Luận án Dạy học môn công nghệ dựa vào năng lực ở trường Trung học cơ sở
Nghị Quyết số 29/NQ/TW của Đảng về đổi mới toàn diện giáo dục Việt Nam đã xác định rõ quan điểm chỉ đạo chuyển đổi mạnh mẽ giáo dục từ nền giáo dục chủ yếu trang bị kiến thức sang nền giáo dục định hướng năng lực người học; lý thuyết gắn với thực hành; giáo dục học sinh vừa đáp ứng yêu cầu xã hội vừa phát triển tiềm năng cá nhân; tập trung hướng dẫn cách học, dạy cách nghĩ và cách tự học. Theo Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 3/10/2017, BGDĐT thực hiện chủ trương chuyển đổi giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng năng lực học sinh từ năm học 2017-2018, trong đó khuyến khích giáo viên căn cứ vào sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn chủ đề, rà soát nội dung của chủ đề, sắp xếp lại nội dung bài học để thực hiện hoạt động dạy học dựa vào năng lực phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường [4]. CTGDPT 2018 môn Công nghệ đã mô tả rõ ràng các năng lực công nghệ cần giáo dục cho học sinh thông qua dạy học môn Công nghệ [5]. Điều này đặt ra hai vấn đề cấp thiết, đó là (1) chuyển đổi dạy học môn Công nghệ hiện hành dựa vào năng lực nhằm giúp học sinh đạt được tất cả các năng lực công nghệ như CTGDPT 2018 môn Công nghệ yêu cầu; và (2) chuẩn bị và định hướng cho việc thiết kế và thực hiện dạy học dựa vào năng lực trong CTGDPT 2018 môn Công nghệ. Cả hai vấn đề này điều có chung bản chất là việc nghiên cứu và áp dụng dạy học dựa vào năng lực trong môn Công nghệ (kể cả môn Công nghệ hiện hành và CTGDPT 2018 môn Công nghệ) nhằm giúp học sinh phát triển các năng lực công nghệ (bao gồm: nhận thức, giao tiếp, sử dụng và đánh giá công nghệ, và thiết kế kỹ thuật). Vào thời điểm luận án này được tiến hành, sách giáo khoa cho CTGDPT 2018 môn Công nghệ chưa được phát triển và áp dụng trong thực tế nhà trường phổ thông.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Dạy học môn công nghệ dựa vào năng lực ở trường Trung học cơ sở
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI BÙI MINH HẢI DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ DỰA VÀO NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội - 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI BÙI MINH HẢI DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ DỰA VÀO NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn KTCN Mã số: 9140111 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Văn Bính TS. Nguyễn Thị Thu Hà Hà Nội - 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng 01 năm 2022 Tác giả luận án Bùi Minh Hải LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Nguyễn Văn Bính và TS. Nguyễn Thị Thu Hà đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành công trình nghiên cứu này. Tôi xin cảm ơn phòng Sau đại học, khoa Sư phạm Kỹ thuật của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, các bạn đồng nghiệp, những người luôn động viên, khuyến khích và giúp đỡ về mọi mặt để tôi có thể hoàn thành công việc nghiên cứu của mình. Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương và các đồng nghiệp cơ quan nơi tôi công tác đã tạo điều kiện thuận lợi về công việc, tài chính và khích lệ mạnh mẽ để tôi có động lực phấn đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ học tập, nghiên cứu trong suốt thời gian qua. Hà Nội, ngày tháng 01 năm 2022 Tác giả luận án Bùi Minh Hải MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Viết đầy đủ 1 BGDĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo 2 CTGDPT Chương trình giáo dục phổ thông 3 ERIC Education Resources Information Center 4 iNACOL International Association for K-12 Online Learning 5 K-12 Kindergarten to 12th grade 6 OECD Organisation for Economic Cooperation and Development 7 PPDH Phương pháp dạy học 8 SPSS Statistical Package for the Social Sciences 9 THCS Trung học cơ sở 10 THPT Trung học phổ thông DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1. Mô hình phát triển năng lực trong giáo dục 43 Hình 2.2. Các năng lực công nghệ của học sinh [5] 44 Hình 2.3. Các thành tố chính của dạy học dựa vào năng lực [68] 57 Hình 2.4. Mô hình 4C/ID [100] 63 Hình 4.1. Mô tả tiến trình dạy học dựa vào năng lực 116 Hình 4.2. Cấu trúc của mô đun lắp đặt mạng điện trong nhà - Công nghệ 9 119 Hình 4.3. Kết quả bài kiểm tra đầu vào ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 142 Hình 4.4. Kết quả bài kiểm tra đầu ra ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 143 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Các thành phần cơ bản của khả năng con người 41 Bảng 2.2. Sự khác biệt giữa mô hình giáo dục dựa vào năng lực và mô hình giáo dục truyền thống 50 Bảng 2.3. So sánh định nghĩa ban đầu và định nghĩa sửa đổi của giáo dục dựa vào năng lực 51 Bảng 2.4. Định hướng áp dụng mô hình 4C/ID trong phát triển năng lực công nghệ cho học sinh 67 Bảng 2.5. Định hướng thiết kế các hoạt động dạy học dựa vào năng lực 77 Bảng 2.6. Các hình thức đánh giá dựa vào năng lực 80 Bảng 3.1. Thông tin chung về mẫu khảo sát 86 Bảng 3.2. Độ tin cậy của dữ liệu khảo sát học sinh 87 Bảng 3.3. Độ tin cậy của dữ liệu khảo sát giáo viên Công nghệ 88 Bảng 3.4. Đánh giá của giáo viên và học sinh về những năng lực công nghệ được hình thành qua dạy học môn Công nghệ hiện hành 89 Bảng 3.5. Đánh giá của học sinh về những đặc điểm của hoạt động học trong môn Công nghệ hiện hành dưới phương diện học dựa vào năng lực 92 Bảng 3.6. Đánh giá của học sinh về các hoạt động học trong môn Công nghệ hiện hành dưới phương diện học dựa vào năng lực 94 Bảng 3.7. Đánh giá của giáo viên về những đặc điểm của hoạt động dạy môn Công nghệ hiện hành dưới phương diện dạy dựa vào năng lực 97 Bảng 3.8. Đánh giá của giáo viên về những yếu tố cần thiết để nâng cao hiệu dạy học môn Công nghệ hiện hành dưới phương diện dạy dựa vào năng lực 99 Bảng 3.9. Nhận định của giáo viên các dạng (kiểu) nhiệm vụ học tập gì phù hợp cho dạy học môn Công nghệ dưới phương diện dạy dựa vào năng lực 100 Bảng 3.10. Mức độ sử dụng các hoạt động dạy của giáo viên trong môn Công nghệ hiện hành dưới phương diện dạy dựa vào năng lực 102 Bảng 3.11. Nhận định của giáo viên về những hình thức đánh giá phù hợp cho dạy học môn Công nghệ hiện hành dưới phương diện dạy dựa vào năng lực 104 Bảng 4.1. Ví dụ xác định yêu cầu cần đạt chung trong môn Công nghệ 9 112 Bảng 4.2. Thiết kế nhiệm vụ học tập dựa vào dự án 'Thiết kế mạch đèn cầu thang hai công tắc ba cực điều khiển một đèn' 122 Bảng 4.3. Thiết kế nhiệm vụ học tập dựa vào dự án 'Thiết kế mạch đèn phòng ngủ hai công tắc ba cực điều khiển một đèn' 126 Bảng 4.4. Thiết kế nhiệm vụ học tập dựa vào dự án 'Thiết kế mạch đèn hành lang hai công tắc ba cực điều khiển một đèn' 130 Bảng 4.5. Tiến trình dạy học 'Bài 9 - Mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn' 134 Bảng 4.6. Phiếu danh mục kiểm tra sản phẩm dự án 138 Bảng 4.7. Kết quả kiểm tra 'Independent Samples T-test' về điểm trung bình của học sinh trong bài kiểm tra trước thực nghiệm 142 Bảng 4.8. Kết quả kiểm tra 'Independent Samples T-test' về điểm trung bình của học sinh trong bài kiểm tra sau thực nghiệm 144 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Cơ sở pháp lý Nghị Quyết số 29/NQ/TW của Đảng về đổi mới toàn diện giáo dục Việt Nam đã xác định rõ quan điểm chỉ đạo chuyển đổi mạnh mẽ giáo dục từ nền giáo dục chủ yếu trang bị kiến thức sang nền giáo dục định hướng năng lực người học; lý thuyết gắn với thực hành; giáo dục học sinh vừa đáp ứng yêu cầu xã hội vừa phát triển tiềm năng cá nhân; tập trung hướng dẫn cách học, dạy cách nghĩ và cách tự học. Theo Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 3/10/2017, BGDĐT thực hiện chủ trương chuyển đổi giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng năng lực học sinh từ năm học 2017-2018, trong đó khuyến khích giáo viên căn cứ vào sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn chủ đề, rà soát nội dung của chủ đề, sắp xếp lại nội dung bài học để thực hiện hoạt động dạy học dựa vào năng lực phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường [4]. CTGDPT 2018 môn Công nghệ đã mô tả rõ ràng các năng lực công nghệ cần giáo dục cho học sinh thông qua dạy học môn Công nghệ [5]. Điều này đặt ra hai vấn đề cấp thiết, đó là (1) chuyển đổi dạy học môn Công nghệ hiện hành dựa vào năng lực nhằm giúp học sinh đạt được tất cả các năng lực công nghệ như CTGDPT 2018 môn Công nghệ yêu cầu; và (2) chuẩn bị và định hướng cho việc thiết kế và thực hiện dạy học dựa vào năng lực trong CTGDPT 2018 môn Công nghệ. Cả hai vấn đề này điều có chung bản chất là việc nghiên cứu và áp dụng dạy học dựa vào năng lực trong môn Công nghệ (kể cả môn Công nghệ hiện hành và CTGDPT 2018 môn Công nghệ) nhằm giúp học sinh phát triển các năng lực công nghệ (bao gồm: nhận thức, giao tiếp, sử dụng và đánh giá công nghệ, và thiết kế kỹ thuật). Vào thời điểm luận án này được tiến hành, sách giáo khoa cho CTGDPT 2018 môn Công nghệ chưa được phát triển và áp dụng trong thực tế nhà trường phổ thông. Do vậy, luận án này sẽ tiến hành áp dụng dạy học dựa vào năng lực trong môn Công nghệ hiện hành bậc THCS. Tuy nhiên, khung lý thuyết mà luận án hướng tới là áp dụng cho cả môn Công nghệ hiện hành và CTGDPT 2018 môn Công nghệ. 1.2. Cơ sở lý luận Giáo dục dựa vào năng lực - còn được biết đến như giáo dục dựa trên trình độ, dựa trên thành thạo và dựa trên thành tích, dựa trên kết quả - đã nhận được sự quan tâm ngày càng nhiều trong những năm gần đây như một phương pháp giáo dục có thể giúp đảm bảo rằng học sinh tốt nghiệp phổ thông với kiến thức và kỹ năng cần thiết cho đại học và sự nghiệp của họ [70]. Trong giáo dục dựa vào năng lực, học sinh phải thể hiện sự thông thạo nội dung khóa học để được tiến lên cấp độ học tập sâu hơn với nhịp học riêng, thay vì một bài giảng cố định chung cho tất cả lớp học [70]. Ngày nay, giáo dục dựa vào năng lực trở thành mô hình giáo dục nền tảng cho cải cách giáo dục trong thế kỉ 21. Giáo dục dựa vào năng lực đã có một lịch sử phát triển lên đến 100 năm và được ứng dụng trong nhiều cấp học khác nhau. Tuy nhiên, những nghiên cứu và áp dụng của dạy học dựa vào năng lực trong giáo dục phổ thông là mới thực sự phát triển mạnh mẽ trong 5 năm gần đây. Bằng chứng cho thấy điều này là có đến 70% tài liệu quốc tế về dạy học dựa vào năng lực liên quan đến giáo dục phổ thông được tìm thấy và phân tích trong đề tài có tuổi đời nhỏ hơn 5 tuổi. Thêm nữa, những quan niệm về giáo dục dựa vào năng lực cũng liên tục được sửa đổi cho phù hợp với thực tế giáo dục, và gần đây nhất là sự cập nhật một định nghĩa mới về giáo dục dựa vào năng lực năm 2019 trong giáo dục phổ thông [108]. Điều này khiến cho những nghiên cứu trước đây về dạy học dựa vào năng lực trong giáo dục phổ thông, một phần đã trở nên lỗi thời, không phù hợp với quan niệm mới. Do đó, mặc dù dạy học dựa vào năng lực không phải là một chủ đề mới, nhưng các quan niệm mới trong giáo dục dựa vào năng lực đã khiến cho vấn đề nghiên cứu dạy học dựa vào năng lực trong giáo dục phổ thông trở nên mới mẻ, cấp thiết trong bối cảnh hiện nay, kế thừa, không trùng lặp nội dung trong các nghiên cứu trước đây. 1.3. Cơ sở thực tiễn Trong khía cạnh dạy học môn Công nghệ ở trường THCS cho thấy có tới 67,8% quan điểm giáo viên công nghệ cho rằng nội dung kiến thức môn Công nghệ hiện hành có phần chưa gắn liền với thực tiễn; có 48,3% giáo viên khẳng định người học gặp khó khăn để vận dụng kiến thức vào thực tế; 57,8% giáo viên báo cáo gặp khó khăn trong dạy một số nội dung trong sách giáo khoa theo hướng gắn với thực tế nên thường bỏ qua [36]. Điều này đặt ra vấn đề cấp thiết trong việc chuyển đổi dạy học môn Công nghệ hiện hành theo hướng dựa vào năng lực để làm tăng tính thực tiễn của chương trình hiện hành, giúp học sinh dễ dàng áp dụng kiến thức công nghệ vào trong cuộc sống hơn. Mặt khác, trong khoảng một thập kỉ trở lại đây, đã có nhiều luận án tập trung nghiên cứu dạy học môn Công nghệ theo hướng phát triển các năng lực cụ thể, ví dụ tài liệu [23] tập trung về dạy học Công nghệ nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo; tài liệu [49] bàn luận trực tiếp đến vấn đề đánh giá kết quả học tập trong dạy học môn Công nghệ bậc THPT theo tiếp cận năng lực; và nhiều nghiên cứu liên quan khác. Tuy nhiên, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào bàn luận thỏa đáng về vấn đề dạy học môn Công nghệ dựa vào năng lực ở trường THCS nhằm giúp học sinh đạt được tất cả các năng lực công nghệ như CTGDPT 2018 môn Công nghệ yêu cầu. Từ các lí do trong cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn ở trên cho thấy việc nghiên cứu đề tài “Dạy học môn Công nghệ dựa vào năng lực ở trường Trung học cơ sở” trở nên cấp thiết, mới mẻ, kế thừa và không trùng lặp nội dung trong các nghiên cứu trước đây. 2. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa một mô hình dạy học và đề xuất tiến trình thiết kế dạy học môn Công nghệ dựa vào năng lực ở trường THCS nhằm giúp học sinh phát triển các năng lực công nghệ như CTGDPT 2018 môn Công nghệ yêu cầu. 3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Khách th ... .60 7. Giáo viên cho rằng những hình thức đánh giá nào phù hợp cho dạy học môn Công nghệ? Ranks Mean Rank 1- Quan sát sản phẩm 6.70 2- Quan sát quy trình tại chỗ 6.58 3- Kiểm tra kĩ năng trên công việc thực tế 5.64 4- Kiểm tra kĩ năng trên dự án thực tế 5.59 5- Sản phẩm mô phỏng 5.53 6- Quá trình mô phỏng 6.08 7- Kiểm tra bằng chứng trước đây (chứng nhận, bảng điểm, hồ sơ) 5.31 8- Vấn đáp 5.91 9- Câu hỏi viết 6.33 10- Trắc nghiệm 6.23 11- Phiếu xếp hạng rubric 6.11 Phụ lục 5: Bài kiểm tra thực nghiệm BÀI KIỂM TRA TRƯỚC THỰC NGHIỆM Tên bài học trước: Bài 8 - Thực hành lắp mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn Họ và tên: ....................................... Lớp: ................................................ Điểm Nhận xét chung Tình huống: Một bức tường phòng khách có kích thước cao 2m6 dài 5m. Trong vai trò một người thợ hoặc kĩ sư, em hãy thiết kế một mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn. Các nhiệm vụ cụ thể: 1. Xác định vị trí đặt bảng điện, vị trí của hai bóng đèn trên bức tường. 2. Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện. 3. Lập bảng dự trù vật tư, thiết bị để lắp ráp mạch điện. TT Tên vật tư, thiết bị Số lượng Yêu cầu kỹ thuật 1 2 3 4 BÀI KIỂM TRA SAU THỰC NGHIỆM Tên bài học trước: Bài 9 - Mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn Họ và tên: ....................................... Lớp: ................................................ Điểm Nhận xét chung Tình huống: Hình dưới đây là một bức tường hành lang có kích thước cao 2m6 dài 8m. Trong vai trò một người thợ hoặc kĩ sư, em hãy thiết kế một mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn tại hành lang căn nhà. Các nhiệm vụ cụ thể: 1. Xác định vị trí đặt bóng đèn, vị trí của hai công tắc ba cực trên bức tường. 2. Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện và giải thích nguyên lý làm việc 3. Lập bảng dự trù vật tư, thiết bị để lắp ráp mạch điện với chi phí nhỏ hơn 300 nghìn đồng. TT Tên vật tư, thiết bị Số lượng Yêu cầu kỹ thuật 1 2 3 4 4. Nêu một số lưu ý trong quá trình lắp ráp mạch điện. Phụ lục 6: Nội dung Bài 9 - trong SGK Công nghệ 9 Phụ lục 7: Danh sách các trường được lựa chọn xem xét khảo sát TT Tên trường Địa chỉ 1 TH&THCS Chính Nghĩa Xã Chính Nghĩa, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên 2 TH&THCS Hồng Nam Xã Hồng Nam, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên 3 TH&THCS Nhân La Xã Nhân La, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên 4 THCS An Tảo Phường An Tảo, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên 5 THCS Bảo Khê Xã Bảo Khê, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên 6 THCS Chỉ Đạo Xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên 7 THCS Chu Mạnh Trinh Thị trấn Văn Giang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên 8 THCS Đại Đồng Xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên 9 THCS Đình Dù Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên 10 THCS Đồng Thanh Xã Đồng Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên 11 THCS Đức Hợp Xã Đức Hợp, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên 12 THCS Dương Phúc Tư Thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên 13 THCS Hiến Nam Phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên 14 THCS Hiệp Cường Xã Hiệp Cường, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên 15 THCS Hoàng Hanh Xã Hoàng Hanh, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên 16 THCS Hùng An Xã Hùng An, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên 17 THCS Hùng Cường Xã Hùng Cường, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên 18 THCS Lạc Hồng Xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên 19 THCS Lê Lợi Phường Lê Lợi, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên 20 THCS Long Hưng Xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên 21 THCS Lương Tài Xã Lương Tài, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên 22 THCS Lý Thường Kiệt Xã Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên 23 THCS Mễ Sở Xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên 24 THCS Minh Châu Xã Minh Châu, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên 25 THCS Minh Hải Xã Minh Hải, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên 26 THCS Minh Khai Phường Minh Khai, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên 27 THCS Nghĩa Trụ Xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên 28 THCS Ngọc Thanh Xã Ngọc Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên 29 THCS Nguyễn Tất Thành Phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên 30 THCS Như Quỳnh Thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên 31 THCS Phạm Ngũ Lão Xã Phạm Ngũ Lão, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên 32 THCS Phú Cường Xã Phú Cường, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên 33 THCS Phú Thịnh Xã Phú Thịnh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên 34 THCS Phương Chiểu Xã Phương Chiểu, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên 35 THCS Tân Lập Xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên 36 THCS Tân Tiến Xã Tân Tiến, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên 37 THCS Thắng Lợi Xã Thắng Lợi, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên 38 THCS Thanh Long Xã Thanh Long, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên 39 THCS thị trấn Lương Bằng Thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên 40 THCS thị trấn Văn Giang Thị trấn Văn Giang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên 41 THCS Thọ Vinh Xã Thọ Vinh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên 42 THCS Toàn Thắng Xã Toàn Thắng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên 43 THCS Trung Hoà Xã Trung Hoà, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên 44 THCS Trung Hưng Xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ, tỉn Hưng Yên 45 THCS Trung Nghĩa Xã Trung Nghĩa, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên 46 THCS Trưng Trắc Xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên 47 THCS Việt Cường Xã Việt Cường, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên 48 THCS Việt Hưng Xã Việt Hưng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên 49 THCS Vĩnh Khúc Xã Vĩnh Khúc, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên 50 THCS Vĩnh Xá Xã Vĩnh Xá, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên 51 THCS Xuân Quan Xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên Phụ lục 8: Giáo án lớp đối chứng Ngày soạn: 09/02/2019. Ngày giảng: 13, 20/02/2019 Lớp dạy: 9B. Giáo viên: Đào Văn Cầu Tiết 22, 23: BÀI 9. THỰC HÀNH LẮP MẠCH ĐIỆN HAI CÔNG TẮC BA CỰC ĐIỀU KHIỂN MỘT ĐÈN A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: Hiểu được quy trình lắp đặt mạch điện 2 công tắc 3 cực điều khiển 1 đèn 2. Rèn kĩ năng: Lắp đặt được mạch điện 2 công tắc 3 cực điều khiển 1 đèn 3. Thái độ: Làm việc nghiêm túc, kiên trì, cẩn thận, khoa học B. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Bảng điện mẫu,dụng cụ: kìm, tua vít, dao nhỏ, băng cách điện, bút thử điện - Vật liệu: mỗi nhóm 1 bảng điện 20x16cm, 1 cầu chì, 2 công tắc 3 cực, 1 đui đèn, 1 bóng đèn, 1 phích cắm điện, 2m dây. 2. Học sinh : Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của giáo viên C. Tiến trình lên lớp I. Ổn định tổ chức (1p): Điểm danh II. Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS lên bảng vẽ sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt? III. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cần đạt 1. Hoạt động khởi động + Kỹ thuật: Chia nhóm + Phương pháp: Giảng giải + Năng lực: Tự học + Phẩm chất: Tự tin HĐ 1: Dụng cụ, vật liệu và thiết bị GV: kiểm tra sự chuẩn bị những dụng cụ, vật liệu, thiết bị của các nhóm. GV: yêu cầu nhóm trưởng lên nhận dụng cụ, vật liệu, thiết bị về cho nhóm mình thực hành HS: nhóm trưởng lên nhận dụng cụ, vật liệu, thiết bị về cho nhóm mình thực hành. 2. Hoạt động luyện tập + Kỹ thuật: Bàn tay nặn bột + Phương pháp: Giảng giải, làm mẫu, hướng dẫn. + Năng lực: Tự học, giao tiếp, hợp tác, tính toán, thẩm mỹ + Phẩm chất: Tự tin, chăm chỉ, chấp hành kỉ cương HĐ 2: Nội dung và trình tự thực hành GV: hướng dẫn và làm mẫu cho HS Bước 4: Nối dây mạch điện: HS: Các nhóm quan sát và làm theo GV: Đi uốn nắn, chỉ dẫn cho các nhóm còn lúng túng. GV yêu cầu HS ngừng thực hành thu dọn dụng cụ, vật liệu. Gv : + Hướng dẫn HS đánh giá kết quả bài thực hành thông qua các tổ kiểm tra chéo sản phẩm của nhau. + GV nhận xét đánh giá chung sản phẩm của các nhóm I. Dụng cụ, vật liệu và thiết bị - Dụng cụ: kìm, tua vít, dao nhỏ, băng cách điện, bút thử điện, thước kẻ, bút chì. - Vật liệu: mỗi nhóm 1 bảng điện 20x16cm, 1 cầu chì, 2 công tắc ba cực, 2 đui đèn, 2 bóng đèn, 1 phích cắm điện, 2m dây. II. Nội dung và trình tự thực hành 3. Lắp đặt mạch điện Vạch dấu à khoan lỗ à lắp đặt TBĐ của BĐ à nối dây mạch điện *B4: Nối dây mạch điện. - Đo và luồn dây dẫn qua lỗ luồn dây của bảng điện - Nối các đầu dây vào các thiết bị điện của bảng điện. 3. Hoạt động tìm tòi mở rộng GV dặn dò HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị cho tiết sau thực hành tiếp. Ngày soạn: 22/02/2019. Ngày giảng: 27/02/2019, 06/03/2019 Lớp dạy: 9B. Giáo viên: Đào Văn Cầu Tiết 24, 25: Bài 9. THỰC HÀNH: LẮP MẠCH ĐIỆN HAI CÔNG TẮC BA CỰC ĐIỀU KHIỂN MỘT ĐÈN A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: Hiểu được quy trình lắp đặt mạch điện 2 công tắc 3 cực điều khiển 1 đèn. 2. Rèn kĩ năng: Kiểm tra được mạch điện theo yêu cầu 3. Thái độ: Làm việc nghiêm túc, kiên trì, cẩn thận, khoa học B. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Bảng điện mẫu,dụng cụ: kìm, tua vít, dao nhỏ, băng cách điện, bút thử điện. - Vật liệu: mỗi nhóm 1 bảng điện 20x16cm, 1 cầu chì, 2 công tắc ba cực, 1 đui đèn, 1 bóng đèn, 1 phích cắm điện, 2m dây. 2. Học sinh : Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của giáo viên C.Tiến trình lên lớp I. Ổn định tổ chức: Điểm danh II. Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS lên nhắc lại quy trình lắp đặt mạch điện? III. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cần đạt 1. Hoạt động khởi động + Kỹ thuật:Chia nhóm + Phương pháp: Giảng giải + Năng lực: Tự học, giao tiếp + Phẩm chất: Tự tin HĐ 1: Dụng cụ, vật liệu và thiết bị GV: kiểm tra sự chuẩn bị những dụng cụ, vật liệu, thiết bị của các nhóm. GV: yêu cầu nhóm trưởng lên nhận dụng cụ, vật liệu, thiết bị về cho nhóm mình thực hành HS: nhóm trưởng lên nhận dụng cụ, vật liệu, thiết bị về cho nhóm mình thực hành. 2. Hoạt động luyện tập + Kỹ thuật: Bàn tay nặn bột + Phương pháp: Làm mẫu, hướng dẫn. + Năng lực: Tự học, giao tiếp, hợp tác, tính toán, thẩm mỹ + Phẩm chất: Tự tin, chăm chỉ, chấp hành kỉ cương HĐ 2: Nội dung và trình tự thực hành GV: hướng dẫn và làm mẫu cho HS Bước 5: Kiểm tra HS: các nhóm quan sát và làm theo GV: Đi uốn nắn, chỉ dẫn cho các nhóm còn lúng túng. GV yêu cầu HS ngừng thực hành thu dọn dụng cụ, vật liệu. Gv : + Hướng dẫn HS đánh giá kết quả bài thực hành thông qua các tổ kiểm tra chéo sản phẩm của nhau. + GV nhận xét đánh giá chung sản phẩm của các nhóm + Cho điểm các nhóm, nhận xét tinh thần, thái độ , ý thức học tập của HS. I. Dụng cụ, vật liệu và thiết bị - Dụng cụ: kìm, tua vít, dao nhỏ, băng cách điện, bút thử điện, thước kẻ, bút chì. - Vật liệu: mỗi nhóm 1 bảng điện 20x16cm, 1 cầu chì, 2 công tắc ba cực, 2 đui đèn, 2 bóng đèn, 1 phích cắm điện, 2m dây. II. Nội dung và trình tự thực hà 3.Lắp đặt mạch điện Vạch dấu à khoan lỗ à lắp đặt TBĐ của BĐ à nối dây mạch điện *B5: Kiểm tra mạch điện. - Đo và luồn dây dẫn qua lỗ luồn dây của bảng điện - Nối các đầu dây vào các thiết bị điện của bảng điện. 4. Hoạt động vận dụng: GV: Dựa vào mạch điện thực hành hôm nay hãy vẽ sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắp đặt gồm: 1 cầu chì, 1 ổ điện, 1 công tắc 2 cực điều khiển 1 bóng đèn. 2 công tắc 3 cực điều khiển 1 bóng đèn. 5. Hoạt đông tìm tòi mở rộng: - Về nhà tìm hiểu và vẽ lại sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt của gia đình em sử dụng cả công tắc 2 cực, 3 cực điều khiển đèn sợi đốt, đèn ống huỳnh quang, 1 cầu chì, 2 ổ điện. - Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết sau thực hành.
File đính kèm:
- luan_an_day_hoc_mon_cong_nghe_dua_vao_nang_luc_o_truong_trun.docx
- Luận án Bùi Minh Hải.pdf
- Tóm tắt luận án- TA.docx
- Tóm tắt luận án- TA.pdf
- Tóm tắt luận án- TV.docx
- Tóm tắt luận án- TV.pdf
- Tóm tắt về những điểm mới của LA.docx
- Tóm tắt về những điểm mới của LA.pdf