Luận án Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của chính phủ ở Việt Nam hiện nay

Trong các nền chính trị dân chủ hiện đại, kiểm soát quyền lực nhà nước mà

trọng tâm là kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp là điều kiện cơ bản để

bảo đảm thực hiện tự do, dân chủ chính trị. Bởi lẽ, quyền hành pháp do Chính

phủ đảm nhiệm là quyền lực nhà nước về tổ chức thực thi quyền lực, đưa pháp

luật vào đời sống xã hội. Hoạt động quản lý của Chính phủ bao trùm toàn bộ các

lĩnh vực trong phạm vi cả nước từ kinh tế, văn hóa xã hội cho đến lĩnh vực đối

ngoại và an ninh quốc phòng nên luôn trực tiếp đụng chạm đến mọi mặt của đời

sống xã hội, đến các lợi ích thiết thân nhất của người dân. Có thể nói sức mạnh

của quyền lực nhà nước trên thực tế được thể hiện trực tiếp thông qua quyền

hành pháp. Chính vì bộ phận quyền hành pháp là nơi tập trung quyền lực nhà

nước, tài sản, tiền tài của quốc gia nên luôn có xu hướng lạm dụng quyền lực mà

xâm phạm đến lợi ích của Nhân dân, biểu hiện rõ nhất là phần lớn các hành vi

tham nhũng thường liên quan đến cán bộ, công chức công tác trong ngành hành

pháp. Vì thế cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ bộ phận quyền lực này thông qua

việc tăng cường các thiết chế kiểm tra, giám sát cả từ phía Nhà nước và từ phía

xã hội nhằm ngăn ngừa tình trạng lạm quyền, hạn chế các hành vi vượt quá giới

hạn pháp luật trong thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ; khắc phục những

vấn đề bất cập để hoàn thiện thể chế, cơ chế, phương thức kiểm soát việc thực

hiện quyền hành pháp của Chính phủ; hướng tới xây dựng một Nhà nước pháp

quyền minh bạch, trong sạch, hiệu lực và hiệu quả.

Ở Việt Nam, kiểm soát thực hiện quyền lực nhà nước luôn là một quan

điểm quan trọng của Đảng, là một nguyên tắc hiến định, đồng thời không ngừng

được bổ sung cho phù hợp với từng giai đoạn cách mạng. Trong lần sửa đổi Hiến

pháp 1992 vào năm 2001, nguyên tắc “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự

phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các

quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” đã được hiến định tại Điều 2. Tiếp sau đó,

từ yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa (XHCN), Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 đã bổ

sung nội dung “kiểm soát quyền lực” vào thành một yếu tố mới của cơ chế quyền

lực nhà nước ở Việt Nam. Đặc biệt, với việc bổ sung cụm từ “kiểm soát” trong

Khoản 3 Điều 2 thì Hiến pháp 2013 đã tiến thêm một bước mới trong việc hiến

định nguyên tắc: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp,

kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,

hành pháp, tư pháp”. Bên cạnh đó, việc Hiến pháp năm 2013 định danh rõ ràng

Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp, Quốc hội là cơ quan thực hiện

quyền lập pháp, Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp đã tạo điều

kiện thuận lợi cho việc xác định phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan

thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp đồng thời thiết lập được cơ chế

phối hợp và kiểm soát hiệu quả giữa các cơ quan trong việc thực hiện ba quyền2

cơ bản trên. Chính các yếu tố này là cơ sở hiến định để xây dựng cơ chế kiểm

soát quyền lực nhà nước nói chung và kiểm soát thực hiện quyền hành pháp nói

riêng nhằm phòng, chống sự tha hóa của quyền lực nhà nước, đảm bảo cho

quyền lực nhà nước thực sự thuộc về Nhân dân.

pdf 227 trang kiennguyen 20/08/2022 5920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của chính phủ ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của chính phủ ở Việt Nam hiện nay

Luận án Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của chính phủ ở Việt Nam hiện nay
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP 
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 
NGUYỄN THỊ HOÀI PHƯƠNG 
KIỂM SOÁT VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN HÀNH PHÁP 
CỦA CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC 
HÀ NỘI - 2021 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP 
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 
NGUYỄN THỊ HOÀI PHƯƠNG 
KIỂM SOÁT VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN HÀNH PHÁP 
CỦA CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 
Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính 
Mã số : 9380102 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 
GS.TS. THÁI VĨNH THẮNG 
HÀ NỘI - 2021 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. 
Các kết quả nêu trong luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình 
nào khác. Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được 
trích dẫn đúng theo quy định. 
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án này. 
Tác giả luận án 
Nguyễn Thị Hoài Phương 
LỜI CÁM ƠN 
Tác giả luận án xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đối 
với GS.TS. Thái Vĩnh Thắng là người hướng dẫn khoa học của tôi. Thầy đã 
luôn tận tình hướng dẫn về khoa học, động viên khích lệ, tạo điều kiện tốt 
nhất trong việc học tập và nghiên cứu, giúp cho tôi vượt qua những khó 
khăn để hoàn thành bản luận án này. 
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các Thầy Cô trong Ban 
Giám hiệu, Khoa pháp luật Hành chính - Nhà nước, Phòng Đào tạo Sau đại 
học - Trường Đại học Luật Hà Nội; Ban Giám hiệu, các Thầy Cô, quý đồng 
nghiệp tại Trường Đại học Luật Huế; người thân, bạn bè đã nhiệt tình giúp 
đỡ, động viên, ủng hộ, chia sẻ để tác giả có những điều kiện tốt nhất trong 
suốt thời gian học tập và hoàn thành bản luận án. 
Xin trân trọng cảm ơn./. 
MỤC LỤC 
Trang phụ bìa 
Lời cam đoan 
Lời cảm ơn 
Mục lục 
Danh mục chữ viết tắt 
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 1 
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 3 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 4 
4. Cơ sở lý luận, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ............................. 5 
5. Những đóng góp mới của Luận án ............................................................... 7 
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................... 8 
7. Kết cấu của luận án ...................................................................................... 8 
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN 
ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................ 9 
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ....................................................... 9 
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về kiểm soát quyền lực nhà nước ............. 9 
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về vị trí, vai trò, tổ chức, thực hiện quyền 
hành pháp của Chính phủ và kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của 
Chính phủ .................................................................................................. 11 
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................ 18 
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam 18 
1.2.2. Các công trình nghiên cứu về vị trí, vai trò, tổ chức, thực hiện quyền 
hành pháp của Chính phủ và kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của 
Chính phủ ở Việt Nam ............................................................................... 24 
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu đề tài của luận án .............................. 35 
1.3.1. Những ưu điểm và kết quả nghiên cứu mà luận án sẽ kế thừa và tiếp 
tục phát triển .............................................................................................. 35 
1.3.2. Những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu trong luận án .................... 37 
1.4. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ..................................... 38 
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 40 
CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT VIỆC 
THỰC HIỆN QUYỀN HÀNH PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ ................................. 41 
2.1. Khái niệm, đặc điểm của kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp 
của Chính phủ .............................................................................................. 41 
2.1.1. Khái niệm kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ .......... 41 
2.1.2. Đặc điểm của kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ . 49 
2.2. Mục đích của kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ . 53 
2.3. Nội dung của kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ 56 
2.4. Chủ thể, hình thức kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của 
Chính phủ ..................................................................................................... 60 
2.4.1. Kiểm soát của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với việc thực hiện quyền 
hành pháp của Chính phủ. .......................................................................... 60 
2.4.2. Kiểm soát của các cơ quan nhà nước đối với việc thực hiện quyền 
hành pháp của Chính phủ. .......................................................................... 62 
2.4.3. Kiểm soát của các thiết chế xã hội đối với việc thực hiện quyền hành 
pháp của Chính phủ ................................................................................... 66 
2.5. Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở nước 
ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam ........................................................... 69 
2.5.1. Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở nước 
ngoài .......................................................................................................... 69 
2.5.2. Những kinh nghiệm cho Việt Nam .................................................. 79 
2.6. Những điều kiện bảo đảm hiệu quả hoạt động kiểm soát việc thực 
hiện quyền hành pháp của Chính phủ ........................................................ 82 
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 89 
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN 
HÀNH PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................... 90 
3.1. Thực trạng kiểm soát của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với việc thực 
hiện quyền hành pháp của Chính phủ ........................................................ 90 
3.2. Thực trạng kiểm soát của các cơ quan nhà nước đối với việc thực 
hiện quyền hành pháp của Chính phủ ...................................................... 101 
3.2.1. Thực trạng kiểm soát của Quốc hội đối với việc thực hiện quyền hành 
pháp của Chính phủ ................................................................................. 101 
3.2.2. Thực trạng kiểm soát của Chủ tịch nước đối với việc thực hiện quyền 
hành pháp của Chính phủ ......................................................................... 121 
3.2.3. Thực trạng kiểm soát của Toà án nhân dân đối với việc thực hiện 
quyền hành pháp của Chính phủ .............................................................. 123 
3.2.4. Thực trạng kiểm soát của Kiểm toán Nhà nước đối với việc thực hiện 
quyền hành pháp của Chính phủ .............................................................. 131 
3.3. Thực trạng kiểm soát của các thiết chế xã hội đối với việc thực hiện 
quyền hành pháp của Chính phủ. ............................................................. 133 
3.3.1. Thực trạng kiểm soát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành 
viên của Mặt trận đối với việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ........... 133 
3.3.2. Thực trạng kiểm soát của các phương tiện thông tin đại chúng đối với 
việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ....................................... 140 
3.3.3. Thực trạng kiểm soát trực tiếp của Nhân dân đối với việc thực hiện 
quyền hành pháp của Chính phủ. ............................................................. 144 
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ....................................................................................... 148 
CHƯƠNG 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM KIỂM SOÁT VIỆC THỰC 
HIỆN QUYỀN HÀNH PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ...... 149 
4.1. Các quan điểm bảo đảm kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp 
của Chính phủ ở Việt Nam ........................................................................ 149 
4.1.1. Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ phải gắn 
liền với việc đáp ứng các yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội 
chủ nghĩa. ................................................................................................ 149 
4.1.2. Bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong kiểm soát việc 
thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ. ............................................. 150 
4.1.3. Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ phải phù 
hợp với đòi hỏi hội nhập quốc tế của đất nước ........................................ 151 
4.1.4. Bảo đảm tính khách quan, toàn diện, đồng bộ, khả thi trong kiểm soát 
việc thực hiện quyền hành pháp. .............................................................. 154 
4.2. Giải pháp bảo đảm kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của 
Chính phủ ở Việt Nam hiện nay ............................................................... 155 
4.2.1. Nâng cao nhận thức về kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của 
Chính phủ ................................................................................................ 155 
4.2.2. Giải pháp bảo đảm kiểm soát của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với 
việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ. ...................................... 159 
4.2.3. Nhóm giải pháp bảo đảm kiểm soát của các cơ quan nhà nước đối với 
việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ. ...................................... 161 
4.2.4. Nhóm giải pháp bảo đảm kiểm soát của các thiết chế xã hội đối với 
việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ....................................... 175 
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ....................................................................................... 184 
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 185 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG 
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 
HĐDT : Hội đồng dân tộc 
KTNN : Kiểm toán Nhà nước 
MTTQ : Mặt trận Tổ quốc 
TAND : Toà án nhân dân 
TTCP : Thủ tướng Chính phủ 
UBTVQH : Uỷ ban Thường vụ Quốc hội 
VBQPPL : Văn bản qui phạm pháp luật 
XHCN : Xã hội chủ nghĩa 
1 
MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Trong các nền chính trị dân chủ hiện đại, kiểm soát quyền lực nhà nước mà 
trọng tâm là kiểm soát việc thực  ... , tài sản công, sử 
dụng hiệu quả nguồn lực quốc gia, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. 
- Về việc đưa ra các kiến nghị kiểm toán: Căn cứ vào kết quả kiểm toán, 
KTNN gửi nhiều kiến nghị đến Chính phủ, TTCP và Quốc hội liên quan đến việc 
quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Điển hình trong năm 2017, KTNN đề 
nghị Chính phủ, TTCP chỉ đạo Bộ Tài chính, các Bộ, ngành, cơ quan trung ương, 
địa phương, đơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời các kiến nghị xử lý 
tài chính của KTNN đối với niên độ ngân sách 2016; chỉ đạo Bộ Tài chính thu 
hồi nộp ngân sách trung ương đối với khoản kinh phí cấp bổ sung có mục tiêu để 
thực hiện nhiệm vụ đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xây dựng 
cơ sở dữ liệu đất đai năm 2015 của 30 địa phương 119 tỷ đồng; rà soát số tiền 
còn dư của nguồn thu bán tài sản trên đất, chuyển quyền sử dụng đất của các bộ, 
ngành và địa phương mở tại Kho bạc nhà nước nộp ngân sách nhà nước các 
khoản phải nộp theo quy định của Luật ngân sách nhà nước; Chỉ đạo Bộ Kế 
hoạch và đầu tư chấn chỉnh, rút kinh nghiệm đối với các hạn chế trong việc rà 
soát cơ cấu nguồn vốn ngân sách trung ương vượt tỷ lệ hỗ trợ quy định; giao 
ngân sách trung ương không đúng đối tượng, vượt tỷ lệ quy định; bố trí đối ứng 
ODA (ngân sách trung ương) khi chưa có quyết định đầu tư; Chỉ đạo Bộ Nội vụ 
rà soát, kiểm tra đối với các địa phương chưa tuyển đủ biên chế công chức nhưng 
số lượng lao động hợp đồng vượt; các địa phương tuyển vượt biên chế công chức 
và vượt số lượng lao động hợp đồng; đồng thời có lộ trình giảm số lượng công 
chức, lao động hợp đồng vượt; Chỉ đạo Bộ Tài chính và các đơn vị có liên quan 
nghiên cứu để tham mưu sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể trong việc quản lý nợ 
thuế cũng như cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đối với các chi 
nhánh; Chỉ đạo Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc xác định thuế giá trị gia tăng 
đối với trường hợp Nhà nước giao đất đã được san lấp mặt bằng gắn với cơ sở hạ 
tầng cho chủ đầu tư mà phần chi phí này do nhà nước đầu tư nhưng giao cho chủ 
đầu tư thực hiện và được khấu trừ vào tiền sử dụng đất phải nộp sau đó nhà đầu 
tư phân lô bán nền chuyển nhượng cho người mua (không bỏ chi phí đầu tư, 
không xây dựng nhà ở, công trình kiến trúc trên đất), thực tế chủ đầu tư đang 
không xác định thuế giá trị gia tăng đối với việc chuyển nhượng trên; Chỉ đạo Bộ 
Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan nghiên cứu để hướng dẫn 
việc quản lý, sử dụng đối với “đất ở không hình thành đơn vị ở” đảm bảo chặt 
chẽ, hiệu quả, phù hợp với thực tế, tránh thất thu Ngân sách nhà nước. Đối với 
việc sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách: KTNN kiến nghị Chính phủ, TTCP chỉ 
đạo các Bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương rà soát để hủy bỏ hoặc 
thay thế, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới 159 văn bản (hủy bỏ 27 văn bản; sửa 
đổi, bổ sung132 văn bản) gồm: 02 luật, 08 nghị định, 31 thông tư, 12 nghị quyết, 
38 quyết định, 68 văn bản khác không phù hợp với quy định chung của Nhà 
nước. Ngoài ra, liên quan đến vấn đề này, KTNN đề nghị Quốc hội ban hành 
nghị quyết chỉ đạo các đơn vị thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị 
hợp lý của KTNN, trong đó: Hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới 159 văn 
bản (02 luật, 08 nghị định, 31 thông tư, 12 nghị quyết, 38 quyết định, 68 văn bản 
khác) và chuyển 04 vụ việc sang Cơ quan Cảnh sát điều tra; 02 vụ việc kiến nghị 
cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo Cơ quan điều tra tiến hành điều tra [71, tr.50-52]. 
Trong năm 2018, KTNN thực hiện 232 cuộc kiểm toán, tính đến ngày 
30/9/2018 KTNN đã triển khai 211/232 cuộc kiểm toán, xét duyệt 140 dự thảo 
Báo cáo kiểm toán. Qua tổng hợp sơ bộ kết quả xử lý tài chính của 140 BCKT là 
56.009 tỷ đồng (thu về NSNN 8.385 tỷ đồng, giảm chi NSNN 17.555 tỷ đồng, 
kiến nghị xử lý khác 30.069 tỷ đồng), kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, 
thay thế 41 văn bản (06 nghị quyết, 12 thông tư, 08 quyết định và 15 văn bản 
khác) nhằm bịt chỗ hổng, tránh thất thoát, lãng phí. Qua kiểm toán cũng đã phát 
hiện và kiến nghị chấn chỉnh kịp thời nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập trong công 
tác quản lý, điều hành, sử dụng tài chính công, tài sản công của các bộ, ngàng và 
đơn vị được kiểm toán. Trong đó nổi bật là hoạt động kiểm toán, đánh giá việc 
quản lý, sử dụng vốn ODA giai đoạn 2015-2017, KTNN kiến nghị xử lý tài 
chính 2.651,5 tỷ đồng và đã chỉ rõ một số hạn chế, bất cập, thiếu sót trong quản 
lý, sử dụng nguồn kinh phí; Kiểm toán, đánh giá công tác quản lý hoàn thuế giá 
trị gia tăng năm 2017 KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính, thu hồi về NSNN 96,9 
tỷ đồng và kiến nghị khác 1.257,3 tỷ đồng liên quan đến việc hoàn thuế GTGT 
[72, tr.5]. 
- Về việc kiểm tra tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán: Với 
tinh thần làm việc quyết liệt, nghiêm túc, quyết tâm cao của lãnh đạo và các 
Kiểm toán viên của KTNN, việc thực hiện kiến nghị kiểm toán đã đạt được nhiều 
kết quả đáng khích lệ: Kết quả kiểm tra tình hình thực hiện kiến nghị kiểm toán 
năm 2016 về niên độ ngân sách 2015 của KTNN trong năm 2017 cho thấy hầu 
hết các đơn vị được kiểm toán đã chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc các kết luận, 
kiến nghị của KTNN, trong đó kiến nghị xử lý tài chính thực hiện đến 
31/12/2016 là 30.082 tỷ đồng, đạt 78,2% tổng số kiến nghị, có tăng so với năm 
2014 và năm 2015 (năm 2014 đạt 64,3%, năm 2015 đạt 75,6%,), trong đó tăng 
thu, giảm chi ngân sách nhà nước 13.477 tỷ đồng, đạt 75%; liên quan đến việc 
sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách đã có 40/150 văn bản đã được Chính phủ, các 
bộ ngành và địa phương thực hiện hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung theo kiến nghị của 
KTNN, các kiến nghị khác đang được các đơn vị nghiên cứu sửa đổi theo quy 
định ban hành văn bản [71, tr.48-49]. Trong năm 2018, tính đến thời điểm ngày 
30/9/2018, các đơn vị được kiểm toán và các đơn vị có liên quan đã thực hiện 
50.020,5 tỷ đồng, đạt 55,1% tổng số kiến nghị xử lý tài chính, bằng 95,9% so với 
cùng kỳ năm 2017 (57,4%); đã thực hiện theo kiến nghị của KTNN sửa đổi, bổ 
sung, thay thế, hủy bỏ 07 văn bản nhằm bịt chỗ hổng thất thoát, lãng phí từ cơ 
chế, chính sách (02 Thông tư, 01 Quyết định, 04 văn bản khác). Ngoài ra, sự tích 
cực trong hoạt động kiểm tra tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán 
của KTNN còn thể hiện ở việc sau khi báo cáo kiểm toán được gửi tới các cơ 
quan và cá nhân có thẩm quyền theo quy định, Tổng KTNN tiếp tục duy trì việc 
gửi thông báo các kết quả và kiến nghị kiểm toán chủ yếu đến người đứng đầu 
đơn vị được kiểm toán và các cơ quan liên quan để chỉ đạo, đôn đốc thực hiện 
kiến nghị và tăng cường phối hợp công tác. Qua đó, bảo đảm sự phối hợp giữa 
chặt chẽ giữa KTNN với các Bộ, ngành, cơ quan trung ương trong hoạt động 
kiểm toán ngày càng chặt chẽ; góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán 
việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ [71, tr.48-49]. 
Phụ lục 8: Kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán đối với niên độ ngân 
sách năm 2015 
Kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán đối với niên độ ngân sách năm 2015 
Đơn vị tính: Tỷ đồng 
TT Nội dung Số kiến nghị Số thực 
hiện 
Tỷ lệ 
(%) 
1 2 3 4 5=4/3 
 Tổng cộng 38.450,4 30.082,2 78,2 
1 Tăng thu Ngân sách nhà nước 
(Thuế, phí) 
4.248,3 2.434,4 57,3 
2 Tăng thu khác Ngân sách nhà 
nước 
8.341,3 7.833,7 93,9 
3 Giảm kinh phí thường xuyên 1.558,4 979,2 62,8 
4 Giảm chi phí đầu tư xây dựng 3.834,2 2.230,2 58,2 
5 Xử lý nợ đọng, cho vay tạm 
ứng, ghi thu – ghi chi 
9.339 7.380,4 79,0 
6 Các khoản phải nộp, hoàn trả 
và quản lý qua ngân sách nhà 
nước 
11.128,4 9.224,3 82,9 
(Nguồn: Kiểm toán Nhà nước (2018), Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 
2017, tr.49) 
Phụ lục 9: Những kết quả nổi bật Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc 
bổ sung, hoàn thiện các chủ trương, đường lối của Đảng về công tác cán bộ 
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi 
xướng và lãnh đạo từ Đại hội VI của Đảng đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, 
Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khoá đã ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết, chỉ 
thị, quy định, quy chế,... về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ, từng 
bước hoàn thiện chủ trương, quan điểm của Đảng về công tác cán bộ và xây 
dựng đội ngũ cán bộ; đặc biệt đến Đại hội XII, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ 
Chính trị, Ban Bí thư đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc rà soát, bổ sung, sửa đổi 
và ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Quy định, Quy chế,... về công tác cán bộ 
và xây dựng đội ngũ cán bộ để thực hiện. Ban Chấp hành Trung ương ban hành 
Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19-5-2018, về “Tập trung xây dựng đội ngũ cán 
bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm 
nhiệm vụ” và Quy định số 08-QĐi/TW, ngày 25-10-2018, về “Trách nhiệm nêu 
gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí 
thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương”. Bộ Chính trị ban hành Quy định số 
55-QĐ/TW, ngày 19-12-2016, về “Một số việc cần làm ngay để tăng cường trách 
nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên”; Kết luận số 12-KL/TW, ngày 22-3-
2017, về “Sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định về công tác cán bộ”; Quy 
định số 85-QĐ/TW, ngày 23-5-2017, về “Kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản 
của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý”; Quy định số 89-
QĐ/TW, ngày 4-8-2017, về “Khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung 
tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp” và Quy định số 90-QĐ/TW, 
ngày 4-8-2017, về “Tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện 
Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý”, làm cơ sở để các 
cấp ủy, tổ chức đảng cụ thể hóa tiêu chí đánh giá đối với cán bộ; Quy định số 98-
QĐ/TW, ngày 7-10-2017, về “Luân chuyển cán bộ”; Quy định số 102-QĐ/TW, 
ngày 15-11-2017, về “Xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm”, quy định cụ thể về thời 
hiệu xử lý kỷ luật đối với đảng viên vi phạm, khắc phục tư tưởng “tư duy nhiệm 
kỳ” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và quan niệm khi đã nghỉ hưu hoặc chuyển 
công tác khác là “hạ cánh an toàn”; Quy định số105-QĐ/TW, ngày 19-12-2017, 
về “Phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử” để thay thế 
Quy định số 67, 68-QĐ/TW, của Bộ Chính trị khóa X, với tinh thần đổi mới là 
đẩy mạnh việc phân cấp quản lý cán bộ và bổ sung, hoàn thiện quy trình 5 bước 
khi tiến hành bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử, bảo đảm dân chủ, khách 
quan, công khai, minh bạch, chặt chẽ hơn. 
Ban Bí thư đã ban hành Công văn số 13-CV/TW, ngày 17-8-2016, về “Xác 
định tuổi công tác của đảng viên”, lấy ngày, tháng, năm sinh trong hồ sơ kết nạp 
Đảng của đảng viên làm căn cứ để tính tuổi công tác, chấm dứt tình trạng “chạy 
tuổi” của cán bộ, đảng viên đã diễn ra trong nhiều năm qua; Quy định số 109-
QĐ/TW, ngày 3-1-2018, của Ban Bí thư, về “Công tác kiểm tra của tổ chức đảng 
đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên”; Kết 
luận số 55-KL/TW, ngày 15-8-2019, của Ban Bí thư, về “Tiếp tục chấn chỉnh 
công tác cán bộ, chuẩn bị tốt nhân sự đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của 
Đảng” [156]. 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_kiem_soat_viec_thuc_hien_quyen_hanh_phap_cua_chinh_p.pdf
  • docx1V_TTDIEMOITVLANTHPHUONG.docx
  • pdf1V_TTDIEMOITVLANTHPHUONG.pdf
  • docx2A_TTDMENGLISHLANTHPHUONG.docx
  • pdf2A_TTDMENGLISHLANTHPHUONG.pdf
  • pdf4E_TOMTATENGLISHLACTNTHPHUONG23_12.pdf
  • pdf4V_TOMTATTVLANTH PHUONG 23_12.pdf