Luận văn Giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Nam Định
Sau 27 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1986), nền kinh tế nước ta đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá, hệ thống ngân hàng cũng ngày càng phát triển cả về mạng lưới và nội dung hoạt động. Ngân hàng có một vị trí rất quan trọng với nền kinh tế. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng sẽ giúp nền kinh tế phát triển bền vững.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ thương mại và giao lưu quốc tế ngày càng phát triển, đặc biệt là sau giai đoạn khủng hoảng tài chính, đang đặt ra những đòi hỏi và thách thức mới đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên trường quốc tế. Việc tận dụng tối đa các cơ hội, giảm thiểu và vượt qua những thách thức mà hội nhập quốc tế đem lại chính là chìa khóa mang đến sự thành công trong cạnh tranh tới cho ngành ngân hàng nói chung và BIDV Nam Định nói riêng. Những năm chuyển đổi kinh tế vừa qua, ngành ngân hàng đã có nhiều đổi mới trong tổ chức quản lý cũng như trong hoạt động kinh doanh, dịch vụ. Tuy nhiên, trước đòi hỏi của nền kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế, trải qua giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu, hoạt động của các ngân hàng Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn và bộc lộ yếu kém trên các lĩnh vực quản trị ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Nam Định

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ĐẶNG PHƯƠNG THANH GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH NAM ĐỊNH Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã đề tài: QTKD11A-111 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN MINH DUỆ Hà Nội - 2013 Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội LỜI CAM ĐOAN Trong quá trình làm luận văn em đã thực sự dành nhiều thời gian cho việc tìm kiếm cơ sở lý luận, thu thập dữ liệu cũng như vận dụng kiến thức để đưa ra giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Nam Định. Em xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ dạng nào. Học viên Đặng Phương Thanh HVTH: Đặng Phương Thanh i Khóa 2011 - 2013 Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội LỜI CẢM ƠN Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa kinh tế và quản lý - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Thầy giáo PGS.TS Nguyễn Minh Duệ đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện hoàn thành bản luận văn. Mặc dù có nhiều cố gắng của bản thân, nhưng do thời gian và trình độ còn hạn chế, nên bản luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp nhằm bổ sung, hoàn thiện trong quá trình nghiên cứu tiếp các nội dung về vấn đề này. Xin trân thành cảm ơn! Nam Định, tháng .....năm 2013 Tác giả Đặng Phương Thanh HVTH: Đặng Phương Thanh ii Khóa 2011 - 2013 Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii DANH MỤC BẢNG, BIỂU .................................................................................. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. vii MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................................................................. 4 1.1. KHÁI NIỆM VÀ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG HÀNG THƯƠNG MẠI .............................................................. 4 1.1.1. Khái niệm hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại ............................. 4 1.1.1.1.Khái niệm tín dụng ngân hàng ........................................................... 4 1.1.1.2. Phân loại tín dụng của ngân hàng thương mại .................................. 4 1.1.1.3. Hoạt động tín dụng NHTM .............................................................. 9 1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng tại NHTM ............................. 10 1.1.2.1. Các chỉ tiêu tín dụng ...................................................................... 10 1.1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá về quan hệ khách hàng ................................. 12 1.1.2.3. Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động của ngân hàng .......................... 22 1.2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ....................................................... 24 1.2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động tín dụng của NHTM . 24 1.2.1.1.Nhân tố khách quan ......................................................................... 24 1.2.1.2. Nhân tố chủ quan .......................................................................... 26 1.2.2. Tầm quan trọng của việc hoàn thiện hoạt động tín dụng ....................... 27 1.2.2.1. Hoạt động tín dụng là khâu then chốt bảo đảm cho các hoạt động ngân hàng được triển khai thông suốt .......................................................... 27 1.2.2.2. Hoạt động tín dụng là công cụ quan trọng hàng đầu để nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng ............................................................................ 28 HVTH: Đặng Phương Thanh iii Khóa 2011 - 2013 Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội 1.2.2.3. Hoạt động tín dụng cho phép hội nhập với chuẩn mực quốc tế, từ đó thúc đẩy hội nhập của ngành ngân hàng vào hệ thống toàn cầu. .................. 29 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH NAM ĐỊNH ....... 31 2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH NAM ĐỊNH ...................... 31 2.1.1. Hình thành và phát triển của Hệ thống BIDV và Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Nam Định. ............................................................... 31 2.1.2. Kết quả hoạt động huy động vốn và cho vay trực tiếp nền kinh tế của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Nam Định. .................................. 34 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH NAM ĐỊNH .................................. 42 2.2.1. Các chỉ tiêu về nợ tín dụng ................................................................... 42 2.2.1.1. Khái quát về hoạt động tín dụng trên địa bàn tỉnh Nam Định ......... 42 2.2.1.2. Phân tích các chỉ tiêu về nợ tín dụng của BIDV Nam định ............. 45 2.2.2. Về công tác đánh giá phân loại khách hàng........................................... 47 2.2.3. Về hiệu quả hoạt động của BIDV Nam định ......................................... 52 2.2.3.1. Chỉ tiêu sinh lời từ hoạt động tín dụng............................................ 52 2.2.3.2. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn ....................................................... 53 2.2.3.3. Chỉ tiêu trích lập dự phòng và bù đắp rủi ro tín dụng ...................... 54 2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA BIDV NAM ĐỊNH ............ 54 2.3.1. Kết quả đạt được................................................................................... 54 2.3.1.1. Về thị phần tín dụng trên địa bàn tỉnh Nam định ............................. 54 2.3.1.2. Về dư nợ theo thời hạn cho vay ...................................................... 55 2.3.1.3. Về dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng ................................. 56 2.3.1.4. Về dư nợ cho vay theo ngành kinh tế ............................................. 57 2.3.1.5. Về các biện pháp xử lý nợ quá hạn, nợ xấu ..................................... 60 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 61 HVTH: Đặng Phương Thanh iv Khóa 2011 - 2013 Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội 2.3.2.1. Những hạn chế trong hoạt động tín dụng của ngân hàng ................. 61 2.3.2.2. Nguyên nhân .................................................................................. 62 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 67 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH NAM ĐỊNH ....... 68 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH NAM ĐỊNH ....... 68 3.1.1. Định hướng hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam .. 68 3.1.2. Định hướng hoàn thiện hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Nam Định................................................................ 70 3.1.2.1. Môi trường đầu tư khó khăn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh .. 70 3.1.2.2. Sức ép cạnh tranh trong hoạt động tín dụng ngày càng tăng và đòi hỏi có những thay đổi để thích ứng ............................................................. 70 3.1.2.3. Định hướng hoạt động của BIDV Nam định thời gian tới ............... 71 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH NAM ĐỊNH ...................... 71 3.2.1. Giải pháp 1: Nâng cao khả năng huy động vốn ..................................... 72 3.2.2. Giải pháp 2: Đảm bảo thực hiện tốt quy trình tín dụng .......................... 73 3.2.3. Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng . 74 3.2.4. Giải pháp 4: Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng ................................ 76 3.3. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT ....................................................................... 79 3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành .............................. 79 3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ................................................ 80 3.3.3. Kiến nghị với BIDV Việt Nam ............................................................. 81 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 83 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 86 HVTH: Đặng Phương Thanh v Khóa 2011 - 2013 Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn tại BIDV Nam định Giai đoạn 2010 - 2012 ......... 35 Bảng 2.2: Kết quả hoạt động tín dụng tại BIDV Nam định giai đoạn 2010 - 2012 ........ 37 Bảng 2.3: Tổng hợp tình hình nợ quá hạn, nợ xấu.................................................. 45 Bảng 2.4: Tổng hợp tình hình nợ quá hạn .............................................................. 45 Bảng 2.5: Tổng hợp tình hình nợ xấu theo các nhóm ............................................. 45 Bảng 2.6: Kết quả xếp hạng tín nhiệm khách hàng ................................................ 48 Bảng 2.7: Ứng dụng kết quả xếp hạng làm cơ sở phân loại nợ ............................... 50 Bảng 2.8: Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh ................................................ 52 Bảng 2.9: Chỉ tiêu sinh lời từ hoạt động tín dụng ................................................... 53 Bảng 2.10: Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn ............................................................. 53 Bảng 2.11: Chỉ tiêu trích lập dự phòng bù đắp rủi ro tín dụng ................................ 54 Bảng 2.12: Thị phần tín dụng của BIDV Nam định ............................................... 54 Bảng 2.13: Tổng hợp dư nợ theo thời hạn cho vay ................................................. 55 Bảng 2.14: Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng ........................................... 56 Bảng 2.15: Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế ....................................................... 57 Biểu 2.1: Kết quả huy động vốn tại BDV Nam định giai đoạn 2010-2012 ............ 36 Biểu 2.2: Kết quả hoạt động tín dụng tại BIDV Nam định giai đoạn 2010 - 2012 ....... 37 Biểu 2.3: Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh ................................................. 52 Biểu 2.4: Tổng hợp dư nợ theo thời hạn cho vay ................................................... 55 Biểu 2.5: Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng .............................................. 56 Biểu 2.6: Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế .......................................................... 57 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của BIDV ..................................................................... 32 Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức của BIDV Nam định ..................................................... 34 Sơ đồ 2.3: Mô hình chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp của BIDV ................... 48 HVTH: Đặng Phương Thanh vi Khóa 2011 - 2013 Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Diễn giải BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV Nam định Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Nam Định NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần TCTD Tổ chức tín dụng CIC Trung tâm Thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước TA2 Đề án chuyển đổi mô hình tổ chức của BIDV giai đoạn 2 HVTH: Đặng Phương Thanh vii Khóa 2011 - 2013 Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Sau 27 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1986), nền kinh tế nước ta đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá, hệ thống ngân hàng cũng ngày càng phát triển cả về mạng lưới và nội dung hoạt động. Ngân hàng có một vị trí rất quan trọng với nền kinh tế. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng sẽ giúp nền kinh tế phát triển bền vững. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ thương mại và giao lưu quốc tế ngày càng phát triển, đặc biệt là sau giai đoạn khủng hoảng tài chính, đang đặt ra những đòi hỏi và thách thức mới đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên trường quốc tế. Việc tận dụng tối đa các cơ hội, giảm thiểu và vượt qua những thách thức mà hội nhập quốc tế đem lại chính là chìa khóa mang đến sự thành công trong cạnh tranh tới cho ngành ngân hàng nói chung và BIDV Nam Định nói riêng. Những năm chuyển đổi kinh tế vừa qua, ngành ngân hàng đã có nhiều đổi mới trong tổ chức quản lý cũng như trong hoạt động kinh doanh, dịch vụ. Tuy nhiên, trước đòi hỏi của nền kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế, trải qua giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu, hoạt động của các ngân hàng Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn và bộc lộ yếu kém trên các lĩnh vực quản trị ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Trong hoạt động tín dụng, những năm qua mặc dù các ngân hàng nói chung và BIDV Nam Định nói riêng đã có nhiều biện pháp đổi mới về công nghệ cũng như quy trình quản lý do đó chất lượng đã được cải thiện. Tuy nhiên, nhiều vấn đề trong hoạt động tín dụng như quan hệ với khách hàng thuộc các loại hình sở hữu khác nhau, vấn đề quản lý nợ của một khách hàng trong hệ thống ngân hàng, vấn đề hệ thống thông tin tín dụng của ngành ngân hàng, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, vấn đề rủi ro HVTH: Đặng Phương Thanh 1 Khóa 2011 - 2013 Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội trong hoạt động tín dụng gia tăng, vẫn còn nhiều bất cập làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng. Hoạt động tín dụng là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng nói chung và đối với BIDV Nam Định nói riêng. Đó là một trong những vấn đề then chốt quyết định sự phát triển bền vững của ngân hàng trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập kinh tế. Bởi vậy, làm thế nào để hoàn thiện hoạt động tín dụng của ngân hàng để phục vụ tốt nhất cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập và phát triển bền vững là vấn đề rất được quan tâm, có ý nghĩa quan trọng và quyết định cho việc đưa hệ thống ngân hàng Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới. Xuất phát từ thực tế đó, nghiên cứu vấn đề “Giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Nam Định” có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu đề tài này nhằm đạt được các kết quả sau: - Nghiên cứu khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng của ngân hàng. - Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Nam Định trong 3 năm 2010-2012. Từ đó đưa ra những thế mạnh và những vấn đề còn tồn tại về hoạt động tín dụng của ngân hàng, - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng của BIDV Nam Định trong thời gian tới. 3. Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn; đề xuất những giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Nam Định. 4. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn đã sử dụng tổng hợp một số phương pháp: Duy vật biện chứng, HVTH: Đặng Phương Thanh 2 Khóa 2011 - 2013
File đính kèm:
luan_van_giai_phap_hoan_thien_hoat_dong_tin_dung_tai_chi_nha.pdf