Luận án Vai trò của hương ước đối với nhà nước tại thôn, làng vùng đồng bằng bắc bộ Việt Nam hiện nay
Điểm nổi bật của dân tộc Việt Nam là yếu tố cộng đồng - một giá trị được
tạo lập, củng cố và duy trì qua nhiều thế hệ. Đó là sức mạnh truyền thống, vừa có
tính quốc gia, lại vừa có tính địa phương được sản sinh từ làng xã. Chiếu của vua
Gia Long năm 1804 nêu rõ: “nước là họp các làng mà thành. Từ làng mà đến nước,
dạy dân nên tục, vương chính lấy làng làm trước”. Ngay cả thực dân Pháp khi tiến
hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta, cũng phải rút ra kết luận: “Làng Việt Nam
là cái chìa khóa để giải mã bí mật Việt Nam, thần kỳ Việt Nam” (P.Mus - học giả, sĩ
quan quân đội Pháp đầu thế kỷ XX). Những quan niệm như thế đã xác nhận một
thực tế hiển nhiên: làng Việt Nam từ xưa đến nay luôn giữ một vị trí hết sức quan
trọng trong tất cả các vương triều, nhà nước, trong việc hoạch định các chiến lược
cai quản, xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, với đặc thù vốn có là tính tự
quản rất cao của thôn, làng theo tập tục “phép vua thua lệ làng” lại là một trở ngại
lớn trong việc nhà nước muốn can thiệp, nắm bắt và quản lý đời sống xã hội ở thôn,
làng. Về mặt chính quyền, nhà nước thông qua xã để quản lý dân làng, nhưng xã
khó có thể làm tốt chức năng quản lý hành chính của mình nếu như không thông
qua một cấp trung gian khác là thôn. Do đó, ngày 11 tháng 5 năm 1998 Chính phủ
đã đề ra Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, khẳng định: “Thôn, làng, bản, ấp không
phải là một cấp chính quyền nhưng là nơi sinh sống của cộng đồng dân cư, là nơi
thực hiện dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi nhằm giải quyết các công việc
trong nội bộ cộng đồng dân cư, bảo đảm đoàn kết, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và
vệ sinh môi trường, xây dựng cuộc sống mới, tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất
và đời sống; giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp và thuần phong mỹ tục của cộng
đồng nhằm thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực
hiện tốt quyền, nghĩa vụ của công dân và nhiệm vụ cấp trên giao” [21, Điều 13].
Như vậy, Quy chế thực hiện dân chủ ở xã cũng đã thể hiện rõ tinh thần nhà nước
muốn thực hiện sự quản lý của mình đến cấp cơ sở nhỏ nhất trong cộng đồng dân cư
thì trước tiên phải tiến hành thông qua việc nắm lấy thôn, làng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Vai trò của hương ước đối với nhà nước tại thôn, làng vùng đồng bằng bắc bộ Việt Nam hiện nay
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI LẠI THỊ PHƯƠNG THẢO VAI TRÒ CỦA HƯƠNG ƯỚC ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC TẠI THÔN, LÀNG VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI LẠI THỊ PHƯƠNG THẢO VAI TRÒ CỦA HƯƠNG ƯỚC ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC TẠI THÔN, LÀNG VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số : 9380106 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Minh Đoan HÀ NỘI - 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lại Thị Phương Thảo MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 7 1.1. Tình hình nghiên cứu đề tài 7 1.2. Đánh giá về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 27 1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 29 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA HƯƠNG ƯỚC ĐỐI VỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI THÔN, LÀNG VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ VIỆT NAM 32 2.1. Hương ước trong đời sống thôn, làng vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam 32 2.2. Quản lý nhà nước tại thôn, làng và vai trò của hương ước đối với quản lý nhà nước tại thôn, làng vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam 43 2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của hương ước đối với quản lý nhà nước tại thôn, làng vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam 79 Chương 3: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA HƯƠNG ƯỚC ĐỐI VỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI THÔN, LÀNG VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ VIỆT NAM HIỆN NAY 87 3.1. Khái quát về tình hình hương ước ở thôn, làng vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam hiện nay 88 3.2. Thực trạng các phương diện thể hiện vai trò của hương ước đối với quản lý nhà nước tại thôn, làng vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam hiện nay 99 3.3. Nguyên nhân thực trạng vai trò của hương ước đối với quản lý nhà nước tại thôn, làng vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam hiện nay 135 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HƯƠNG ƯỚC ĐỐI VỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI THÔN, LÀNG VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ VIỆT NAM HIỆN NAY 144 4.1. Quan điểm về phát huy vai trò của hương ước đối với quản lý nhà nước tại thôn, làng vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam hiện nay 144 4.2. Giải pháp phát huy vai trò của hương ước đối với việc quản lý nhà nước tại thôn, làng ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam hiện nay 151 KẾT LUẬN 183 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 186 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 187 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Điểm nổi bật của dân tộc Việt Nam là yếu tố cộng đồng - một giá trị được tạo lập, củng cố và duy trì qua nhiều thế hệ. Đó là sức mạnh truyền thống, vừa có tính quốc gia, lại vừa có tính địa phương được sản sinh từ làng xã. Chiếu của vua Gia Long năm 1804 nêu rõ: “nước là họp các làng mà thành. Từ làng mà đến nước, dạy dân nên tục, vương chính lấy làng làm trước”. Ngay cả thực dân Pháp khi tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta, cũng phải rút ra kết luận: “Làng Việt Nam là cái chìa khóa để giải mã bí mật Việt Nam, thần kỳ Việt Nam” (P.Mus - học giả, sĩ quan quân đội Pháp đầu thế kỷ XX). Những quan niệm như thế đã xác nhận một thực tế hiển nhiên: làng Việt Nam từ xưa đến nay luôn giữ một vị trí hết sức quan trọng trong tất cả các vương triều, nhà nước, trong việc hoạch định các chiến lược cai quản, xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, với đặc thù vốn có là tính tự quản rất cao của thôn, làng theo tập tục “phép vua thua lệ làng” lại là một trở ngại lớn trong việc nhà nước muốn can thiệp, nắm bắt và quản lý đời sống xã hội ở thôn, làng. Về mặt chính quyền, nhà nước thông qua xã để quản lý dân làng, nhưng xã khó có thể làm tốt chức năng quản lý hành chính của mình nếu như không thông qua một cấp trung gian khác là thôn. Do đó, ngày 11 tháng 5 năm 1998 Chính phủ đã đề ra Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, khẳng định: “Thôn, làng, bản, ấp không phải là một cấp chính quyền nhưng là nơi sinh sống của cộng đồng dân cư, là nơi thực hiện dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi nhằm giải quyết các công việc trong nội bộ cộng đồng dân cư, bảo đảm đoàn kết, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và vệ sinh môi trường, xây dựng cuộc sống mới, tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống; giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp và thuần phong mỹ tục của cộng đồng nhằm thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ của công dân và nhiệm vụ cấp trên giao” [21, Điều 13]. Như vậy, Quy chế thực hiện dân chủ ở xã cũng đã thể hiện rõ tinh thần nhà nước muốn thực hiện sự quản lý của mình đến cấp cơ sở nhỏ nhất trong cộng đồng dân cư thì trước tiên phải tiến hành thông qua việc nắm lấy thôn, làng. 2 Để làm được điều đó, song song với quá trình tái lập cấp thôn, nhà nước cần phải có hướng phục hồi các yếu tố truyền thống, đặc biệt là sự xuất hiện trở lại của hàng loạt các thiết chế phi quan phương ở thôn, làng. Các thiết chế phi quan phương này chính là nơi lưu giữ những giá trị và chuẩn mực của cộng đồng, điều chỉnh những hành vi ứng xử của con người. Sức sống của hương ước vẫn còn di tồn tới ngày nay, ngay cả trong khung cảnh xã hội nông thôn đang chuyển mình từ cổ truyền tới hiện đại. Bởi hương ước là một di sản văn hóa lớn, có giá trị nhiều mặt, trong đó nổi bật nhất là vai trò quản lý xã hội nông thôn. Sẽ là phiến diện và không công bằng nếu cho rằng, ngày nay, sự biến đổi mạnh mẽ của đời sống nông thôn Việt Nam, vấn đề hương ước chỉ còn là câu chuyện lịch sử. Nhìn vào thực tế của kinh tế thị trường, đô thị hóa, công nghiệp hóa, nhiều người hoài nghi cho rằng hương ước tự nó sẽ mất giá trị. Tuy nhiên, hương ước vẫn có cơ sở tồn tại và sẽ vẫn còn tồn tại. Khi cơ sở hạ tầng (kinh tế) thay đổi thì kiến trúc thượng tầng (trong đó có nhà nước, pháp luật, và kể cả hương ước) cũng sẽ thay đổi theo - đó là quy luật. Song thay đổi - điều đó không có nghĩa là biến mất, hoặc mất đi hoàn toàn. Việc mất đi có chăng chỉ là những hủ tục lạc hậu, những tàn dư cũ cổ hủ, lỗi thời (thậm chí kể cả tên gọi “hương ước” đi chăng nữa). Hương ước nếu được tích hợp, bổ sung những nội dung mới, nó vẫn còn nguyên giá trị đúng với bản chất của nó là công cụ tự quản, chứa đựng những quy định không trái luật và hỗ trợ cho luật; thực hiện chức năng giữ gìn và phát huy những giá trị vật chất và tinh thần của làng xã trong thời hiện đại. Hiện nay Việt Nam đang xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, đề cao vị thế của pháp luật, song không phải vì thế mà xem nhẹ các công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác, trong đó có hương ước. Thực tế, nếu biết kế thừa, khai thác trên tinh thần “gạn đục khơi trong”, phát huy những mặt tích cực, hợp lý và loại bỏ những yếu tố lạc hậu của hương ước cũ, chúng ta có thể sử dụng hương ước như một phương tiện hỗ trợ có hiệu quả trong việc quản lý kinh tế - xã hội, đưa nông thôn Việt Nam vào quỹ đạo phát triển lành mạnh: dân chủ và pháp quyền, đoàn kết, hợp tác trong sự đồng thuận của cộng đồng. Đây là nhân tố cơ bản đảm bảo sự ổn định chính trị tích cực, lành mạnh, phát huy được quyền tự chủ, sáng tạo của từng địa phương, là tiền đề và điều kiện của phát triển bền vững. Xét từ góc độ pháp lý và văn hóa pháp lý, việc xây dựng và thực hiện hương ước mới ở thôn, làng là việc làm quan trọng. Đây vừa 3 là công cụ hỗ trợ cho quản lý nhà nước, có tác dụng tích cực tới quản lý hành chính, đồng thời phát huy được khả năng tự quản, tự điều chỉnh của cộng đồng dân cư. Với những phân tích nêu trên, việc lựa chọn đề tài “Vai trò của hương ước đối với quản lý nhà nước tại thôn, làng vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam hiện nay” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về vai trò của hương ước đối với quản lý nhà nước tại thôn, làng vùng đồng bằng Bắc Bộ, - Xây dựng cơ sở cho việc đánh giá thực trạng vai trò của hương ước đối với quản lý nhà nước tại thôn, làng vùng đồng bằng Bắc Bộ hiện nay, - Đề xuất các quan điểm, giải pháp để phát huy vai trò của vai trò của hương ước đối với quản lý nhà nước tại thôn, làng vùng đồng bằng Bắc Bộ hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích những phương diện thể hiện vai trò của hương ước trên cơ sở phạm vi nội dung quản lý nhà nước tại thôn, làng vùng đồng bằng Bắc Bộ, - Phân tích những yếu tố tác động đến vai trò của hương ước đối với quản lý nhà nước tại thôn, làng vùng đồng bằng Bắc Bộ, - Nghiên cứu thực trạng vai trò của hương ước đối với quản lý nhà nước tại thôn, làng vùng đồng bằng Bắc Bộ hiện nay, chỉ rõ cả những bất cập còn tồn tại, cũng như nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, - Đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm phát huy hiệu quả vai trò của hương ước đối với quản lý nhà nước tại thôn, làng vùng đồng bằng Bắc Bộ hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hương ước ở các thôn, làng vùng đồng bằng Bắc Bộ, vai trò của hương ước đối với hoạt động quản lý nhà nước tại thôn, làng ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Môi trường của làng Việt truyền thống mỗi miền Bắc - Trung - Nam khác nhau. Có làng trung du, có làng đồng bằng và ven biển, có làng 4 cụm lại trên giải đất cao giữa vùng chiêm trũng, có làng ở Nam Bộ (thường được gọi là ấp). Trong đó, ở nông thôn Nam Bộ và một số nơi khác, theo nhiều nhà quản lý, không nhất thiết phải có hương ước. Hương ước chỉ tồn tại phổ biến ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Do đó, đề tài giới hạn ở việc nghiên cứu vai trò của hương ước vùng đồng bằng Bắc Bộ - nơi làng xã cổ truyền hình thành sớm, có kết cấu xã hội bền chặt, đồng thời cũng là nơi hương ước được soạn thảo và sử dụng nhiều nhất trong cả lịch sử và hiện tại. Nguồn tư liệu chính của luận án là các bản hương ước mới được soạn thảo từ năm 2000 đến nay của các thôn, làng vùng đồng bằng Bắc Bộ hiện nay. Đồng thời luận án sử dụng một số bản hương ước cổ thời phong kiến để có sự so sánh với hương ước ngày nay. Luận án cũng kế thừa những thành quả nghiên cứu về làng Việt cổ truyền, nông thôn thời đại mới, về quản lý nhà nước, về hương ước, pháp luật trong mối quan hệ với hương ước đã được công bố từ trước đến nay. Phạm vi thời gian: Luận án chủ yếu nghiên cứu giai đoạn từ năm 2000 trở lại đây. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận án nghiên cứu trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chiến lược xây dựng nông thôn mới, về hoàn thiện pháp luật đảm bảo cho quá trình phát huy dân chủ ở cơ sở, xây dựng chính quyền ở cơ sở, cộng đồng làng xã ở Việt nam hiện nay. Đặc biệt là các quan điểm về văn hóa, quản lý nhà nước và t ... /content/hai-duong-huong-ung-ngay-the-gioi-khong-thuoc-la, ngày 31/5/2017. 210. Trần Hữu Chất (2017), “Hưng Yên tuyên truyền phòng chống tác hại của thuốc lá và hưởng ứng ngày thế giới không thuốc lá”, tac-hai-cua-thuoc-la-va-huong-ung-ngay-the-gioi-khong-thuoc-la. 211. “Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030” (2021), https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/ dai-hoi-dang/lan-thu-xiii/chien-luoc-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-10-nam- 2021-2030-3735, ngày 22/3/2021. 212. “Chuyện động trời ở làng rau sạch lớn nhất Hà Nội” (2014), https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/chuyen-dong-troi-o-lang-rau-sach- lon-nhat-ha-noi-164459.html, ngày 7/3/2014. 213. Trần Cường, Hải Yến (2019), “Hội thảo phát huy giá trị hương ước trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở”, thao-phat-huy-gia-tri-huong-uoc-trong-xay-dung-doi-song-van-hoa-co- so.html, ngày 11/10/2019. 202 214. Hoàng Dân (2019), “Bản tin đài truyền thanh huyện Kim Động”, ngày 5/4/2019. 215. Nguyễn Văn Đại (2018), ”Lồng ghép các nội dung về dân số vào các hương ước, quy ước thôn làng, khu phố trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”, ve-dan-so-vao-cac-huong-uoc-quy-uoc-thon-lang-khu-pho-tren-ia-ban- tinh-bac-ninh, ngày 6/3/2018. 216. Vũ Văn Đạt (2019), “Hệ luỵ từ ô nhiễm môi trường làng nghề”, https://dantocmiennui.vn/moi-truong-vave-sinh-thuc-pham/he-luy-tu-o- nhiem-moi-truonglang-nghe/141268.html, ngày 28/12/2019. 217. Hoàng Hiệp (2013), “Thị trấn duy nhất ở Việt Nam không được chọn ngày cưới, chưa chết đã có mồ”, https://laodong.vn/archived/thi-tran-duy-nhat- o-viet-nam-khong-duoc-chon-ngay-cuoi-chua-chet-da-co-mo-679271.ldo, ngày 01/5/2013. 218. “Hà Nội chấn chỉnh việc bảo vệ cây xanh”, https://nhandan.vn/tin-tuc-xa- hoi/ha-noi-chan-chinh-viec-bao-ve-cay-xanh-436841/, ngày 30/8/2007. 219. Nguyễn Văn Học, Đào Phương (2018), “Sống chung với thuốc độc”, https://nhandan.com.vn/doi-song-xa-hoi/song-chung-voi-thuoc-doc-340602, ngày 10/11/2018. 220. Việt Hùng (2016), “Bắc Giang phát huy vai trò hương ước, quy ước ở cộng đồng dân cư”, https://www.vietnamplus.vn/bac-giang-phat-huy-vai-tro- huong-uoc-quy-uoc-o-cong-dong-dan-cu/419437.vnp, ngày 28/11/2016. 221. Hồ Hương (2020), “Thực trạng các tranh chấp dân sự được hòa giải ngoài tố tụng dân sự”, https://quochoi.vn/UserControls/Publishing/News/BinhLuan/ pFormPrint.aspx?UrlListProcess=/content/tintuc/Lists/News&ItemID=44 825, ngày 17/4/2020. 222. Lê Huyền (2016), “Vĩnh Phúc: lễ hội đẹp hơn nhà hương ước”, https://pbgdpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/hoat-dong-pgbdpldp.aspx? ItemID=1246, ngày 22/11/2016. 223. Hoàng Lan (2015), “Cả làng không ngủ bảo vệ hai gốc Sưa vàng ròng”, https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/ca-lang-khong-ngu-bao-ve-2-goc-sua- vang-rong-234620.html, ngày 04/5/2015. 203 224. “Làng nghề phải có hương ước quy định về bảo vệ môi trường” (2013), https://www.baolaocai.vn/bai-viet-cu/12018-lang-nghe-phai-co-huong- uoc-quy-dinh-ve-bao-ve-moi-truong, ngày 6/4/2013. 225. Thu Lê (2013), “Hương ước, quy ước là nền tảng vững chắc xây dựng hệ thống pháp luật”, quy-uoc-la-nen-tang-vung-chac-xay-dung-he-thong-phap-luat.html, ngày 18/11/2013. 226. Phạm Xuân Liêm (2011), “Phong trào đổi mới nông thôn Hàn Quốc”, Báo cáo nghiệm thu khóa đào tạo “Học viện trung ương bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo đổi mới nông thôn” tại Hàn Quốc, https://phutho.gov.vn/vi/phong- trao-doi-moi-nong-thon-cua-han-quoc. 227. Nhật Linh, Nam Phương (2019), “Cả làng quây tôn, dựng chốt bảo vệ cây Sưa 22 tỷ ở Vĩnh Phúc”, https://vietnamnet.vn/vn/doi-song/chuyen-la/ca-lang-quay- ton-dung-chot-bao-ve-cay-sua-co-gia-22-ty-557099.html, ngày 11/8/2019. 228. Đức Long (2020), “Chương Mỹ tập huấn nâng cao kỹ năng, kiến thức xây dựng hương ước, quy ước”, ngày 10/7/2020. 229. Tuệ Minh (2021), “Tăng cường thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”, quy-che-dan-chu-o-co-so-35905.html, ngày 6/1/2021. 230. Mậu Ngọ (2020), “Nói không với thuốc lá trong đám hiếu, đám hỉ tại thị trấn Ba Sao (Kim Bảng)”, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam, https://cdchanam.vn/noi-khong-voi-thuoc-la-trong-dam-hieu-dam-hi-tai- thi-tran-ba-sao-kim-bang/?fbclid=IwAR3QO_DIjPpToLn6RKgUeshrkH- 6jWtINvTEr_JJ4EAlpRmFYsnBS5UxIRw, ngày 5/3/2020. 231. Nhóm Phóng viên kinh tế (2017), “Nan giải xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật, Kỳ I - Vỏ thuốc phủ ruộng đồng, vườn đồi”, bg/van-de-hom-nay/189397/nan-giai-xu-ly-bao-bi-thuoc-bao-ve-thuc-vat- ky-i-vo-thuoc-phu-ruong-dong-vuon-doi.html, ngày 28/9/2017. 232. Nguyễn Oanh (2016), “Bắc Ninh nhiều hoạt động thực hiện các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá”, https://www.mic.gov.vn/pcthtl/Pages/TinTuc/ 133957/Bac-Ninh--nhieu-hoat-dong-thuc-hien-cac-hoat-dong-phong-chong- tac-hai-cua-thuoc-la.html, ngày 22/12/2016. 204 233. Phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình, Sở Văn hóa thể thao tỉnh Ninh Bình (2019), “Kết quả thực hiện nếp sống văn minh lễ hội năm 2019 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”, van-hoa/ket-qua-thuc-hien-nep-song-van-minh-le-hoi-nam-2019-tren-dia- ban-tinh-ninh-binh-448.html, ngày 23/12/2019. 234. K. Quy (2017), “Hương ước, quy ước phải phản ánh được ý chí của cộng đồng dân cư”, https://pbgdpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/pages/hoat-dong-pgbdpltw.aspx? ItemID=515, ngày 19/5/2017. 235. Hoàng Quý (2020), “Yên Lạc (Vĩnh Phúc): Đám cưới không cần xem ngày”, https://baodantoc.vn/yen-lac-vinh-phuc-dam-cuoi-khong-can-xem-ngay- 1590553152977.htm, ngày 27/5/2020. 236. Sở Tư pháp tỉnh Hưng Yên (2018), “Sở Tư pháp bàn giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về hương ước, quy ước sang Sở văn hóa, thể thao và du lịch”, https://sotuphap.hungyen.gov.vn/portal/Pages/2018-8-3/So-Tu-phap-ban- giao-nhiem-vu-quan-ly-Nha-nuoc-ve-ha9kuhs.aspx, ngày 03/8/2018. 237. Sở Văn hóa thể thao tỉnh Ninh Bình (2021), “Hội nghị tổng kết 20 năm thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa giai đoạn 2000-2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”, vi/xay-dung-nep-song-van-hoa/hoi-nghi-tong-ket-20-nam-thuc-hien-phong- trao-toan-dan-doan-ket-xay-dung-doi-song-van-hoa-giai-doan-2000-2020- tren-dia-ban-tinh-ninh-binh-651.html, ngày 4/01/2021. 238. Thanh Tấn (2020), “Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân: giảm số lượng thôn, tổ dân phố, giảm chi ngân sách nhà nước”, https://www.moha.gov.vn/tin-noi-bat/bo- truong-le-vinh-tan-giam-so-luong-thon-to-dan-pho-giam-chi-ngan-sach- nha-nuoc-42785.html, ngày 22/1/2020. 239. Lê Ngọc Thắng (2019), “Định hướng về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn sau năm 2020”, ton-va-phat-huy-cac-gia-tri-van-hoa-truyen-thong-tot-dep-cua-cac-dan-toc- trong-xay-dung-nong-thon-moi-giai-doan-sau-nam-2020, ngày 7/10/2019. 205 240. “Thiếu tướng Tô Ân nói về vụ án Đồng Tâm” (2020), Hoat-dong-Bo-nganh/Thieu-tuong-To-An-Xo-noi-ve-vu-an-Dong-Tam/ 406965.vgp, ngày 7/9/2020. 241. Phạm Tĩnh (2016), “Tập huấn nghiệp vụ xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước”, https://stp.bacgiang.gov.vn/hien-thi-noi-dung/-/asset_publisher/ wtMnvtGfRUNi/content/tap-huan-nghiep-vu-xay-dung-va-thuc-hien- huong-uoc-quy-uoc, ngày 8/8/2016. 242. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình (2021), “Cam kết bỏ thuốc lá - chủ đề tuyên truyền ngày thế giới không thuốc lá”, tuyen-truyen-ngay-the-gioi-khong.html?fbclid=IwAR1PD6hpq_suHcoloNew_ iqVgKuGSPFK05s1av45NENHZXNnOi_pufcgBu0, ngày 24/5/2021. 243. Tuổi trẻ online (2015), “Nợ tiền đóng góp thôn, chết không được làng lo an táng”, https://tuoitre.vn/no-tien-dong-gop-thon-chet-khong-duoc-lang-lo-an-tang- 1017397.htm?fbclid=IwAR0rvRusVokTUHv1Vg2pzCxBJ_U4CoOAh0k PtKkIvR_h5mpJcYKzJp0NXXo, ngày 09/12/2015. 244. Tuổi trẻ thủ đô (2018), “Ly kỳ cuộc chiến bảo vệ những gốc cây trị giá cả trăm tỷ đồng của các lão nông Việt”, https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi- truong/ly-ky-cuoc-chien-bao-ve-nhung-goc-cay-tri-gia-ca-tram-ty-dong- cua-cac-lao-nong-viet-485089.html, ngày 25/8/2018. 245. Giao Tuyến (2021), “Nam Định hiệu ứng tích cực từ các cuộc vận động phong trào thi đua yêu nước theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”, https://hochiminh.vn/tin-tuc/nam-dinh-hieu-ung-tich-cuc-tu-cac-cuoc-van- dong-phong-trao-thi-dua-yeu-nuoc-theo-tu-tuong-dao-duc-phong-cach-ho- 4272, ngày 13/4/2021. 246. Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch (2020), “Bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa và thông tin”, binh-dang-gioi-trong-linh-vuc-van-hoa-va-thong-tin-muc-tieu-5-chien-luoc- binh-dang-gioi-giai-doan-2011-2020. 247. ZingNews (2015), “Chuyện lạ ở Yên Lạc: chỉ làm đám cưới hai ngày trong tháng”, https://zingnews.vn/chuyen-la-o-yen-lac-chi-lam-dam-cuoi-2-ngay- trong-thang-post546819.html, ngày 6/6/2015. 206 Các bản hương ước 248. Làng Bùng (2015), Quy ước làng Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. 249. Làng Cổ Chế (2012) Quy ước xây dựng nông thôn mới làng Cổ Chế, xã Phúc Tiến, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. 250. Làng Cổ Ngõa Thượng (2012), Quy ước làng Cổ Ngõa Thượng, xã Phương Đình, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. 251. Làng Đoài (2012), Quy ước làng Đoài, xã Liên Hà, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. 252. Làng Hạ Bằng (2016), Quy ước làng văn hóa xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. 253. Làng Hữu Cước (2012), Quy ước làng Hữu Cước, xã Liên Hồng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội, 254. Làng Lỗ Xá (2002), Quy ước làng Lỗ Xá, xã Nhân Hòa, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên. 255. Làng Phúc Lâm (2012), Quy ước xây dựng nông thôn mới làng Phúc Lâm, xã Phúc Tiến, huyện Tứ Xuyên, thành phố Hà Nội. 256. Làng Ứng Hòa (2012), Quy ước xây dựng nông thôn mới làng Ứng Hòa, xã Phúc Tiến, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. 257. Làng Vạn Phúc (2001), Quy ước làng văn hóa Vạn Phúc, xã Vạn Phúc, thị xã Hà Đông, thành phố Hà Nội. 258. Thị trấn Yên Lạc (2010), Quy ước liên khu phố thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. 259. Thôn Bát Đầm (2017), Quy ước làng văn hóa thôn Bát Đầm, xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, 260. Thôn Chằm (2017), Hương ước thôn Chằm, Xã Tăng Tiến, Huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. 261. Thôn Cua Chu (2017), Quy ước làng văn hóa thôn Cua Chu, xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. 262. Thôn Đông (2014), Quy ước làng văn hóa thôn Đông, Thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. 207 263. Thôn Hòa Bình (2012), Quy ước thôn Hòa Bình, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. 264. Thôn Nghĩa Xá (2012), Quy ước thôn Nghĩa Xá, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. 265. Thôn Nội Thượng (2019), Quy ước thôn Nội thượng, xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. 266. Thôn Trước (2012), Quy ước thôn Trước, xã Tân Tiến, thành phố Bắc Giang. 267. Thôn Yên Mỹ (2014), Quy ước làng văn hóa thôn Yên Mỹ, xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. 268. Xóm Nội (2017), Quy ước thực hiện nếp sống văn hóa xóm Nội, thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. 269. Xóm 50 xã Nghĩa Bình (2003), Hương ước xóm 50, xã Nghĩa Bình huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
File đính kèm:
- luan_an_vai_tro_cua_huong_uoc_doi_voi_nha_nuoc_tai_thon_lang.pdf
- Tom tat tieng Viet - Lai Thi Phuong Thao-đã chuyển đổi.pdf
- tóm tắt tiếng anh.doc
- Thảo.điểm mới. TA.docx
- thảo.điểm mới.tiếng Việt.docx