Luận án Thực hiện pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đô thị loại I ở Việt Nam hiện nay
Trật tự an toàn xã hội (TTATXH) là trạng thái mong muốn của bất kỳ xã hội
nào. Ở nước ta, ngay từ những năm đầu tiên thành lập nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến công tác giữ gìn an ninh trật tự.
Sắc lệnh số 23/NV ngày 21/02/1946 đã xác định nhiệm vụ của công an là: bảo vệ
“an toàn quốc gia” và giữ gìn “trị an, trật tự” (khoản 1, 2, Điều thứ hai). Sau này,
Bộ Chính trị đưa ra nhiều Nghị quyết nhấn mạnh đến việc giữ gìn TTATXH như:
Nghị quyết số 31/BCT của Bộ Chính trị, về “Nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị và
bảo đảm TTATXH trong tình hình mới” (năm 1980); Hội nghị Trung ương 8 khóa
XI ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình
hình mới (năm 2013). Điều đó cho thấy, bảo đảm TTATXH là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm của của các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng, tuy
nhiên, đây là một trong những nhiệm vụ khó khăn và phức tạp bởi mốn đạt đến
trạng thái xã hội ổn định cần không chỉ hệ thống quy phạm pháp luật hoàn thiện mà
còn là sự thực hiện pháp luật (THPL) một cách nghiêm minh với các quy chuẩn đạo
đức xã hội được tuân thủ nghiêm ngặt. Có thể nói thực hiện pháp luật là một trong
các yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tình hình TTATXH của bất cứ một địa phương
hay quốc gia nào.
Trong những năm qua, người dân và các tổ chức tuân thủ, chấp hành các quy
định pháp luật nói chung, pháp luật liên quan đến đảm bảo TTATXH nói riêng
tương đối tốt; đồng thời các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã và đang thực hiện
tương đối đầy đủ chức năng và thẩm quyền của mình trong đảm bảo TTATXH, qua
đó góp phần vào bảm đảm TTATXH trên địa bàn các đô thị loại I ở Việt Nam nói
riêng và gìn giữ TTATXH của cả đất nước nói chung, tạo môi trường hoà bình, ổn
định, trật tự an toàn cho các chủ thể trong xã hội, thúc đẩy phát triển KT-XH.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Thực hiện pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đô thị loại I ở Việt Nam hiện nay
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HỮU MẠNH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN ĐÔ THỊ LOẠI I Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HÀ NỘI - 2021 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HỮU MẠNH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN ĐÔ THỊ LOẠI I Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Mã số: 9 38 01 06 Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. TRƯƠNG HỒ HẢI HÀ NỘI - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Nguyễn Hữu Mạnh MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN ĐÔ THỊ LOẠI I VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến thực hiện pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đô thị loại I 8 1.2. Nhận xét chung và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 28 1.3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 29 Chương 2: LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN ĐÔ THỊ LOẠI I 32 2.1. Khái niệm và đặc điểm, vai trò thực hiện pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đô thị loại I 32 2.2. Nội dung pháp luật và các hình thức thực hiện pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đô thị loại I 48 2.3. Các tiêu chí đánh giá và các điều kiện để thực hiện pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đô thị loại I 53 2.4. Kinh nghiệm thực hiện pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đô thị ở một số quốc gia và những giá trị tham khảo cho Việt Nam 62 Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN ĐÔ THỊ LOẠI I Ở VIỆT NAM 72 3.1. Những kết quả đạt được trong thực hiện pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đô thị loại I ở Việt Nam 72 3.2. Những hạn chế trong thực hiện pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn các đô thị loại I ở Việt Nam 89 3.3. Nguyên nhân kết quả đạt được và những hạn chế trong thực hiện pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn các đô thị loại I ở Việt Nam 108 Chương 4: QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN ĐÔ THỊ LOẠI I Ở VIỆT NAM 127 4.1. Quan điểm, phương hướng nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đô thị loại I ở Việt Nam 127 4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đô thị loại I ở Việt Nam 136 KẾT LUẬN 152 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 156 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157 PHỤ LỤC 172 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADPL Áp dụng pháp luật ATXH An toàn xã hội BLTTDS Bộ luật tố tụng dân sự BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự CAND Công an nhân dân CHPL Chấp hành pháp luật CSND Cảnh sát nhân dân ĐT Đô thị HĐND Hội đồng nhân dân KT-XH Kinh tế - xã hội NĐ Nghị định QĐ Quyết định QH Quốc hội SDPL Sử dụng pháp luật TAND Toà án nhân dân THPL Thực hiện pháp luật TTATXH Trật tự an toàn xã hội TTPL Tuân thủ pháp luật UBND Uỷ ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Chỉ số tội phạm một số đô thị loại I Việt Nam năm 2020 72 Bảng 3.2: Số lượng tội phạm và vi phạm pháp luật về TTATXH của một số đô thị loại I ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020 73 Bảng 3.3: Chỉ số tội phạm ở Việt Nam năm 2012-2020 73 Bảng 3.4: Chỉ số xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật ở các đô thị loại I giai đoạn 2012-2019 (theo thang điểm 10) 76 Bảng 3.5: Tỷ lệ số đơn vị hành chính cơ sở có tủ sách pháp luật trên địa bàn một số đô thị loại I ở Việt Nam 78 Bảng 3.6: Các vi phạm pháp luật trên địa bàn một số đô thị loại I ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020 84 Bảng 3.7: Chỉ số an toàn xã hội một số đô thị loại I Việt Nam năm 2020 86 Bảng 3.8: Bảng so sánh mức độ an toàn tại một số đô thị loại I và đô thị đặc biệt 87 Bảng 3.9: Chỉ số an toàn xã hội Việt Nam năm 2012-2020 87 Bảng 3.10: Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính trên địa bàn một số đô thị loại I ở Việt Nam 88 Bảng 3.11: Số vụ và đối tượng phạm tội so với tổng số vụ và đối tượng vi phạm pháp luật trên địa bàn một số đô thị loại I ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020 89 Bảng 3.12: Tỷ lệ doanh nghiệp bị mất trộm tài sản những năm gần đây 97 Bảng 3.13: Tỷ lệ người bị vòi tiền tố cáo và mức tiền đòi hối lộ mà người dân bắt đầu tố cáo 101 Bảng 3.14: Số vụ và đối tượng vi phạm pháp luật về môi trường và ma tuý trên địa bàn Đà Nẵng, Huế, Hạ Long, Đà Lạt và Biên Hoà 104 Bảng 3.15: So sánh mức độ an toàn đối với cuộc sống của người dân tại một số đô thị loại I và đô thị đặc biệt năm 2019 106 Bảng 3.16: Chỉ số trật tự an toàn xã hội giai đoạn 2012-2020 107 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1: Chỉ số tội phạm ở Singapore, Tokyo và Seul 63 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ tội phạm trên 100000 dân ở Singapore và Seul 64 Biểu đồ 2.3: Chỉ số an toàn ở Singapore, Tokyo và Seul 67 Biểu đồ 3.1: Chỉ số chất lượng các văn bản pháp quy của Việt Nam 77 Biểu đồ 3.2: Số vụ và số đối tượng phạm tội bị phát hiện, xử lý trên địa bàn 13 đô thị loại I giai đoạn 2012-2020 90 Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ doanh nghiệp ngành dệt may không chấp hành các quy định pháp luật 94 Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ nhà máy dệt may không chấp hành các quy định liên quan đến phòng chống cháy, nổ 95 Biểu đồ 3.5: Số vụ vi phạm pháp luật về môi trường bị phát hiện xử lý trên địa bàn 13 đô thị loại I giai đoạn 2012-2020 96 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Trật tự an toàn xã hội (TTATXH) là trạng thái mong muốn của bất kỳ xã hội nào. Ở nước ta, ngay từ những năm đầu tiên thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến công tác giữ gìn an ninh trật tự. Sắc lệnh số 23/NV ngày 21/02/1946 đã xác định nhiệm vụ của công an là: bảo vệ “an toàn quốc gia” và giữ gìn “trị an, trật tự” (khoản 1, 2, Điều thứ hai). Sau này, Bộ Chính trị đưa ra nhiều Nghị quyết nhấn mạnh đến việc giữ gìn TTATXH như: Nghị quyết số 31/BCT của Bộ Chính trị, về “Nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị và bảo đảm TTATXH trong tình hình mới” (năm 1980); Hội nghị Trung ương 8 khóa XI ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới (năm 2013). Điều đó cho thấy, bảo đảm TTATXH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của của các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng, tuy nhiên, đây là một trong những nhiệm vụ khó khăn và phức tạp bởi mốn đạt đến trạng thái xã hội ổn định cần không chỉ hệ thống quy phạm pháp luật hoàn thiện mà còn là sự thực hiện pháp luật (THPL) một cách nghiêm minh với các quy chuẩn đạo đức xã hội được tuân thủ nghiêm ngặt... Có thể nói thực hiện pháp luật là một trong các yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tình hình TTATXH của bất cứ một địa phương hay quốc gia nào. Trong những năm qua, người dân và các tổ chức tuân thủ, chấp hành các quy định pháp luật nói chung, pháp luật liên quan đến đảm bảo TTATXH nói riêng tương đối tốt; đồng thời các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã và đang thực hiện tương đối đầy đủ chức năng và thẩm quyền của mình trong đảm bảo TTATXH, qua đó góp phần vào bảm đảm TTATXH trên địa bàn các đô thị loại I ở Việt Nam nói riêng và gìn giữ TTATXH của cả đất nước nói chung, tạo môi trường hoà bình, ổn định, trật tự an toàn cho các chủ thể trong xã hội, thúc đẩy phát triển KT-XH. Tuy nhiên, trong quá trình đô thi hoá mạnh mẽ như hiện nay ở nước ta, nhiều vấn đề KT-XH nảy sinh ảnh hưởng đến TTATXH trên địa bàn các đô thị loại I điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc THPL về bảo đảm TTATXH trên địa bàn các đô thị loại I ở Việt Nam hiện nay. Những năm gần đây số vụ và số đối tượng vi phạm pháp luật trên địa bàn các đô thị loại I có diễn biến phức tạp, một số vụ và số đối 2 tượng vi phạm pháp luật về TTATXH trên địa bàn đô thị loại I, như Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế, Đà Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn, Thái Nguyên, Vũng Tàu, Hạ Long, Biên Hòa, Mỹ Tho, Thanh Hoá, v.v.. có chiều hướng gia tăng trong giai đoạn 2014-2020; bên cạnh đó tỷ lệ người và tổ chức trên địa bàn các đô thị loại I ở Việt Nam không tuân thủ chấp hành các quy định pháp luật về TTATXH chiếm tỷ lệ tương đối cao, đặc biệt là các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ma túy, mại dâm, lô đề, cờ bạc hay thực hành mê tín dị đoan, v.v...; tình hình tội phạm về TTATXH vẫn còn diễn biến phức tạp, số vụ và số đối tượng vi phạm pháp luật hình sự luôn duy trì ở mức cao, những năm gần đây, mỗi năm cả nước phát hiện trung bình trên hàng chục nghìn vụ phạm tội các loại, trong đó khoảng 70% các vụ liên quan đến các vi phạm về TTATXH, chủ yếu tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như: Hải Phòng, Cần Thơ, v.v.. Các đối tượng này hoạt động rộng khắp các vùng trong cả nước, nhưng tập trung chủ yếu ở 5 thành phố lớn trực thuộc Trung ương và 18 tỉnh. Riêng tội phạm hình sự tại 5 thành phố lớn chiếm khoảng 22%, chiếm gần 1/4 số vụ việc trong cả nước (chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2018) [114]. Dự báo trong thời gian tới, nếu không có giải pháp tốt thì tình hình vi phạm pháp luật, đặc biệt các tội phạm liên quan đến TTATXH ở các đô thị loại I ngày càng phát triển với diễn biến ngày càng phức tạp, “tuy đã giảm về số vụ, nhưng tính chất rất nghiêm trọng, có lúc, có nơi gây bất an, lo lắng và bất an trong nhân dân” 114], gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân và sự phát triển KT-XH của các đô thị nói riêng, của cả nước nói chung. Vì vậy, thúc đẩy và nâng cao chất lượng THPL về TTATXH trên địa bàn các đô thị loại I nhằm phòng, chống các hành vi phạm pháp luật liên quan đến TTATXH của nước nói chung và trên địa bàn các đô thị loại I nói riêng là vấn đề cấp thiết luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm thực hiện. Từ những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh chọn nghiên cứu đề tài “Thực hiện pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đô thị loại I ở Việt Nam hiện nay” làm luận án tiến sĩ ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. Những phát hiện mới của luận án sẽ đáp ứng yêu cầu cấp thiết trên cả phương diện lý luận và thực tiễn về THPL về bảo đảm TTATXH trên địa bàn các đô thị loại I ở Việt Nam hiện nay. 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu: Luận án xây dựng cơ sở lý luận THPL về bảo đảm TTATXH trên địa bàn đô thị loại I, từ đó luận án phân tích, đánh giá thực trạng THPL về bảo đảm TTATXH trên địa bàn đô thị loại I ở Việt Nam trong thời gian qua và đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng THPL về đảm bảo TTATXH trên địa bàn đô thị loại I ở nước ta trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên q ... ộng và một số tang vật khác có liên quan. Đây là hai đối tượng giúp sức đắc lực cho Trần Thị Thanh Nga. Tiến hành khám xét khẩn cấp, bắt giữ đối với Trần Thị Thanh Nga tại nơi ở của Nga tại Venice 17-12 khu đô thị Vinhomes Imperia, công an thu giữ 3,19477 kg ma túy (trong đó gồm 93,49 gam ketamine, 1.356,85 gam MDMA, 1.551,25 gam methamphetamine, 193,18 gam heroin), cùng cân điện tử và nhiều tang vật khác có liên quan. Tổng số ma túy thu giữ trong vụ án là 3,21415 kg ma túy các loại, cùng nhiều tang vật khác có liên quan. Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC04) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nga và đồng bọn về tội mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy, đồng thời tiếp tục điều tra mở rộng vụ án. Nguồn: Ngô Quang Dũng (2020) [29] 186 Hộp 3: Vụ án môi giới mại dâm qua mạng Ngày 11/6/2019, Tòa án nhân dân TP Cần Thơ xét xử phúc thẩm theo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của Tống Thanh Hiền (Tuấn) (sinh năm: 1986, ngụ quận Cái Răng); Nguyễn Thị Thùy Trang (My) (sinh năm: 11/11/2000, ngụ quận Cái Răng) và Trương Hoàng Vũ (sinh năm: 1991, ngụ quận Ninh Kiều) về tội “Môi giới mại dâm”. Theo hồ sơ vụ án, từ tháng 2/2018 đến tháng 6/2018, Tống Thanh Hiền, Nguyễn Thị Thùy Trang lập trang Web khiêu dâm, tạo tài khoản Zalo và trang Facebook làm môi giới nhiều người bán dâm cho khách nhằm thu lợi bất chính. Hiền và Trang tìm các cô gái có nhu cầu bán dâm, nếu đồng ý Hiền và Trang hẹn lại nhà nghỉ để chụp hình khỏa thân nhiều tư thế, sau đó đăng lên trang Web khiêu dâm “gaigoizalo.com”, “tinhmotgio.com”; Hiền lập ra nhóm trên Zalo là “Tuấncheckergroup” và đưa tài khoản zalo của gái mại dâm vào để quản lý và điều hành. Ngoài ra Hiền và Trang lập Facebook có tên “Đặng Diễm My” để tiếp tục đăng tin tuyển nhân viên công việc “nhạy cảm”, mục đích tìm kiếm các cô gái có nhu cầu bán dâm. Đường dây mua bán dâm của Hiền và Trang có khoảng 26 người bán dâm với các độ tuổi khác nhau từ khoảng 14 tuổi đến 23 tuổi. Trong quá trình hoạt động, Hiền đặt ra nội quy cho các cô gái bán dâm thực hiện, nếu vi phạm thì bị Hiền phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, khi khách có nhu cầu mua dâm thì liên hệ qua zalo của Hiền, Hiền gửi ảnh các gái bán dâm cho khách lựa chọn, khi lựa chọn xong thì chọn địa điểm là các khách sạn hoặc nhà nghỉ rồi báo thời gian và số phòng cho Hiền, Hiền điều gái bán dâm đến để bán dâm, gái bán dâm tự di chuyển đến hoặc Trương Hoàng Vũ đưa đón, khi bán dâm xong Vũ thu tiền từ gái bán dâm về đưa cho Hiền một khoản tiền từ tiền bán dâm, Hiền thu từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng, tùy theo giá bán dâm, ngoài ra gái bán dâm còn trả cho Vũ 100.000 đồng tiền đưa rước.Trong số gái bán dâm mà các bị cáo đã thực hiện hành vi môi giới bán dâm có Nguyễn Trần Phương Uyên ở độ tuổi từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi. Sau khi bị Toà án nhân dân quận Cái Răng tuyên phạt Hiền 10 năm tù; Trang 07 năm và Vũ 07 năm tù, các bị báo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, với lí do hoàn cảnh gia đình khó khăn, Tuy nhiên xét thấy các bị cáo không có tình tiết mới để xem xét nên Hội đồng xét xử tuyên y án sơ thẩm. Nguồn: La Quốc Khánh (2020) [56] 187 Phụ lục 4 Bảng 1: Tổng số vụ, số đối tượng vi phạm pháp luật và tội phạm bị phát hiện, xử lý trên địa bàn các đô thị loại I, giai đoạn 2012-2020 Tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự xã hội Tội phạm và vi phạm pháp luật về ma túy Tội phạm và vi phạm pháp luật về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu Tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường Vi phạm pháp luật trên lĩnh vực QLHC về TTATXH Tổng số vụ, đối tượng vi phạm pháp luật và tội phạm phát hiện, xử lý Đô thị loại I Vụ Đối tượng Vụ Đối tượng Vụ Đối tượng Vụ Đối tượng Vụ Đối tượng Vụ Đối tượng Hải Phòng 6697 10170 3869 7970 1452 1490 3527 3542 12106 12106 27651 35278 Đà Nẵng 4740 6159 1141 1595 1236 1434 1356 1362 482825 486407 491298 496957 Cần Thơ 3306 4432 2280 4449 3349 3387 1454 1469 2316 2316 12705 16053 Huế 3524 3683 645 1257 489 494 170 183 17569 17569 22397 23186 Đà Lạt 1603 2758 366 536 846 881 432 451 173502 173502 176749 178128 Nha Trang 2915 3273 591 831 240 230 162 172 5716 5716 9624 10222 Quy Nhơn 2357 2595 141 338 696 832 318 328 23745 23745 27257 27838 Thái Nguyên 3791 4267 1574 1757 288 342 75 82 281056 281073 286784 287521 Vũng Tàu 3092 2758 2024 3815 216 233 328 334 737 2246 6397 9386 Hạ Long 1426 1451 1425 1709 804 890 1130 1140 1662 1773 6447 6963 Biên Hòa 6659 6402 2164 7586 822 820 1271 1281 13226 13226 24142 29315 Mỹ Tho 1321 539 159 397 173 30 318 335 5914 7823 7885 9124 Thanh Hóa 4653 5850 1629 2097 306 351 324 357 52209 52209 59121 60864 Tổng 46084 54337 18008 34337 10917 11414 10865 11036 1072583 1079711 1158457 1190835 Tỷ lệ % 4.0 4.6 1.6 2.9 0.9 1.0 0.9 0.9 92.6 90.7 100 100 Nguồn: Xử lý từ báo cáo của công an các đô thị loại I (2021) 188 Bảng 2: Tổng số vụ, số đối tượng vi phạm pháp luật và tội phạm bị phát hiện, xử lý trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, giai đoạn 2012-2020 Tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự xã hội Tội phạm và vi phạm pháp luật về ma túy Tội phạm và vi phạm pháp luật về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu Tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường Vi phạm pháp luật trên lĩnh vực QLHC về TTATXH Tổng số vụ, đối tượng vi phạm pháp luật và tội phạm phát hiện, xử lý NĂM Vụ Đối tượng Vụ Đối tượng Vụ Đối tượng Vụ Đối tượng Vụ Đối tượng Vụ Đối tượng 2012 547 719 92 119 78 121 86 87 54906 55117 55709 56163 2013 484 703 99 148 97 111 93 93 62857 62857 63630 63912 2014 527 663 117 170 144 157 74 75 39764 39714 40626 40779 2015 546 687 115 166 196 220 141 141 44338 44855 45336 46069 2016 558 702 145 196 150 186 229 231 58623 59287 59705 60602 2017 531 677 165 231 158 178 255 256 58065 59087 59174 60429 2018 523 657 142 183 137 152 172 173 54159 54426 55133 55591 2019 516 692 135 197 145 155 164 164 55137 55732 56097 56940 2020 508 659 131 185 131 154 142 142 54976 55332 55888 56472 Tổng số 4740 6159 1141 1595 1236 1434 1356 1362 482825 486407 491298 496957 Nguồn: Xử lý từ báo cáo của công an thành phố Đà Nẵng (2021) 189 Bảng 3: Tổng số vụ, số đối tượng vi phạm pháp luật và tội phạm bị phát hiện, xử lý trên địa bàn thành phố Huế, giai đoạn 2012-2020 Tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự xã hội Tội phạm và vi phạm pháp luật về ma túy Tội phạm và vi phạm pháp luật về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu Tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường Vi phạm pháp luật trên lĩnh vực QLHC về TTATXH Tổng số vụ, đối tượng vi phạm pháp luật và tội phạm phát hiện, xử lý NĂM Vụ Đối tượng Vụ Đối tượng Vụ Đối tượng Vụ Đối tượng Vụ Đối tượng Vụ Đối tượng 2012 419 384 79 143 42 38 14 15 484 484 1038 1064 2013 401 390 97 195 56 51 24 25 2555 2555 3133 3216 2014 419 419 89 198 49 50 15 16 1732 1732 2304 2415 2015 348 437 45 105 47 56 16 17 1433 1433 1889 2048 2016 348 442 47 84 61 64 15 15 3218 3218 3689 3823 2017 417 419 67 106 70 71 26 27 2381 2381 2961 3004 2018 410 425 72 134 52 52 19 23 1879 1879 2432 2513 2019 387 391 71 137 61 61 21 24 1934 1934 2474 2547 2020 375 376 78 155 51 51 20 21 1953 1953 2477 2556 Tổng số 3524 3683 645 1257 489 494 170 183 17569 17569 22397 23186 Nguồn: Xử lý từ báo cáo của công an tỉnh Thừa Thiên - Huế (2021) 190 Bảng 4: Tổng số vụ, số đối tượng vi phạm pháp luật và tội phạm bị phát hiện, xử lý trên địa bàn thành phố Hạ Long, giai đoạn 2012-2020 Tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự xã hội Tội phạm và vi phạm pháp luật về ma túy Tội phạm và vi phạm pháp luật về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu Tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường Vi phạm pháp luật trên lĩnh vực QLHC về TTATXH Tổng số vụ, đối tượng vi phạm pháp luật và tội phạm phát hiện, xử lý NĂM Vụ Đối tượng Vụ Đối tượng Vụ Đối tượng Vụ Đối tượng Vụ Đối tượng Vụ Đối tượng 2012 210 265 199 225 220 283 61 61 245 245 935 1079 2013 150 152 183 205 126 116 203 203 119 125 781 801 2014 134 121 163 186 65 63 111 111 267 267 740 748 2015 133 130 95 122 65 78 155 155 244 244 692 729 2016 153 146 161 210 59 59 154 154 162 162 689 731 2017 147 139 150 192 32 30 116 116 112 112 557 589 2018 175 179 157 183 79 87 127 131 165 195 703 775 2019 165 171 162 194 73 83 109 115 176 207 685 770 2020 159 148 155 192 85 91 94 94 172 216 665 741 Tổng số 1426 1451 1425 1709 804 890 1130 1140 1662 1773 6447 6963 Nguồn: Xử lý từ báo cáo của công an tỉnh Quảng Ninh (2021) 191 Bảng 5: Tổng số vụ, số đối tượng vi phạm pháp luật và tội phạm bị phát hiện, xử lý trên địa bàn thành phố Đà Lạt, giai đoạn 2012-2020 Tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự xã hội Tội phạm và vi phạm pháp luật về ma túy Tội phạm và vi phạm pháp luật về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu Tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường Vi phạm pháp luật trên lĩnh vực QLHC về TTATXH Tổng số vụ, đối tượng vi phạm pháp luật và tội phạm phát hiện, xử lý NĂM Vụ Đối tượng Vụ Đối tượng Vụ Đối tượng Vụ Đối tượng Vụ Đối tượng Vụ Đối tượng 2012 192 327 24 40 206 209 29 29 36811 36811 37262 37416 2013 189 266 39 61 99 102 46 46 24134 24134 24507 24609 2014 197 316 44 52 92 94 47 47 2085 2085 2465 2594 2015 170 298 34 55 68 68 58 58 18423 18423 18753 18902 2016 166 343 45 72 78 79 39 39 17656 17656 17984 18189 2017 170 284 49 57 56 57 57 57 15066 15066 15398 15521 2018 178 337 47 71 87 98 56 56 18192 18192 18560 18754 2019 172 295 45 59 81 85 48 48 19554 19554 19900 20041 2020 169 292 39 69 79 89 52 52 21581 21581 21920 22083 Tổng số 1603 2758 366 536 846 881 432 432 173502 173502 176749 178109 Nguồn: Xử lý từ báo cáo của công an tỉnh Lâm Đồng (2021) 192 Bảng 6: Tổng số vụ, số đối tượng vi phạm pháp luật và tội phạm bị phát hiện, xử lý trên địa bàn thành phố Biên Hoà, giai đoạn 2012-2020 Tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự xã hội Tội phạm và vi phạm pháp luật về ma túy Tội phạm và vi phạm pháp luật về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu Tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường Vi phạm pháp luật trên lĩnh vực QLHC về TTATXH Tổng số vụ, đối tượng vi phạm pháp luật và tội phạm phát hiện, xử lý NĂM Vụ Đối tượng Vụ Đối tượng Vụ Đối tượng Vụ Đối tượng Vụ Đối tượng Vụ Đối tượng 2012 899 821 300 858 112 113 119 119 541 541 1971 2452 2013 889 763 282 712 105 101 115 115 1561 1561 2952 3252 2014 817 828 213 659 72 69 122 122 1382 1382 2606 3060 2015 755 583 206 734 96 104 204 204 416 416 1677 2041 2016 714 678 189 664 69 64 166 166 995 995 2133 2567 2017 678 668 225 1037 102 101 162 162 3874 3874 5041 5842 2018 654 691 247 986 89 89 137 139 1459 1459 2586 3364 2019 632 662 259 954 93 93 121 126 1537 1537 2642 3372 2020 621 708 243 982 84 86 125 128 1461 1461 2534 3365 Tổng số 6659 6402 2164 7586 822 820 1271 1281 13226 13226 24142 29315 Nguồn: Xử lý từ báo cáo của công an tỉnh Đồng Nai (2021)
File đính kèm:
- luan_an_thuc_hien_phap_luat_ve_bao_dam_trat_tu_an_toan_xa_ho.pdf
- Nguyễn Hữu Mạnh.pdf
- TT _T.Viet _ Nguyen Huu Manh.pdf