Luận án Trường phái âm nhạc ấn tượng Pháp trong đào tạo và biểu diễn Piano chuyên nghiệp tại Việt Nam
Âm nhạc cổ điển phương Tây có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời,
gắn liền với tên tuổi của các nhà soạn nhạc lừng danh đã lưu vào sử sách cùng với
các tác phẩm viết cho đàn phím, piano của họ. Thời kỳ Baroque (1600-1750) với
các tác giả tiêu biểu Johann Sebastian Bach; François Couperin; George Frideric
Handel; Henry Purcell v.v Thời kỳ Cổ điển (1750-1820), đánh dấu sự ra đời của
cây đàn piano, với các tác giả tiêu biểu Carl Philipp Emanuel, Johann Christian và
Wilhelm Friedemann Bach, được tiếp nối bởi các bậc thầy vĩ đại như Ludwig van
Beethoven, Franz Joseph Haydn và Wolfgang Amadeus Mozart.
Đến thời kỳ Lãng mạn (1820-1910), cả lĩnh vực biểu diễn và sáng tác âm
nhạc cho piano đều bước vào kỷ nguyên hoàng kim. Trong suốt thế kỷ XIX, cây
đàn piano trở thành tâm điểm chú ý trên sân khấu âm nhạc châu Âu bởi những kỹ
thuật điêu luyện của nó qua các buổi biểu diễn độc tấu của các bậc thầy như
Chopin, Liszt, Thalberg v.v Đặc biệt, thời gian này tại Pháp xuất hiện nhiều trào
lưu mới diễn ra trong các lĩnh vực nghệ thuật như văn học (với phong trào Tượmg
trưng / Symbolism), trong hội họa và âm nhạc (với phong trào Ấn tượng /
Impressionism) gắn liền cùng hai tượng đài âm nhạc Claude Debussy và Maurice
Ravel.
Trong các tác phẩm viết cho piano của mình, Debussy và Ravel đã kế thừa
và phát huy nghệ thuật piano của Chopin và Liszt. Claude Debussy là nhà cách tân
âm nhạc vĩ đại, ông được xem là một trong những nhà soạn nhạc độc đáo nhất thế
kỷ XX. Trong lịch sử phát triển âm nhạc thế giới, âm nhạc Ấn tượng Pháp mà
người đứng đầu là Debussy chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình chuyển
tiếp từ trường phái Lãng mạn cuối thế kỷ XIX sang trường phái Hiện đại thế kỷ
XX. Nếu như Debussy đã đưa âm nhạc thoát ra khỏi những khuôn mẫu, chuẩn mực
truyền thống khô cằn, khai thác vô số khả năng tạo âm sắc tinh tế, âm thanh mới2
trên cây đàn piano thì Ravel lại là nhà tiên phong trong việc đi tìm những giải pháp
kỹ thuật piano toàn diện mang tính đột phá, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử
phát triển nghệ thuật biểu diễn piano và đóng góp đáng kể những tác phẩm tầm cỡ,
qui mô lớn vào danh mục tác phẩm piano hiện đại. Âm nhạc Ấn tượng Pháp đã
đưa nghệ thuật biểu diễn piano vươn lên tầm cao mới, truyền cảm hứng cho các
nhà soạn nhạc đương thời cũng như những nhà soạn nhạc lừng danh các thế hệ sau
trên thế giới
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Trường phái âm nhạc ấn tượng Pháp trong đào tạo và biểu diễn Piano chuyên nghiệp tại Việt Nam
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH NHẠC VIỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------ LÊ HỒ HẢI TRƯỜNG PHÁI ÂM NHẠC ẤN TƯỢNG PHÁP TRONG ĐÀO TẠO VÀ BIỂU DIỄN PIANO CHUYÊN NGHIỆP TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ ÂM NHẠC HỌC TP. Hồ Chí Minh – 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH NHẠC VIỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------ LÊ HỒ HẢI TRƯỜNG PHÁI ÂM NHẠC ẤN TƯỢNG PHÁP TRONG ĐÀO TẠO VÀ BIỂU DIỄN PIANO CHUYÊN NGHIỆP TẠI VIỆT NAM Ngành: Âm nhạc học Mã số: 62 21 02 01 Phản biện độc lập 1: Phản biện độc lập 2: Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS.NGND. TRẦN THU HÀ TP. Hồ Chí Minh – 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án Trường phái âm nhạc Ấn tượng Pháp trong đào tạo và biểu diễn piano chuyên nghiệp tại Việt Nam là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án không có sự trùng lắp, sao chép của bất kỳ đề tài luận án hay công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả khác. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận án Lê Hồ Hải ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với GS.TS.NGND. Trần Thu Hà, người đã trực tiếp hướng dẫn, luôn dành hết tâm huyết và đồng hành cùng tôi suốt khóa đào tạo nghiên cứu sinh. Trân trọng cảm ơn các nhà nghiên cứu, giáo sư, nghệ sĩ, tác giả có những công trình nghiên cứu đi trước mà tôi sử dụng làm tài liệu tham khảo. Đây là nguồn thông tin tham khảo vô cùng quan trọng và quý giá, giúp cho tôi có được những kiến thức nền tảng cần thiết và hữu ích, gợi mở những cách tiếp cận phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, trình bày luận án. Để có thể hoàn thành được công trình luận án này, trong quá trình nghiên cứu, tôi nhận được rất nhiều sự động viên từ gia đình, người thân, sự hỗ trợ của Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, cùng với những góp ý rất đáng quý của các thầy cô, đồng nghiệp cũng như các học sinh, sinh viên trong và ngoài nước, xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất! iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.i LỜI CẢM ƠN.ii MỤC LỤC.iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT....v BẢNG TRA KÝ HIỆU TIẾNG ĐỨC, ANH, PHÁP VÀ VIỆT...vi CÁC BẢNG BIỂU DÙNG TRONG LUẬN ÁN....viii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Lịch sử đề tài ......................................................................................................... 4 3. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 12 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 12 5. Giả thuyết nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu ........................................... 14 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................... 15 7. Cấu trúc của luận án ......................................................................................... 16 CHƯƠNG 1: TRƯỜNG PHÁI ÂM NHẠC ẤN TƯỢNG PHÁP TRONG NGHỆ THUẬT PIANO THẾ GIỚI ...................................................................... 17 1.1. Khái quát về trường phái âm nhạc Ấn tượng Pháp ..................................... 17 1.1.1. Ảnh hưởng của văn học đến trường phái âm nhạc Ấn tượng Pháp ........... 18 1.1.2. Ảnh hưởng của hội họa đến trường phái âm nhạc Ấn tượng Pháp ........... 21 1.2. Vai trò của Claude Debussy đối với trường phái âm nhạc Ấn tượng Pháp .................................................................................................................................. 25 1.2.1. Sự nghiệp sáng tác các tác phẩm piano của Claude Debussy ..................... 25 1.2.2. Preludes dành cho piano Tập I & Tập II (Préludes pour piano Livre I & Livre II) .................................................................................................................... 38 1.3. Vai trò của Maurice Ravel đối với trường phái âm nhạc Ấn tượng Pháp . 40 1.3.1. Sự nghiệp sáng tác các tác phẩm piano của Maurice Ravel ....................... 40 1.3.2. Tập tác phẩm Gaspard de la Nuit ................................................................. 49 Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 53 iv CHƯƠNG 2: ÂM NHẠC ẤN TƯỢNG PHÁP TRONG ĐÀO TẠO PIANO CHUYÊN NGHIỆP TẠI VIỆT NAM ................................................................... 54 2.1. Đào tạo piano tại Việt Nam giai đoạn du nhập đến năm 1956 .................... 56 2.1.1. Sự du nhập âm nhạc phương Tây và Piano vào Việt Nam .......................... 56 2.1.2. Nhạc Viện Viễn Đông Pháp / Conservatoire français d'Extrême-Orient (1927-1930) .............................................................................................................. 64 2.2. Đào tạo piano tại Việt Nam giai đoạn từ 1956-1975 ..................................... 70 2.2.1. Trường Âm nhạc Việt Nam ........................................................................... 70 2.2.2. Trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn ............................................................. 72 2.2.3. Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Huế ............................................. 73 2.3. Đào tạo piano tại Việt Nam giai đoạn từ 1975 đến nay ................................ 74 2.3.1. Piano trong hệ thống đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp ............................... 75 2.3.2. Các tác phẩm piano của Debussy và Ravel trong đào tạo piano chuyên nghiệp tại Việt Nam ............................................................................................................. 81 Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 94 CHƯƠNG 3: ÂM NHẠC ẤN TƯỢNG PHÁP TRONG BIỂU DIỄN PIANO CHUYÊN NGHIỆP TẠI VIỆT NAM ................................................................... 96 3.1. Đặc điểm nghệ thuật biểu diễn của trường phái piano Pháp và âm nhạc piano Ấn tượng Pháp .............................................................................................. 96 3.2. Nghiên cứu kỹ thuật biểu diễn tác phẩm Arabesque số 1, La Cathédrale engloutie và Feux d'artifice của Claude Debussy .............................................. 104 3.2.1. Arabesque số 1 ............................................................................................. 104 3.2.2. La Cathédrale engloutie / Thánh đường dưới đại dương .......................... 108 3.2.3. Feux d'artifice / Pháo hoa ........................................................................... 115 3.3. Nghiên cứu kỹ thuật biểu diễn tác phẩm Ondine / Nàng Tiên cá ............. 128 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 144 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 145 NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ....... 153 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 154 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 167 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Các từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt 1 CN Cử nhân 2 ĐH Đại học 3 GS Giáo sư 4 GV Giảng viên 5 HS Học sinh 6 HVÂNQGVN Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam 7 HVÂN Huế Học viện Âm nhạc Huế 8 NN Nước ngoài 9 NGND Nhà giáo nhân dân 10 NGƯT Nhà giáo ưu tú 11 NSND Nghệ sĩ nhân dân 12 NSƯT Nghệ sĩ ưu tú 13 NVTPHCM Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh 14 NXB Nhà xuất bản 15 SV Sinh viên 16 PGS Phó giáo sư 17 TC Trung cấp 18 TS Tiến sĩ 19 ThS Thạc sĩ 20 VN Việt Nam vi BẢNG TRA KÝ HIỆU TIẾNG ĐỨC, ANH, PHÁP VÀ VIỆT Tiếng Đức Tiếng Anh Tiếng Pháp Tiếng Việt GIỌNG C Cis Cisis Ces Ceses D Dis Disis Des Deses E Eis Eisis Es Eses F Fis Fisis Fes Feses G Gis Gisis Ges Geses A Ais Aisis As Ases H His C C (*) C (*) C (*) C (*) D D D D D E E E E E F F F F F G G G G G A A A A A B DO hoặc UT DO (**) DO (**) DO (**) DO (**) RÉ RÉ RÉ RÉ RÉ MI MI MI MI MI FA FA FA FA FA SOL SOL SOL SOL SOL LA LA LA LA LA SI SI Đô Đô thăng Đô thăng kép Đô giáng Đô giáng kép Rê Rê thăng Rê thăng kép Rê giáng Rê giáng kép Mi Mi thăng Mi thăng kép Mi giáng Mi giáng kép Fa Fa thăng Fa thăng kép Fa giáng Fa giáng kép Son Son thăng Son thăng kép Son giáng Son giáng kép La La thăng La thăng kép La giáng La giáng kép Si Si thăng vii Hisis B Heses B B B B SI SI SI Si thăng kép Si giáng Si giáng kép ĐIỆU THỨC Dur Moll Major Minor Majeur Mineur Trưởng Thứ (*) : sharp (ví dụ: Đô thăng = C sharp) : double sharp : flat (ví dụ: Rê giáng = D flat) : double flat (**) : dièse (ví dụ: Đô thăng = DO dièse) : double dièse : bémol (ví dụ: Rê giáng = RÉ bémol) : double bémol viii CÁC BẢNG BIỂU DÙNG TRONG LUẬN ÁN STT Nội dung bảng biểu Trang /Phụ lục Chương 1 Bảng 1.1 Phân loại nội dung âm nhạc của 24 Prelude viết cho piano của C. Debussy 175/2 Chương 2 Bảng 2.1 Các tác phẩm piano của C. Debussy và M. Ravel trong chương trình đào tạo tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam 176/2 Bảng 2.2 Các tác phẩm piano của C. Debussy và M. Ravel trong chương trình đào tạo tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh 178/2 Bảng 2.3 Các tác phẩm piano của C. Debussy và M. Ravel trong chương trình đào tạo tại Học viện Âm nhạc Huế 179/2 Bảng 2.4 Tỉ lệ tác phẩm của các thời kỳ âm nhạc được sử dụng tại khoa piano, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, NH.2019-2020 89 Bảng 2.5 Cải tiến, mở rộng, bổ sung các tác phẩm piano của C. Debussy và M. Ravel vào chương trình đào tạo 90 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Âm nhạc cổ điển phương Tây có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, gắn liền với tên tuổi của các nhà soạn nhạc lừng danh đã lưu vào sử sách cùng với các tác phẩm viết cho đàn phím, piano của họ. Thời kỳ Baroque (1600-1750) với các tác giả tiêu biểu Johann Sebastian Bach; François Couperin; George Frideric Handel; Henry Purcell v.v Thời kỳ Cổ điển (1750-1820), đánh dấu sự ra đời của cây đàn piano, với các tác giả tiêu biểu Carl Philipp Emanuel, Johann Christian và Wilhelm Friedemann Bach, được tiếp nối bởi các bậc thầy vĩ đại như Ludwig van Beethoven, Franz Joseph Haydn và Wolfgang Amadeus Mozart. Đến thời kỳ Lãng mạn (1820-1910), cả lĩnh vực biểu diễn và sáng tác âm nhạc cho piano đều bước vào kỷ nguyên hoàng kim. Trong suốt thế kỷ XIX, cây đ ... du Tambour - Major của Offenbach được biểu diễn bởi dàn nhạc, Danse Hongroise dành cho violon và piano của Wieniawski, vở kịch một hồi thể loại Vaudeville Marquises de la Fourchette của Labiche. 28 Yvonne Périé là con gái riêng của vợ Poincignon, nhưng cũng có tài liệu lại nói cô là con gái nuôi của ông Poincignon. Theo hồi ức của những nhạc sĩ lão thành Việt Nam, cô Yvonnes Périé cùng sáng lập và tham gia dạy piano tại Institut Musical de Hanoi cho đến những năm 1940 tại Hà Nội. 29 Hay “Paris nhỏ” ở Viễn Đông. 30 Georges Mathias, nhạc soạn nhạc, nhà sư phạm, nghệ sĩ piano hàng đầu của Pháp, người được thụ hưởng nghệ thuật biểu diễn piano từ Chopin. 31 Mỗi khi sáng tác tác phẩm mới cho piano, Debussy thường trao đổi với Isidor Philipp để có những lời khuyên về các chú thích, ký hiệu hướng dẫn người biểu diễn có thể tiếp cận và hiểu rõ hơn về sắc thái của tác phẩm. Sau khi Debussy mất, Isidor Philipp được xem là nghệ sĩ hiểu biết sâu sắc về nghệ thuật sáng tác các tác phẩm piano của Debussy. 222 32 Ngày nay những phương pháp hướng dẫn kỹ thuật piano và triết lý sư phạm của Isidor Philipp được in thành sách phổ biến rộng rãi, là đề tài nghiên cứu, thảo luận trong các diễn đàn sư phạm piano và luận văn tiến sĩ trên thế giới. 33 Tư liệu báo chí tại Thư viện Quốc gia Việt Nam - thời báo Sài Gòn ngày 2/2/1934 có chi tiết đăng tải buổi biểu diễn độc tấu của bà với văn phong tít báo chí thời đó: “Mua vui làm nghĩa. Một đêm đờn đặc-biệt của bà Armande Caron” giới thiệu về buổi biểu diễn như sau: “Một tay tài-tử rất thiện nghệ về điệu đờn piano, đã nổi danh khắp xứ, sẽ ra mắt công chúng tại nhà hát Tây trong đêm thứ bảy 3 Février 1934 (từ 9 giờ đến 11 giờ) để thâu tiền giúp vào ban trợ cứu thất - nghiệp” [104]. 34 Bà Thái Thị Lang sinh năm 1915, mất tại Paris năm 2007. Sinh trưởng trong một gia đình tri thức lớn có bảy anh em tại Sài Gòn. Cha là ông Alexis Lân - một trong những kỹ sư Việt Nam đầu tiên được đào tạo ở Pháp, ông viết sách giáo khoa thực hành điện học (1917). Em trai là Luật sư Thái Văn Lung - nhà trí thức yêu nước tốt nghiệp cử nhân Luật tại Pháp, về nước tham gia kháng chiến chống Pháp ở Nam kỳ, Thái Văn Lung cùng với Nguyễn Văn Thủ, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Hữu Phước sáng lập “Lực lượng Thanh niên Tiền Phong”. (Chúng tôi sẽ dành phần giới thiệu em gái Thái Thị Liên và các cháu ruột của bà Thái Thị Lang - nghệ sĩ piano xuất chúng Đặng Thái Sơn và GS.TS. NGND. Trần Thu Hà ở phần sau). 35 Yves Nat (1890 - 1956) là nghệ sĩ, nhà sư phạm piano, nhà soạn nhạc, một trong những đại diện xuất sắc của trường phái piano Pháp. Được xem là thần đồng âm nhạc, lúc 10 tuổi ông đã chỉ huy dàn nhạc trình diễn tác phẩm Fantasy của mình. Cả Saint-Saëns và Fauré phát hiện tài năng và khuyến khích Yves Nat vào Nhạc viện Paris học tập. Sự nghiệp của ông bắt đầu vào năm 1909 khi Debussy đưa Yves Nat đến Anh biểu diễn. Ông sáng tác nhiều thể loại tác phẩm: dàn nhạc, hợp xướng và dàn nhạc, concerto cho piano, ca khúc thanh nhạc và độc tấu piano. Với tài năng piano của mình, Nat được đặc biệt chú ý khi thu âm các tác phẩm của Beethoven 223 và Schumann. Ngoài biểu diễn độc tấu piano, Yves Nat còn lưu diễn với các nghệ sĩ violon hàng đầu thế giới như Jacques Thibaud, George Enescu, Eugène Ysaÿe. 36 Marcel Samuel-Rousseau, giám đốc Nhà hát Opéra Quốc gia Paris. 37 Henri Tomasi sáng tác rất nhiều thể loại tác phẩm phong phú cho dàn nhạc trong đó có giao hưởng thơ Chant pour le Vietnam - Bài ca cho Việt Nam, lấy cảm hứng từ Jean-Paul Sartre. Henri Tomasi đề tặng bản giao hưởng thơ này cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, nội dung tác phẩm là sự tố cáo chủ nghĩa thực dân, phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa đế quốc. 38 Nên sau này có bút danh Louise Nguyễn Văn Tỵ 39 Một trong những phòng hòa nhạc lớn nổi tiếng nhất tại Paris mà tất cả các nghệ sĩ thế giới đều ước mơ ghi danh trong sự nghiệp biểu diễn của mình. 40 Maurice Hinson, Giáo sư piano, tác giả của nhiều bộ từ điển đồ sộ, sách hướng dẫn về danh mục các tác phẩm piano, lịch sử nghệ thuật đàn piano, hòa tấu piano với nhạc cụ khác. Ông nổi tiếng khắp nơi trên thế giới với các hội thảo, bài giảng về âm nhạc viết cho piano. Music for piano and Orchestra: An Annnotated Guide tập hợp những tác phẩm tiêu biểu của các tác giả từ những năm 1700 đến thời hiện đại. Công trình này là tài liệu tra cứu hữu ích cho các nghệ sĩ piano, giảng viên và sinh viên piano. 41 Những điều này hiện vẫn còn để ngỏ cho giới nghiên cứu âm nhạc tìm hiểu sâu hơn về bà Thái Thị Lang - một trong những nhân vật điển hình nhất thời kỳ đầu của lịch sử âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam ở cả 2 lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn piano và sáng tác. Chịu ảnh hưởng từ trường phái piano Pháp, được đào tạo chính quy, bà là minh chứng cho sự giao thoa, tiếp thu thẩm mỹ âm nhạc, kỹ thuật sáng tác phương Tây kết hợp với truyền thống văn hóa dân tộc, sử dụng những chất liệu 224 âm nhạc phương Đông vốn có trong di sản âm nhạc cổ truyền để chủ động sáng tạo ra cái mới có giá trị nghệ thuật cao. 42 Tạm dịch: “Âm nhạc, giáo dục và người Pháp da màu: Dạy âm nhạc tại Hà Nội thời Pháp bảo hộ” của tác giả McClellan, Michael E. 43 Thời điểm này rất phù hợp với mục đích của chính quyền thuộc địa là muốn dùng giáo dục và văn hóa để thu hút người Việt vào sâu hơn trong quỹ đạo của người Pháp. Trong những năm 1920, tiếp nối người tiền nhiệm Paul Beau, Toàn Quyền Đông Dương Albert Sarraut, một chính trị gia trẻ thuộc liên minh cấp tiến - đảng Xã hội đã nổ lực đẩy mạnh cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai vào cuối thời thế chiến thứ nhất, nhằm thực hiện giáo dục tập trung ở Việt Nam. 44 Nay là Cung Văn hóa Hữu nghị. 45 Nay là số 17-19 đường Điện Biên Phủ, trụ sở cũ của Đại Sứ quán Đan Mạch. 46 Tòa nhà xây từ năm 1902, không hề được thiết kế để sử dụng liên tục quanh năm và hoàn toàn không thích hợp cho việc trình diễn âm nhạc. Vị trí trường nằm trên một con đường gần những con đường thuộc loại náo nhiệt nhất Hà Nội, lại có đường tàu và Ga xe lửa nằm gần đó. 47 Vào giữa tháng 11 năm 1929, Poincignon gửi thư gần như van nài Toàn Quyền Đông Dương tiếp tục hỗ trợ cho Nhạc Viện. Thậm chí, ông còn nhắc lại việc thành lập Nhạc viện Paris của Bernard Sarrette vào ngay thời điểm giữa thời kỳ Cách mạng Pháp và cho rằng“Hỗ trợ cho các Nhạc viện là nghĩa vụ yêu nước của chính quyền” [60]. Nhưng những yêu cầu khẩn thiết của ông đã không được xét đến. 48 O. Baivy đã đến Hà Nội vào những năm trước khi thành lập Nhạc viện Viễn Đông Pháp. Ban đầu, ông vừa dạy đàn violon vừa đứng ra tổ chức những buổi hòa nhạc cho những nghệ sĩ nước ngoài đến biểu diễn ở Hà Nội. Sau đó ông mua một 225 ngôi nhà ở phố Tràng Thi vừa bán đàn, bán sách nhạc và cho thuê nhạc cụ [24, tr.15-16]. 49 Khi Albert Poincignon qua đời năm 1935, cáo phó dành cho ông trên Báo Tương lai của xứ Bắc Kỳ ngày 15/10/1935 ca ngợi nhiệt tình dấn thân của ông nhằm phục vụ âm nhạc và giảng dạy âm nhạc. Tờ báo này bày tỏ lòng hối tiếc khi phải mất cả con người lẫn ngôi trường này, nhưng không hề nhắc đến chuyện mở lại Nhạc viện. 50 Cũng giống như chị mình (nghệ sĩ piano, nhà soạn nhạc Thái Thị Lang), bà Thái Thị Liên (sinh năm 1918) được học piano với nghệ sĩ - nhà giáo tài năng Armande Caron. Năm 16 tuổi, bà đã có buổi biểu diễn đầu tiên ra mắt công chúng tại Tòa thị chính Sài Gòn. Năm 1949, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cử bà Thái Thị Liên đi học tại Praha (Tiệp Khắc trước đây). Năm 1952, bà trở thành người Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp xuất sắc chuyên ngành piano tại Nhạc viện Praha. Sau khi hoàn thành việc học, bà về nước tiếp tục tham gia Cách mạng, làm việc tại Đoàn Văn công Trung ương cho tới khi hòa bình được lặp lại và tham gia thành lập Trường Âm nhạc Việt Nam. 51 Sau này trở thành Chủ nhiệm khoa piano, Nhạc viện Hà Nội. 52 Sau này trở thành Phó chủ nhiệm khoa piano, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh. 53 Sau này trở thành Chủ nhiệm khoa piano, Giám đốc Nhạc viện Hà Nội. 54 Sau này trở thành Chủ nhiệm khoa piano, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh. 55 Sau này trở thành Phó chủ nhiệm khoa piano, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh. 56 Theo hồi ức của nguyên giảng viên piano Nguyễn Phước Vĩnh Hùng. 226 57 NSND. Đặng Thái Sơn thường xuyên được mời giảng dạy cho các khóa học nâng cao khắp thế giới, như khoá học đặc biệt tại Berlin năm 1999, nơi ông cùng giảng dạy với các nghệ sĩ bậc thầy thế giới Murray Perahia và Vladimir Ashkenazy. Ông thu âm cho các hãng đĩa nổi tiếng như Deutsche Grammophone, Melodya, Polskie Nagrania, CBS Sony, Analekta, Victor JVC, Fryderyk Chopin Institute. Hiện nay, ông tham gia giảng dạy tại trường Université de Montréal (Canada), Nhạc viện Oberlin, Nhạc viện New England (Mỹ) và luôn được mời làm Giám khảo trong nhiều Cuộc thi âm nhạc danh giá như Cuộc thi Piano Quốc tế Chopin (Ba Lan), Cleveland (Mỹ), Clara Haskil (Thụy Sĩ), Artur Rubinstein (Tel- Aviv), Hamamatsu, Sendai (Nhật), Sviatoslav Richter (Nga), Montréal International Piano Competition (Canada), Ferruccio Busoni International Piano Competition (Ý) v.v... [119]. 58 Trong giai đoạn 2008-2016, Học viện Âm nhạc Quốc gia đã có được 135 giải thưởng quốc tế của HSSV Trung học và Đại học; 35 giải thưởng quốc gia của HSSV [12]; giai đoạn 1976-2011, thầy và trò của Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh có được 246 bằng khen và giải thưởng quốc gia, quốc tế, trong đó 46 giải thưởng của HSSV khoa piano [13]. 59 Trong đề án này, chương trình đào tạo tài năng chuyên ngành piano bao gồm các hệ Trung cấp và hệ Đại học do GS.TS.NGND. Trần Thu Hà và PGS.TS. Tạ Quang Đông chủ biên sẽ được triển khai toàn quốc. 60 Do còn có những khác biệt và mặt bằng trình độ giữa các trường chưa đồng đều, yêu cầu chuyên môn trong mảng âm nhạc này có độ khó nhất định, nên tại HVÂN Huế vẫn còn tồn tại những khó khăn trong tiếp cận và sử dụng các tác phẩm của trường phái Ấn tượng Pháp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khoa piano của HVÂN Huế đã từng bước nâng cấp chất lượng đào tạo thông qua việc cập nhật chương trình đào tạo, có sự tham khảo, dựa theo các chương trình của HVÂNQG Việt Nam và Nhạc viện TPHCM. 227 CHƯƠNG 3 61 Như đã trình bày trong chương 2 của luận án, Isidor Philipp thường đưa ra những lời khuyên về các chú thích, ký hiệu hướng dẫn trước khi Debussy xuất bản các tác phẩm piano. 62 Anton Grigorevich Rubinstein (1829-1894), nghệ sĩ piano, nhà soạn nhạc và nhạc trưởng người Nga, đóng vai trò quan trọng trong nền văn hóa nghệ thuật của nước Nga khi ông thành lập Nhạc viện Saint Petersburg. 63 Tiếng Anh: The pedal is soul of the piano. 64 Lưu ý: cần có bản nhạc gốc của các tác phẩm để quy chiếu các chi tiết và số ô nhịp được liệt kê trong phần trình bày của luận án. 65 Kỹ năng sử dụng pedal có thể được ví như việc điều khiển hệ thống công tắc Dimmer điều chỉnh ánh sáng sân khấu: sáng dần/mờ dần, chứ không đơn thuần là bật/tắt (on/off). 66 Thành phố Ys bị đại dương nhấn chìm, là một trong những truyền thuyết nổi tiếng của ngườton cổ.
File đính kèm:
- luan_an_truong_phai_am_nhac_an_tuong_phap_trong_dao_tao_va_b.pdf
- INFORMATION OF NEW CONTRIBUTIONS OF DOCTORAL THESIS_LHH.PDF
- LE HO HAI - tiengAnh-TrangThongTinNhungDongGopMoiCuaLuanAn.docx
- LE HO HAI -tiengViet-TrangThongTinNhungDongGopMoiCuaLuanAn.docx
- SUMMARY OF DOCTORAL THESIS_LHH.PDF
- TÓM TẮT LUẬN ÁN TS_LHH.PDF
- TRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ_LHH.PDF