Luận án Văn hóa doanh nghiệp tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Sau 35 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, ngành Thông tin và Truyền
thông Việt Nam đa có những bước phát triển vượt bậc, không ngừng hiện đại hóa,
rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Với sự phát triển như vũ bao của khoa học - công nghệ hiện đại, sự hiện diện của
hầu hết các tên tuổi hàng đầu trong làng công nghệ thế giới tại Việt Nam, bức
tranh thị trường viễn thông - công nghệ thông tin (VT-CNTT) Việt Nam trở nên
đa sắc màu và tình hình cạnh tranh trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Hội nhập kinh
tế quốc tế, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp VT - CNTT Việt Nam “vươn ra
biển lớn”, tham gia vào các chuôi giá trị toàn cầu. Để có thể cạnh tranh thắng lợi,
doanh nghiệp cần phải xây dựng và khẳng định được giá trị thương hiệu riêng của
mình mà ưu thế là, giá trị bắt nguồn từ con người, công nghệ, giá trị sản phẩm -
dịch vụ và trên hết là từ nền tảng văn hóa doanh nghiệp đậm đà bản sắc riêng.
Thực tiễn chứng minh, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, rất nhiều tập đoàn/doanh
nghiệp hàng đầu thế giới đa thành công khi biết sử dụng bản sắc văn hóa riêng làm
lợi thế cạnh tranh, làm vũ khí để đương đầu và vượt lên trong môi trường cạnh
tranh toàn cầu hóa.
Trong những năm gần đây, văn hóa doanh nghiệp (VHDN) là một chủ đề
nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý. Một phần vì
Đảng và Nhà nước đang hướng đến mục tiêu xây dựng Chính phủ kiến tạo, vì
doanh nghiệp; một phần vì chính bản thân doanh nghiệp đang chứng minh được
tầm quan trọng của mình đối với sự phát triển của đất nước. Trong bối cảnh cạnh
tranh gay gắt, việc kinh doanh chân chính, minh bạch đang là nền tảng, chô dựa
vững chắc cho các doanh nghiệp phát triển, có nghĩa là, VHDN cần phải được quan
tâm nhiều hơn để tạo ra sự phát triển bền vững, hiệu quả. Phương pháp quản trị
doanh nghiệp bằng quy trình và mục tiêu đang dần được thay thế bởi phương pháp
quản trị bằng giá trị. Vai trò của văn hóa trong hoạt động sản xuất kinh doanh ngày
càng được đề cao.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Văn hóa doanh nghiệp tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
HỌCVIỆN CHÍNH TRỊ QUỐCGIAHỒCHIMINH PHANHOÀI NAM VĂNHÓA DOANHNGHIỆP TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH VĂNHÓAHỌC HÀ NỘI - 2021 HỌCVIỆN CHÍNH TRỊ QUỐCGIAHỒCHIMINH PHANHOÀI NAM VĂNHÓA DOANHNGHIỆP TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: VĂNHÓAHỌC Mã số: 9229040 NGƯỜI HƯỚNGDẪNKHOAHỌC: 1. PGS,TS. Nguyễn Toàn Thắng 2. TS. Nguyễn Văn Thắng HÀ NỘI - 2021 LỜI CAMĐOAN Tôi xin cam đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Phan Hoài Nam MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HÓA DOANHNGHIỆP VÀ VĂN HÓA DOANHNGHIỆP TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM 8 1.1. Tình hình nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp 8 1.2. Tình hình nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam 23 1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 25 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VĂN HÓA DOANH NGHIỆP, KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 27 2.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp 27 2.2. Khái quát về Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam 54 2.3. Bối cảnh hội nhập quốc tế - thời cơ và thách thức đối với văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông 57 Chương3:THỰCTRẠNGVĂNHÓADOANHNGHIỆPTẬPĐOÀNBƯUCHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM HIỆN NAY 67 3.1. Nhận diện giá trị văn hóa doanh nghiệp Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam 67 3.2. Tiếp biến văn hóa doanh nghiệp Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế 95 Chương 4: PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 111 4.1. Quan điểm của Đảng về phát triển văn hóa doanh nghiệp 111 4.2. Kinh nghiệm xây dựng văn hoá doanh nghiệp của các tập đoàn viễn thông - công nghệ thông tin điển hình thế giới 114 4.3. Phương hướng phát triển văn hóa doanh nghiệp Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế 122 4.4. Khuyến nghị giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, tầm nhìn đến 2030 129 KẾT LUẬN 150 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 153 DANHMỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154 PHỤ LỤC 166 DANHMỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. Danh mục cụm từ viết tắt tiếng Việt AHLS Anh hùng liệt sĩ BCVT Bưu chính Viễn thông CBCNV Cán bộ công nhân viên CMCN Cách mạng công nghiệp CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá DNNN Doanh nghiệp nhà nước ĐCSVN Đảng Cộng sản Việt Nam FPT Tập đoàn Công nghệ FPT ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội HNQT Hội nhập quốc tế ICT Công nghệ thông tin và truyền thông IT Công nghệ thông tin KHCN Khoa học công nghệ KTTT Kinh tế thị trường MOBIFONE Tổng công ty Viễn thông MobiFone NCS Nghiên cứu sinh SXKD Sản xuất, kinh doanh TCH Toàn cầu hoá TT&TT Thông tin và truyền thông VHDN Văn hóa doanh nghiệp VHKD Văn hóa kinh doanh VIETTEL Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội VNPT Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPTMedia Tổng công ty truyền thông (thuộc VNPT) VNPT Net Tổng công ty hạ tầng mạng (thuộc VNPT) VNPT VNP Tổng công ty dịch vụ Viễn thông (thuộc VNPT) VT-CNTT Viễn thông - công nghệ thông tin XHCN Xa hội chủ nghĩa 2. Danh mục cụm từ viết tắt tiếng Anh Chữ viết tắt Giải nghĩa tiếng Anh Giải nghĩa tiếng Việt ASEAN The Association of South East Asian Nations Hiệp hội các nước Đông Nam Á AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do Asean CTPPP Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương OECD Organization for Economic Cooperation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization Tổ chức khoa học, giáo dục và văn hóa Liên hợp quốc USD United States Dollar Đô la Mỹ UNDP United Nations Development Programme Chương trình hô trợ phát triển của Liên hiệp quốc R&D Reseach & Development Nghiên cứu và triển khai WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới DANHMỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Tổng hợp đặc điểm của 4 loại hình Văn hóa doanh nghiệp của Quinn và Cameron 45 Bảng 2.2: Cách thức thể hiện 4 phương diện chính của văn hóa doanh nghiệp theo Denison 48 Bảng 3.1: Bảng tổng hợp mức độ nhận biết hệ thống nhận diện thương hiệu VNPT 80 Bảng 3.2: Bảng tổng hợp mức độ phát huy giá trị 10 chữ vàng truyền thống VNPT 88 Bảng 3.3: Bảng tổng hợp giá trị trung bình 12 biến quan sát văn hóa doanh nghiệp VNPT theo phương pháp DOCS của Denison 98 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1: Các thành phần văn hóa doanh nghiệp Johnson (1988) 33 Hình 2.2: Tác động của môi trường bên trong và bên ngoài tới văn hóa doanh nghiệp 37 Hình 2.3: Mô hình 3 cấp độ văn hóa doanh nghiệp của E.Schein 44 Hình 2.4: Quá trình thay đổi văn hóa doanh nghiệp của Apple giai đoạn 1976 - 1997 46 Hình 2.5: Mô hình khảo sát văn hóa doanh nghiệp DOCS của Denison 49 Hình 3.1: Mô hình văn hóa doanh nghiệp VNPT theo phương pháp Denison 101 Hình 3.2: Các yếu tố văn hóa doanh nghiệp VNPT: Hướng nội và hướng ngoại 102 Hình 3.3: Các yếu tố văn hóa doanh nghiệp VNPT: Linh động và ổn định 103 Hình 3.4: Các yếu tố văn hóa doanh nghiệp VNPT: Sứ mệnh và sự tham gia 104 Hình 3.5: Các yếu tố văn hóa doanh nghiệp VNPT: Chuôi giá trị khách hàng 105 1MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau 35 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam đa có những bước phát triển vượt bậc, không ngừng hiện đại hóa, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Với sự phát triển như vũ bao của khoa học - công nghệ hiện đại, sự hiện diện của hầu hết các tên tuổi hàng đầu trong làng công nghệ thế giới tại Việt Nam, bức tranh thị trường viễn thông - công nghệ thông tin (VT-CNTT) Việt Nam trở nên đa sắc màu và tình hình cạnh tranh trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Hội nhập kinh tế quốc tế, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp VT - CNTT Việt Nam “vươn ra biển lớn”, tham gia vào các chuôi giá trị toàn cầu. Để có thể cạnh tranh thắng lợi, doanh nghiệp cần phải xây dựng và khẳng định được giá trị thương hiệu riêng của mình mà ưu thế là, giá trị bắt nguồn từ con người, công nghệ, giá trị sản phẩm - dịch vụ và trên hết là từ nền tảng văn hóa doanh nghiệp đậm đà bản sắc riêng. Thực tiễn chứng minh, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, rất nhiều tập đoàn/doanh nghiệp hàng đầu thế giới đa thành công khi biết sử dụng bản sắc văn hóa riêng làm lợi thế cạnh tranh, làm vũ khí để đương đầu và vượt lên trong môi trường cạnh tranh toàn cầu hóa. Trong những năm gần đây, văn hóa doanh nghiệp (VHDN) là một chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý. Một phần vì Đảng và Nhà nước đang hướng đến mục tiêu xây dựng Chính phủ kiến tạo, vì doanh nghiệp; một phần vì chính bản thân doanh nghiệp đang chứng minh được tầm quan trọng của mình đối với sự phát triển của đất nước. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, việc kinh doanh chân chính, minh bạch đang là nền tảng, chô dựa vững chắc cho các doanh nghiệp phát triển, có nghĩa là, VHDN cần phải được quan tâm nhiều hơn để tạo ra sự phát triển bền vững, hiệu quả. Phương pháp quản trị doanh nghiệp bằng quy trình và mục tiêu đang dần được thay thế bởi phương pháp quản trị bằng giá trị. Vai trò của văn hóa trong hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng được đề cao. 2Thực tế tại Việt Nam hiện nay, nhiều doanh nghiệp ngành Công nghệ thông tin - truyền thông (ICT) rất quan tâm đến việc xây dựng và phát triển VHDN. Dựa trên đặc điểm, thế mạnh của từng đơn vị, lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp ICT Việt Nam xây dựng được những nét văn hóa đặc trưng như Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội (Viettel), Tổng Công ty Viễn thông MobiFone, Tập đoàn Công nghệ FPT Những kết quả về doanh thu, lợi nhuận và các giá trị văn hóa cốt lõi của các doanh nghiệp ICT Việt Nam từng bước được cộng đồng và xa hội thừa nhận. Tuy nhiên, xuất phát từ một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, hướng đến nền kinh tế thị trường định hướng xa hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp ICT Việt Nam không tránh khỏi ảnh hưởng của sự trì trệ, cồng kềnh bộ máy và môi trường văn hóa còn nhiều lạc hậu, bất cập. Thêm vào đó, mặc dù vấn đề VHDN đa được quan tâm xây dựng, nhưng vẫn còn thiếu vắng một nền tảng lý luận vững chắc và các phương thức thực hành hữu hiệu đối với các nhà nghiên cứu, các nhà quản trị doanh nghiệp ICT Việt Nam, ở cả cấp vĩ mô lẫn vi mô để có thể ứng dụng, chuyển hóa các giá trị VHDN, phục vụ cho hoạt động SXKD, nâng cao vị thế và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là một trong những Tập đoàn hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực VT - CNTT. Với truyền thống 75 năm xây dựng và phát triển, “sinh ra trong cách mạng, lớn lên cùng đất nước”, VNPT vừa là nhà cung cấp dịch vụ đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của ngành Thông tin - Truyền thông Việt Nam, vừa là tập đoàn có vai trò chủ đạo trong việc đưa Việt Nam trở thành một trong mười quốc gia có tốc độ phát triển VT - CNTT nhanh nhất toàn cầu. Trong định hướng chiến lược của mình, VNPT đặc biệt quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm - dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh, quản trị thương hiệu và khẳng định giá trị, bản sắc VHDN trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, việc xây dựng và phát triển VHDN VNPT vẫn còn nhiều tồn tại như: việc triển khai thiếu tính đồng bộ; chưa đưa ra được phương thức triển khai mang tính khoa học, phù hợp với thực tiễn đơn 3vị; nhiều đơn vị thành viên thậm chí coi VHDN chỉ là sự mở rộng của các hoạt động “phong trào” Các công trình nghiên cứu về VHDN VNPT cho đến nay cũng chưa đưa ra được lời giải thỏa đáng cho một số vấn đề quan trọng: Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, đâu là giá trị, bản sắc VHDN VNPT riêng biệt không thể lẫn trong bức tranh chung về VHDN ? Làm sao để đánh giá mức độ tác động của VHDN đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn? Làm thế nào để biết được mức độ thấm nhuần và thực hành VHDN của người lao động VNPT? Đâu là phương thức khoa học nhằm xây dựng và phát triển VHDN Tập đoàn trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng? Nghiên cứu về “Văn hóa doanh nghiệp Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” vì thế, là một đề tài/nhiệm vụ cấp thiết, vì: - Xuất phát từ vai trò đặc biệt của VHDN trong sự phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt là việc cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hóa Việt Nam nói chung, văn hóa doanh nghiệp nói riêng, góp phần kiến tạo, xây dựng nền tảng văn hóa/văn hóa kinh doanh Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; hiện đại, cởi mở, hội nhập quốc tế. - Xuất phát từ nhu cầu nâng ... làm việc dưới hầm mỏ) Lao động trẻ em Công ước 29 và 105 (Lao động cưỡng bức và lao động trả nợ) Lao động cưỡng bức Công ước 139 (Phòng ngừa và kiểm tra những nguy hiểm gây ra bởi các chất và tác nhân gây bệnh ung thư) Công ước số 148 (chống rủi ro nghề nghiệp do ốm, ô nhiễm không khí nơi làm việc) Công ước 152 (AT-VSLĐ trong các công việc bốc xếp ở cảng) Công ước 155 & Khuyến nghị 164 (sức khỏe và an toàn lao động) Công ước số 161 (dịch vụ y tế lao động) Công ước số 164 (BVSK và chăm sóc y tế cho thuyền viên) Công ước số 167 (AT và BVSK trong xây dựng) Công ước 170 (về an toàn trong sự dụng hóa chất khi làm việc) Công ước 172 (điều kiện lao động trong khách sạn nhà hàng...) Công ước 174 (an toàn và sức khỏe trong hầm mỏ) An toàn và sức khỏe Công ước 87 (quyền tự do hội họp) Công ước 98 (xúc tiến thương lượng tập thể, 1981) Tự do hội họp và quyền thỏa ước tập thể Công ước 100 và 111 (thủ lao bình đẳng cho lao động nam và nữ làm các công việc như nhau) Công ước 118 (đối xử bình đẳng với người bản quốc và phi bản quốc) Phân biệt đối xử 213 Công ước 156 (bình đẳng về cơ may và đối xử với người lao động nam và nữ. Công ước 173 (bảo vệ những yêu sách của người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động mất khả năng thanh toán) Công ước 163 (phúc lợi cho thuyền viên) Công ước 159 (đào tạo nghề cho tái hội nhập và việc làm cho người tàn tật) Công ước 146 (nghỉ phép có hưởng lương dành cho thuyền viên) Công ước 140 (nghỉ việc để học tập có lương) Công ước 130 (chăm sóc y tế và chế độ trợ cấp ốm đau) Công ước 95 (về bảo vệ tiền lương) Công ước 31 (công ước về ấn định tiền lương tối thiểu) Thù lao Công ước 135 (công ước đại diện cho người công nhân) Công ước 177 (làm việc tại nhà) Hệ thống quản lý (bao gồm quản lý nhà cung cấp, nhà thầu phụ) Công ước 175 (về lao động bán công) Công ước 171 (về làm việc ban đêm) Công ước 106 (nghỉ hàng tuần trong thương mại và văn phòng) Công ước 14 (nghỉ hàng tuần trong các cơ sở công nghiệp) Thời giờ làm việc Nguồn: [50, tr.41]. 214 Phụ lục 8 CÁC QUY TẮC ĐẠO ĐỨC TẠI BÀN ĐÀM PHÁN CAUX Quy tắc 1: Trách nhiệm của các DN Giá trị của một DN đối với xa hội là sự thịnh vượng và số lượng công ăn việc làm tạo ra và các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng với chất lượng cao, giá cả phải chăng. Để tạo ra giá trị như thế này, một DN phải duy trì sức mạnh kinh tế của mình nhưng tồn tại được trên thương trường không thôi thì chưa đủ. Các DN có vai trò cải thiện cuộc sống của tất cả khách hàng, nhân viên và các cổ đông bằng cách chia sẻ lợi nhuận mà mình kiếm được cho họ. Các công ty cung ứng và các đối thủ cạnh tranh cũng mong muốn các DN thực hiện nghĩa vụ của mình với tinh thần trung thực và công bằng. Với trách nhiệm là một công dân của cộng đồng địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế mà họ đang tiến hành kinh doanh, các DN chia sẻ một phần trách nhiệm kiến thiết nên tương lai của các cộng đồng đó. Quy tắc 2: Tác đông về mặt kinh tế và xã hôi của các DN: hướng tới đổi mới, công bằng và công đồng thế giới. Các DN được thành lập tại các nước ngoài để phát triển, sản xuất hoặc bán các sản phẩm cũng nên góp phần vào tiến bộ xa hội của những nước sở tại bằng cách tạo ra nhiều công ăn việc làm và giúp tăng sức mua của nhân dân địa phương. các DN cũng nên đóng góp vào quyền con người, giáo dục, phúc lợi xa hội và sự thịnh vượng của nước sở tại. Các DN phải có trách nhiệm đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế và xa hội không chỉ của đất nước họ đang làm ăn tại đó mà còn của cả cộng đồng thế giới nói rộng ra, thông qua việc sử dụng có hiệu quả và có khoa học các nguồn lực, cạnh tranh công bằng tự do và chú trọng đổi mới công nghệ, các phương thức sản xuất, tiếp thị và giao thiệp. Quy tắc 3: Hành vi của DN: không chỉ dừng lại ở việc thực hiện đúng các văn bản luật pháp mà phải hướng tới môt tinh thân có trách nhiệm. Khi chấp nhận tính hợp pháp của các bí mật thương mại, các DN cũng cần nhận thức rằng sự chân thành, ngay thẳng, trung thực, biết giữ lời hứa, và minh bạch không chỉ góp phần xây dựng uy tín và sự ổn định của mình mà còn tạo ra sự suôn sẻ và hiệu quả của các giao dịch kinh doanh, đặc biệt là trên trường quốc tế. Quy tắc 4: Tôn trọng luật lệ Để tránh các xích mích trong thương mại và để thúc đẩy thương mại tự do hơn, các điều kiện cạnh tranh công bằng và sự đối xử vô tư, công bằng hơn đối với tất cả các bên tham gia, các DN cần phải tôn trọng các luật lệ trong nước và quốc tế. Ngoài ra các DN còn nên nhận thức rằng vài hành vi, mặc dù được coi là hợp pháp nhưng vẫn để lại hiệu quả tiêu cực. 215 Quy tắc 5: Trợ giúp cho thương mại đa phương. Các DN cần phải ủng hộ, trợ giúp hệ thống thương mại đa phương của tổ chức thương mại thế giới WTO và các hiệp định thế giới giống như vậy. Các DN cần nô lực phối hợp để thúc đẩy tự do hóa thương mại và giúp dỡ bỏ các cách thức kinh doanh trong nước không phù hợp với thương mại toàn cầu, đồng thời phải tôn trọng các chính sách quốc gia. Quy tắc 6: Bảo vệ môi trương Một DN cần phải bảo vệ và, nếu có thể, phải cải thiện môi trường, thúc đẩy sự phát triển bền vững, và ngăn cản sử dụng lang phí các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Quy tắc 7: Tránh các cuôc làm ăn không hợp pháp Một DN không nên tham gia vào các vụ hối lộ, rửa tiền hoặc các hành vi tham nhũng khác; các DN thực sự cần phải hợp tác với các DN khác để xóa bỏ các tệ nạn ấy. Không nên tiếp tay hoặc cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động khủng bố, buôn bán ma túy hoặc các hoạt động tội phạm có tổ chức. Quy tắc 8: Đối với khách hàng Chúng ta tin rằng, việc đối xử với khách hàng với lòng tôn kính không kể họ mua hàng hoặc dịch vụ của chúng ta hay của những DN khác là một biện pháp thu hút được nhiều khách hàng hơn trong thị trường. Bởi vậy chúng ta có trách nhiệm: Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt nhất phù hợp với yêu cầu của họ. Đối xử với khách công bằng trong tất cả các lĩnh vực giao dịch thương mại của chúng ta, bao gồm phục vụ chất lượng cao và sẵn sàng bồi thường cho khách nếu khách không hài lòng. Nô lực hết mình để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của khách hàng cũng như chất lượng môi trường sẽ được duy trì hoặc cải thiện bằng các sản phẩm và dịch vụ của chúng ta. Đảm bảo sự tôn trọng của chúng ta đối với phẩm giá con người trong các sản phẩm được bán ra, được tiếp thị hoặc được quảng cáo. Tôn trọng sự nguyên vẹn văn hóa của khách hàng. Quy tắc 9: Đối với các nhân viên Chúng ta tin tưởng vào nhân cách của môi nhân viên và nghiêm túc quan tâm đến lợi ích của mọi nhân viên. Bởi vậy chúng ta có trách nhiệm phải: Tạo ra công ăn việc làm và tiền thưởng để cải thiện điều kiện sống của nhân viên. Tạo ra môi trường lao động trọng sức khỏe và nhân cách của nhân viên. 216 Trung thực trong giao tiếp với nhân viên và cởi mở chia sẻ các thông tin, hạn chế các cấm vận về pháp lý và cạnh tranh. Lắng nghe và nếu có thể hành động theo những gợi ý, ý kiến, yêu cầu và lời phàn nàn của nhân viên. Tham gia hòa giải khi có mâu thuẫn xẩy ra. Tránh phân biệt đối xử và đối xử công bằng, cung cấp các cơ hội công bằng không kể sự khác nhau về giới tính, tuổi tác, chủng tộc và tôn giáo. Khuyến khích khác nhân viên lao động trong các lĩnh vực họ có thể bộc lộ các kỹ năng một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất. Bảo vệ các nhân viên khỏi các chấn thương hoặc bệnh tật có thể tránh được nơi làm việc. Khuyến khích và giúp đỡ các nhân viên pháp triển kỹ năng và kiến thức liên quan đến chuyên môn. Nhạy cảm đối với các vấn đề thất nghiệp nghiêm trọng thường liên quan đến các quyết định của DN và hợp tác với Chính phủ, các tổ chức công đoàn, các cơ quan hữu quan và các DN khác để giải quyết sự chuyển công tác này. Quy tắc 10: Đối với chủ sở hữu các nhà đâu tư Chúng ta đánh giá cao niềm tin tưởng các nhà đầu tư đặt nơi chúng ta. Bởi vậy chúng ta phải có trách nhiệm: Quản lý có hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo lợi nhuận trở lại công bằng và mang tính cạnh tranh cao từ những đầu tư của các chủ sở hữu. Chỉ tiết lộ thông tin có liên quan đến các chủ sở hữu/nhà đầu tư khi pháp luật yêu cầu và có những bắt buộc mang tính cạnh tranh. Giữ gìn, bảo vệ và tăng cường tài sản của các chủ sở hữu/nhà đầu tư. Tôn trọng các yêu cầu, gợi ý, lời phàn nàn, và các giải pháp của các chủ sở hữu/nhà đầu tư. Quy tắc 11: Đối với các công ty cung ứng Mối quan hệ của chúng ta với các công ty cung ứng và các công ty thầu phụ phải dựa trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau. Bởi thế, trách nhiệm của chúng ta là: Tìm kiếm sự công bằng và trung thực trong tất cả các hoạt động của chúng ta, bao gồm việc định giá, cấp phép và buôn bán. Đảm bảo rằng các hoạt động kinh doanh của chúng ta không dính dáng đến sự áp buộc và các vụ kiện tụng không cần thiết. Tăng cường sự ổn định lâu dài trong mối quan hệ với các công ty cung ứng về giá trị, chất lượng, cạnh tranh và uy tín. 217 Chia sẻ thông tin với các công ty cung ứng và giúp họ hòa nhập với quá trình lên kế hoạch của chúng ta. Trả công cho các công ty cung ứng đúng hạn và theo các thỏa thuận buôn bán. Tìm kiếm, khuyến khích và ưu tiên những công ty cung ứng nào tôn trọng nhân cách con người. Quy tắc 12: Đối với các đối thủ Chúng ta tin tưởng rằng một cuộc cạnh tranh kinh tế công bằng là một trong những yêu cầu cơ bản để có thể làm tăng sự phồn vinh của các quốc gia và để có thể phân phối các hàng hóa và dịch vụ có hiệu quả. Bởi thế trách nhiệm của chúng ta là: Tăng cường mở cửa thị trường cho thương mại và đầu tư. Thúc đẩy các hành vi cạnh tranh mang lại lợi ích cho xa hội và môi trường và các đối thủ cạnh tranh phải tỏ ra tôn trọng lẫn nhau. Tránh không tham gia vào những vụ chi tiền mờ ám để có được lợi thế cạnh tranh. Tôn trọng các quyền sở hữu trí tuệ và sở hữu tài sản. Từ chối việc có được các thông tin thương mại bằng sự thiếu trung thực hoặc bằng những cách vô đạo đức, như việc cài gián điệp. Quy tắc 13: Đối với các công đồng Với tư cách như một công dân toàn cầu, chúng ta tin rằng chúng ta có thể góp phần vào các lực lượng đổi mới và củng cố quyền con người tại cộng đồng nơi chúng ta đang kinh doanh. Bởi thế, trong những cộng đồng này chúng ta phải có trách nhiệm: Tôn trọng các quyền của con người và các thể chế dân chủ, và thúc đẩy chúng bất cứ nơi nào có thể. Nhận các nghĩa vụ hợp pháp của chính phủ đối với xa hội nói chung và trợ giúp các chính sách và các nhiệm vụ công để có thể thúc đẩy sự phát triển cn người thông qua các mối quan hệ giữa DN và các thành phần khác trong xa hội. Tập hợp các lực lượng trong cộng đồng để tăng những tiêu chuẩn về sức khỏe, giáo dục, sự an toàn nơi làm việc và sự thịnh vượng về kinh tế. Thúc đẩy và khuyến khích sự phát triển bền vững và đóng một vai trò chủ chốt trong việc bảo tồn, phát triển môi trường và giữ gìn các nguồn tài nguyên của trái đất. Là một công dân tốt của cộng đồng bằng các hoạt động từ thiện, những đóng góp vào công tác giáo dục và văn hóa, sự tham gia của các nhân viên vào công tác cộng đồng và dân sự. Nguồn: [83, tr.176-177]
File đính kèm:
- luan_an_van_hoa_doanh_nghiep_tap_doan_buu_chinh_vien_thong_v.pdf
- 2.1.TT Luan an tieng Việt 24 trang Phan Hoai Nam.pdf
- TRANG THÔNG TIN VÊ LUÂN ÁN TIÊN SI.pdf