Luận án Nghiên cứu hệ sinh thái hồ tây trong điều kiện biến đổi khí hậu

Hồ Tây với diện tích mặt nước hơn 500 ha, là hồ đô thị lớn nhất của

Thủ đô Hà Nội. Hồ Tây có hệ động thực vật vô cùng phong phú và được xếp

trong số 500 hồ có giá trị cần được bảo tồn trên thế giới (ILEC, 2009) [74].

Bên cạnh giá trị đặc sắc về đa dạng sinh học, Hồ Tây còn có nhiều chức năng

quan trọng như điều hòa khí hậu, kiểm soát thiên tai, kiểm soát ô

nhiễm Cùng với các di tích lịch sử, văn hóa tín ngưỡng đã tồn tại qua nhiều

thế kỷ, Hồ Tây là tài sản vô giá của người dân Hà Nội. Tuy nhiên, quá trình

phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa tại Hà Nội cũng như khu vực quanh

Hồ Tây diễn ra một cách nhanh chóng đã gây nhiều tác động bất lợi đến hành

lang hồ cũng như nguồn nước hồ dẫn đến hệ quả suy giảm chất lượng nước

mặt, gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong hồ [50].

Hiện nay, một trong những thách thức lớn nhất mà nhân loại đang phải

đối mặt là vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. Hội nghị thượng đỉnh về BĐKH

ở Copenhagen (Đan Mạch) tháng 12 năm 2009 đã chính thức xác nhận Việt

Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của BĐKH.

Hà Nội cũng không nằm ngoài vùng ảnh hưởng đó. Theo đánh giá của UBND

thành phố Hà Nội trong “Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH thành phố

Hà Nội” về tác động của BĐKH đối với hệ sinh thái hồ Hà Nội thì BĐKH với

xu hướng nhiệt độ tăng cao dẫn đến nhiệt độ nước cũng tăng lên, ảnh hưởng rất

lớn đến sự duy trì các hệ sinh thái thủy sinh ở Hà Nội, trong đó có Hồ Tây [46].

pdf 190 trang kiennguyen 19/08/2022 4380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu hệ sinh thái hồ tây trong điều kiện biến đổi khí hậu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu hệ sinh thái hồ tây trong điều kiện biến đổi khí hậu

Luận án Nghiên cứu hệ sinh thái hồ tây trong điều kiện biến đổi khí hậu
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 
VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 
NGUYỄN TRÂM ANH 
NGHIÊN CỨU HỆ SINH THÁI HỒ TÂY TRONG 
ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 
LUẬN ÁN TIẾN SỸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 
HÀ NỘI - 2021 
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 
VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 
NGHIÊN CỨU HỆ SINH HỒ TÂY TRONG 
ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 
Ngành: Biến đổi khí hậu 
Mã số: 9440221 
LUẬN ÁN TIẾN SỸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 
Tác giả luận án 
(Ký, ghi rõ họ tên) 
Nguyễn Trâm Anh 
Giáo viên hướng dẫn 1 
(Ký, ghi rõ họ tên) 
PGS. TS. Trịnh Thị Thanh 
Giáo viên hướng dẫn 2 
(Ký, ghi rõ họ tên) 
PGS. TS. Đoàn Hương Mai 
HÀ NỘI – 2021 
i 
MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 
1. Tính cấp thiết và mục tiêu của luận án ................................................................. 1 
1.1 Tính cấp thiết của luận án .............................................................................................. 1 
1.2 Mục tiêu của luận án ...................................................................................................... 2 
2. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 2 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3 
3.1 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................ 3 
3.2 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................... 3 
4. Luận điểm nghiên cứu của luận án ....................................................................... 3 
5. Những đóng góp mới của luận án ......................................................................... 5 
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................................................... 5 
7. Cấu trúc của luận án .............................................................................................. 6 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG 
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HỆ SINH THÁI HỒ .............................................. 7 
1.1Tổng quan về tác động của biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái hồ ................ 7 
1.1.1Tác động biến đổi khí hậu đến các thành phần phi sinh học của hệ sinh thái hồ đô 
thị ........................................................................................................................................... 8 
1.1.2 Ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học ................................................. 18 
1.1.3 Các chiến lược giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái hồ ....... 19 
1.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước về hệ sinh thái và biến đổi khí hậu đối 
với hệ sinh thái Hồ Tây ........................................................................................... 20 
1.2.1 Tổng quan về sự phát triển hệ sinh thái Hồ Tây ..................................................... 20 
1.2.2 Nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đối với hồ đô thị ở Việt Nam và Hồ 
Tây ....................................................................................................................................... 28 
1.3 Tiểu kết luận chương 1 ...................................................................................... 31 
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 33 
ii 
2.1 Địa điểm và đối tượng nghiên cứu ................................................................... 33 
2.1.1 Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 33 
2.1.2 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 36 
2.1.3 Địa điểm và thời gian thu mẫu ................................................................................. 37 
2.2 Thời gian nghiên cứu và nguồn số liệu ............................................................ 39 
2.2.1 Nghiên cứu về tính chất khí hậu (1960- 2019) ....................................................... 39 
2.2.2 Đặc điểm hệ sinh thái ................................................................................................ 40 
2.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 41 
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................... 41 
2.3.2 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng trong phòng thí nghiệm .............. 43 
2.3.3 Phương pháp xử lí số liệu ......................................................................................... 44 
2.3.4 Các phương pháp đánh giá tổng hợp ....................................................................... 44 
2.3.5 Phương pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu ............................................ 49 
2.4 Tiểu kết luận chương 2 ...................................................................................... 52 
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI 
KHÍ HẬU ĐỔI VỚI HỆ SINH THÁI HỒ TÂY .............................................. 53 
3.1 Đánh giá hiện trạng và vai trò của hệ sinh thái Hồ Tây .................................. 53 
3.1.1 Đánh giá hiện trạng chất lượng nước Hồ Tây .............................................. 53 
3.1.2 Đánh giá chất lượng nước Hồ Tây giai đoạn 2010 - 2020 ........................... 61 
3.1.3 Đánh giá hiện trạng thành phần thực vật phù du Hồ Tây ....................................... 68 
3.1.4 Đánh giá hiện trạng khu hệ cá Hồ Tây .................................................................... 71 
3.1.5 Đánh giá các giá trị/chức năng của dịch vụ hệ sinh thái Hồ Tây ........................... 75 
3.2 Đánh giá mức độ biến đổi khí hậu ở khu vực Hà Nội trong 60 năm ............. 81 
3.2.1 Xu thế biến đổi của nhiệt độ trong 60 năm.............................................................. 81 
3.2.2 Đánh giá mức độ biến đổi lượng mưa trong vòng 60 năm ..................................... 86 
3.2.3 Các hiện tượng thời tiết cực đoan ............................................................................ 88 
3.2.4 Kịch bản biến đổi khí hậu và dự báo tác động cho khu vực Hà Nội ..................... 91 
iii 
3.3 Tác động của biến đổi khí hậu hệ sinh thái Hồ Tây ........................................ 93 
3.3.1 Nhận diện mối quan hệ giữa nhiệt độ, các thông số dinh dưỡng và sự phát triển 
của tảo.................................................................................................................................. 93 
3.3.2 Tác động của biến đổi khí hậu đến sự phát triển thực vật phù du .......................... 98 
3.3.3 Tác động của biến đổi khí hậu đối với chất lượng nước Hồ Tây ......................... 105 
3.3.4 Tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng khu hệ cá Hồ Tây ............................ 109 
3.3.5 Tác động của biến đổi khí hậu tới dịch vụ hệ sinh thái ........................................ 113 
3.4 Tiểu kết luận chương 3 ................................................................................... 115 
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG 
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ......................................................................................... 119 
4.1 Nguyên tắc xây dựng các giải pháp giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu . 119 
4.2 Áp dụng phương pháp SWOT xây dựng các giải pháp giảm thiểu tác động 
của BĐKH thúc đẩy hệ sinh thái Hồ Tây phát triển bền vững ......................... 121 
4.2.1 Mục tiêu 1. Khôi phục và duy trì chất lượng nước ............................................... 121 
4.2.2 Mục tiêu 2. Bảo tồn đa dạng sinh học .................................................................... 124 
4.2.3 Mục tiêu 3. Hài hòa với quá trình đô thị hóa tại Hồ Tây ...................................... 125 
4.3 Đề xuất các nhóm giải pháp cụ thể ................................................................ 128 
4.4 Tiểu kết luận chương 4 ................................................................................... 136 
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 138 
A. Kết luận............................................................................................................. 138 
B. Khuyến nghị ..................................................................................................... 140 
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN 
ÁN .......................................................................................................................... 141 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 142 
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 154 
iv 
DANH MỤC BẢNG 
Bảng 1.1: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới yếu tố sinh thái của hồ .......... 10 
Bảng 1.2: Tác động của biến đổi khí hậu tới chất lượng nước hồ ................. 12 
Bảng 1.3: Hàm lượng BOD5, COD trong nước Hồ Tây từ 1990 - 1998 ............ 21 
Bảng 2.1: Vị trí lấy mẫu đợt 1 ......................................................................... 38 
Bảng 2.2: Vị trí lấy mẫu đợt 2 ......................................................................... 39 
Bảng 2.3: Các phương pháp phân tích hóa học .............................................. 43 
Bảng 2.4: Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nước theo WQI ........................... 45 
Bảng 2.5: Phân loại chất lượng nước theo chỉ số phú dưỡng ......................... 47 
Bảng 2.6: Các chi, loài tảo điển hình có khả năng chịu ô nhiễm .................... 48 
Bảng 2.7: Đánh giá hệ số tương quan ............................................................. 49 
Bảng 2.8: Tổng hợp phương pháp đánh giá tác động biến đổi khí hậu với hệ 
sinh thái Hồ Tây .............................................................................................. 51 
Bảng 3.1: Đánh giá chỉ số chất lượng nước .................................................... 58 
Bảng 3.2: Kết quả quan trắc tổng P, tổng N và Chlorophyll – a ........................ 59 
Bảng 3.3: Kết quả tính toán chỉ số TSI và TRIX ............................................ 60 
Bảng 3.4: Tổng hợp diễn biến thành phần thực vật phù du từ năm 1996 đến 
2018 ................................................................................................................. 68 
Bảng 3.5: Diễn biến mật độ thực vật nổi ở Hồ Tây. ....................................... 70 
Bảng 3. ... ách sạn Thắng Lợi 02, 
khách sạn InterContinental 01 điểm và nhà khách 299 01 điểm) 
Xả nước thải sau xử lý ra hồ Trúc Bạch: 02 điểm Bánh Tôm Hồ Tây 
Xả nước thải qua hồ trung gian, đường cống thu gom nước mặt sau đó 
chảy ra hồ Tây: 06 điểm, gồm công ty TNHH Hoàng Viên Quảng Bá 01 
điểm; công ty CPĐT và dịch vụ khách sạn Soleil 01 điểm; công ty Biệt thự 
Vàng 01 điểm, công ty cổ phần phát triển TN 01 điểm, công ty TNHH câu lạc 
bộ Hà Nội 01 điểm. 
Qua quá trình kiểm tra tháng 12 năm 2016, đơn vị quản lý đã hướng 
dẫn 38/38 cơ sở trong quá trình hoạt động có phát sinh nước thải liên hệ với 
175 
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Phú Điền (đơn vị vận hành 
Nhà máy xử lý nước thải Hồ Tây) để được hướng dẫn các thủ tục đấu nối vào 
hệ thống thu gom nước thải xung quanh khu vực Hồ Tây và ký hợp đồng xử 
lý nước thải. Có đến tháng 1/2018, các đơn vị đã tiến hành đấu nối còn lại 12 
đơn vị sẽ tiếp tục hoàn thành việc đấu nối với hệ thống xử lý nước thải tập 
trung trong năm 2018 [50]. 
2.2.2 Hiện trạng thu gom nước thải của khu vực dân cư xung quanh hồ 
Tây 
Hệ thống thu gom nước thải và 7 trạm bơm chuyển bậc giai đoạn 1 do 
Ban quản lý xây dựng dự án hạ tầng kỹ thuật xung quanh hồ Tây thi công có 
01 trạm bơm nằm trên địa bàn phường Yên Phụ, trạm bơm 02, 03, 03C, 04, 
06 nằm trên địa bàn phường Quảng An, trạm bơm số 05 nằm trên địa bàn 
phường Nhật Tân. Phần tuyến ống thu gom của gói thầu chủ yếu thu gom 
nước thải xung quanh khu vực các trạm bơm chuyển bậc, một số họng xả ra 
hồ Tây, thu gom về các trạm bơm chuyển bậc và từ các trạm bơm mới đưa về 
Nhà máy xử lý nước thải hồ Tây. 
Đến nay gói thầu đã hoàn thành và tạm bàn giao cho các trạm bơm cho 
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Phú Điền vận hành thu gom 
và đưa nước thải về Nhà máy xử lý nước thải hồ Tây để xử lý. 
Hệ thống thu gom nước thải giai đoạn 2 của Dự án này cũng được khởi 
công từ cuối tháng 11/2016. Tính đến nay cơ bản đã hoàn thành, nước thải đã 
được thu gom về Nhà máy xử lý nước thải hồ Tây để xử lý [50]. 
2.2.3 Công trình khác 
Xung quanh Hồ Tây có 21di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng cùng 
với và các giá trị di sản, những công trình tôn giáo, tín ngưỡng tiêu biểu của 
Hà Nội nên thường xuyên diễn ra các hoạt động về tâm linh, tín ngưỡng đặc 
biệt là vào các ngày mồng 1 và ngày rằm âm lịch. Việc thắp hương, đốt vàng 
mã, phóng sinh đã gây các tác động gián tiếp cũng như trực tiếp đến chất 
lượng nước hồ và không gian môi trường quanh hồ. Để kiểm soát các hoạt 
động này, cần có các hướng dẫn quy định cụ thể nghiêm cấm việc phóng sinh, 
176 
đổ vàng mã, bát hương xuông hồ đi kèm với các chế tài đối với người vi 
phạm. 
Việc mở rộng xây dựng các cơ sở hạ tầng của thành phố đặc biệt là các 
tòa nhà cao tầng quanh khu vực hồ khiến cho không gian hồ bị giới hạn bởi 
những toàn nhà lớn làm giảm kết nối về không gian của khu vực hồ. Các công 
trình xây dựng kéo theo lượng lớn cát bụi bị kéo xuống lòng hồ theo nước 
mưa dẫn đến gia tăng nhanh chóng lớp bùn trầm tích trong hồ. 
Việc lấn chiếm cảnh quan quanh hồ làm nơi giao dịch, buôn bán cũng 
như mật độ dân cư và khách vãng lai rất lớn ở khu vực quanh hồ cũng làm 
ảnh hưởng đến tình trạng ô nhiễm môi trường hồ. Mật độ dân cư và khách du 
lịch ảnh hưởng đến lượng rác thải, đặc biệt nếu ý thức của cộng đồng chưa 
được tốt. 
Việc giữ gìn cảnh quan và chất lượng môi trường Hồ Tây giữa lòng thủ 
đô không phải là việc riêng của một Phường, một Quận hay một ngành mà 
cần sự chung tay tham gia của mọi tầng lớp người dân Hà Nội và có sự phối 
hợp giữa các cấp, các ngành dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo thành phố [50]. 
2.2.4 Hiện trạng tàu thuyền hoạt động trên Hồ Tây 
Theo thống kê vào tháng 06/2016, hiện trên Hồ Tây có 13 doanh 
nghiệp với 8 du thuyền, 13 xuồng máy, 10 thuyền chèo tay, 115 vịt đạp nước, 
2 tàu thể thao, 16 cầu, sàn hoạt động kinh doanh du thuyền, tàu, xuồng du 
lịch, trong số này chỉ có 10 du thuyền, xuồng máy và 115 vịt đạp nước của 
các đơn vị: Công ty CP Sông Potomac, Công ty TNHH Du thuyền Hồ Tây, Xí 
nghiệp Môi trường Hồ Tây là được cấp phép hoạt động. Còn lại 15 phương 
tiện và 16 cầu, sàn đều hoạt động trái phép nhiều năm qua. 
Bến thủy cho các du thuyền hoạt động được thành phố quy hoạch tại 
đầm Bảy, hồ Tây, theo Quyết định số 4177/QĐ-UBND, về phê duyệt quy 
hoạch phân khu đô thị khu vực hồ Tây và phụ cận. Ngày 22/06/2016, Chủ 
tịch UBND thành phố đã giao UBND quận Tây Hồ chủ trì triển khai thực 
hiện dự án đầu tư xây dựng bến thủy hồ Tây để các du thuyền về neo đậu, 
kinh doanh, phục vụ du lịch theo hướng văn minh, hiện đại. Tuy nhiên sau sự 
kiện cá chết trên hồ Tây vào tháng 10 năm 2017, tất cả các hoạt động của du 
177 
thuyền trên hồ Tây bị dừng hoàn toàn, các nhà hàng nổi cũng phải di rời khỏi 
khu vực hồ Tây để hạn chế tốí đa nguồn ô nhiễm đến nước hồ [50]. 
3. Các dự án nạo vét Hồ Tây: 
Trong giai đoạn 2012-2017 Hồ Tây đã được thực hiện nạo vét thanh 
thải do quận Tây Hồ thực hiện qua 4 dự án: ( tổng khoảng 40ha). 
• Dự án 1: nạo vét lòng Hồ Tây khu vực Đầm Bảy, có diện tích S = 
190.662 m2, cao độ nạo vét +4,2 
• Dự án 2: nạo vét cải tạo lòng Hồ Tây đoạn từ Cống Xuân La đến Công 
viên nước Hồ Tây (đoạn giáp với khu vực Đầm Bảy), có diện tích S = 
104.930,03m2, cao độ nạo vét +4,2 
• Dự án 3: nạo vét cải tạo lòng Hồ Tây đoạn từ Võng Thị đến bán đảo 
Tây Hồ, có diện tích S = 83.4000 m2, cao độ nạo vét +4,2 
• Dự án 4: nạo vét cải tạo lòng Hồ Tây (đoạn đường Thanh niên đến Câu 
lạc bộ Hà Nội – khu vực từ số 2 đến số 10 phố Nguyễn Đình Thi, có 
diện tích S = 23.000 m2, cao độ nạo vét +4,2 
Giai đoạn 2018 đến nay: Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường Đại 
học Bách Khoa đã thực hiện một báo cáo đánh giá tác động môi trường về 
việc nạo vét phần còn lại của Hồ Tây (trừ khu vực nghĩa trang) với tổng diện 
tích khoảng 463,93ha. Tuy nhiên đến nay thành phố chưa có quyết định nạo 
vét phần diện tích này của Hồ Tây [50]. 
178 
PHỤ LỤC 8: DANH SÁCH CÁC LOÀI CÁ HỒ TÂY 
TT Loài Tên latinh Nhóm Đặc điểm sinh học và sinh thái 1992 2003 2011 2017 2018 
1. Cá Trôi mrigan Cirrhinus mrigala A 
 Cá nuôi, sinh sản nhân tạo, cung cấp cá con, ăn sinh 
vật đáy và mùn bã hữu cơ. 
 x x x x 
2. Cá trắm đen 
Myls pharyngodon 
piceus 
A 
Phân bố rộng rãi, thích hợp với các loại hình vực 
nước, sống ở tầng đáy và ăn động vật đáy. Sinh sản 
nhân tạo, lấy giống chuyển vào hồ 
x x x 
3. Cá Trắm cỏ 
Ctenopharyngodon 
idella 
A 
Sống ở nơi có nhiều thực vật thủy sinh, đẻ ở nơi nước 
chảy. Sinh sản nhân tạo, lấy giống chuyển vào hồ 
x x 
4. Cá Mè trắng 
Hypophthalmichthys 
molitrix 
A 
Sống ở tầng mặt, ăn thực vật phù du, để ở nơi nước 
chảy, thượng lưu sông Hồng. Được thả nuôi và thu 
hoạch hàng năm. 
x x x x x 
5. Cá Mè hoa Aristichthys nobilis A Cá nhập nội, sinh sản nhân tạo. Ăn động vật phù du. x x x x 
6. Cá trôi Rô hu Labeo rohita A 
Nhập nội từ Ấn Độ, sinh sản nhân tạo, lấy giống chuyển 
vào hồ. Ăn ở tầng đáy. 
 x x x x 
7. Cá Vàng 
Carassius auratus 
(Linnaeus, 1758) 
A x 
8. Cá Chép vàng Cyprinus carpio A x x x 
9. Cá Koi (Chép 
cảnh Nhật) 
Cyprinus carpio 
Linnaeus, 1758 
A 
 x 
10. Cá cọ bể/ 
cá tỳ bà 
 Hypostomus punctatus B 
Ăn rong rêu, đẻ được ao hồ, sống ở hang ven hồ. Loài 
ngoại lai thích nghi với nhiệt độ cao và quần thể phát 
triển do ít bị đánh bắt 
 x 
179 
11. Cá rô phi den 
Oreochromis 
mossambicus 
B 
 Tự sinh sản ở ao hồ, ngậm trứng ở mồm bảo vệ nòi 
giống. Loài ăn tạp, nguồn gốc châu Phi, thích ứng với 
nhiệt độ cao. 
x x x x 
12. Cá rô phi vằn Oreochromis niloticus B 
 Kích thước to hơn rô phi đen, nhưng đặc điểm sinh 
thái tương tự. 
 x x x x 
13. Cá rô phi xanh Oreochromis aureus B Đặc điểm tương tự rô phi đen x 
14. Cá Tỳ bà lớn 
Pterygoplichthys 
pardalis (Castalnau, 
1855) 
B 
 x x 
15. Cá măng Elopichthys bambusa C1 
 Cá sống ở sông, không đẻ được trong ao, hồ. Là loài quí 
hiếm. Quần thể ngày càng ít ở tự nhiên 
x x x 
16. Cá chuối Channa macnlatus C1 
Sinh sản trong ao hồ, là loài đẻ nổi. Thích hợp với nhiệt độ 
cao. Là loài quí hiếm . 
X x x 
17. Cá Ngão mắt to 
Ancherythroculter 
daovantieni 
C2 
 Sống ở sông, sinh sản ở sông, ăn cá con ở tầng giữa. 
Là loài đặc hữu 
 x 
18. Cá thiên hô hồ Pseudolaubuca hotaya C2 
 Loài đặc hữu hồ Tây, quần thể ít, cần bảo vệ. Thường 
ăn sinh vật phù du tầng mặt. 
 X x 
19. Cá bống dẹp 
Micropercops 
hotayensis 
C2 
 Loài đặc hữu hồ Tây, quần thể ít, cần bảo vệ. Ăn ven 
bờ, tầng đáy, bao gồm giun và các động vật không 
xương sống. 
 X x 
20. Cá Trê lai Clarias hybrid DS x x 
21. Cá lóc/ cá sộp Channa striata DS 
 Thích hợp sống ở hồ, nhiệt độ cao, loài ăn thịt ở các 
tầng nước. 
 x 
22. Cá đuôi cờ Macropodus DS Thích hợp sống ở hồ, nhiệt độ cao, loài ăn tạp ở các x x x 
180 
opercularis tầng nước. 
23. Cá Rô Anabas teslndinens DS x x x x x 
24. Cá lành canh 
Coilia grayii 
Richardson 
LE 
Sống ở cửa sông, ăn động vặt không xương sống, sinh sản 
ở nơi có nước chảy. 
x x x x x 
25. Cả chày tràng Ochetobhis elongatus LE 
 Sống ở sông, ăn động vặt không xương sống, sinh sản 
ở nơi có nước chảy. Vào hồ ao do lọt tự nhiên khi thả 
cá bột. 
x x 
26. Cá chày mắt đỏ 
Squaliobarbus 
curricülus 
LE x x x 
27. Cá đục chấm 
Hemibar.bus 
macracanthns 
LE x 
28. Cá đục Hemibarbus médius LE x 
29. Cá nheo Silurus asotus LE x x x 
30. Cá bò Pelteobagrus fulvidraco LE x x x 
31. Cá kìm sông Hyporhamphus sinensis LE x x x x 
32. Cá Chép Cyprinus carpio HT 
Sống ở hầu hết các vực nước ao hồ, thích hợp 20-
27oC, oxi hòa tan : 2mg/l , pH 4-9. Sinh sản tại ao hồ 
x x x 
33. Cá Diếc Carassius auratus HT x x x x x 
34. Cá Ngão gù Culter recurvîrostris HT x 
35. Cá Dầu sông Hainania serrata HT x 
181 
36. Cá thè be 
Acheilognathus 
tonkinensis 
 HT x 
37. Cá mại bẩu Rasborinus lineatus HT x x 
38. Cá mương Hemiculter leucisculus HT x x 
39. Cá dầu ao Toxabramis swinhonis HT x 
40. Cá Chạch bùn 
Misgurmis 
anguicaudaius 
 HT x x x x x 
41. Cá trê đen Clarias fuscus HT x x x x x 
42. Cá tép ao? Oryjias sinensis HT 
43. Lươn Monopterus albus HT x x x x x 
44. Cá bông trắng Glossogobius giuris HT 
45. Cá Bống đá Rhinogobhts giurinus HT x x x 
46. Cá Trê lai Clarias hybrid DS x x 
47. Cá Sóc 
Oryzias sinensis (Chen, 
Uwa & Chu, 1989) 
x x x 
48. Cá Bống trắng 
Glossogobio giuris 
(Hamilton, 1822) 
HT 
 x x x 
49. Cá Bống đen 
tối 
Eleotris fasca (Forster & 
Schleidez 1801) 
HT 
 x 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_he_sinh_thai_ho_tay_trong_dieu_kien_bien.pdf
  • pdfTom tat tieng Anh.pdf
  • pdfTom tat tieng Viet.pdf
  • pdfTrang thong tin dong gop moi_tieng Anh.pdf
  • pdfTrang thong tin dong gop moi_tieng Viet.pdf