Luận án Vấn đề xây dựng đảng cộng sản Trung Quốc từ sau đại hội XVIII và gợi mở đối với Việt Nam
Thứ nhất, bất kỳ Đảng cầm quyền nào cũng đều nhận thức r được ý nghĩa và
tầm quan trọng của xây dựng đảng. Xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch, vững
mạnh là nhân tố quan trọng chi phối tính chất mục tiêu, nhiệm vụ, hiệu quả xây
dựng hệ thống chính trị. Đặc biệt là đứng trước những nguy cơ, thách thức tồn tại
và những đòi hỏi của tình hình nhiệm vụ mới hiện nay, việc nâng cao chất lượng
và hiệu quả trong công tác xây dựng đảng là vấn đề vô cùng quan trọng, mang tính
cấp thiết lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Thứ hai, ĐCS Liên Xô cũ là ĐCS đầu tiên do Lênin sáng lập đã từng là một
ĐCS vĩ đại, lãnh đạo nhân dân Liên Xô gặt hái được nhiều thành tựu to lớn, đưa
Liên Xô thành một siêu cường có nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới (sau Mỹ) trong
giai đoạn giữa thế kỷ XX. Nhưng do về sau, ĐCS nước này đã không coi trọng
công tác xây dựng đảng, ngày càng xa rời những nguyên tắc xây dựng chính đảng
kiểu mới của Lênin nên tình trạng cán bộ các cấp lợi dụng đặc quyền, tình trạng
tham nhũng, hủ bại không được ngăn chặn đã làm mất lòng tin của quần chúng
nhân dân dẫn đến sụp đổ vào những năm cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. Từ
bài học xương máu của ĐCS Liên Xô, yêu cầu cấp thiết trước mắt đối với các
ĐCS cầm quyền còn lại trên thế giới, trong đó là ĐCS Trung Quốc cũng như ĐCS
Việt Nam cần phải tăng cường xây dựng đảng, phải tự đổi mới và cải cách chính
mình, không ngừng củng cố vai trò lãnh đạo cũng như địa vị cầm quyền của mình.
Thứ ba, từ sau Đại hội XVIII đến nay, với tư tưởng chiến lược quản trị đảng
nghiêm minh toàn diện, ĐCS Trung Quốc do Tổng Bí thư Tập Cận Bình làm hạt
nhân lãnh đạo đã có đổi mới trong lĩnh vực xây dựng đảng, nhằm đảm bảo Đảng
luôn là hạt nhân lãnh đạo sự nghiệp xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc. Đây
cũng chính là nhiệm vụ đặt lên hàng đầu trong công tác tăng cường xây đảng và
đã trở thành tôn chỉ mang tính nhất quán của ĐCS Trung Quốc hiện nay. Báo cáo
Đại hội XIX ĐCS Trung Quốc đã chỉ r : “Thúc đẩy toàn diện xây dựng đảng về
chính trị, tư tưởng, tổ chức, tác phong, kỷ luật, đưa xây dựng chế độ xuyên suốt
trong các phương diện, đi sâu thúc đẩy đấu tranh phòng chống tham nhũng” [134,2
tr.61]. Trên cơ sở đó, ĐCS Trung Quốc đã có đường lối, chủ trương và biện pháp
thực hiện mang tính quyết liệt trong công tác xây dựng Đảng, và cũng đã giành
được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều vấn
đề nổi cộm như: Tính đảng đang dần bị phá vỡ do tình trạng sa sút về tinh thần,
suy thoái về tư tưởng chính trị, thờ ơ với thực tế, xa rời quần chúng trong một bộ
phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; Năng lực phát huy vai trò của tổ chức và đội
ngũ cán bộ còn yếu; Tình trạng tham nhũng, lãng phí, hình thức, quan liêu, những
tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi triệt để mà còn tiếp tục
diễn biến phức tạp, v.v. làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà
nước, đe dọa sự tồn vong của Đảng và sự ổn định, phát triển của đất nước. Do đó,
những thành công và chưa thành công của ĐCS Trung Quốc trong việc tăng cường
xây dựng đảng sẽ là những kinh nghiệm có giá trị gợi mở tốt cho ĐCS Việt Nam.
Thứ tư, ĐCS Việt Nam xác định xây dựng đảng là nhiệm vụ then chốt, tăng
cường xây dựng đảng trong giai đoạn phát triển và hội nhập hiện nay có ý nghĩa
quyết định bảo đảm sự thành công của công cuộc đổi mới và cũng là yêu cầu bức
thiết của thực tiễn tiến trình xây dựng và bảo vệ chế độ, bảo vệ đất nước. Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh nhiệm vụ hàng đầu trong 6 nhiệm vụ trọng
tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XII, đó là: Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn đảng,
ngăn chặn đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Từ đó, vấn đề về xây dựng đảng đã
được các giới quan tâm nhiều hơn trước. Tuy nhiên, cho đến nay, các công trình
nghiên cứu liên quan về ĐCS Trung Quốc của Việt Nam cũng tương đối nhiều
nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào chuyên sâu và có cái nhìn đầy đủ vào
vấn đề xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc, đặc biệt từ sau Đại hội XVIII. Đây là
khoảng trống đáng kể trong nghiên cứu về lĩnh vực này. Bởi vì với những thuận
lợi cũng như không ít những khó khăn và thách thức tương đồng mà ĐCS Việt
Nam đối mặt hiện nay, thì việc nghiên cứu vấn đề này rất quan trọng, có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn sâu sắc, để giúp cho Đảng ta làm tốt hơn nữa công tác xây
dựng đảng, tiếp tục có những đổi mới về lý luận và thực tiễn về vấn đề này để
thích ứng với tình hình mới, nâng cao vai trò và năng lực cầm quyền của mình
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Vấn đề xây dựng đảng cộng sản Trung Quốc từ sau đại hội XVIII và gợi mở đối với Việt Nam
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN ÁNH TUYẾT VẤN ĐỀ XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC TỪ SAU ĐẠI HỘI XVIII VÀ GỢI MỞ ĐỐI VỚI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Hà Nội, năm 2021 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN ÁNH TUYẾT VẤN ĐỀ XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC TỪ SAU ĐẠI HỘI XVIII VÀ GỢI MỞ ĐỐI VỚI VIỆT NAM Ngành: Chính trị học Mã số: 9310201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Phạm Văn Đức 2. TS. Nguyễn Xuân Cường Hà Nội, năm 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả luận án. Các số liệu thu thập, trích dẫn, xử lý từ các nguồn chính thức do tác giả thực hiện. Kết quả nêu trong luận án là trung thực, chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Trần Ánh Tuyết MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................... 7 1.1 Khái lược về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................. 7 1.1.1 Các nghiên cứu liên quan về lý luận xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc...................................................................................................... 7 1.1.2 Các nghiên cứu về thực trạng xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII đến nay ......................................................................... 16 1.1.3 Các nghiên cứu đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm trong xây dựng ĐCS Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII đến nay .................................. 22 1.2 Nhận xét tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những nội dung luận án cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu .................................................................. 27 1.2.1 Các giá trị tham khảo có thể tiếp thu, kế thừa trong nghiên cứu đề tài ....... 27 1.2.2 Một số vấn đề đặt ra ............................................................................. 28 1.2.3 Những nội dung luận án cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu ....................... 28 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHO CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC TỪ ĐẠI HỘI XVIII ĐẾN NAY ..................................................................................................... 30 2.1 Bối cảnh lịch sử trước và sau Đại hội XVIII .................................................. 30 2.1.1 Tình hình thế giới và khu vực ............................................................... 30 2.1.2 Tình hình trong nước ............................................................................ 39 2.1.3. Tình hình trong ĐCS Trung Quốc ....................................................... 46 2.2 Lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng Đảng ...................................... 51 2.2.1 Lý luận về xây dựng đảng của C.Mác và Ph.Ăngghen ......................... 52 2.2.2 Lý luận về xây dựng đảng của V.I.Lênin .............................................. 54 2.3 Tư tưởng của các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc trong quá trình Trung Quốc hoá Chủ nghĩa Mác lý luận về xây dựng đảng trước Đại hội XVIII ........ 57 2.3.1 Tư tưởng về xây dựng đảng của Mao Trạch Đông ............................... 57 2.3.2 Tư tưởng về xây dựng đảng trong hệ thống lý luận Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc .................................................................................. 62 Tiểu kết Chương 2 ................................................................................................... 70 Chương 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐẢNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC TỪ SAU ĐẠI HỘI XVIII ĐẾN NAY ........................................... 73 3.1. Xây dựng đảng về chính trị ............................................................................. 73 3.1.1 Thực hiện giữ vững lập trường vì nhân dân, làm vững chắc nền tảng chính trị ................................................................................................... 74 3.1.2 Xây dựng văn hoá chính trị lành mạnh, vun đắp môi trường chính trị ....... 76 3.1.3 Khẳng định sự lãnh đạo toàn diện của đảng và quyền uy của Trung ương đảng ....................................................................................................... 79 3.1.4 Tăng cường bản lĩnh chính trị cho cán bộ đảng viên, phòng ngừa rủi ro về chính trị ............................................................................................ 82 3.2. Xây dựng đảng về tư tưởng, tác phong .......................................................... 84 3.2.1 Tăng cường công tác giáo dục, học tập lý luận chính trị ...................... 84 3.2.2 Triển khai các hoạt động giáo dục trong toàn đảng mang tính thường xuyên ................................................................................................. 89 3.2.3 Ban hành các pháp qui trong đảng nhằm thúc đẩy chế độ hoá việc xây dựng tư tưởng và chỉnh đốn tác phong cho cán bộ đảng viên ................. 91 3.3. Xây dựng đảng về tổ chức ............................................................................... 94 3.3.1 Qui định tiêu chuẩn và yêu cầu đối với cán bộ, đảng viên phù hợp với yêu cầu phát triển của thời đại mới .......................................................... 94 3.3.2 Lựa chọn và đề bạt cán bộ lãnh đạo có tố chất cao, có đủ phẩm chất và uy tín. ......................................................................................................... 97 3.3.3 Nâng cao chất lượng, ưu hoá kết cấu cán bộ, đảng viên ..................... 100 3.3.4 Tăng cường chức năng phục vụ của TCCSĐ, nâng cao vai trò và năng lực của TCCSĐ .................................................................................... 102 3.4 Xây dựng đảng về kỷ luật .............................................................................. 105 3.4.1 Siết chặt kỷ cương bằng hệ thống pháp quy trong đảng .................... 105 3.4.2 Quán triệt thực hiện Điều lệ đảng, chú trọng giám sát chấp hành ―Bốn loại hình thái‖...................................................................................... 107 3.5 Về đấu tranh phòng, chống tham nhũng làm trong sạch đảng .................. 109 3.5.1 Siết chặt chiếc lồng thể chế, phát huy vai trò giám sát ....................... 110 3.5.2 Kiện toàn hệ thống giám sát trong Đảng và Nhà nước ....................... 111 3.5.3 Duy trì đấu tranh chống tham nhũng với cường độ cao ...................... 114 Tiểu kết Chương 3 ................................................................................................. 117 Chương 4: ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC TỪ SAU ĐẠI HỘI XVIII VÀ GỢI MỞ ĐỐI VỚI VIỆT NAM .............. 120 4.1 Đánh giá vấn đề xây dựng ĐCS Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII ........... 120 4.1.1 Thành tựu ............................................................................................ 120 4.1.2 Hạn chế ............................................................................................... 135 4.1.3 Dự báo tình hình mới và vấn đề đặt ra đối với công tác xây dựng ĐCS Trung Quốc .......................................................................................... 140 4.2 Một số gợi mở cho công tác xây dựng đảng của Việt Nam ......................... 152 4.2.1 Những kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo.......................... 152 4.2.2 Một số kiến nghị cụ thể với công tác xây dựng đảng của Việt Nam .. 158 Tiểu kết chương 4 .................................................................................................. 170 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 172 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ...................... 175 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 177 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 196 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH TỪ NGỮ Từ viết tắt Nghĩa của từ CHXH Chủ nghĩa xã hội XHCN Xã hội chủ nghĩa ĐCS Đảng Cộng sản Nhân đại toàn quốc Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) TBT Tổng Bí thư TCCSĐ Tổ chức cơ sở đảng TTXVN Thông tấn xã Việt Nam UBGS Uỷ ban giám sát UBGSQG Uỷ ban giám sát quốc gia UBKT Uỷ ban kiểm tra UBKTKL Uỷ ban kiểm tra kỷ luật 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thứ nhất, bất kỳ Đảng cầm quyền nào cũng đều nhận thức r được ý nghĩa và tầm quan trọng của xây dựng đảng. Xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh là nhân tố quan trọng chi phối tính chất mục tiêu, nhiệm vụ, hiệu quả xây dựng hệ thống chính trị. Đặc biệt là đứng trước những nguy cơ, thách thức tồn tại và những đòi hỏi của tình hình nhiệm vụ mới hiện nay, việc nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác xây dựng đảng là vấn đề vô cùng quan trọng, mang tính cấp thiết lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn. Thứ hai, ĐCS Liên Xô cũ là ĐCS đầu tiên do Lênin sáng lập đã từng là một ĐCS vĩ đại, lãnh đạo nhân dân Liên Xô gặt hái được nhiều thành tựu to lớn , đưa Liên Xô thành một siêu cường có nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới (sau Mỹ) trong giai đoạn giữa thế kỷ XX. Nhưng do về sau, ĐCS nước này đã không coi trọng công tác xây dựng đảng, ngày càng xa rời những nguyên tắc xây dựng chính đảng kiểu mới của Lênin nên tình trạng cán bộ các cấp lợi dụng đặc quyền, tình trạng tham nhũng, hủ bại không được ngăn chặn đã làm mất lòng tin của quần chúng nhân dân dẫn đến sụp đổ vào những năm cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. Từ bài học xương máu của ĐCS Liên Xô, yêu cầu cấp thiết trước mắt đối với các ĐCS cầm quyền còn lại trên thế giới, trong đó là ĐCS Trung Quốc cũng như ĐCS Việt Nam cần phải tăng cường xây dựng đảng, phải tự đổi mới và cải cách chính mình, không ngừng củng cố vai trò lãnh đạo cũng như địa vị cầm quyền của mình. Thứ ba, từ sau Đại hội XVIII đến nay, với tư tưởng chiến lược quản trị đảng nghiêm minh toàn diện, ĐCS Trung Quốc do Tổng Bí thư Tập Cận Bình làm hạt nhân lãnh đạo đã có đổi mới trong lĩnh vực xây dựng đảng, nhằm đảm bảo Đảng luôn là hạt nhân lãnh đạo sự nghiệp xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc. Đây cũng chính là nhiệm vụ đặt lên hàng đầu trong công tác tăng cường xây đảng và đã trở thành tôn chỉ mang tính nhất quán của ĐCS Trung Quốc hiện nay. Báo cáo Đại hội XIX ĐCS Trung Quốc đã chỉ r : “Thúc đẩy toàn diện xây dựng đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức, tác phong, kỷ luật, đưa xây dựng chế độ xuyên suốt trong các phương diện, đi sâu thúc đẩy đấu tranh phòng chống tham nhũng” [134, 2 tr.61]. Trên cơ sở đó, ĐCS Trung Quốc đã có đường lối, chủ trương và biện pháp thực hiện mang tính quyết liệt trong công tác xây dựng Đảng, và cũng đã giành được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề nổi cộm như: Tính đảng đang dần ... 254. 朱继东 (2018)《〈共产党人〉发刊词》:毛泽东党建思想的经典文献, 《党 建 》 杂 志 , 180206_4584018.shtml 255. 习近平出席中央政法工作会议并发表重要讲话, 《 人民日报 》(2014 年 01 月 09 日 01 版) 256. 尹璐,2015,习近平关于好干部的 12345,中国新闻网, truy cập ngày 30/5/2019, https://www.chinanews.com/ll/2015/08-19/7476781.shtml 257. 孙强,人民网,2014 年,当班干部要以“五个坚持‘励志律己,2014 年 12 月 18日, 258. 李源, 姚茜, 2018, 高举旗帜 奋发有为---党的十八大以来山东省组织工作综述, ngày 29/7/2018 259. 吴歆 (2019), 政治局会议:少数党员理想信念动摇 腐化堕落,中国新闻网, 2013年 1月 28日, 195 260. 人民日报 (2018),中国共产党党员队伍结构更加优化 , ngày 01/7/2018 261. Cary Huang (2017), Why China‘s communists struggle with succession planning, South china Morning Post, ngày5/2/2017 https://www.scmp.com/news/china/policies- politics/article/2063097/why-chinas-communists-struggle-succession-planning 262. Japan times (2019), From Mao to Xi: China‘s evolution uder one-party rule, Sep 29, 2019 https://www.japantimes.co.jp/news_category/politics-diplomacy-asia- pacific/one-party-rule-communist-party-runs-china/#.Xt-01y1h3oA. 263. Corruption perceptions index, https://www.transparency.org/en/countries/china; https://www.cov.com//media/files/corporate/publications/2019/02/transparency_inter national_releases 2018_corruption_perceptions_index.pdf; https://zhuanlan.zhihu.com/p/141739247 264. Báo điện tử chính phủ (2021), Các nền kinh tế lớn khôi phục mạnh. 265. 2021 年 中 国 社 会 形 势 如 何 发 展 ? 这 些 社 会 热 点 值 得 关 注 , 196 PHỤ LỤC 1. Tư tưởng quan trọng ―Ba đại diện‖: ĐCS Trung Quốc trước sau đại diện cho yêu cầu phát triển sức sản xuất tiên tiến, đại diện cho nền văn hóa tiên tiến; đại diện cho lợi ích căn bản của quảng đại nhân dân Trung Quốc. Tư tưởng này là của Giang Trạch Dân (习 近平谈治国理政, 2014, tr.18-20). 2. Giáo dục ―Tam giảng‖ là hoạt động giáo dục tính đảng và đảng phong do ĐCS Trung Quốc triển khai đối với các cán bộ lãnh đạo từ cấp huyện trở lên với nội dung chủ yếu là: coi trọng học tập (học lý luận, tri thức và kỹ thuật); coi trọng chính trị (định hướng chính trị, lập trường chính trị, khả năng nhận định chính trị và tính nhạy bén); coi trọng chính khí (kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, tác phong chuẩn mực được hình thành trong cách mạng và xây dựng sự nghiệp của đảng, kiên trì chân lý, nguyên tắc, kiên trì đấu tranh chống các lối sống lệch lạc và hiện tượng hủ hoá). Hoạt động được triển khai từ năm tháng 11 1998 đến tháng 12/2000 (习近平谈治国理政, 2014, tr.371). 3. ―Vành đai kinh tế con đường tơ lụa‖ (SREB) được thông báo tại thủ đô Kazacstan tháng 7 năm 2013 và ―con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI (MSR) được thông báo tại thủ đô Indonexia tháng 10/2013. 4. Trong thập niên đầu thế kỷ XXI GDP Trung Quốc tăng bình quân hàng năm trên 10%, năm 2010 tăng 10,4%. Nhưng từ năm 2011 và các năm tiếp theo GDP Trung Quốc đã giảm tốc như sau: 9,5%; 7,7%; 7,7%; 7,3%; 6,9%; 6,7%; 6,9%; 6,6%; 6,1% 5. Bốn ý thức là : ý thức chính trị, ý thức đại cục, ý thức hạt nhân, ý thức nhất trí (党员手 册, 2018:227) 6. Bốn tự tin: Tự tin về con đường, tự tin về lý luận, tự tin về chế độ, tự tin về văn hoá (党 员手册, 2018:225) 7. Hoạt động giáo dục học tập ―Hai học, một làm‖: Tháng 2 năm 2016, Văn phòng Trung ương ĐCS Trung Quốc đã ban hành phương án giáo dục học tập bao gồm: học Điều lệ và qui định của đảng, học một loạt các bài phát biểu của Tập Cận Bình, làm người đảng viên đúng chuẩn mực (党员手册, 2018:233). 8. Bốn tiêu chuẩn về chuẩn mực của người đảng viên là: chuẩn mực về chính trị, chuẩn mực trong chấp hành kỷ luật, chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực trong phát huy vai trò. 9. ―Bốn phục tùng‖: 1) đảng viên phải phục tùng tổ chức của Đảng; 2) thiểu số phục tùng đa số; 3) tổ chức cấp dưới phải phục tùng tổ chức cấp trên; 4) các tổ chức của toàn Đảng và toàn thể đảng viên phải phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban chấp hành 197 Trung ương của Đảng (ĐCS Trung Quốc 5 năm quản trị đảng nghiêm minh toàn diện, Học viện HCM, 2019, tr.73) 10. Năm cần phải là: Một là, phải duy trì quyền uy của Trung ương Đảng, không được phép đi chệch hướng yêu cầu của Trung ương Đảng. Cần phải duy trì sự nhất trí cao độ với Trung ương đảng về tư tưởng, chính trị và hành động, nghe đảng chỉ huy, không được phép hai mặt, trước mặt ủng hộ, sau lưng làm ngược lại, đối vơí phương châm, chính sách của đảng nói một đằng làm một nẻo, không được đưa ra những phát ngôn đi ngược với tinh thần của trung ương. Hai là, cần phải duy trì sự đoàn kết của đảng, không cho phép thế lực tư lợi tồn tại trong đảng. Cần phải kiên trì đoàn kết trên toàn thế giới, đoàn kết tất cả các đồng chí trung thành với đảng, không được tham gia bất kỳ hoạt động phe phái nào. Ba là, phải tuân thủ trình tự tổ chức, không cho phép tự làm théo ý mình, các vấn đề lớn cần phải xin ý kiến, báo cáo, không được phép vượt quá thẩm quyền để làm việc, không thể tiền trảm hậu tấu. Bốn là, cần phải tuân theo quyết định của tổ chức, không cho phép tổ chức hoạt động phi tổ chức, mặc cả với tổ chức, vi phạm quyết định của tổ chức, phải tìm tổ chức, dựa vào tổ chức khi gặp vấn đề và không lừa dối tổ chức hoặc đối đầu với tổ chức. Năm là, cần phải quản lý tốt người thân và nhân viên thân cận, không cho phép họ ỷ quyền mưu cầu lợi ích cá nhân. Không dung túng họ làm ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách và sắp xếp nhân sự, can thiệp vào hoạt động hàng ngày và họ không được phép dùng thân phận đặc biệt mưu cầu lợi ích bất hợp pháp. 11. Bảy có: 1) có biểu hiện (duy thân) chỉ kết thân với một người nào đó và bài xích người khác mình; 2) có hành vi lôi kéo nhau, kết bè kéo cánh; 3) có hành vi nặc danh vu khống bịa đặt; 4) có biểu hiện mua chuộc lòng người và lôi kéo phiếu bầu, hứa hẹn phong quan tiến chức chúc mừng thăng quan; 5) có hành vi tự hành động theo ý mình, ngoài mặt thì tán đồng sau lưng làm phản; 6) có hành vi làm rối công việc; 7) có ngôn từ không đúng về Trung ương. 12. Bố cục tổng thể ―Ngũ vị nhất thể‖ là: Xây dựng kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và văn minh sinh thái (党员手册, 2018:228) 13. Bố cục chiến lược ―Bốn toàn diện‖ là: Xây dựng xã hội khá giả toàn diện, đi sâu cải cách toàn diện, quản lý đất nước toàn diện theo pháp luật và quản lý đảng nghiêm minh toàn diện (党员手册, 2018:228) 14. Bốn tác phong là: Chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa quan liêu, chủ nghĩa xa xỉ và chủ nghĩa hưởng lạc 15. Năm điều quyết không cho phép: 1) Quyết không được phép phát tán ý kiến đi ngược lại với lý luận và phương châm, chính sách, đường lối của đảng trong quần chúng; 2) 198 Quyết không được phép phát ngôn đi ngược lại với quyết định của Trung ương; 3) Quyết không được phép trước mặt ủng hộ sau lưng làm phản; 4) Quyết không được phép tiết lộ bí mật của của đảng và nhà nước dưới bất kỳ hình thức nào; 5) Quyết không cho phép tuyên truyền tin đồn về chính trị. 16. Hai bảo vệ là: Bảo vệ địa vị hạt nhân của Trung ương Đảng và hạt nhân của Đảng là TBT Tập cận Bình, bảo vệ quyền uy và sự lãnh đạo thống nhất tập trung của Trung ương Đảng. 17. ―Tám điều qui định‖ là chỉ 8 qui định của Bộ Chính trị Trung ương ĐCS Trung Quốc về cải tiến tác phong làm việc, thắt chặt quan hệ với quần chúng nhân dân Nội dung chủ yếu bao gồm: Cải tiến việc điều tra nghiên cứu; giảm bớt hoạt động hội họp; giảm bớt văn bản, báo cáo; quy phạm hoạt động đi nước ngoài; cải tiến công tác bảo vệ an ninh; cải tiến việc báo cáo thông tin truyền thông; thực hiện tiết kiệm, nâng cao hiệu suất công việc (习近平谈治国理政, 2014, tr.379). 18. Tam nghiêm, tam thực: nghiêm khắc tu dưỡng bản thân, nghiêm khắc trong sử dụng quyền lực, nghiêm túc giữ gìn kỷ luật; làm việc xuất phát từ thực tế, nỗ lực sáng tạo để thu được thành quả thực sự, làm người trung thực ( 党员手册, 2018:232). 19. Có một trong bảy vấn đề cụ thể là: coi nhẹ kỷ luật và qui định chính trị, vì sự nghiệp của bản thân, ảnh hưởng của bản thân, bổ nhiệm người thân, bài trừ người không theo mình; kéo bè kết phái; nạc danh vu cáo, tung tin thất thiệt; mua chuộc lòng người, lôi kéo phiếu bầu; làm lễ cầu xin hay tổ chức ăn mừng thăng quan tiến chức; làm theo ý mình, làm người hai mặt, kẻ hai phe; ô dù to và bàn luận nói xấu, xuyên tạc đường lối phương châm của Trung ương Đảng. 20. Song qui: Theo quy trình ―song qui‖ này, cơ quan điều tra của đảng là UBKTKL được phân cấp theo thẩm quyền có quyền chỉ định cả thời gian và địa điểm để thẩm vấn của các quan chức đảng, chính quyền là đảng viên bị nghi ngờ dính dáng đến tham nhũng và các hành vi vi phạm khác. 21. ―Ba cuộc họp; Một bài giảng‖: ―Ba cuộc họp‖ là chỉ Đại hội đảng được tổ chức định kỳ, hội nghị của Chi ủy chi bộ đảng, hội nghị (cuộc họp) của tổ đảng, ―Một bài giảng‖ là một bài giảng về đảng được học tập trung theo đúng thời gian quy định. ―Ba cuộc họp, một bài giảng‖ là hình thức cơ bản trong sinh hoạt tổ chức của đảng, là con đường chính để tăng cường giáo dục, quản lý giám sát thường ngày đối với đảng viên. 22. Một trung tâm, hai điểm cơ bản là: coi xây dựng kinh tế là trọng tâm cùng với hai điểm cơ bản là kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản, kiên trì cải cách mở cửa. Kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản cụ thể là: kiên trì sự lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc, kiên trì con đường xã 199 hội chủ nghĩa; Kiên trì chuyên chính dân chủ nhân dân, kiên trì tư tưởng Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông (习近平谈治国理政, 2014, tr.18-20). 23. Phong trào Chỉnh phong Diên An là phong trào chỉnh đốn tác phong có qui mô lớn đầu tiên trong lịch sử của ĐCS Trung Quốc bắt đầu từ tháng 2 1942 đến mùa xuân năm 1945. Nội dung chính bao gồm: Phản đối chủ nghĩa chủ quan để chấn chỉnh phong cách học tập, phản đối chủ nghĩa sùng bái để chấn chỉnh đảng phong, phản đối sự dập khuôn của đảng để chấn chỉnh văn phong. Vấn đề trọng tâm cần giải quyết là chống lại chủ nghĩa giáo điều và thiết lập phong cách mácxít bắt đầu từ thực tế, thống nhất lý luận và thực tiễn, tìm kiếm chân lý từ thực tế. Trong thời kỳ Kháng chiến chống Nhật, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành phong trào chấn chỉnh lề lối của đảng và tiến hành giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin ở Diên An và các vùng căn cứ chống Nhật. 24. Phong trào Tam phản, Ngũ phản được triển khai từ cuối năm 1951 đến tháng 10/1952. Tam phản là phản đối tham ô, lãng phí và chủ nghĩa quan liêu trong đội ngũ nhân viên tại các cơ quan đảng và chính quyền; Ngũ phản là phản đối hối lộ, trốn lậu thuế, trộm cắp tài sản nhà nước, phản đối ăn bớt công đoạn và nguyên vật liệu, phản đối ăn trộm thông tin bí mật kinh tế của nhà nước trong các doanh nghiệp tư nhân. 25. Ba kỷ luật quan trọng, Tám điều chú ý là kỷ luật thống nhất trong xây dựng quân đội nhân dân được Mao Trạch Đông đưa ra thời kỳ đấu tranh cách mạng ở Cảnh Cương Sơn. Nội dung cụ thể là: Ba kỷ luật quan trọng: xuất phát từ thực tiễn, chấp hành đúng đắn chính sách của đảng, thực hiện chế độ tập trung dân chủ; Tám điều chú ý: cùng lao động cùng ăn chung; giữ hoà khí với mọi người, làm việc ngay thẳng chính trực, mua bán công bằng, phản ánh tình hình đúng thực tế, nâng cao trình độ chính trị, làm việc cần bàn bạc với quần chúng nhân dân, chưa điều tra chưa có quyền phát ngôn (毛泽东颁布 “三大纪律八项注意‖).
File đính kèm:
- luan_an_van_de_xay_dung_dang_cong_san_trung_quoc_tu_sau_dai.pdf
- kl_tuyet1.jpg
- kl_tuyet2.jpg
- QD_TranAnhTuyet.pdf
- TT Eng TranAnhTuyet.pdf
- TT TranAnhTuyet.pdf
- Trichyeu_TranAnhTuyet.pdf