 1996 26 Đội bóng Arsenal và Bergkamp 354-355 36 Thể thao Kể chuyện/ thuyết minh 27 Bài thơ ngũ sở trường 363-365 37 Văn chương Thơ 28 Siemens 371-374 38 Tiểu sử Tiểu sử 29 Bệnh ung thư 382 38 Y tế 30 Max người 388-390 39 Nhân học Bản thống kê 31 Những cái chết lãng xẹt do FBI cung cấp 40 Tội phạm Trích dẫn bản tin tội phạm 188 BẢNG 4.4 Khảo sát các đường link trong 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] của Đặng Thân STT LINK LIÊN KẾT TRANG CHỦ ĐỀ 1 ■ 704.vip ■ chuyen-dau-thai/2008/4/228714.vip ■ Ta-SuyNgam/Con- Nguoi/Co_hay_khong_kiep_luan_hoi/ ■ thai-Bi-an-cua-khoc-hoc-hien-dai/45157374/188/ ■ t=228 ■ thai-Bi-an-cua-khoc-hoc-hien-dai/45157374/188/ ■ ry/2007/09/070901_lama_china_rules.shtml ■ htm ■ 158.htm ■ ■ ■ carnation-index.htm 17 Đầu thai chuyển kiếp 2 ơi/Them- mot-trương-hop- dau-thai-o-Anh/65078280 19 Đầu thai chuyển kiếp 189 3 30 Đầu thai chuyển kiếp 4 Đầu thai chuyển kiếp 5 Muốn gh thăm các thắng cảnh ở đây bạn hãy truy cập vào trang này: attraction 178 Phố Salzburger Vorstadt 6 Trong số 50 cuốn sá được trích dẫn nhiều nhất trong thế kỷ XX thì số đầu sách của người Do Thái chiếm đến 42%! Không tin ư, thì kính mời các quý bạn hãy vào xem trong danh sách này nhé: http:/www.jinfo.org/Most_cited_H_A.html 185 Người Do Thái 7 Còn bây giờ thì bạn có thể đọc tham khảo chút ít như sau: Nguồn: https://www.wikipedia.org/wiki/H%El%BB%93i_gi %C3%Alo 257 Hồi giáo 8 Nguồn: https://www.hungsuviet.us/lichsu/Ngoaigiaodoidatt hoiLy.htm 287 Ngoại giao đối đáp thời Lý Nhân Tông 9 Theo nguồn từ từ điển mở Wikipedia (link: https://en.wikipedia.org/wiki/Missionary_position), thì tư thế này được người Châu Âu gọi là tư thế nhà truyền giáo 292 Tình dục 10 Hai tác giả làm tôi nhớ đến nàng Mạnh Khương nổi tiếng có chồng chết thảm trong khi làm lai dịch xây Vạn Lý Trường Thành. Bài viết có tựa đề vô cùng xao xuyến: Xanh ngắt liễu Dương Châu . Ai quan tâm đến vẫn có thể đọc được bài này tại https://www6.thanhnien.com.vn/CNTT/2006/1/20/1 36327.tno 312 Game thủ tự sự 190 11 và đặc biệt sau khi đọc xong một bài báo có tựa đề Trèo núi tiêu diệt các tế bào n o trên tạp chí Scientific American. Bạn có thể tìm thấy bài này tại đây: https://www.sciam.com/article.cfm?id=brain- cell-into-thi-air 439 Leo núi 12 https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_Cao https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C6%B0u_H%E1% BB%AFu_Ph%C6%B0%E1%BB%9Bc 454 Âm nhạc 13 Thế đ đọc bài Tỷ phú 4 lần vào tù trên Vnexpress chưa? Tôi thấy ông ta dẫn tôi đến bên máy vi tính, bật lên và chỉ cho tôi bài báo ấy tại https://www.vnexpress.net/GL/Phap- luat/2005/02/3B9DB78E/ Pháp luật 14 Bài phỏng vấn còn lưu lại ở các đường link sau: 13190&rb=0102 =4468 Hau-hien-dai---Can-no-thi-no-den 495 Phỏng vấn Đặng Thân về chủ nghìa hậu hiện đại trong văn chương 15 Vấn đề cực hot này trên văn đàn và các hoạt dộng nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay thì có tài liệu sau đây: Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%9 3ng_t%C3A... 589 Đồng tính luyến ái
File đính kèm:
- luan_an_su_doi_moi_cua_tieu_thuyet_viet_nam_sau_1986_nhin_tu.pdf
- kl_an1.jpg
- kl_an2.jpg
- TT Eng NguyenThiHoaiAn.pdf
- TT NguyenThiHoaiAn.pdf
- Trichyeu_NguyenThiHoaiAn.pdf