Luận án Chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

Ở trên thế giới, các DNNVV chiếm hơn 90% tổng số doanh nghiệp các nước. Các DNNVV đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Họ là những người có đóng góp lớn trong việc tạo ra phần lớn việc làm tại các nền kinh tế đang phát triển. Tại Việt Nam, DNNVV đã và đang trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Với số lượng chiếm khoảng 98,1% tổng số doanh nghiệp trên cả nước, các DNNVV đóng góp đáng kể vào tổng thu nhập quốc dân, tạo công ăn việc làm, huy động các nguồn vốn trong nước cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, giải quyết các vấn đề xã hội.

Trong quá trình vận hành, các DNNVV đã tạo ra một đội ngũ doanh nhân và công nhân, với kiến thức và tay nghề dần được hoàn thiện, đáp ứng được các yêu cầu mới trong cạnh tranh. Đảng và Nhà nước ta đã coi phát triển các DNNVV là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam.

Thời gian qua, với việc ra đời các luật, nghị định, văn bản hướng dẫn, đặc biệt là Luật Doanh nghiệp (2005, 2014), Luật Đầu tư (2005, 2014), Luật Hỗ trợ DNNVV 2017, Luật Thuế GTGT, TNDN, xuất - nhập khẩu đã có tác động tích cực đến việc phát triển DNNVV ở Việt Nam, tạo môi trường thông thoáng, bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp. Tất cả các chính sách này đã tạo hành lang, cơ chế chính sách cho DNNVV hoạt động, trong đó chính sách tài chính đối với DNNVV đóng vai trò quan trọng, tạo nền tảng cũng như giúp cho DNNVV phát triển. Theo đó, các doanh nghiệp có căn cứ để huy động, phân phối và sử dụng nguồn vốn cho sản xuất - kinh doanh hiệu quả, bên cạnh hệ thống chính sách thuế, phí hỗ trợ miễn, giảm, giãn,giúp cho DNNVV có thêm nguồn tài chính để phục hồi khi gặp khó khăn trong sản xuất - kinh doanh do môi trường vĩ mô trong và ngoài nước thay đổi tác động xấu đến hoạt động của doanh nghiệp.

Bên cạnh chính sách tài trợ vốn, hỗ trợ khó khăn cho DNNVV, chính sách tài chính thuế, phí của Nhà nước cũng giúp cho DNNVV có những căn cứ để thực hiện những nghĩa vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ, đảm bảo nghĩa vụ của DNNVV với NSNN.

Tuy nhiên, với các chính sách được thực thi, các DNNVV vẫn còn gặp không ít khó khăn, do hệ thống chính sách tài chính chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của DNNVV. Nhiều chính sách được ban hành nhưng chậm có văn bản hướng dẫn, làm cho DNNVV lúng túng trong thực hiện; một số chính sách còn khó khăn trong thực thi về huy động nguồn lực, phát triển sản xuất - kinh doanh, quay vòng sản phẩm Không chỉ vậy, các chính sách hỗ trợ cho DNNVV còn chưa đủ mạnh để tạo thế và lực cho DNNVV hoạt động và phát triển. Ngoài ra, các chính sách tài chính về nguồn vốn, đầu tư, phân phối của DNNVV cũng bộc lộ những bất cập trong thực hiện, dẫn tới mất ổn định thị trường, cơ cấu thị phần mất cân đối, tài chính ngầm vẫn còn tồn tại.

 

docx 188 trang kiennguyen 20/08/2022 9320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

Luận án Chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
NGÔ XUÂN THANH
CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - NĂM 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
NGÔ XUÂN THANH
CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM
Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 9.34.01.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. Nguyễn Công Nghiệp
PGS.TS. Lê Văn Hưng
HÀ NỘI - NĂM 2021
LỜI CAM ĐOAN
NCS xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân NCS, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận án này là hoàn toàn trung thực và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. NCS xin chịu trách nhiệm về đề tài luận án của mình. 
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
 	Nghiên cứu sinh
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, NCS cảm ơn GS.TS. Nguyễn Công Nghiệp; cảm ơn PGS.TS. Lê Văn Hưng, các thầy đã toàn tâm, toàn ý hướng dẫn NCS về mặt khoa học để hoàn thành bản luận án này. 
 NCS cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Chủ nhiệm; các cán bộ, giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh, Khoa Tài chính, Viện Đào tạo sau đại học - Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội về những ý kiến đóng góp thẳng thắn, sâu sắc và giúp đỡ nhiệt tình để NCS hoàn thành nhiệm vụ học tập cũng như nghiên cứu của mình. 
 NCS xin tỏ lòng biết ơn gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp nơi đã động viên NCS những lúc khó khăn nhất để NCS vượt qua và hoàn thành luận án. 
 Nhân đây, NCS xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới lãnh đạo Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã quan tâm và chỉ đạo, bạn bè và đồng nghiệp, những người đã sát cánh và ủng hộ, đọng viên NCS để hoàn thành bản luận án này. 
 Xin trân trọng cảm ơn! 
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
 	Nghiên cứu sinh
Contents
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
STT
Từ viết tắt
Từ viết đầy đủ
1
CNHT
Công nghiệp hỗ trợ
2
DNNVV
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
3
FDI
Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
4
GTGT
Giá trị gia tăng
5
NHNN
Ngân hàng Nhà nước
6
NHTM
Ngân hàng thương mại
7
NSNN
Ngân sách nhà nước
8
TCTD
Tổ chức tín dụng
9
TNDN
Thu nhập doanh nghiệp
10
TTĐB
Tiêu thụ đặc biệt
11
UBND
Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
STT
Từ viết tắt
Nghĩa tiếng Anh
Nghĩa tiếng Việt
1
EU
European Union
Liên minh Châu Âu
2
FTA
Free Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do
3
OECD
Organization for Economic Cooperation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
4
WB
World Bank
Ngân hàng Thế giới
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Tên hình
Nội dung
Trang
Biểu đồ 3.1
Tổng số DNNVV, 2011 - 2020
75
Biểu đồ 3.2
Tổng dư nợ tín dụng DNNVV, 2011 - 2020
80
Biểu đồ 3.3
Lãi suất cho vay của Việt Nam và một số quốc gia khác trong khu vực
107
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng
Nội dung
Trang
Bảng 2.1
Tiêu chí xác định DNNVV tại Việt Nam
36
Bảng 3.1
So sánh thời hạn của các loại cho vay theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN và Thông tư số 39/2016/TT-NHNN
79
Bảng 3.2
Số thu NSNN từ đất, 2011 - 2019
105
Bảng 3.3
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của DNNVV đang hoạt động có kết quả sản xuất - kinh doanh
110
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ở trên thế giới, các DNNVV chiếm hơn 90% tổng số doanh nghiệp các nước. Các DNNVV đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Họ là những người có đóng góp lớn trong việc tạo ra phần lớn việc làm tại các nền kinh tế đang phát triển. Tại Việt Nam, DNNVV đã và đang trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Với số lượng chiếm khoảng 98,1% tổng số doanh nghiệp trên cả nước, các DNNVV đóng góp đáng kể vào tổng thu nhập quốc dân, tạo công ăn việc làm, huy động các nguồn vốn trong nước cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, giải quyết các vấn đề xã hội. 
Trong quá trình vận hành, các DNNVV đã tạo ra một đội ngũ doanh nhân và công nhân, với kiến thức và tay nghề dần được hoàn thiện, đáp ứng được các yêu cầu mới trong cạnh tranh. Đảng và Nhà nước ta đã coi phát triển các DNNVV là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam. 
Thời gian qua, với việc ra đời các luật, nghị định, văn bản hướng dẫn, đặc biệt là Luật Doanh nghiệp (2005, 2014), Luật Đầu tư (2005, 2014), Luật Hỗ trợ DNNVV 2017, Luật Thuế GTGT, TNDN, xuất - nhập khẩu đã có tác động tích cực đến việc phát triển DNNVV ở Việt Nam, tạo môi trường thông thoáng, bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp. Tất cả các chính sách này đã tạo hành lang, cơ chế chính sách cho DNNVV hoạt động, trong đó chính sách tài chính đối với DNNVV đóng vai trò quan trọng, tạo nền tảng cũng như giúp cho DNNVV phát triển. Theo đó, các doanh nghiệp có căn cứ để huy động, phân phối và sử dụng nguồn vốn cho sản xuất - kinh doanh hiệu quả, bên cạnh hệ thống chính sách thuế, phí hỗ trợ miễn, giảm, giãn,giúp cho DNNVV có thêm nguồn tài chính để phục hồi khi gặp khó khăn trong sản xuất - kinh doanh do môi trường vĩ mô trong và ngoài nước thay đổi tác động xấu đến hoạt động của doanh nghiệp.
Bên cạnh chính sách tài trợ vốn, hỗ trợ khó khăn cho DNNVV, chính sách tài chính thuế, phí của Nhà nước cũng giúp cho DNNVV có những căn cứ để thực hiện những nghĩa vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ, đảm bảo nghĩa vụ của DNNVV với NSNN.
Tuy nhiên, với các chính sách được thực thi, các DNNVV vẫn còn gặp không ít khó khăn, do hệ thống chính sách tài chính chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của DNNVV. Nhiều chính sách được ban hành nhưng chậm có văn bản hướng dẫn, làm cho DNNVV lúng túng trong thực hiện; một số chính sách còn khó khăn trong thực thi về huy động nguồn lực, phát triển sản xuất - kinh doanh, quay vòng sản phẩm Không chỉ vậy, các chính sách hỗ trợ cho DNNVV còn chưa đủ mạnh để tạo thế và lực cho DNNVV hoạt động và phát triển. Ngoài ra, các chính sách tài chính về nguồn vốn, đầu tư, phân phối của DNNVV cũng bộc lộ những bất cập trong thực hiện, dẫn tới mất ổn định thị trường, cơ cấu thị phần mất cân đối, tài chính ngầm vẫn còn tồn tại...
Yêu cầu đặt ra là cần phải hoàn thiện chính sách tài chínhđối với DNNVV ở Việt Nam để giúp các doanh nghiệp phát triển, vượt qua khó khăn, thách thức, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế. Do đó, luận án“Chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam”đảm bảo sự cần thiết, khách quan của vấn đề nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đề xuất được hệ thống các giải pháp có tính khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện chính sách tài chính đối với DNNVV tại Việt Nam. 
2.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu lý luận về chính sách tài chính đối với DNNVV; nghiên cứu kinh nghiệm về chính sách tài chính đối với DNNVV của một số quốc gia và chỉ ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; đánh giá thực trạng chính sách tài chính đối với DNNVV tại Việt Nam; đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính đối với DNNVV tại Việt Nam.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Về lý luận: Luận án tập trung làm rõ cơ sở lý luận của chính sách tài chính đối với DNNVV tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 
Về thực tiễn: Luận án phân tích thực trạng kết quả chính sách tài chính DNNVV tại Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2020, chỉ ra những vấn đề hạn chế, bất cập của chính sách tài chính DNNVV hiện hành và đề xuất giải pháp hoàn thiện các chính sách chính sách tài chính DNNVV tại Việt Nam. 
4. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án sẽ phải trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: 
- Nội dung chính sách tài chính DNNVV? Có những tiêu chí nào để đánh giá chính sách tài chính DNNVV? Các nhân tố ảnh hưởng đến DNNVV? 
- Thực trạng triển khai chính sách tài chính đối với DNNVV tại Việt Nam ra sao? Có gì bất cập? Nguyên nhân do đâu? 
- Những quan điểm, định hướng hoàn thiện chính sách tài chính đối với DNNVV tại Việt Nam trong thời gian tới? 
- Giải pháp nào cần triển khai thực hiện để hoàn thiện chính sách tài chính đối với DNNVV tại Việt Nam? 
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
5.1. Đối tượng nghiên cứu: Là chính sách tài chính đối với DNNVV.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu lý luận, thực trạng các chính sách tài chính đối với DNNVV tại Việt Nam gồm: chính sách huy động, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính - tín dụng; chính sách hỗ trợ tài chính - tín dụng; chính sách thuế (thuế TNDN, thuế GTGT); chính sách tài chính đất đai (tiền thuê đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp). Từ đó, đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính đối với DNNVV. 
Trong nghiên cứu, Luận án có sử dụng cụm từ “tín dụng”, tuy nhiên ở phạm vi luận án chỉ xem xét về hoạt động cho vay, không xem xét toàn bộ hoạt động tín dụng của TCTD.
Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu kinh nghiệm của quốc tế (nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế của một số nước về chính sách tài chính DNNVV) và thực tiễn trong nước ở phạm vi vĩ mô nền kinh tế (nghiên cứu hệ thống chính sách tài chính DNNVV tại Việt Nam ở phương diện vĩ mô, trong đó có tính đến yếu tố vi mô). Đồng thời, Luận án nghiên cứu cũng dựa trên cơ sở lý luận chung nhất mang tính dẫn đường chính sách.
Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu của Luận ángiai đoạn 2011 - 2020, tuy nhiên đối với những chính sách phát sinh sau năm 2011 thì luận án tập trung nghiên cứu từ khi chính sách có hiệu lực đến năm 2020.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu gồm: Phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp quy nạp và diễn dịch; phương pháp thống kê, so sánh, điều tra khảo sát Trong đó, phương pháp phân tích được sử dụng trong luận án giúp phân chia hệ thống vấn đề (như hệ thống chính sách tài chính - tín dụng đối với DNNVV) thành những vấn đề nhỏ (các chính sách đơn lẻ) để tác giả thực hiện phân tích, đánh giá. Từ phân tích các vấn đề đơn lẻ, luận án sử dụng phương pháp tổng hợp để tổng hợp lại các nhận phân tích, nhận định. 
Đối với quá trình thực hiện luận án, tác giả cũng thu thập dùng phương pháp thống kê nhằm thống kê các thông tin, số liệu, dữ liệu liên quan đến đề tài; đồng thời tác giả sử dụng phương pháp so sánh như so sánh tình hình thực hiện với kế hoạch để đưa ra các nhận định.
Đối với phương pháp diễn dịch thì được tác giả sử dụng trong luận án để nghiên cứu điểm riêng của các vấn đề lý luận, kinh nghiệm, thực tiễn, từ đó rút ra các nhận định chung. Với phương pháp quy nạp được tác giả sử dụng khi phân tích, nhận định những vấn đề riêng, từ đó đưa ra các nhận định chung nhất. 
Đối với phương pháp điều tra khảo sát: Luận án tập trung khảo sát thông qua phát phiếu đối với 200 doanh nghiệp trong cả nước, trong đó tập trung vào DNNVV được thụ hưởng các chính sách mà luận án phân tích, đánh giá.
Bên cạnh đó, luận án còn dựa vào những số liệu thống kê, tổng kết hằng năm trong các báo cáo của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các địa phương liên quan để phân tích và đưa ra các nhận định. Đây là các nguồn số liệu thứ cấp có tính tin cậy, chính sách, giúp cho việc nhận định, phân ... omist, Small & Medium Enterprise Development Policies in Thailand, Institute for International Trade & Investment (ITI).
	[110] Organization for Small & Medium Enterprises and Regional Innovation, Japan (2008), Small & Medium Enterprise Development Policies in 6 ASEAN Countries. 
	[111] Organization for Small & Medium Enterprises and Regional Innovation, Japan (March 2007), Small and Medium Enterprise Policies in Japan and ASEAN-Member Countries. 
	[112] OECD (2017), Enhancing the Contributions of SMEs in a Global and Digitalised Economy, Meeting of the OECD Council at Ministerial Level.
	[113] Ramcharran, Harri (2017), Financing Small and Medium-Sized Enterprises in Thailand: The Importance of Bank Loans and Financing Diversification, the Journal of Entrepreneurial Finance: Vol. 19: Iss. 2, pp, 9/2017.
	[114] Ruchkina, G., Melnichuk, M., Frumina, S., & Mentel, G. (2017), Small and medium enterprises in the context of regional development and innovations, Journal of International Studies, 10 (4), 259-271. 
	[115] Shigehiro Shinozaki (2012), A New Regime of SME Finance in Emerging Asia: Empowering Growth-Oriented SMEs to Build Resilient National Economies, ADB Working Paper Series on Regional Economic Integration, 12/2012. 
	[116] Small and Medium Enterprise Agency, Ministry of Economy, Trade and Industry (2013), Japan’s Policy on Small and Medium Enterprises (SMEs) and Micro Enterprises, 9/2013.
	[117] Stephen J. ezell and Dr. Robert D. Akinson (2011), International Benchmarking of Countries’ Policies and Programs Supporting SME Manufacturers, The information Technology & Innovation Foundation. 
	[118] Yuri Sato (2015), Development of Small and Medium Enterprises in the ASEAN Economies. 
	[119] Wolfgang Lehmacher (2009), Executive Summary Small and Medium Enterprises (SMEs) are a major contributor to the economies of most countries around the world, representing large percentages, https://slideplayer.com/slide/6201985/.
	[120] World Bank Group (2018), Opportunities through Credit Reporting, Secured Lending and Insolvency Practices, May 2018. 
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam 
của ngân hàng, 2010 - 2020
STT
Tên văn bản
Thời điểm có hiệu lực
Lãi suất cho vay đối với DNNVV
Lãi suất cho vay phổ biến trên thị trường
1
Thông tư số 12/2010/TT-NHNN
14/4/2010 - 07/5/2012
Theo thỏa thuận
2010: 15,27%
2011: 17 - 20%
2012: 12 - 15%
2
Thông tư số 14/2012/TT-NHNN
08/5 - 10/6/2012
Bằng lãi suất tiền gửi tối đa bằng VNĐ kỳ hạn 1 tháng trở lên do NHNN quy định + 3%/năm
2012: 12 - 15%
3
Thông tư số 20/2012/TT-NHNN
11/6 - 23/12/2012
13%/năm
2012: 12 - 15%
4
Thông tư số 33/2012/TT-NHNN
24/12/2012 - 25/3/2013
12%/năm
2012: 12 - 15%
2013: 9 - 11%
5
Thông tư số 09/2013/TT-NHNN
26/3 - 12/5/2013
11%/năm
2013: 9 - 11%
6
Thông tư số 10/2013/TT-NHNN
13/5 - 27/6/2013
10%/năm
2013: 9 - 11%
7
Thông tư số 16/2013/TT-NHNN
28/6/2013 - 17/3/2014
9%/năm
2013: 9 - 11%
2014: 7 - 9%
8
Quyết định số 499/QĐ-NHNN
18/3 - 28/10/2014 
8%/năm
2014: 7 - 9%
9
Quyết định số 2174/QĐ-NHNN
29/10/2014 - 14/3/2017
7%/năm
2014: 7 - 9%
2015: 6 - 9%
2016: 6 - 9%
2017: 6 - 9%
10
Quyết định số 277/QĐ-NHNN
15/3 - 09/7/2017
7%/năm
2017: 6 - 9%
11
Quyết định số 1425/QĐ-NHNN
10/7/2017 - 18/11/2019
6,5%/năm
2017: 6 - 9%
2018: 6 - 9%
12
Quyết định số 2416/QĐ-NHNN
19/11/2019 - 16/3/2020
6%/năm
2019: 6 - 9%
13
Quyết định số 420/QĐ-NHNN
17/3 - 12/5/2020 - 
5,5%/năm
2020: 6 - 9%
14
Quyết định số 920/QĐ-NHNN
13/5/2020 đến nay 
5%/năm
2020: 6 - 9% 
Nguồn: Nguyễn Cảnh Hiệp và tác giả tổng hợp
Phụ lục 2. Kết quả sản xuất - kinh doanh của DNNVV, 2011 - 2018
Loại hình doanh nghiệp
Bình quân giai đoạn 2011 - 2015 (Tỷ đồng)
Năm 2017 (Tỷ đồng)
Năm 2018 (Tỷ đồng)
Năm 2018 so với năm 2017
(%)
Bình quân giai đoạn 2016 - 2018 so với 2011 - 2015 (%)
Doanh thu thuần
Doanh nghiệp siêu nhỏ
401440
576929
614783
106,6
142,5
Doanh nghiệp nhỏ
2303593
3180669
3526971
110,9
138,6
Doanh nghiệp vừa
1176091
2042929
2298427
112,5
173,4
Doanh nghiệp lớn
8546237
14859495
17197428
115,7
172,9
Cả nước
12427360
20660022
23637554
114,4
165,6
Lợi nhuận trước thuế
Doanh nghiệp siêu nhỏ
-12961
-26232
-39520
150,7
294,9
Doanh nghiệp nhỏ
-3946
-2030
-14789
728,5
Doanh nghiệp vừa
15744
36214
28121
77,7
194,8
Doanh nghiệp lớn
459351
869583
921748
106
181,8
Cả nước
458189
877534
895748
102,1
180,8
Nguồn: Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2020
Phụ lục 3. Nguồn vốn của DNNVV đang hoạt động có kết quả sản xuất - kinh doanh, 2011 - 2018
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Loại hình doanh nghiệp
Bình quân giai đoạn 2011 - 2015 
Năm 2017 
Năm 2018 
Năm 2018 so với năm 2017
Bình quân giai đoạn 2016 - 2018 so với 2011 - 2015 
Doanh nghiệp siêu nhỏ
1.486.163
2.401.536
3.981.904
165,8
201,6
Doanh nghiệp nhỏ
2.800.473
4.016.144
4.976.609
123,9
148,7
Doanh nghiệp vừa
1.374.910
2.595.009
2.874.832
110,8
185,7
Doanh nghiệp lớn
1.316.3791
2.398.4021
27.091.925
113
179,5
Cả nước
18.825.338
32.996.710
38.925.270
118
177,1
Nguồn: Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2020 
DANH MỤC BÀI VIẾT ĐÃ ĐĂNG TRÊN CÁC TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ
1. Huy động vốn cho DNNVV qua tổ chức tín dụng và phát hành trái phiếu, Tạp chí Tài chính, số 714, kỳ 1 tháng 10/2019.
2. Chính sách huy động, phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính - tín dụng đối với DNNVV tại Việt Nam, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, số 21 (534) - 2019. 
3. Chính sách huy động, phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính - tín dụng đối với DNNVV tại Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế “Phát triển DNNVV của Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, tổ chức tại Hưng Yên, ngày 15/11/2019. 
4. Kinh nghiệm của một số quốc gia về chính sách tài chính đối với DNNVV và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, tháng 4/2021. 
PHIẾU KHẢO SÁT VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM
(Dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa)
-------------------------------------
(Các thông tin trong Phiếu khảo sát chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu Luận án Tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Ngô Xuân Thanh - Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, với đề tài “Chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam”, làm cơ sở đề xuất những giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam trong thời gian tới. Nghiên cứu sinh xin cam kết những thông tin ghi trên phiếu khảo sát sẽ được giữ bí mật và chỉ được công bố một cách trung thực, khách quan để phục vụ duy nhất cho nghiên cứu này) 
Thông tin về Nghiên cứu sinh (NCS):
- Họ và tên: Ngô Xuân Thanh
- Cơ quan công tác: Viện Chiến lược và Chính sách tài chính - Bộ Tài chính
- Địa chỉ cơ quan: Số 7 Phan Huy Chú, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Địa chỉ nhà riêng: P209-CT4A Khu đô thị Xa La, P. Phúc La, Q. Hà Đông, Hà Nội
- Điện thoại: 0986.223.356
- Email: ngoxuanthanhvcl@gmail.com
Thời gian khảo sát: Năm 2021
NỘI DUNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
Tên doanh nghiệp (Có thể điền hoặc không):..
Địa chỉ doanh nghiệp: 
Loại hình doanh nghiệp?
Doanh nghiệp vừa 
Doanh nghiệp nhỏ 
Khác.
Ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp là gì? 
Nông, lâm nghiệp, thủy sản
Công nghiệp, xây dựng 
Thương mại, dịch vụ 
Hình thức huy động vốn của doanh nghiệp là gì?
Có thể lựa chọn nhiều hơn 1 câu trả lời
Vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng 
Từ Quỹ Bảo lãnh tín dụng 
Từ Quỹ phát triển doanh nghiệp 
Khác 
Khả năng tiếp cận và vay vốn từ ngân hàng và tổ chức tín dụng của của doanh nghiệp như thế nào? 
Khó 
Dễ 
Bình thường 
Nguyên nhân tác động đến khả năng tiếp cận và vay vốn từ ngân hàng và tổ chức tín dụng của doanh nghiệp là do?
Có thể lựa chọn nhiều hơn 1 câu trả lời
Thủ tục cho vay phức tạp 
Năng lực tài chính hạn chế của doanh nghiệp 
Không có tài sản đảm bảo 
Lãi suất cho vay cao 
Khác 
Khả năng tiếp cận và vay vốn từ Quỹ Bảo lãnh tín dụng của của doanh nghiệp như thế nào? 
Khó 
Dễ 
Bình thường 
Nguyên nhân tác động đến khả năng tiếp cận và vay vốn từ Quỹ Bảo lãnh tín dụng của doanh nghiệp là do?
Có thể lựa chọn nhiều hơn 1 câu trả lời
Thủ tục cho vay phức tạp 
Năng lực tài chính hạn chế của doanh nghiệp 
Lãi suất cho vay cao 
Khác 
 Khả năng tiếp cận và vay vốn từ Quỹ phát triển doanh nghiệp của của doanh nghiệp như thế nào? 
Khó 
Dễ 
Bình thường 
 Nguyên nhân tác động đến khả năng tiếp cận và vay vốn từ Quỹ phát triển doanh nghiệp của doanh nghiệp là do?
Có thể lựa chọn nhiều hơn 1 câu trả lời
Thủ tục cho vay phức tạp 
Năng lực tài chính hạn chế của doanh nghiệp 
Lãi suất cho vay cao 
Khác 
 Doanh nghiệp tự đánh giá thế nào về việc phân phối, sử dụng nguồn lực tài chính, tín dụng của bản thân doanh nghiệp trong giai đoạn 2011 - 2020? 
Hiệu quả 
Chưa hiệu quả 
 Nguyên nhân dẫn đến doanh nghiệp phân phối, sử dụng nguồn lực tài chính, tín dụng chưa hiệu quả trong giai đoạn 2011 - 2020 là gì? 
Có thể lựa chọn nhiều hơn 1 câu trả lời
Do chính sách của Nhà nước thay đổi ảnh hưởng đến doanh nghiệp 
Do năng lực kinh doanh của doanh nghiệp chưa hiệu quả (như trình độ nguồn nhân lực thấp) 
Do doanh nghiệp chậm thích ứng với môi trường kinh doanh 
Khác 
 Doanh nghiệp có được thụ hưởng chính sách hỗ trợ (miễn, giảm, gia hạn) về thuế GTGT không? 
Có 
Không 
 Khả năng tiếp cận chính sách hỗ trợ (miễn, giảm, gia hạn) thuế GTGT của doanh nghiệp như thế nào? 
Khó 
Dễ 
Bình thường 
 Nguyên nhân của việc khó tiếp cận chính sách hỗ trợ về thuế GTGT của Nhà nước là gì? 
Có thể lựa chọn nhiều hơn 1 câu trả lời
Do thủ tục phức tạp 
Không minh bạch, công khai về chính sách 
Chi phí tiếp cận cao 
Khác 
 Doanh nghiệp đánh giá chính sách giảm/gia hạn thuế GTGT như thế nào? 
Có hiệu quả 
Không có hiệu quả 
 Đánh giá gì về thuế suất GTGT theo các quy định hiện hành? 
Cao 
Thấp 
Phù hợp 
 Doanh nghiệp có được thụ hưởng chính sách giảm/gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)?
Có 
Không 
 Khả năng tiếp cận chính sách hỗ trợ (miễn, giảm, gia hạn) thuế TNDN của doanh nghiệp như thế nào? 
Khó 
Dễ 
Bình thường 
 Nguyên nhân của việc khó tiếp cận chính sách hỗ trợ về thuế TNDN của Nhà nước là gì? 
Có thể lựa chọn nhiều hơn 1 câu trả lời
Do thủ tục phức tạp 
Không minh bạch, công khai về chính sách 
Chi phí tiếp cận cao 
Khác
 Doanh nghiệp đánh giá chính sách giảm/gia hạn thuế TNDN như thế nào? 
Có hiệu quả (như giúp giảm chi phí đầu vào; ổn định và mở rộng thị trường) 
Không có hiệu quả 
 Đánh giá gì về thuế suất TNDN theo các quy định hiện hành? 
Cao 
Thấp 
Phù hợp 
 Doanh nghiệp tiếp cận chính sách đất đai của Nhà nước như thế nào? 
Dễ tiếp cận 
Khó tiếp cận 
Khác 
 Nguyên nhân của việc khó tiếp cận chính sách đất đai của Nhà nước? 
Có thể lựa chọn nhiều hơn 1 câu trả lời
Do thủ tục phức tạp 
Không minh bạch, công khai về chính sách 
Chi phí tiếp cận cao 
Khác 
 Doanh nghiệp đánh giá như thế nào chính sách hỗ trợ về đất đai của Nhà nước? 
Có hiệu quả (như giảm chi phí cho doanh nghiệp) 
Không có hiệu quả 
Ý kiến khác.

File đính kèm:

  • docxluan_an_chinh_sach_tai_chinh_doi_voi_doanh_nghiep_nho_va_vua.docx
  • docxKe luan moi cua Luan an-Tieng Viet.docx
  • docxKet luan moi Luan an- Tieng Anh.docx
  • docTom tat luan an- TAnh.doc
  • docxTom tat Luan an Tieng Viet.docx