Luận án Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ qua hoạt động chơi trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5 - 6 tuổi

Vấn đề giáo dục cho trẻ khuyết tật hiện nay đã được quan tâm của cộng đồng

và xã hội. Các nhà khoa học trên thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều công trình

nghiên cứu về khả năng của trẻ RLPTK cũng như các phương pháp, BP, các mô hình

giáo dục phù hợp nhằm giúp trẻ có nhiều cơ hội phát triển và hòa nhập xã hội. Tạo

mọi điều kiện về mọi mặt để trẻ phát triển là mục tiêu của các chương trình giáo dục

[25],[26],[37],[52],[89].

Luật Người khuyết tật đã nêu rõ về quyền của người khuyết tật được tham gia

bình đẳng vào các hoạt động xã hội, sống độc lập, hòa nhập cộng đồng. Hiện nay, số

lượng trẻ rối loạn phổ tự kỷ có nhu cầu rất lớn về can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập

nhằm đảm bảo cơ hội và quyền lợi học tập. Theo số liệu nghiên cứu của Trung tâm

kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) tỷ lệ mắc rối loạn tự kỷ ở trẻ em đang

tăng lên: năm 2007 tại Mỹ là 1/150 trẻ (6,6%); năm 2009 là 1/110 trẻ (9,1%) và năm

2014 là 1/68 [98]; nghiên cứu ở Châu Á, Châu Âu và Nam Mỹ cho biết tỷ lệ mắc phổ

tự kỷ là khoảng 1%, tại Hàn Quốc, theo tác giả Kim Y.S và các cộng sự, tỷ lệ này là

2,6 [116]. Trong năm 2016, trên tất cả 11 địa điểm, tỷ lệ hiện mắc RLPTK là 18,5 trên

1.000 (một trên 54) trẻ em 8 tuổi và tỷ lệ mắc RLPTK ở trẻ em trai cao gấp 4,3 lần ở

trẻ em gái [119]. Năm 2017, tỷ lệ RLPTK ở Việt Nam dao động trong khoảng 0.5 –

1%, năm 2019, tỷ lệ trẻ từ 18 đến 20 tháng tại 7 tỉnh/thành tại Việt Nam có RLPTK là

0.76% [13].

Trẻ RLPTK gặp nhiều khó khăn, trong đó vấn đề giao tiếp và tương tác xã hội

là một trong những khiếm khuyết cốt lõi, ảnh hưởng đến quá trình giáo dục và sự phát

triển của trẻ. Vì vậy, việc nghiên cứu các biện pháp giúp trẻ RLPTK phát triển về

KNGT là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực đối với công tác giáo dục trẻ. Lứa

tuổi mầm non là giai đoạn quan trọng để hình thành và phát triển nhiều mặt trong đời

sống của trẻ RLPTK. Trong đó, lứa tuổi 5-6 là giai đoạn bộc lộ các KN nền tảng, cơ

bản đặc biệt là KNGT, trẻ thể hiện rõ nét KNGT thông qua hoạt động chơi, thông qua

chơi mà học. Hơn nữa, đây là giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học, do đó

trẻ cần tiếp tục tích lũy và phát triển các năng lực quan trọng về nhận thức, KN và mối

quan hệ với bạn đồng trang lứa nhằm chuẩn bị cho việc học tập ở bậc học cao hơn và

tăng cường cơ hội hòa nhập của trẻ [10],[38], [83].2

Hoạt động chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi mầm non cũng như trẻ

RLPTK thông qua chơi để giáo dục KNGT cho trẻ vì trong khi chơi trẻ sẽ giao tiếp,

trò chuyện cùng với bạn chơi, có sử dụng các đồ chơi khác nhau, chơi các trò chơi đa

dạng với các nội dung khác nhau thông qua đó trẻ phát triển vốn từ và GT với bạn

hoặc với các nhân vật trong trò chơi. Trong khi chơi, trẻ có thể tranh luận, phân chia,

sắp xếp, chờ đợi, luân phiên, giải thích, thắng thua trẻ sẽ có những trải nghiệm để

ghi nhớ những câu chuyện trong quá trình chơi với bạn. Tuy nhiên, trẻ RLPTK gặp

hạn chế trong các hoạt động chơi ở trường lớp mầm non [78],[81], [82], [86].

pdf 253 trang kiennguyen 7760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ qua hoạt động chơi trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5 - 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ qua hoạt động chơi trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5 - 6 tuổi

Luận án Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ qua hoạt động chơi trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5 - 6 tuổi
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM 
NGUYỄN THỊ BÙI THÀNH 
GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP 
CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ QUA HOẠT ĐỘNG 
CHƠI TRONG LỚP MẪU GIÁO HÒA NHẬP 5 - 6 TUỔI 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC 
Hà Nội, 2021 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM 
NGUYỄN THỊ BÙI THÀNH 
GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP 
CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ QUA HOẠT ĐỘNG 
CHƠI TRONG LỚP MẪU GIÁO HÒA NHẬP 5 - 6 TUỔI 
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục 
Mã số: 9.14.01.02 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC 
Người hướng dẫn khoa học: 1. GS. TS Nguyễn Thị Hoàng Yến 
 2. TS Vương Hồng Tâm 
Hà Nội, 2021 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết 
quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công 
trình nào khác. 
 Hà Nội, ngày.... tháng . năm 2021 
 Tác giả luận án 
 Nguyễn Thị Bùi Thành 
LỜI CẢM ƠN 
Để hoàn thành được luận án Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ 
tự kỷ qua hoạt động chơi trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi, tôi xin bày tỏ lòng 
kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến và TS. Vương Hồng 
Tâm, hai người thầy đã luôn tận tình hướng dẫn, động viên và tạo điều kiện để tôi có 
thể hoàn thành kết quả nghiên cứu một cách tốt nhất. 
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Lãnh đạo Viện Khoa học Giáo dục 
Việt Nam và các Cán bộ của Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng của Viện, đã giúp đỡ 
và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. 
Tôi cũng xin dành lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Chủ nhiệm Khoa và các anh chị 
em đồng nghiệp trong Khoa học Xã hội và Nhân văn - Trường Đại học Thăng Long 
đã luôn quan tâm, ủng hộ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận 
án. 
Tôi cũng gửi lời cảm ơn và trân trọng sự hợp tác, tạo mọi điều kiện thuân lợi 
của các cơ sở giáo dục mầm non hòa nhập trên địa bàn Thành phố Hà Nội mà tôi đã 
tiến hành khảo sát. Đặc biệt, tôi xin gửi tri ân tới Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và 
các bậc phụ huynh tại cơ sở giáo dục Nắng Mai đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện thuận 
lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu, khảo sát và tiến hành thực nghiệm. 
Tôi luôn biết ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ, động viên khích lệ từ gia đình, người thân 
và bạn bè dành cho tôi trong suốt thời gian thực hiện Luận án. 
Do một số hạn chế nhất định, chắc chắn Luận án còn những thiếu sót. Tác giả 
Luận án rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để tiếp tục hoàn thiện và nâng 
cao chất lượng nghiên cứu trong thời gian tới. 
Hà Nội, ngày tháng năm 2021 
 Tác giả luận án 
 Nguyễn Thị Bùi Thành 
MỤC LỤC 
LỜI CAM ĐOAN 
LỜI CẢM ƠN 
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 
DANH MỤC CÁC BẢNG 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 1 
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 3 
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 3 
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 3 
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 3 
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3 
7. Cách tiếp cận và Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 4 
8. Đóng góp mới của luận án ........................................................................................ 6 
9. Luận điểm bảo vệ ...................................................................................................... 7 
10. Cấu trúc của luận án ................................................................................................ 7 
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO 
TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ QUA HOẠT ĐỘNG CHƠI TRONG LỚP MẪU GIÁO 
HÒA NHẬP 5-6 TUỔI ................................................................................................. 9 
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................................ 9 
1.1.1. Những nghiên cứu về KNGT và KNGT của trẻ rối loạn phổ tự kỷ ................... 9 
1.1.2. Những nghiên cứu về giáo dục KNGT và giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK .... 13 
1.1.3. Những nghiên cứu về giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi ... 17 
1.2. Một số vấn đề lý luận về trẻ rối loạn phổ tự kỷ ................................................... 19 
1.2.1. Khái niệm .......................................................................................................... 19 
1.2.2. Tiêu chí chẩn đoán ............................................................................................ 21 
1.2.3. Phân loại ............................................................................................................ 22 
1.3. Một số vấn đề lý luận về kỹ năng và kỹ năng giao tiếp ....................................... 24 
1.3.1. Kỹ năng ............................................................................................................. 24 
1.3.2. Kỹ năng giao tiếp .............................................................................................. 25 
1.3.3. Phân loại kỹ năng giao tiếp ............................................................................... 27 
1.3.4. Đặc điểm KNGT của trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp MGHN 5-6 tuổi
 ..................................................................................................................................... 31 
1.3.5. Mức độ KNGT của trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp MGHN 5-6 tuổi
 ..................................................................................................................................... 33 
1.4. Hoạt động chơi với việc giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK .................................. 34 
1.4.1. Khái niệm .......................................................................................................... 34 
1.4.2. Phân loại trò chơi .............................................................................................. 35 
1.4.3. Đặc điểm chơi của trẻ mẫu giáo ....................................................................... 37 
1.4.4. Đặc điểm chơi của trẻ RLPTK và trẻ RLPTK trong lớp MGHN 5-6 tuổi ....... 37 
1.4.5. Mối quan hệ giữa hoạt động chơi và giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK trong lớp 
MGHN 5- 6 tuổi .......................................................................................................... 39 
1.5. Giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp MGHN ............ 40 
1.5.1. Ý nghĩa của giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi ................... 40 
1.5.2. Mục tiêu giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi ........................ 41 
1.5.3. Nội dung giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi ....................... 41 
1.5.4. Phương pháp, hình thức giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi .... 42 
1.5.5. Biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi ...................... 45 
1.5.6. Đánh giá giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi ........................ 46 
1.5.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục KNGT qua hoạt động chơi....... 46 
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................... 49 
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG 
GIAO TIẾP CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ QUA HOẠT ĐỘNG CHƠI TRONG 
LỚP MẪU GIÁO HÒA NHẬP 5-6 TUỔI ................................................................. 50 
2.1. Khái quát về giáo dục hòa nhập ở bậc mầm non cho trẻ RLPTK và chương trình 
giáo dục mầm non ....................................................................................................... 50 
2.1.1. Khái quát về giáo dục hòa nhập ở bậc mầm non cho trẻ RLPTK .................... 50 
2.1.2. Vài nét về chương trình giáo dục mầm non ...................................................... 51 
2.2. Khảo sát thực trạng .............................................................................................. 52 
2.2.1 Mục đích khảo sát .............................................................................................. 52 
2.2.2. Nội dung khảo sát ............................................................................................. 52 
2.2.3. Phương pháp và công cụ khảo sát .................................................................... 53 
2.2.4. Bộ công cụ khảo sát, đánh giá .......................................................................... 53 
2.2.5. Địa bàn, chọn mẫu, khách thể và thời gian khảo sát ........................................ 55 
2.3. Kết quả khảo sát ................................................................................................... 60 
2.3.1. Thực trạng KNGT của trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp MGHN 5-6 tuổi
 ..................................................................................................................................... 60 
2.3.2. Thực trạng giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp MGHN 
5-6 tuổi ........................................................................................................................ 79 
2.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt 
động chơi trong lớp MGHN 5-6 tuổi .......................................................................... 90 
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................... 96 
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ RỐI 
LOẠN PHỔ TỰ KỶ QUA HOẠT ĐỘNG CHƠI TRONG LỚP MẪU GIÁO HÒA 
NHẬP 5-6 TUỔI VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................. 97 
3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK trong lớp 
MGHN 5-6 tuổi ........................................................................................................... 97 
3.1.1. Đảm bảo phù hợp mục tiêu giáo dục mầm non ................................................ 97 
3.1.2. Đảm bảo tính mục đích ..................................................................................... 97 
3.1.3. Đảm bảo nguyên tắc hoạt động ......................................................................... 97 
3.1.4. Đảm bảo phù hợp với môi trường giáo dục hòa nhập ...................................... 97 
3.1.5. Đảm bảo tính cá biệt hóa .................................................................................. 98 
3.2. Biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp MGHN 
5 - 6 tuổi .................................................................................................... ... Tàu xuống dốc” thì tất 
cả phải đi nhanh. 
Không 
IV - Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ lời nói trong khi tham gia trò chơi 
Bác Gấu 
đen làm 
bánh 
+ Trẻ biết quan sát và 
thực hiện theo một số 
động tác của trò chơi. 
+ Trẻ biết chơi tưởng 
tượng khi ăn bánh. 
+ Trẻ biết sử dụng 
ngôn ngữ lời nói khi 
chơi và kết hợp với 
động tác làm bánh 
Cô cho trẻ ngồi đối diện, giới thiệu tên 
trò chơi và bắt đầu các động tác tay 
theo lời trò chơi như sau: 
“Xoay, xoay, xoay, bác Gấu đen xoay 
xoay làm bánh. Lăn, lăn, lăn bác Gấu 
đen lăn viên bột tròn. Xoay, xoay, 
xoay, bác Gấu đen xoay xoay làm 
bánh. Thơm, thơm, thơm, bác Gấu đen 
làm bánh thơm lừng” 
Không 
76 
 (Sau khi kết thúc cô trò có thể làm 
động tác mời ăn bánh và ăn bánh giả 
vờ) 
5 ngón 
tay 
ngoan 
+Trẻ ngồi ngoan và 
quan sát theo các động 
tác tay của trò chơi. 
+ Trẻ giơ tay bắt 
chước theo các động 
tác. 
+ Trẻ biết sử dụng 
ngôn ngữ lời nói khi 
chơi 
Cho trẻ ngồi đối diện với cô. Sau đó cô 
giới thiệu tên trò chơi và bắt đầu các 
động tác tay theo lời trò chơi như sau: 
Đây là anh cả, béo trục béo tròn. Anh 
hai chỉ đường. Anh ba cao nhất. Anh 
tư hơi thấp. Bé nhất là út con. 
Không 
Taxi 
+ Trẻ quan sát và ghi 
nhớ được một số động 
tác của trò chơi. 
+ Giúp trẻ biết sử 
dụng vận động thoải 
mái bằng ngôn ngữ cơ 
thể qua các động tác. 
-Cho trẻ ngồi đối diện hoặc đứng với 
cô. Sau đó cô giới thiệu tên trò chơi và 
bắt đầu các động tác tay theo lời trò 
chơi như sau: 
“Taxi, taxi đi vòng quanh thế giới. Bao 
nhiêu, bao nhiêu, 5 đồng xu anh ơi. 
Đắt quá, đắt quá, 3 đồng thôi anh nhé. 
Ok, ok, xin mời anh lên xe. 
Hết xăng, hết xăng, xin mời anh xuống 
xe. Ô hay, ô hay anh này vô duyên 
ghê”. 
Không 
Trò chơi 
ru búp 
bê ngủ 
+ Trẻ biết tham gia trò 
chơi đóng vai, tưởng 
tượng trong trò chơi. 
+ Đặt búp bê lên bàn 
+ Cô vỗ nhẹ vào bụng em búp bê 
+ Cô yêu cầu con vỗ và hướng dẫn con 
+ Vừa ru vừa hát "Chúc bé ngủ ngon". 
Búp bê 
V.Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ phi lời trong khi chơi 
Đôi bàn 
chân em 
Trẻ nghe hiểu lời nói 
và thực hiện được các 
động tác theo yêu cầu. 
GV đưa hiệu lệnh, học sinh lắng nghe 
và hưởng ứng theo trò chơi với các 
lệnh như sau: 
Ghế ngồi 
77 
 Khi cô giáo nói: “Chân đâu, chân 
đâu?” HS đáp: “Chân đây, chân đây” 
đồng thời đập hai bàn tay vào hai đùi. 
GV: “Chân đi, chân đi”. 
HS: Giậm chân tại chỗ như đang đi. 
GV: “Chân đứng, chấn đứng”. 
HS: Đứng im, đồng thời tay và chân ở 
tư thế đứng nghiêm. 
GV: “Chân ngồi, chân ngồi”. 
HS: Ngồi xuống ghế. 
Tập tầm 
vông 
+ Trẻ biết quan sát và 
bắt chước theo các 
động tác trong trò 
chơi. 
+ Trẻ biết cử động 
linh hoạt các ngón tay 
theo thứ tự lần lượt 
các ngón tay trong trò 
chơi. 
Cho trẻ ngồi hoặc đứng đối diện cùng 
cô và bắt đầu trò chơi với các động tác 
tay theo lời trò chơi như sau: 
Tập tầm vông, tay không tay có. Tập 
tầm vó, tay có tay không. 
Nào đố bạn đoán sao cho trúng. Tập 
tầm vó tay nào có, tay nào không? 
Vật nhỏ cầm 
tay 
Nặn 
tượng 
Xây dựng ý thức hợp 
tác với nhau 
Một người nặn tượng và 1 người làm 
tượng. 
Người làm tượng phải tuân theo hoàn 
toàn hình dáng mà người nặn tượng 
nặn ra. 
Không 
Ai dẫn 
đầu 
Giúp trẻ biết lắng 
nghe và thực hiện theo 
khẩu lệnh của cô. 
Giúp trẻ quan sát và 
phối hợp vận động để 
có thể vượt qua các 
chướng ngại vật. 
Bước 1: Chia trẻ thành các nhóm (4-5 
trẻ) cho trẻ đứng thành hàng dọc. 
Bước 2: Khi có hiệu lệnh của cô, cả 
nhóm chạy và làm theo mọi động tác 
của người dẫn đầu như: Nhảy lên bắt 
bóng, trèo lên ghế xuống ghế, chui qua 
cổng chui, 
Bước 3: Sau khi trẻ thực hiện hết 
chướng ngại vật trẻ quay ngược lại, trẻ 
Đồ vật như 
bóng, ghế, 
cổng chui 
hoặc những 
đồ vật chuẩn 
bị cho các 
hiệu lệnh 
78 
cuối hàng sẽ trở thành người dẫn đầu 
trò chơi tiếp theo. 
Trò chơi 
“Voi, gà, 
vịt” 
Trẻ nghe hiểu và thực 
hiện được động tác 
theo yêu cầu. 
Chủ trò hô: “con voi”, người chơi đáp: 
“Có cái vòi” đồng thời làm động tác 
khom lưng, một tay chống hông, một 
tay giơ về phía trước giả làm vòi. Chủ 
trò hô: “Con gà, con gà”, người chơi 
đáp: “Có cái mỏ mổ thóc tốc tốc tốc”, 
đồng thời hai bàn tay chụm lại đặt dưới 
cằm, chúc ngón tay xuống vờ mổ thóc. 
Chủ trò hô: “Con vịt, con vịt”, người 
chơi đáp: “Bơi nhanh, bơi nhanh” 
đồng thời giang hai tay khua khua vờ 
đang bơi. 
Không 
VI - Kỹ năng thực hiện một số quy tắc thông thường khi giao tiếp 
Trò chơi 
đóng vai 
“Nhổ củ 
cải” 
Trẻ ghi nhớ vai của 
mình và thay đổi 
giọng theo lời nhân 
vật. 
GV dẫn dắt câu chuyện và phân các 
vai cho trẻ thực hiện. 
Ngày xửa, ngày xưa có hai ông bà già 
và một cô cháu gái sống trong ngôi nhà 
bằng gỗ bên cạnh mảnh vườn xinh 
xắn. Trong nhà còn có một con Chó, 
một con Mèo và một chú Chuột nhắt. 
-GV chú ý hướng dẫn cho trẻ thực hiện 
các lời thoại của nhân vật và các hành 
động như: “Tất cả sung sướng, nhảy 
múa quanh cây cải: 
“Nhổ cải lên! Nhổ cải lên! 
Ái chà chà! Ái chà chà! Lên được rồi!” 
Mũ đội đầu 
có hình các 
vai trong trò 
chơi 
Mô hình củ 
cải hoặc vật 
thật 
Trò chơi 
“Con gì 
biến 
mất” 
Trẻ nhận ra được sự 
thay đổi của các sự 
vật. 
Cho trẻ ngồi theo hình chữ U. Cô cầm 
đồ chơi vừa xếp lần lượt lên bàn theo 
hàng ngang hoặc vòng tròn vừa hỏi trẻ: 
“Cô đố các con biết, cô có những con 
gì?”. Cô xếp đến con nào, trẻ nói tên 
con ấy. Cô nói tiếp: “Bây giờ các con 
hãy nhắm mắt lại xem con gì biến mất 
nhé”. Cô giấu đồ chơi đi và cả lớp mở 
Đồ vật với 
các chủ đề 
khác nhau 
như con vật, 
đồ dùng gia 
đình hoặc đồ 
dùng cá 
nhân 
79 
mắt, bạn nào đoán đúng nhanh nhất sẽ 
nhận được đồ chơi. 
Trò chơi 
“Trời tối, 
trời 
sáng” 
+ Trẻ hiểu và thực 
hiện đúng hiệu lệnh 
của cô. 
Cho trẻ đi tự do trong lớp giả làm đàn 
gà con đi kiếm mồi, hai tay giơ ngang 
vừa vẫy tay vừa kêu “chiếp, chiếp”. 
Khi có tín hiệu “trời tối” thì tất cả chạy 
về chỗ ngồi của mình hoặc ngồi thụp 
xuống đất áp hai tay vào má và nhắm 
mắt ngủ. Cho trẻ nhắm mắt khoảng 30 
giây sau đó cô nói: “Trời sáng”, trẻ đưa 
tay lên mồm và bắt chước tiếng gà gáy 
“ò ó o o”. Trò chơi tiếp tục khoảng 3 – 
4 lần. 
Không 
Trò chơi 
“Lời 
chào” 
Trẻ biết chào hỏi 
đúng vai và thể hiện 
ngôn ngữ cơ thể 
minh họa kèm theo 
đúng vai. 
+ Chào anh: theo kiểu chào nghi 
thức Đội. 
+Chào thầy: khoanh hai tay trước 
ngực. 
+ Chào bác: như chào thầy nhưng 
cúi xuống. 
+ Chào em: tay đưa ra phía trước 
như động tác mời. 
Quản trò hô các lời chào và làm các 
động tác. Người chơi hô to và làm 
theo. 
Quản trò có thể hô một kiểu và làm 
một kiểu. 
Ai làm khác với lời hô của quản trò là 
sai. 
Làm không rõ động tác là sai. 
Không 
Trò chơi 
“Truyền 
tin” 
Mục đích: 
Trẻ nhận được tin của 
bạn và biết hồi đáp 
Cô cho trẻ ngồi thành 3 hàng dọc. Cô 
sẽ mời 3 bạn ngồi cuối 3 dãy lên nhận 
tin. Cô đưa cho mỗi bạn xem một tấm 
thẻ số. Các bạn này phải ghi nhớ con 
số của mình và chạy về chỗ. (Trong 
Thẻ số 
80 
cho bạn tiếp theo để 
có kết quả đúng. 
khi các bé quay về chỗ mình thì cô gắn 
úp các tấm thẻ này lên bảng phía trước 
các hàng tương ứng). 
Khi về đến chỗ mình 3 bạn sẽ cẩn thận 
viết vào lưng của bạn ngồi trên đúng 
số lượng đã thấy. Bạn nhận được tin 
nhắn sẽ viết tiếp vào lưng của bạn phía 
trên mình...tiếp tục cho đến bạn ngồi ở 
đầu dãy. 
Bạn ngồi đầu dãy nhận được tin nhắn 
có số lượng bao nhiêu sẽ chạy lên bàn 
cô, chọn chữ số tương ứng gắn lên 
bảng. Cô sẽ lật các tấm thẻ trên bảng 
lên để cùng cả lớp kiểm tra 
Đội thắng là đội nhận được tin nhắn 
chính xác và chọn đúng chữ số. 
Không cần đến yếu tố thời gian vì số 
lượng có thể chênh nhau nhiều. 
VII - Kỹ năng phối hợp trong nhóm chơi 
Chanh 
chua, cua 
kẹp 
Trẻ nghe hiểu và phản 
xạ tay linh hoạt hơn. 
Mỗi bạn tham gia đưa tay ra, tay phải 
ngửa, tay trái chụm lại để trên tay phải 
người kế bên nhưng không đụng. Quản 
trò ra giữa vòng tròn hô to “Chanh” cả 
vòng tròn đáp “Chua” và đột xuất 
Quản trò hô “Cua” thì vòng tròn đáp 
nhanh “Kẹp” cùng lúc tiếng “kẹp” thì 
tay phải mỗi người phải nhanh chóng 
nắm lại thật nhanh sao cho nắm được 
bàn tay trái của người bên cạnh và 
đồng thời cũng thụt tay trái về không 
để bị kẹp. Người nào chậm bị kẹp là 
bắt phạt. 
Không 
Kéo co 
Trẻ biết phối hợp 
đoàn kết giữa các 
thành viên trong 
nhóm. 
Chia trẻ thành hai nhóm bằng nhau, 
tương đương sức nhau, xếp thành hai 
hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm 
chọn một bạn khoẻ nhất đứng đầu 
hàng ở vạch chuẩn, cầm vào sợi dây 
thừng và các bạn khác cũng cầm vào 
Dây thừng 
Găng tay 
81 
Trẻ biết sử dụng ngôn 
ngữ để cổ vũ bạn 
trong nhóm chơi 
dây. Khi có hiệu lệnh của cô thì tất cả 
kéo mạnh dây về phía mình. Nếu 
người đứng đầu hàng nhóm nào giẫm 
chân vào vạch chuẩn trước là thua 
cuộc. 
* Chú ý: có thể không dùng dây thừng 
mà cho hai trẻ đứng đầu cầm tay nhau 
kéo, các bạn tiếp theo ôm ngang lưng 
bạn. 
Kéo cưa 
lừa xẻ 
Trẻ thực hiện được 
đúng động tác theo trò 
chơi. 
Từng cặp trẻ (trẻ A và trẻ B) ngồi đối 
diện nhau hai bàn chân chạm vào 
nhau, nắm tay nhau, vừa đi vừa đọc 
làm động tác kéo cưa theo nhịp của 
bài đồng dao: 
Lời 1: 
Kéo cưa lừa xẻ 
Ông thợ nào khỏe 
Về ăn cơm vua 
Ông thợ nào thua 
Về bú tí mẹ 
Lời 2: 
Kéo cưa lừa kít 
Làm ít, ăn nhiều 
Nằm đâu ngủ đấy 
Nó lấy mất cưa 
Lấy gì mà kéo 
Không 
Trò chơi 
“Nhảy 
bao bố” 
Trẻ biết chờ đợi đến 
lượt chơi của mình và 
thực hiện nhiệm vụ 
của mình khi đến lượt. 
Người chơi được đều chia làm hai đội 
trở lên. 
Mỗi đội có một ô hàng dọc để nhảy 
và có vạch kẻ, một vạch xuất phát và 
một vạch đích. 
Bao tải 
82 
Mỗi đội xếp thành một hàng dọc. 
Người đứng đầu bước vào trong bao 
bố hai tay giữ lấy miệng bao. 
Sau khi nghe lệnh xuất phát người 
đứng đầu mỗi đội mới nhảy đến đích 
rồi lại quay trở lại mức xuất phát đưa 
bao cho người thứ 2. 
Khi người thứ nhất nhảy về đích thì 
người thứ 2 tiếp tục nhảy. 
 Chạy 
tiếp cờ 
Giúp trẻ biết cách 
chơi luân phiên và chủ 
động thực hiện nhiệm 
vụ khi tới lượt chơi. 
+ Trẻ biết phối hợp 
với bạn của mình 
Chia trẻ làm 2 nhóm bằng nhau. Xếp 
trẻ thành hàng dọc. Hai trẻ ở đầu hàng 
cầm cờ. Khi cô hô “2, 3” thì phải chạy 
nhanh về phía ghế, vòng qua ghế rồi 
chạy về chuyển cờ cho bạn thứ hai và 
đứng vào cuối hàng. Khi nhận được 
cờ. Bạn thứ hai phải chạy ngay lên và 
phải vòng qua ghế, rồi về chỗ đưa cờ 
cho bạn thứ ba. Cứ như vậy, nhóm nào 
hết lượt trước là thắng cuộc. Bạn nào 
không chạy vòng qua ghế hoặc chưa 
có cờ đã chạy thì phải quay trở lại chạy 
từ đầu. 
Cờ nhỏ 
Ghế 
83 
PHỤ LỤC 14 
Ảnh thực nghiệm các hoạt động hỗ trợ của giáo viên với trẻ RLPTK, hướng dẫn 
giáo viên và phụ huynh 
Giáo viên hỗ trợ trẻ trong hoạt động chơi theo lớp/tập thể 
Giáo viên hỗ trợ trẻ chơi trong nhóm 
84 
Giáo viên hỗ trợ trẻ chơi nhóm đôi 
Tập huấn phụ huynh, hướng dẫn về các hoạt động chơi và thiết kế đồ dùng, đồ chơi 
Hướng dẫn giáo viên về các biện pháp 
giáo dục KNGT 
Giáo viên hướng dẫn trẻ chơi trò chơi 
tập thể 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_giao_duc_ky_nang_giao_tiep_cho_tre_roi_loan_pho_tu_k.pdf
  • pdfTÓM TẮT TIẾNG ANH.pdf
  • pdfTÓM TẮT TIẾNG VIỆT.pdf
  • docxTRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN.docx