Luận án Quan hệ Lào - Việt Nam (1986 - 2016)

Quan hệ Lào - Việt Nam không chỉ là mối quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng có chung đường biên giới dài trên 2.337 km mà còn là giữa hai dân tộc đã từng chia sẻ thân phận lịch sử từ thời cận đại đến nay. Ra đời và được tôi luyện, thử thách trong khói lửa của cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc, quan hệ Lào - Việt Nam được các thế hệ lãnh đạo hai nước, từ Chủ tịch Kaysone Phomvihane, Chủ tịch Souphanouvong của Lào và Chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam đặt nền móng, các thế hệ lãnh đạo kế tiếp và nhân dân hai nước tiếp tục bồi đắp và ngày càng gắn bó hơn khi cả hai cùng thực hiện công cuộc đổi mới đất nước.

Từ sau năm 1986, khi cả Lào và Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước cũng là lúc bối cảnh quốc tế, khu vực có nhiều chuyển biến căn bản với sự tan rã của Liên Xô, sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa hiện thực Đông Âu, cục diện Chiến tranh lạnh trong quan hệ quốc tế chấm dứt. Cùng với việc mở rộng bang giao, tích cực hội nhập quốc tế và khu vực, quan hệ Lào - Việt Nam bước vào giai đoạn lịch sử mới. Quá trình hòa hợp, hòa giải thiện chí giữa các nước trên bán đảo Đông Dương và các nước Đông Nam Á đã làm cho tình trạng phân cực tại Đông Nam Á chấm dứt. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được mở rộng bao gồm hầu hết các quốc gia khu vực; hợp tác nội khối và ngoại khối không ngừng được tăng cường. Khu vực Đông Nam Á, nhất là Lào và Việt Nam với những thành tựu của công cuộc đổi mới trở thành điểm đến của các đối tác kinh tế lớn và cũng là mục tiêu thâm nhập của các nước lớn với những toan tính riêng của họ. Các nhân tố mới xuất hiện như sự trỗi dậy của Trung Quốc với sự thay đổi liên tục và linh hoạt đường lối đối ngoại; sự điều chỉnh chiến lược đối ngoại của các nước có lợi ích gắn với khu vực Đông Nam Á như chính sách hướng Đông của Ấn Độ, chiến lược châu Á mới của Liên minh châu Âu, chiến lược tái xoay trục châu Á của Mỹ (gần đây là chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương) đã và đang là những nhân tố tác động không nhỏ đến quan hệ quốc tế tại khu vực.

 

doc 204 trang kiennguyen 9100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Quan hệ Lào - Việt Nam (1986 - 2016)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Quan hệ Lào - Việt Nam (1986 - 2016)

Luận án Quan hệ Lào - Việt Nam (1986 - 2016)
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC 
-----
NGUYỄN VIẾT XUÂN
QUAN HỆ LÀO - VIỆT NAM (1986 - 2016)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
HUẾ - NĂM 2021
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC 
-----
NGUYỄN VIẾT XUÂN
QUAN HỆ LÀO - VIỆT NAM (1986 - 2016)
Ngành: Lịch sử Thế giới
Mã số: 9.22.90.11
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trịnh Thị Định
HUẾ, NĂM 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án “Quan hệ Lào - Việt Nam (1986 - 2016)” là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trịnh Thị Định.
Kết quả nghiên cứu của luận án là trung thực. Những thông tin, số liệu được trích dẫn, sử dụng trong luận án đều có nguồn dẫn, chú thích và đảm bảo mức độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi.
 Huế, tháng năm 2021
 Nghiên cứu sinh
 Nguyễn Viết Xuân
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Cô giáo, PGS.TS Trịnh Thị Định - Người đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ, động viên, khuyến khích tôi trong cả quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. 
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến các Cô giáo, Thầy giáo, cán bộ, nhân viên Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế; cán bộ, nhân viên Phòng Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. 
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới các bộ, ban, ngành, các cơ quan, các tổ chức của hai nước Lào và Việt Nam đã hỗ trợ, cung cấp nguồn tư liệu để tôi hoàn thành luận án.
Trân trọng cảm ơn Lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Bình; bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, động viên, tạo điều kiện và hỗ trợ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Cảm ơn gia đình đã chia sẻ, động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi thực hiện ước mơ nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận án.
Huế, tháng năm 2021
Nghiên cứu sinh
 Nguyễn Viết Xuân
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Chữ viết tắt
Nội dung đầy đủ
ANQP
An ninh quốc phòng
BBT
Ban Bí thư
BC
Báo cáo
BTC
Bộ Tài chính
CĐTM
Cân đối thương mại
CHDCND
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
CHXHCN
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
CLMV
Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
CT
Chỉ thị
CVL
Campuchia, Việt Nam, Lào
DCND
Dân chủ Nhân dân
HQCL-TH
Hải quan Cha Lo - Tổng hợp
KHĐT
Kế hoạch đầu tư
KHXH
Khoa học xã hội
NDCM
Nhân dân Cách mạng
NK
Nhập khẩu
NQ
Nghị quyết
Nxb
Nhà xuất bản
QĐ
Quyết định
TC
Tài chính
TGPT
Tam giác phát triển
THPT
Trung học phổ thông
TT
Thông tri
TTLB
Thông tư liên bộ
TW
Trung ương
UBND
Ủy ban nhân dân
VCCI
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
VNĐ
Việt Nam đồng
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
XK
Xuất khẩu
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG NƯỚC NGOÀI
Chữ viết tắt
Nội dung đầy đủ
Nghĩa tiếng Việt
ACCORD
ASEAN and China Cooperative Operations in Response to Dangerous Drug
Kế hoạch phối hợp hành động chống các chất ma túy nguy hiểm giữa ASEAN và Trung Quốc
ADB
Asian Development Bank
Ngân hàng Phát triển châu Á
ADMM
 ASEAN Defence Minister's Meeting
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN
AEC 
ASEAN Economic Community 
Cộng đồng Kinh tế ASEAN 
AFTA
ASEAN Free Trade Area
Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN
AIA
ASEAN Investment Area
Khu vực Đầu tư ASEAN 
AMM 
ASEAN Foreign Ministers’ Meeting
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 
AMMTC
ASEAN Ministerial Meeting on Transnational Crime
Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về tội phạm xuyên quốc gia
APEC
Asia - Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
APSC
ASEAN Political - Security Community
Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN
ARF
ASEAN Regional Forum
Diễn đàn Khu vực ASEAN
ASCC
ASEAN Social and Cultural Community 
Cộng đồng Văn hoá và Xã hội ASEAN
ASEAN
Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASOD
ASEAN Senior Officials on Drug
Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN về vấn đề ma túy
ATIGA
ASEAN Trade in Goods Agreement
Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN 
BRI
Belt and Road Initiative
Sáng kiến Vành đai và Con đường
CEPT
Common Effective Preferential Tariff
Hiệp định Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung
COC
The Code of Conduct for the South China Sea 
Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
COMECON
Council of Mutual Economic Assistance
Hội đồng Tương trợ kinh tế 
DOC	
Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea 
Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông
EAS 	
East Asia Summit 
Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á
EFTA
European Free Trade Association
Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu
EU
European Union
Liên minh châu Âu 
EWEC
East - West Economic Corridor 
Hành lang Kinh tế Đông - Tây
FDI
Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA
Free Trade Agreement
Hiệp định Thương mại tự do
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm trong nước
GMS
Greater Mekong Subregion 
Tiểu vùng sông Mekong mở rộng
GTZ
Gesellschaft fuer Technische Zusammenarbeit
Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức 
JICA
Japan International Cooperation Agency
Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản 
HSR
High - Speed Railway
Dự án Đường sắt cao tốc
IDA
 International Development Association
Hiệp hội Phát triển quốc tế
IMF
International Monetary Fund
Quỹ Tiền tệ quốc tế
MOU
Memo of Understanding
Bản ghi nhớ
NSEC
North-South Economic Corridor
Hành lang Kinh tế Bắc - Nam
ODA
Official Development Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức
OECD
Organisation for Economic Cooperation and Development
Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế
PDR
People’s Democratic Republic
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
RCEP
Regional Comprehensive Economic Partnership
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực
SEANWFZ
Southeast Asian Nuclear-Weapon-Free-Zone
Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân
SEATO
South East Asia Treaty Organization
Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á
SEC
Southern Economic Corridor
Hành lang Kinh tế phía Nam 
SOMTC
Senior Officials Meeting of Transnational Crime
Hội nghị quan chức cấp cao về tội phạm xuyên quốc gia
TAC 	
Treaty of Amity and Cooperation in Southeast Asia  
Hiệp ước Thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á
TFP
Total Factors Productivity
Yếu tố năng suất tổng hợp 
UNCLOS
United Nations Convention on Law of the Sea
Công ước Liên hợp quốc về Luật biển
UNDP
United Nations Development Programme
Chương trình Phát triển Liên hợp quốc 
UNODC
United Nations Office on Drugs and Crime
Văn phòng Liên hợp quốc về chống ma túy và tội phạm
WB
World Bank
Ngân hàng Thế giới
WP
Warsaw Pact
Tổ chức Hiệp ước Warsaw 
WTO 
World Trade Organization 
Tổ chức Thương mại Thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU	1
1. Lý do chọn đề tài	1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận án	3
2.1. Mục tiêu nghiên cứu	3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu	3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu	3
3.1. Đối tượng nghiên cứu	3
3.2. Phạm vi nghiên cứu	3
4. Các nguồn tài liệu	4
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu	5
5.1. Phương pháp luận	5
5.2. Phương pháp nghiên cứu	5
6. Đóng góp của luận án	5
6.1. Về mặt khoa học	5
6.2. Về mặt thực tiễn	6
7. Bố cục của luận án	6
Chương 1	7
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU QUAN HỆ LÀO - VIỆT NAM	7
(1986 - 2016)	7
1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước	7
1.1.1. Những công trình, bài viết mang tính định hướng phát triển quan hệ Lào - Việt Nam	7
1.1.2. Những công trình nghiên cứu tổng thể quan hệ Lào - Việt Nam	8
1.1.3. Nghiên cứu quan hệ Lào - Việt Nam trên các lĩnh vực cụ thể	10
1.1.4. Các công trình nghiên cứu về quan hệ giữa ba nước trên bán đảo Đông Dương có đề cập đến quan hệ Lào - Việt Nam	14
1.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước	15
1.2.1. Các công trình tổng kết, đánh giá về tình hình phát triển kinh tế, xã hội, hoạt động đối ngoại và quan hệ quốc tế của Lào và quan hệ Lào - Việt Nam	16
1.2.2. Những công trình nghiên cứu Lào trong quan hệ hợp tác khu vực	18
1.2.3. Các công trình nghiên cứu trực tiếp quan hệ Lào - Việt Nam	19
1.3. Nhận xét về tình hình nghiên cứu và vấn đề đặt ra cho luận án	20
Chương 2	23
CƠ SỞ VÀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ LÀO - VIỆT NAM	23
(1986 - 2016)	23
2.1. Cơ sở quan hệ Lào - Việt Nam	23
2.1.1. Sự gần gũi về địa lý, văn hóa và chia sẻ thân phận lịch sử	23
2.1.2. Sự gắn bó trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc	27
2.1.3. Sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong giai đoạn khôi phục và hàn gắn vết thương chiến tranh, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất cho xây dựng chủ nghĩa xã hội (1975 - 1986)	32
2.2. Nhân tố tác động đến quan hệ Lào - Việt Nam	38
2.2.1. Nhân tố bên trong	38
Bảng 2.1. Khoảng cách của Lào đi ra các cảng quốc tế	48
Bảng 2.2. Các chỉ số phát triển kinh tế và dân số Lào (1990 - 2016)	51
2.2.2. Nhân tố bên ngoài	54
Bảng 2.3. Vốn đầu tư của Trung Quốc vào Lào (2012 - 2016)	62
Tiểu kết Chương 2	65
Chương 3	67
QUAN HỆ LÀO - VIỆT NAM TRÊN CÁC LĨNH VỰC CHỦ YẾU	67
(1986 - 2016)	67
3.1. Quan hệ chính trị - ngoại giao	67
3.2. Quan hệ quốc phòng - an ninh	74
3.3. Quan hệ kinh tế	79
3.3.1. Những thỏa thuận hợp tác về kinh tế	79
3.3.2. Trên lĩnh vực thương mại	81
3.3.3. Trên lĩnh vực đầu tư	86
3.3.4. Quan hệ hợp tác phát triển	93
3.4. Quan hệ văn hóa, giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ	97
3.4.1. Trên lĩnh vực văn hóa	97
3.4.2. Trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ	100
3.5. Hợp tác Lào - Việt Nam ở cấp độ đa phương	106
3.5.1. Trong khuôn khổ ASEAN	106
3.5.2. Trong khuôn khổ Tiểu vùng sông Mekong mở rộng	109
3.5.3. Trong khuôn khổ Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam	114
Tiểu kết Chương 3	117
Chương 4	119
MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ QUAN HỆ LÀO - VIỆT NAM	119
(1986 - 2016)	119
4.1. Thành tựu và hạn chế trong quan hệ hai nước	119
4.1.1. Thành tựu	119
4.1.2. Hạn chế	123
4.2. Tính chất, đặc điểm quan hệ Lào - Việt Nam (1986 - 2016)	125
4.2.1. Tính chất	125
4.2.2. Đặc điểm	127
4.3. Tác động của quan hệ Lào - Việt Nam đến tình hình mỗi nước và khu vực	129
4.3.1. Đối với Lào	129
4.3.2. Đối với Việt Nam	131
4.3.3. Đối với khu vực	133
KẾT LUẬN	136
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC	139
CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN	139
TÀI LIỆU THAM KHẢO	140
PHẦN PHỤ LỤC	152
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quan hệ Lào - Việt Nam không chỉ là mối quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng có chung đường biên giới dài trên 2.337 km mà còn là giữa hai dân tộc đã từng chia sẻ thân phận lịch sử từ thời cận đại đến nay. Ra đời và được tôi luyện, thử thách trong khói lửa của cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc, quan hệ Lào - Việt Nam được các thế hệ lãnh đạo hai nước, từ Chủ tịch Kaysone Phomvihane, Chủ tịch Souphanouvong của Lào và Chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam đặt nền móng, các thế hệ lãnh đạo kế tiếp và nhân dân hai nước tiếp tục bồi đắp và ngày càng gắn bó hơn khi cả hai cùng thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. 
Từ sau năm 1986, khi cả Lào và Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước cũng là lúc bối cảnh quốc tế, khu vực có nhiều chuyển biến căn bản với sự tan rã của Liên Xô, sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa hiện thực Đông Âu, cục diện Chiến tranh lạnh trong quan hệ quốc tế ch ... ng nhau thiết lập một khuôn khổ hợp tác thương mại chiến lược hướng tới quan hệ kinh tế hội nhập sâu rộng hơn nữa giữa các Bên ký kết,
Đã thỏa thuận như sau:
Chương 1. MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC
Điều 1: Mục tiêu
Hiệp định thương mại này giúp tăng cường, củng cố hơn nữa quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, thúc đẩy tiếp cận thị trường cho hàng hóa, dịch vụ và tạo sự kết nối phát triển ổn định, bền vững và lâu dài giữa hai nước.
Điều 2: Nguyên tắc
Hiệp định Thương mại này tạo hành lang pháp lí cho quan hệ thương mại hai nước phù hợp với các luật, quy định và chính sách tương ứng của mỗi nước trên nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi, phát huy hơn nữa quan hệ đoàn kết, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào.
Hiệp định Thương mại này hướng tới việc tạo thuận lợi tối đa trong việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và cung ứng dịch vụ giữa hai bên và là Hiệp định khung đặt ra định hướng cho các hoạt động thương mại, dịch vụ có liên quan.
Với Hiệp định này, các Bên ký kết cam kết dành cho nhau những ưu đãi đặc biệt về thương mại hàng hóa và dịch vụ.
Chương 2. TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG
Điều 3: Thương mại hàng hóa
Hai Bên ký kết sẽ xóa bỏ thuế quan đối với tất cả các loại hàng hóa có xuất xứ từ mỗi nước đáp ứng các điều kiện quy định tại Form S phù hợp với Thỏa thuận vê quy tắc xuất xứ áp dụng cho hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan Việt Nam - Lào, ngoại trừ các mặt hàng được nêu các Phụ lục của Hiệp định. Các phụ lục này được tự động gia hạn trừ khi có thông báo của một Bên ký kết.
Danh mục hàng hóa thuộc các Phụ lục (1a, 2a, 1b, 2b và 3) của Hiệp định này sẽ được phân loại theo Danh mục biểu thuế quan hài hòa ASEAN AHTN 2012.
Các Bên ký kết sẽ không áp dụng các biện pháp phi thuế quan không phù hợp với quy định của WTO đối với hàng hóa nhập khẩu có nguồn gốc từ phía Bên kia.
Mỗi Bên dành quy chế đối xử quốc gia đối với hàng hoá của Bên kia phù hợp với Điều III của GATT 1994.
Các Bên ký kết sẽ không ban hành hoặc duy trì bất kỳ hình thức trợ cấp xuất khẩu nào trừ khi phù hợp với các nghĩa vụ WTO.
Điều 4: Thương mại dịch vụ
Nhận thức được tầm quan trọng ngày càng tăng của thương mại dịch vụ đối với sự tăng trưởng và phát triển của cả hai nước và có tính đến các mức độ khác nhau của sự phát triển kinh tế của hai nước, mỗi Bên sẽ giảm dần hoặc loại bỏ các biện pháp hạn chế hiện có đối với các dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ của Bên ký kết kia phù hợp với các nhu cầu tài chính và thương mại của mình.
Theo yêu cầu cụ thể của một trong hai bên, các Bên ký kết có thể, thông qua tham vấn, thúc đẩy tự do hóa thương mại dịch vụ giữa các Bên.
Chương 3. TẠO THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI
 Điều 5: Thủ tục hải quan
Hai Bên ký kết đảm bảo rằng thủ tục hải quan có thể dự báo được, ổn định, minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại thông qua việc đẩy nhanh quá trình thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu của mỗi nước.
Cơ quan hải quan của cả hai Bên định kỳ rà soát để tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục hải quan nhằm thúc đẩy thương mại song phương.
Nhằm mục đích quản lý rủi ro, việc thông quan nhanh chóng sẽ được áp dụng đối với hàng hóa có rủi ro thấp và kiểm tra hải quan sẽ được tập trung vào các mặt hàng có rủi ro cao.
Hai Bên ký kết nhất trí tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thủ tục hải quan và kiểm tra sau thông quan và phối hợp trong việc thu thập số liệu thống kê hải quan.
Hai Bên ký kết thống nhất thực hiện mô hình "một cửa, một lần dừng” cho thông quan hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu tại cặp cửa khẩu Lao Bảo – Đen Sa Vẳn và xem xét nhân rộng mô hình tại tất cả các cặp cửa khẩu quốc tế có đủ điều kiện trong thời gian sớm nhất.
Điều 6: Thanh toán và chuyển khoản
Mọi khoản thanh toán liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa hai nước được thực hiện bằng đồng nội tệ của mỗi nước hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi, phù hợp với các quy định về quản lý ngoại hối hiện hành của mỗi nước và các thỏa thuận về thanh toán giữa hai nước.
Mọi giao dịch thanh toán phải tuân thủ các quy định pháp luật và quy chế liên quan của mỗi nước.
Các Bên ký kết thống nhất tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại của Việt Nam và Lào ở hai nước hoạt động nhằm hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp hai nước.
Chương 4. THƯƠNG MẠI BIÊN GIỚI
Điều 7: Hiệp định Thương mại biên giới
Nhằm tăng cường hoạt động thương mại biên giới và cải thiện mức sống của người dân của cả hai nước và góp phần tăng cường thương mại song phương, hai Bên ký kết sẽ thảo luận, thống nhất và ký một Hiệp định trong năm 2015 để tạo ra các điều kiện thuận lợi nhất cho thương mại biên giới và trao đổi hàng hoá trong khu vực biên giới.
Ưu đãi thuế nhập khẩu cho đường và các mặt hàng khác phía Lào yêu cầu sẽ được xem xét, thể hiện trong Hiệp định Thương mại biên giới.
Điều 8: Hợp tác phòng chống buôn lậu
Hai Bên ký kết phối hợp trong việc chia sẻ thông tin, xây dựng kế hoạch công tác chung và hợp tác trong công tác chống buôn lậu, đặc biệt là ở các tỉnh biên giới hai nước.
Chương 5. XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Điều 9: Hợp tác xúc tiến thương mại
Hai Bên ký kết sẽ tăng cường hợp tác trong việc tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại như các hội chợ, triển lãm, hội thảo, kết nối kinh doanh và trao đổi kinh nghiệm xúc tiến thương mại.
Hai Bên ký kết sẽ thường xuyên trao đổi thông tin kinh tế và thương mại, tham vấn lẫn nhau về các biện pháp và chính sách để thúc đẩy thương mại phù hợp với pháp luật, lợi ích chung của cả hai nước và các quy định pháp lý quốc tế.
Điều 10: Ứng dụng thương mại điện tử
Hai Bên ký kết tăng cường công bố thông tin và hướng dẫn sử dụng, phát triển thương mại điện tử và có những nỗ lực bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử.
Chương 6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11: Hỗ trợ trong quá trình hội nhập
Hai Bên ký kết sẽ trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm, ủng hộ lập trường, quan điểm của Bên kia trong các diễn đàn kinh tế, thương mại quốc tế và khu vực.
Điều 12: Ngoại lệ chung
Không điều khoản nào trong Hiệp định này có thể ngăn cản mỗi Bên thực thi các biện pháp nhằm bảo vệ an ninh quốc gia hoặc bảo vệ các hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật hoặc các biện pháp cần thiết khác nhằm bảo vệ đạo đức xã hội, bảo vệ sức khỏe con người, động vật và thực vật địa sinh và thủy sinh và nhằm bảo vệ môi trường phù hợp với các quy định tại Điều XX và XXI của GATT 1994.
Điều 13: Đầu mối thực hiện
Bộ Công Thương nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Công Thương nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là cơ quan đầu mối trong việc phối hợp với các Bộ có liên quan để thực hiện Hiệp định này.
Điều 14: Giải quyết tranh chấp
Mọi khác biệt trong việc giải thích hoặc thực hiện những điều khoản của Hiệp định này sẽ được giải quyết thông qua trao đổi hữu nghị của hai Bên ký kết trên tinh thần xây dựng và đoàn kết.
Điều 15: Phụ lục
Các phụ lục kèm theo Hiệp định này là một phần không tách rời của Hiệp định này.
Điều 16: Hiệu lực và thời hạn
Hiệp định có hiệu lực sáu sáu mươi (60) ngày kể từ ngày nhận được thông báo sau cùng, bằng văn bản, qua đường ngoại giao, về việc các Bên đã hoàn thành các thủ tục nội bộ để Hiệp định có hiệu lực.
Hiệp định này thay thế Hiệp định Thương mại giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ký ngày 09 tháng 03 năm 1998 tại Viêng Chăn và Bản Thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về các mặt hàng được hưởng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu Việt - Lào ký ngày 01 tháng 12 năm 2011 tại Viêng Chăn.
Hiệp định này sẽ có hiệu lực pháp luật trong 5 năm kể từ ngày có hiệu lực và sẽ được tự động gia hạn với thời hạn 3 năm mỗi khi hết hiệu lực. Hiệp định này sẽ hết hiệu lực sau ba (3) tháng kể từ khi một trong hai Bên thông báo cho Bên kia, thông qua kênh ngoại giao, về ý định chấm dứt Hiệp định.
Khi Hiệp định này chấm dứt hiệu lực, các quy định của nó sẽ vẫn được áp dụng cho các hợp đồng đã ký nhưng chưa hoàn thành trong khoảng thời gian Hiệp định còn hiệu lực.
Hiệp định này có thể được sửa đổi hoặc bổ sung với sự đồng ý bằng văn bản của các Bên ký kết. Những sửa đổi, bổ sung là bộ phận không thể tách rời của Hiệp định và sẽ có hiệu lực theo quy định tại Điểm 1 của Điều này.
Hiệp định được làm tại Viêng Chăn, vào ngày 3 tháng 3 năm 2015, thành hai bản bằng tiếng Anh, tiếng Lào và tiếng Việt. Trong trường hợp có sự giải thích khác nhau, văn bản tiếng Anh sẽ được sử dụng làm cơ sở tham chiếu.
Thay mặt Chính phủ
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(đã ký)
Vũ Huy Hoàng
Bộ trưởng Bộ Công Thương
Thay mặt Chính phủ
Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
(đã ký)
Khemmani PHOLSENA
Bộ trưởng Bộ Công Thương
PHỤ LỤC 32
BẢN ĐỒ LÀO - VIỆT NAM
PHỤ LỤC 33
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ QUAN HỆ ĐẶC BIỆT LÀO - VIỆT NAM
Hình 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Chủ tịch Kaysone Phomvihane tại Hà Nội, năm 1966.
Nguồn: Sách Ảnh Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Nxb. Thông tấn.
Hình 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hoàng thân Shouphanouvong tại Việt Bắc, năm 1948.
Nguồn: Sách Ảnh Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Nxb. Thông tấn.
Hình 3: Tổng Bí thư Kaysone Phomvihane và Tổng Bí thư Lê Duẩn 
 ký Tuyên bố chung Lào - Việt Nam, Vientiane ngày 18-7-1977.
Nguồn: Sách Ảnh Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Nxb. Thông tấn.
Hình 4: Thủ tướng Kaysone Phomvihane và Thủ tướng Phạm Văn Đồng 
 ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác, Vientiane ngày 18-7-1977.
Nguồn: Sách Ảnh Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Nxb. Thông tấn.
Hình 5: Phó Thủ tướng Lào Phoune Sipaseuth và Phó Thủ tướng Phạm Hùng 
ký Hiệp ước Hoạch định biên giới Lào - Việt Nam, Vientiane ngày 18-7-1977.
Nguồn: Sách Ảnh Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Nxb. Thông tấn.
Hình 6: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc Tết Bun Pi May Tổng Bí thư, Chủ tịch nước 
Choummaly Sayasone trong chuyến thăm chính thức Lào, Attapeu, ngày 12-4-2011.
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam. 
Hình 7: Tổng Bí thư, Chủ tịch Bounnhang Vorachith và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 
trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam, Hà Nội, tháng 4-2016.
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam.
Hình 8: Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng Thoonglun Sisoulith ký Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới và Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào, ngày 16-3-2016.
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam.
Hình 9: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Thongloun Sisoulith
Hà Nội, tháng 12-2016.
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam.
Hình 10: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch Quốc hội Pany Yathotou
tại Lễ khánh thành Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào tại bản Lao Khô,
huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, tháng 7-2017.
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam.
Hình 11: Bộ trưởng Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Sengnuon Saynhalat
Hội đàm giữa hai Bộ Quốc phòng Việt Nam - Lào, Hà Nội, tháng 9-2014.
Nguồn: qdnd.vn.
Hình 12: Bộ trưởng Trần Đại Quang và Bộ trưởng Thongbanh Sengaphone 
ký Kế hoạch hợp tác năm 2014 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ An ninh Lào, 
Hà Nội, tháng 12-2013.
Nguồn: VGP/Doãn Tấn.

File đính kèm:

  • docluan_an_quan_he_lao_viet_nam_1986_2016.doc
  • doc1. Thong tin ket qua LA.doc
  • doc4. Trich yeu LA.doc
  • docTom tat LA. Tieng Anh.doc
  • docTom tat LA.doc