Luận án Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển sức bền cho nam vận động viên điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công An
Thể thao thành tích cao có vị trí quan trọng trong việc phát triển thể dục
thể thao (TDTT) nói chung, nâng cao sức khỏe và năng lực con người, có tác
dụng to lớn trong việc tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa các quốc gia,
dân tộc và góp phần nâng cao uy tín của địa phương, đất nước.
Điều 31, Luật TDTT xác định “Thể thao thành tích cao là hoạt động
huấn luyện và thi đấu thể thao có hệ thống của huấn luyện viên, vận động viên
nhằm đạt được thành tích, kỷ lục thể thao”. Do vậy, thể thao thành tích cao là
hoạt động tập luyện và thi đấu của vận động viên (VĐV); trong đó, thành tích
cao, kỷ lục thể thao được coi là giá trị văn hóa, là sức mạnh và năng lực của
con người; nhà nước phát triển thể thao thành tích cao nhằm phát huy tối đa
khả năng về thể lực, ý chí và trình độ kỹ thuật của VĐV để đạt được thành tích
cao trong thi đấu thể thao. Phát triển thể thao thành tích cao là một nhiệm vụ
chính trị nhằm phát huy truyền thống của dân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh
thần của nhân dân, đề cao sức mạnh ý chí tinh thần, tự hào dân tộc, góp phần
nâng cao uy tín và vị thế của dân tộc Việt Nam [43].
Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến phát triển sự nghiệp
TDTT. Bộ Chính trị Ban bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số
08-NQ/TW ngày 01/12/2011 về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng tạo ra bước
phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh
“Đầu tư cho thể dục, thể thao là đầu tư cho con người, cho sự phát triển của đất
nước” [7].
Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020 cũng xác định
“ Mở rộng quá trình chuyên nghiệp hóa thể thao thành tích cao. Đổi mới và
tăng cường hệ thống đào tạo VĐV trẻ” [55].
Điền kinh là môn thể thao có lịch sử lâu đời nhất, được ưa chuộng và phổ
biến rộng rãi trên toàn thế giới. Với nội dung phong phú và đa dạng, Điền kinh
chiếm một vị trí quan trọng trong các chương trình thi đấu của các đại hội thể thao
Olympic quốc tế và trong đời sống văn hóa thể thao của nhân loại.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển sức bền cho nam vận động viên điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công An
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO NGUYỄN ĐĂNG TRƯỜNG NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN ĐIỀN KINH CỰ LY TRUNG BÌNH LỨA TUỔI 16 - 17 BỘ CÔNG AN LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Hà Nội, 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO NGUYỄN ĐĂNG TRƯỜNG NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN ĐIỀN KINH CỰ LY TRUNG BÌNH LỨA TUỔI 16 - 17 BỘ CÔNG AN Tên ngành: Giáo dục học Mã ngành: 914 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Phạm Xuân Thành 2. TS. Phạm Hoàng Tùng Hà Nội, 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Đăng Trường MỤC LỤC Trang bìa Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt, các đơn vị đo lường Danh mục biểu bảng, biểu đồ Trang PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................... 5 1.1. Các khái niệm có liên quan .............................................................. 5 1.2. Đặc điểm chạy cự ly trung bình trong môn Điền kinh .................... 8 1.3. Các quan điểm về huấn luyện VĐV chạy cự ly trung bình trong môn Điền kinh ...................................................................................... 13 1.4. Đặc điểm huấn luyện sức bền trong thể thao ................................ 14 1.5. Các phương pháp huấn luyện sức bền cho VĐV chạy cự ly trung bình......................................................................................................... 19 1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến huấn luyện sức bền cho vận động viên chạy cự ly trung bình ................................................................................. 31 1.7. Các công trình nghiên cứu có liên quan ........................................... 42 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU................................................................................................. 52 2.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................... 52 2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 52 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. ................................ 52 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn, toạ đàm ................................................ 53 2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm .................................................... 54 2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm .................................................... 54 2.2.5. Phương pháp kiểm tra y sinh ........................................................ 57 2.2.6. Phương pháp kiểm tra tâm lý ........................................................ 61 2.2.7. Phương pháp thực nghiệm sư phạm................................... 65 2.2.8. Phương pháp toán học thống kê ................................................... 66 2.3. Tổ chức nghiên cứu........................................................................ 68 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN............... 69 3.1. Nghiên cứu lựa chọn tiêu chuẩn đánh giá sức bền cho nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an ............... 69 3.1.1. Nghiên cứu lựa chọn các test đánh giá trình độ sức bền của nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an... .......... 69 3.1.2. Xác định tính thông báo và độ tin cậy các test đánh giá sức bền của nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an. ............................................................................................................................ 73 3.1.3. Nghiên cứu tiêu chuẩn đánh giá sức bền cho nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình Bộ Công an. ............................................................ 77 3.1.4. Bàn luận về tiêu chuẩn đánh giá sức bền cho nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an .................................... 87 3.2. Nghiên cứu lựa chọn hệ thống các bài tập phát triển sức bền cho nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an 93 3.2.1. Thực trạng công tác huấn luyện sức bền cho nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình Bộ Công an. ............................................................ 93 3.2.2. Đánh giá thực trạng sức bền cho nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an 104 3.2.3. Nghiên cứu lựa chọn các bài tập phát triển sức bền cho nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an. ................... 108 3.2.4. Bàn luận về hệ thống các bài tập phát triển sức bền cho nam vận động viên điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an ..................... 111 3.3. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức bền cho nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an 121 3.3.1. Tổ chức thực nghiệm. .................................................................... 121 3.3.2. Đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức bền trên đối tượng nghiên cứu. ......................................................................................................... 126 3.3.3. Bàn luận về hiệu quả các bài tập phát triển sức bền cho nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an........................................................................................................................ 143 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CLTB: Cự ly trung bình HLV: Huấn luyện viên KHTDTT: Khoa học Thể dục thể thao LVĐ: Lượng vận động SBCM: Sức bền chuyên môn SBC: Sức bền chung SMB: Sức mạnh bền TW: Trung ương TDTT: Thể dục thể thao VĐV: Vận động viên DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG cm : Centimet kg : Kilogam (trọng lượng) l : Lít m : Mét ms : Miligiây s : Giây DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Thể loại Số Nội dung Trang Bảng 1.1 Động thái tuổi của Oxy-mạchvà VO2max của vận động viên thiếu niên 37 Bảng 1.2 Tỷ lệ đóng góp của các hệ năng lượng trong từng cự ly chạy của môn Điền kinh 38 Bảng 2.1 Đánh giá VO2max theo test Cooper 58 Bảng 3.1 Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá sức bền cho nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an (n=25) Sau 71 Bảng 3.2 Kết quả xác định mức độ tin cậy của các test đánh giá sức bền cho nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an (n=25) Sau 72 Bảng 3.3 Xác định độ tin cậy giữa 2 lần kiểm tra các test đánh giá sức bền cho nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an (n=11) Sau 74 Bảng 3.4 Xác định sự khác biệt thành tích giữa hai nhóm lứa tuổi 16 và lứa tuổi 17 với các test đánh giá sức bền cho nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình của Bộ Công an Sau 75 Bảng 3.5 Xác định mối tương quan giữa kết quả kiểm tra đánh giá sức bền với thành tích thi đấu chạy 1500m cho nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình của Bộ Công an (n=11) Sau 75 Bảng 3.6 Xác định mối tương quan giữa kết quả kiểm tra đánh giá sức bền với chỉ số tham chiếu V02max cho nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình của Bộ Công an (n=11) Sau 75 Bảng 3.7 Xác định mối tương quan giữa kết quả kiểm tra đánh giá sức bền với Test thử nghiệm 5 lần dung tích sống (VC/lít) cho nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình của Bộ Công an (n=11) 76 Bảng 3.8 Kết quả phỏng vấn mối quan hệ giữa các test sư phạm với các test chức năng khi đánh giá sức bền cho nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình Bộ Công an (n=25) 78 Bảng 3.9 Xác định mối quan hệ giữa các test sư phạm và test sinh lý trong đánh giá SB cho nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình Bộ Công an 79 Bảng 3.10 Xác định mối quan hệ giữa các test sư phạm và test tâm lý trong đánh giá SB cho nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình Bộ Công an 80 Bảng 3.11 Xác định mối quan hệ giữa các test sư phạm trong đánh giá sức bền cho nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình Bộ Công an (n=11) 81 Bảng 3.12 Kết quả phỏng vấn xác định mức độ ảnh hưởng của các test đánh giá SB cho nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình Bộ Công an (n=25) 82 Bảng 3.13 Tỷ lệ mức độ ảnh hưởng của các test trong đánh giá sức bền cho nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an. 83 Bảng 3.14 Kết quả phỏng vấn xây dựng tiêu chuẩn phân loại đánh giá Test thử nghiệm 5 lần dung tích sống (VC/lít) trong đánh giá sức bền cho nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an (n=9) 85 Bảng 3.15 Phân loại tiêu chuẩn đánh giá sức bền nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an (n=11) Sau 86 Bảng 3.16 Bảng điểm tiêu chuẩn đánh giá sức bền cho nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an (n=11) Sau 86 Bảng 3.17 Bảng điểm tổng hợp đánh giá sức bền cho nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an (n=11) 87 Bảng 3.18 Một số chỉ tiêu đặc trưng trong tuyển chọn VĐV chạy CLTB 90 Bảng 3.19 Phỏng vấn đánh giá về kế hoạch huấn luyện của Điền kinh Bộ công an (n=8) 95 Bảng 3.20 Thực trạng phân chia thời gian theo từng thời kỳ huấn luyện của VĐV chạy cự ly trung bình đội Điền kinh Bộ Công an 96 Bảng 3.21 Thực trạng phân chia thời gian huấn luyện tố chất sức bền theo từng thời kỳ huấn luyện của của nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an (giờ) 98 Bảng 3.22 Thống kê thực trạng số lượng các bài tập của nam VĐV Điền kinh chạy cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an 101 Bảng 3.23 Phỏng vấn đánh giá về thực trạng sử dụng bài tập phát triển sức bền cho nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an (n=16) 102 Bảng 3.24 Thực trạng sức bền cho nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an (n=11) Sau 104 Bảng 3.25 So sánh thành tích kiểm tra của nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an với bảng tiêu chuẩn phong đẳng cấp môn Điền kinh của Tổng cục TDTT 106 Bảng 3.26 So sánh kết quả kiểm tra với thành tích thi đấu tại giải vô địch Điền kinh các lứa tuổi trẻ quốc gia năm 2017 107 Bảng 3.27 Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển sức bền cho nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an (n=35) Sau 109 Bảng 3.28 Kết quả kiểm định độ tin cậy của bài tập phát triển sức bền cho nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công a ... c tối đa Khối lượng thực hiện: 40 lần bật xoạc 1 tổ, quãng nghỉ giữa mỗi lần 2 phút. Bài tập 19: Bước xoạc 30kg * 30m * 3 tổ Mục đích: Phát triển sức mạnh bền Cách thực hiện bài tập: Từng người một gánh tạ đòn với trọng lượng 30kg, thực bước xoạc 30m/lần, khi thực hiện thân trên thẳng, mắt nhìn thẳng về trước. Yêu cầu: Có sự gắng sức tối đa Khối lượng thực hiện: 3 lần bước xoạc 1 tổ, quãng nghỉ giữa mỗi lần 2 phút. Bài tập 20: Gánh tạ bằng trọng lượng cơ thể đứng lên, ngồi xuống (½) 10-15 lần * 3 tổ. Mục đích: Phát triển sức mạnh bền Cách thực hiện bài tập: Từng người một gánh tạ với trọng lượng tương đương cơ thể, đứng lên ngồi xuống, khi thực hiện thân trên thẳng, mắt nhìn thẳng về trước. Yêu cầu: Có sự gắng sức tối đa Khối lượng thực hiện: 10-15 lần/ tổ, quãng nghỉ giữa mỗi lần 2 phút. Bài tập 21: Gánh tạ đòn 35kg đi bước xoạc 50m (s) * 3 tổ Mục đích: Phát triển sức mạnh bền Cách thực hiện bài tập: Từng người một gánh tạ đòn với trọng lượng 35 kg, thực hiện đi bước xoạc 50m, khi thực hiện thân trên thẳng, mắt nhìn thẳng về trước. Yêu cầu: Có sự gắng sức tối đa. Khối lượng thực hiện: Quãng nghỉ giữa mỗi tổ 2 phút. Bài tập 22: Gánh tạ đòn 20kg nâng cao đùi tại chỗ 30 (s) * 3 tổ Mục đích: Phát triển sức mạnh bền Cách thực hiện bài tập: Từng người một gánh tạ đòn với trọng lượng 20 kg, thực hiện nâng cao đùi tại chỗ 30s, khi thực hiện thân trên thẳng, mắt nhìn thẳng về trước. Yêu cầu: Có sự gắng sức tối đa Khối lượng thực hiện: Quãng nghỉ giữa mỗi tổ 2 phút. Bài tập 23: Bài tập gập cơ bụng, cơ lưng 20 lần * 5 tổ Mục đích: Phát triển sức mạnh bền Cách thực hiện bài tập: Mỗi đợt 3 VĐV nằm ngữa trên sân tập hai bàn tay đan chéo nhau đặt sau đầu, hai chân duỗi thẳng, sau đó nâng chân co gối về sát ngực rồi duỗi ra như lúc đầu cứ làm như vậy trong 5 tổ. Yêu cầu: Có sự gắng sức tối đa Khối lượng thực hiện: 30 lần/tổ, với quãng nghỉ giữa mỗi tổ 1.5-2 phút. Bài tập 24: Bài tập xà đơn, xà kép 20 lần * 5 tổ Mục đích: Phát triển sức mạnh bền Cách thực hiện bài tập: Tay nằm đòn xà đơn, xà kép kéo người lên. Yêu cầu: Có sự gắng sức tối đa Khối lượng thực hiện: 20 lần/tổ, với quãng nghỉ giữa mỗi tổ 2 phút. Bài tập 25: Bài tập chạy rào (20-30 phút) Mục đích: Phát triển sức mạnh bền Cách thực hiện bài tập: Để rào cao 40-50 cm, số lượng 12- 15 rào trong 100m. Yêu cầu: Có sự gắng sức tối đa Khối lượng thực hiện: Bật liên tục trong 20-30 phút. NHÓM BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN TỐC ĐỘ Bài tập 26: Chạy 60m tốc độ cao (s) * 5 tổ Mục đích: Phát triển sức bền tốc độ Cách thực hiện bài tập: Xuất phát cao theo ô riêng trên đường thẳng, mỗi đợt 3 VĐV và chạy theo hiệu lệnh của HLV. Yêu cầu: Chạy với 70% sức. Khối lượng thực hiện: 5 tổ x (5 lần x 60m), với quãng nghỉ giữa mỗi lần 30 giây và giữa mỗi tổ 4-5 phút. Bài tập 27: Chạy 100m xuất phát cao (s) * 5 tổ Mục đích: Phát triển sức bền tốc độ Cách thực hiện bài tập: Xuất phát cao theo ô riêng trên đường thẳng, mỗi đợt 3 VĐV và chạy theo hiệu lệnh của HLV. Yêu cầu: Chạy với 70% sức. Khối lượng thực hiện: 5 tổ x (5 lần x 100m), với quãng nghỉ giữa mỗi lần 60 giây và giữa mỗi tổ 4-5 phút. Bài tập 28: Chạy lặp lại 100m xuất phát cao (s) * 5 tổ Mục đích: Phát triển sức bền tốc độ mục tiêu Cách thực hiện bài tập: Xuất phát cao, mỗi đợt 3 VĐV và chạy theo hiệu lệnh của HLV. Yêu cầu: Chạy 75%-80% sức Khối lượng thực hiện: 5 tổ x (3 lần x 100m), với quãng nghỉ giữa mỗi lần 2 phút và giữa mỗi tổ 4-5 phút. Bài tập 29: Chạy lặp lại 200m xuất phát cao (s) * 5 tổ Mục đích: Phát triển sức bền tốc độ mục tiêu Cách thực hiện bài tập: Xuất phát cao, mỗi đợt 3 VĐV và chạy theo hiệu lệnh của HLV. Yêu cầu: Chạy 80% sức Khối lượng thực hiện: 5 tổ x (2 lần x 200m), với quãng nghỉ giữa mỗi lần 90 giây và giữa mỗi tổ 4-5 phút. Bài tập 30: Chạy lặp lại 400m xuất phát cao (s) * 5 tổ Mục đích: Phát triển sức bền tốc độ mục tiêu Cách thực hiện bài tập: Xuất phát cao, mỗi đợt 3 VĐV và chạy theo hiệu lệnh của HLV. Yêu cầu: Chạy 75% sức Khối lượng thực hiện: 5 tổ x (2 lần x 400m), với quãng nghỉ giữa mỗi lần 90 giây và giữa mỗi tổ 5-6 phút. Bài tập 31: Chạy biến tốc 100m nhanh 50m chậm trên sân cự ly 800m (s) * 5 tổ. Mục đích: Phát triển sức sức bền tốc độ Cách thực hiện bài tập: Xuất phát cao, mỗi đợt 3 VĐV và chạy theo hiệu lệnh của HLV. Yêu cầu: Chạy 85% sức ở đoạn nhanh và chạy lúp xúp ở đoạn chậm. Khối lượng thực hiện: 5 tổ x (2 lần x 800m), với quãng nghỉ giữa mỗi lần 2 phút và giữa mỗi tổ 4-5 phút. Bài tập 32: Chạy biến tốc 100m (chạy 100m + đi bộ 100m) * 5 tổ. Mục đích: Phát triển sức bền tốc độ Cách thực hiện bài tập: Xuất phát cao, mỗi đợt 3 VĐV và chạy theo hiệu lệnh của HLV. Yêu cầu: Chạy 85% sức ở đoạn nhanh và đi bộ trong đoạn chậm Khối lượng thực hiện: 5 tổ x (5 lần x 100m), với quãng nghỉ giữa đi bộ 100m và giữa mỗi tổ 4-5 phút. Bài tập 33: Chạy biến tốc 300m (chạy 300m + đi bộ 100m) * 5 tổ Mục đích: Phát triển sức bền tốc độ Cách thực hiện bài tập: Xuất phát cao, mỗi đợt 3 VĐV và chạy theo hiệu lệnh của HLV. Yêu cầu: Chạy 80% sức ở đoạn nhanh và đi bộ trong đoạn chậm Khối lượng thực hiện: 5 tổ x (4 lần x 400m), với quãng nghỉ giữa mỗi lần 2 phút và giữa mỗi tổ 4-5 phút. NHÓM BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHUYÊN MÔN Bài tập 34: Chạy lặp lại 600m (s) * 3 tổ Mục đích: Phát triển SBCM Cách thực hiện bài tập: Xuất phát cao, mỗi đợt 3 VĐV và chạy theo hiệu lệnh của HLV. Yêu cầu: Chạy 80-85% sức Khối lượng thực hiện: 3 tổ x (2 lần x 600m), với quãng nghỉ giữa mỗi lần 2 phút và giữa mỗi tổ 4-5 phút. Bài tập 35: Chạy lặp lại 800m (s) * 3 lần Mục đích: Phát triển SBCM Cách thực hiện bài tập: Xuất phát cao, mỗi đợt 3 VĐV và chạy theo hiệu lệnh của HLV. Yêu cầu: Chạy 85-90% sức Khối lượng thực hiện: 3 lần x 800m, với quãng nghỉ giữa mỗi lần 3 phút. Bài tập 36: Chạy lặp lại 1000m (s) * 3 lần Mục đích: phát triển SBCM Cách thực hiện bài tập: Xuất phát cao, mỗi đợt 3 VĐV và chạy theo hiệu lệnh của HLV. Yêu cầu: Chạy 85-90% sức Khối lượng thực hiện: 3 lần x 1000m, với quãng nghỉ giữa mỗi lần 3 phút. Bài tập 37: Chạy lặp lại 1200m (s) * 3 lần Mục đích: Phát triển SBCM Cách thực hiện bài tập: Xuất phát cao, mỗi đợt 3 VĐV và chạy theo hiệu lệnh của HLV. Yêu cầu: Chạy 85-90% sức Khối lượng thực hiện: 3 lần x 1200m, với quãng nghỉ giữa mỗi lần 3 phút. Bài tập 38: Chạy lặp lại 1500m (s) * 3 lần Mục đích: Phát triển SBCM Cách thực hiện Bài tập: Xuất phát cao, mỗi đợt 3 VĐV và chạy theo hiệu lệnh của HLV. Yêu cầu: Chạy 85-90% sức Khối lượng thực hiện: 3 lần x 1500m, với quãng nghỉ giữa mỗi lần 4-5 phút. Bài tập 39: Chạy lặp lại 2000m (s) * 2-3 lần Mục đích: Phát triển SBCM Cách thực hiện bài tập: Xuất phát cao, mỗi đợt 3 VĐV và chạy theo hiệu lệnh của HLV. Yêu cầu: Chạy 80-85% sức Khối lượng thực hiện: 2-3 lần x 2000m, với quãng nghỉ giữa mỗi lần 4-5 phút. Bài tập 40: Chạy lặp lại 3000m (s) * 2-3 lần Mục đích: Phát triển SBCM Cách thực hiện bài tập: Xuất phát cao, mỗi đợt 3 VĐV và chạy theo hiệu lệnh của HLV. Yêu cầu: Chạy 80-85% sức Khối lượng thực hiện: 2-3 lần x 3000m, với quãng nghỉ giữa mỗi lần 6 phút. Bài tập 41: Chạy lặp lại 5000m (s) * 2 lần Mục đích: Phát triển SBCM Cách thực hiện bài tập: Xuất phát cao, mỗi đợt 3 VĐV và chạy theo hiệu lệnh của HLV. Yêu cầu: Chạy 80-85% sức Khối lượng thực hiện: 2 lần x 5000m, với quãng nghỉ giữa mỗi lần 8 phút. Bài tập 42: Chạy 1200m + nghỉ 60 giây + chạy 300m * 3 tổ Mục đích: Phát triển sức bền chuyên môn Cách thực hiện bài tập: Xuất phát cao, mỗi đợt 3 VĐV và chạy theo hiệu lệnh của HLV. Yêu cầu: Chạy 85-90% sức đoạn 1200m, nghỉ tích cực 60 giây chạy tiếp 300m 90% sức. Khối lượng thực hiện: 3 tổ quãng nghỉ giữa mỗi tổ 4-5 phút. Bài tập 43: Chạy 600m + nghỉ 30 giây + chạy 200m * 3 tổ Mục đích: Phát triển sức bền chuyên môn Cách thực hiện bài tập: Xuất phát cao, mỗi đợt 3 VĐV và chạy theo hiệu lệnh của HLV. Yêu cầu: Chạy 90% sức đoạn 600m, nghỉ tích cực 30s chạy tiếp 200m 90% sức. Khối lượng thực hiện: 3 tổ quãng nghỉ giữa mỗi tổ 2-3 phút Bài tập 44: Chạy hỗn hợp lặp lại 500m, 700m, 1000m (s) * 3 tổ Mục đích: Phát triển SBCM Cách thực hiện bài tập: Xuất phát cao, mỗi đợt 3 VĐV và chạy theo hiệu lệnh của HLV, chạy 500m đi bộ thở sâu 100m chạy tiếp 700m đi bộ thở sâu 200m chạy tiếp 1000m. Yêu cầu: Chạy 80-85% sức Khối lượng thực hiện: 3 tổ x (chạy 500m + 100m đi bộ + chạy 700m +200m đi bộ + chạy 1000m), quãng nghỉ giữa mỗi tổ 5-6 phút. Bài tập 45: Chạy hỗn hợp lặp lại 800m, 1200m, 2000m (s) * 2 tổ Mục đích: Phát triển SBCM Cách thực hiện bài tập: Xuất phát cao, mỗi đợt 3 VĐV và chạy theo hiệu lệnh của HLV, chạy 800m đi bộ thở sâu 100m chạy tiếp 1200m đi bộ thở sâu 200m chạy tiếp 2000m. Yêu cầu: Chạy 80-85% sức Khối lượng thực hiện: 2 tổ x (chạy 800m + 100m đi bộ + chạy 1200m +200m đi bộ + chạy 2000m), quãng nghỉ giữa mỗi tổ 6-8 phút. Bài tập 46: Chạy lặp lại 1200m-300m * 3-4 tổ (nghỉ 2 phút, nghỉ tổ 5-7 phút). Mục đích: Phát triển SBCM Cách thực hiện bài tập: Xuất phát cao, mỗi đợt 3 VĐV và chạy theo hiệu lệnh của HLV, chạy 1200m đi bộ thở sâu 100m chạy tiếp 300m đi bộ thở sâu 50m. Yêu cầu: Chạy 80-85% sức Khối lượng thực hiện: 3-4 tổ x (chạy 1200m + 100m đi bộ + chạy 300m + 50m đi bộ), quãng nghỉ giữa mỗi tổ 4-5 phút. Bài tập 47: Chạy 400m * 2 lần * 2 tổ (nghỉ 1 phút, nghỉ tổ 3-4 phút) Mục đích: Phát triển SBCM Cách thực hiện bài tập: Xuất phát cao, mỗi đợt 3 VĐV và chạy theo hiệu lệnh của HLV. Yêu cầu: Chạy 85-90% sức Khối lượng thực hiện: 2 tổ x nghĩ giữa mỗi lần 30s, nghỉ giữa mỗi tổ 2 phút. Bài tập 48: Chạy 1500m - 800m - 600m - 400m x 4-5 tổ (nghỉ 2 phút, nghỉ tổ 5- 7 phút). Mục đích: Phát triển SBCM Cách thực hiện bài tập: Xuất phát cao, mỗi đợt 3 VĐV và chạy theo hiệu lệnh của HLV, chạy 1500m đi bộ thở sâu 200m chạy tiếp 800m đi bộ thở sâu 100m chạy tiếp 600m đi bộ thở sâu 100m chạy tiếp 400m. Yêu cầu: Chạy 80-85% sức. Khối lượng thực hiện: 4-5 tổ x (chạy 1500m + 200m đi bộ + chạy 800m +100m đi bộ + chạy 600m + 100m đi bộ + chạy 400m), quãng nghỉ giữa mỗi tổ 6 phút. BÀI TẬP THẢ LỎNG VÀ HỒI PHỤC Bài tập 49: Bài tập mềm dẻo-căng cơ 8 động tác (8(s) căng-30(s) lỏng (30-40 phút). Cách thực hiện bài tập: Nằm sấp chống hai tay và hai đầu gối quỳ trên mặt đất và thực hiện 8 động tác, 8 giây căng-30 giây lỏng theo hiệu lệnh của HLV. Yêu cầu: Khi căng thì căng hết còn khi lỏng thì lỏng hết các khớp. Khối lượng thực hiện: 2-3 tổ x (8 động tác x 8 giây căng và 30 giây lỏng), với quãng nghỉ giữa mỗi tổ 1-2 phút. Bài tập 50: Các bài tập dẻo xoạc dọc, xoạc ngang, ép thang gióng (30-40 phút). Cách thực hiện bài tập: Xoạc trên thang gióng, xoạc trên mặt sân. Yêu cầu: Ép thẳng chân với thang gióng và thẳng chân sát mặt sân. Khối lượng thực hiện: thực hiện trong 30-40 phút. Bài tập 51: Chơi các môn thể thao khác nhẹ nhàng: bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bơi lội (30-40 phút). Chơi các môn nhẹ nhàng, vui vẻ thả lỏng tinh thần. Tránh gây chấn thương.
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_ung_dung_bai_tap_phat_trien_suc_ben_cho_n.pdf
- Quyết định Hội đồng.pdf
- Tóm tắt LA NCS Nguyễn Đăng Trường.pdf
- THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI.pdf